Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 12 cơ bản

Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 12 cơ bản

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 CƠ BẢN

(Thời gian 120 phút)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường thuộc thể loại nào ?

 A. Bút kí B. Truyện ngắn C Tiểu thuyết D. Kịch nói

Câu 2: Hình ảnh Tự do trong bài thơ cùng tên của P. Ê-luy-a được nhắc đến ở ngôi thứ mấy?

 A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D.Tất cả đều không đúng

Câu 3: Đặc điểm nổi bật của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) là gì?

 A. Cảm hứng sử thi B.Cảm hứng lãng mạn

 C. Cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng. D. Vẽ đẹp bi hùng của người chiến sĩ Tây Tiến.

Câu 4: Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi đầu tiên là gì?

 A.Mỗi người cần phải có sự hiểu biết về Tiếng Việt.

 B. Mỗi người cần phải có tình cảm yêu mến và có ý thức quý trọng Tiếng Việt.

 C. Phải có thói quen sử dụng Tiếng Việt theo các chuẩn mực.

 D. Phải có ý thức trong việc tiếp thu tiếng nước ngoài.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 12 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 CƠ BẢN
(Thời gian 120 phút)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường thuộc thể loại nào ?
 A. Bút kí 	B. Truyện ngắn	C Tiểu thuyết 	D. Kịch nói
Câu 2: Hình ảnh Tự do trong bài thơ cùng tên của P. Ê-luy-a được nhắc đến ở ngôi thứ mấy?
 A. Ngôi thứ nhất	B. Ngôi thứ hai 	C. Ngôi thứ ba 	D.Tất cả đều không đúng 
Câu 3: Đặc điểm nổi bật của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) là gì?
 A. Cảm hứng sử thi	 B.Cảm hứng lãng mạn
 C. Cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng. D. Vẽ đẹp bi hùng của người chiến sĩ Tây Tiến.
Câu 4: Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi đầu tiên là gì?
 A.Mỗi người cần phải có sự hiểu biết về Tiếng Việt.
 B. Mỗi người cần phải có tình cảm yêu mến và có ý thức quý trọng Tiếng Việt.
 C. Phải có thói quen sử dụng Tiếng Việt theo các chuẩn mực.
 D. Phải có ý thức trong việc tiếp thu tiếng nước ngoài.
Câu 5: Phạm Văn Đồng đã so sánh Nguyễn Đình Chiểu với:
 A. Bông hoa rực rỡ nhiều màu sắc.	 B. Mặt trời chói sáng
 C. Ngôi sao càng nhìn càng thấy sáng	 D. Vầng hào quang
Câu 6: Biểu hiện nào không phải là đặc trưng của Phong cách ngôn ngữ khoa học?
 A. Tình khái quát, trừu tượng	B. Tính lí trí, logic
 C. Tính khách quan, phi cá thể	D. Tính giáo dục
Câu 7: Thông điệp mà Cô-phi-a-an gửi đến mọi người trong Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AISD là gì?
 A. Đánh đổ thái độ im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đương vây quanh bệnh dịch này.
 B. Sát cánh cùng nhau chống bệnh dịch này.
 C. Không nên giữ thái độ phân biệt đổi xử với những bệnh nhân HIV/ AISD
 D. Im lặng đồng nghĩa với cái chết
Câu 8: Xuyên suốt bài thơ Sóng có hai hình tượng luôn sóng đôi với nhau, hòa nhập vào nhau, tuy hai mà một, đó là?
 A. Sóng và em	B. Sóng và biển	C. Sóng và bờ	D. em và anh.
Câu 9: Quang Dũng đã dùng đã dùng từ nào để diễn đạt nỗi nhớ của mình về binh đoàn Tây Tiến?
 A. Da diết 	B. Tha thiết 	C. Chơi vơi 	D. Đau đáu
Câu 10: Xét về nội dung, thơ Tố Hữu có đặc điểm gì?
 A. Tính trữ tình.	B. Tính triết lí sâu sắc
 C. Tính lãng mạn	D. Tính trữ tình chính trị
Câu 11: Thơ là tấm gương của tâm hồn – Đó là nhận xét của nhà thơ nào?
 A. Tố Hữu 	B. Xuân Diệu 	C. Chế Lan Viên 	D. Quang Dũng
Câu 12: Với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước bắt đầu từ đâu?
 A. Cái kèo, cái cột	B. Hạt gạo một nắng hai sương
 C. Miếng trầu bây giờ bà ăn	D. Nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Quan niệm của anh (chị) về hạnh phúc?
Câu 2 (4 điểm): Vẻ đẹp lãng mạn của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ?
HƯỚNG DẪN CHẤM : ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 12 CƠ BẢN
(Thời gian 120 phút)
I PHẦN TRẮC NGHIÊM (3 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
î
î
î
î
B
î
î
C
î
î
î
î
D
î
î
II PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Quan niệm của anh (chị) về hạnh phúc ?
a. Yêu cầu về kĩ năng: biết cách vận dụng các kĩ năng nghị luận để viết một đoạn văn hoặc một bài văn hoàn chỉnh
b. Yêu cầu nội dung: học sinh có nhiều hướng triển khai và quan niệm khác nhau về hạnh phúc ở các phương diện sau:
- Hạnh phúc là cái đích hướng đến, tìm đến của mỗi con người, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc.
- Quan niệm về hanh phúc có thể khác nhau ở mỗi thời đại, ở mỗi cộng đồng xã hội, ở mỗi người  nhưng có những nét bản chất thống nhất: đó chính là hướng đến sự thỏa mản, hưởng thụ ở một mực độ nào đó về những giá trị vật chất và tinh thần.
- Trình bày quan niệm của cá nhân mình về hạnh phúc, phải đảm bảo tính tích cực xã hội về nhân sinh quan.
c. Biểu điểm: 
- Thể hiện nhân sinh quan tích cực, có kĩ năng nghị luận, diễn đạt tương đối mạch lạc 2 g 3 điểm
- Biết cách thể hiện quan điểm nhưng chưa có kĩ năng nghị luận, còn mắc một số lỗi cơ bản: 1 >2 điêm
- Quan điểm không rõ ràng, diễn đạt vụng, cẩu thả, sơ sài  0 >1 điêm
Câu 2 (4 điêm): Vẻ đẹp lãng mạn của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?
a. Yêu cầu kĩ năng: Nắm vững kĩ năng nghị luận một vấn đề văn học, biết vận dụng kết hợp hiệu quả các thao tác lập luận đã học.
b. Yêu cầu nội dung: Học sinh có nhiều hướng triển khai vấn đề nhưng cần đảm bảo những nội dung kiến thức cơ bản sau:
- Khái quát: Tây Tiến là bức tranh sống động về đoàn binh Tây Tiến trên nền không gian là thiên nhiên Tây Bắc. Bài thơ là một khúc hoài niệm đầy hư ảo được nhìn từ đôi mắt nhớ thương và được tái hiện lại bằng bút pháp lãng mạn.
- Thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ dữ dội, vừa diễm lệ, thơ mộng là cái nền cho sự xuất hiện của người lính Tây Tiến.
- Vẻ đẹp lãng mạn của hình tượng người lính Tây Tiến
 + Người lính Tây Tiến với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên đất nước
 + Người lính Tây Tiến đa tình, hào hoa, đầy mộng và mơ
 + Người lính Tây Tiến với đời sống tinh thần phong phú: cuộc sống dù gian khổ những luôn đầy thơ và nhạc với những sinh hoạt văn hóa, văn nghệ sinh động
 + Những khó khăn, gian khổ, mất mát đau thương dưới cái nhìn lãng mạn trở thành cái đẹp bi hùng, tráng lệ, 
- Bút pháp lãng mạn kết hợp với những trải nghiệm và tình cảm thiêng liêng đã tạc dựng nên những tượng đài về người anh hùng Tây Tiến ngang tàng, oai phong, bất tử.
c. Biểu điểm: 
- 4 điểm: Đảm bảo tương đối các yêu cầu trên, bài viết có bố cụ rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, súc tích, không mắc những lỗi cơ bản.
-2 g >4 điểm: Đảm bảo tương đối các yêu cầu trên, bố cục tương đối, tuy nhiên diễn đạt còn vụng, mắc một số lỗi cơ bản.
- 1 g >2 điểm : Chưa đảm bảo các yêu cầu trên, bố cục lộn xộn, diễn đạt vụng, mắc nhiều lỗi cơ bản 
- 0> 1: Tỏ ra không hiểu đề, viết lung tung, mắc nhiều lỗi cơ bản
- Điểm 0: Không làm bài hoặc làm sơ sài

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra hoc ky soan chung lop2.doc