I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
- Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 12 sau khi học sinh kết thúc học kì I theo 3 nội dung: Văn học, tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
- Cụ thể:
+ Chỉ ra và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong một đoạn thơ.
+ Nhớ được hoàn cảnh ra đời, nội dung khái quát của một văn bản đã học.
+ Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận văn học.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Thời gian 90 phút- không kể thời gian giao đề) I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 12 sau khi học sinh kết thúc học kì I theo 3 nội dung: Văn học, tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. - Cụ thể: + Chỉ ra và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong một đoạn thơ. + Nhớ được hoàn cảnh ra đời, nội dung khái quát của một văn bản đã học. + Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Hình thức tự luận. Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1.Tiếng Việt - Các phép tu từ ngữ âm. - Các phép tu từ cú pháp. Nhận diện được những BPTT được sử dụng trong đoạn thơ (Tây Tiến). Phân tích tác dụng của những BPTT được sử dụng. Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% 2. Văn học - Thơ trữ tình hiện đại Việt Nam. Nhớ lại hoàn cảnh sáng tác của văn bản (Tây Tiến). Hiểu được ý nghĩa của văn bản (Tây Tiến). Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ:10% Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ:10% Số câu: 2 Số điểm:2 Tỉ lệ: 20% 3. Làm văn - Tạo lập văn bản (NLVH: NL về một bài thơ, đoạn thơ). Viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (cụ thể: nghị luận về tính dân tộc của đoạn thơ trong bài thơViệt Bắc của Tố Hữu). Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỉ lệ : 60% Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỉ lệ: 60% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 2.5 Tỉ lệ : 25% Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ : 5% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ : 10% Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỉ lệ :60% Số câu: 5 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1(2.0 điểm). Cho đoạn thơ sau: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. (Quang Dũng, Tây Tiến). a. Hãy chỉ ra những pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. b. Cho biết tác dụng của những pháp tu từ đó. Câu 2 (2.0 điểm) Về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, anh (chị) hãy: a. Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ. b. Trình bày ngắn gọn ý nghĩa của thơ. Câu 3(6.0 điểm). Cảm nhận của anh/chị về tính dân tộc của đoạn thơ sau: Ta về, mình có nhớ ta, Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình, Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Trích Việt Bắc – Tố Hữu) HẾT V. HƯỚNG DẪN CHẤM 1- HƯỚNG DẪN CHUNG -Cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh c ách đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên GV cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết sáng tạo và có cảm xúc. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 điểm (0,25 làm tròn thành 0,5; 0,75 làm tròn thành 1,0). 2- Đáp án và thang ĐiỂm Câu Ý Nội dung Điểm 1 Chỉ ra biện pháp tu từ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong đoạn thơ. 2.0 a. Phép tu từ: lặp cú pháp, phép đối, phép nhân hóa; điệp ngữ âm thể hiện ở việc phối thanh điệu bằng trắc. 1.0 b. Tác dụng: tạo cho đoạn thơ có tính tượng hình, truyền cảm, cá thể hóa cao độ. Cụ thể: - Tạo nhịp điệu, nhạc điệu cho đoạn thơ. - Nhấn mạnh sự hiểm trở, hùng tráng của núi rừng; sự khốc liệt của con đường hành quân; vẻ mơ mộng, thoáng đãng của cảnh vật khi người lính đã vượt qua khó khăn. 1.0 2 Trình bày hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng). 2.0 a. Hoàn cảnh sáng tác (1.0 điểm) - Quang Dũng gia nhập Tây Tiến năm 1947, năm 1948 chuyển đơn vị. - Viết bài thơ Tây Tiến tại Phù Lưu Chanh năm 1948, bài thơ là nỗi nhớ đơn vị cũ khi nhà thơ chuyển đơn vị. Nhan đề ban đầu là Nhớ Tây Tiến, sau đổi tên là Tây Tiến. 0.75 0.75 b Ý nghĩa của bài thơ (1,0 điểm) - Khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp vừa lãng mạn, vừa bi tráng, trên nền cảnh núi rừng miền Tây thơ mộng, hùng vĩ, dữ dội. 0,5 3 Cảm nhận về đoạn thơ: Ta về, mình có nhớ ta ... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Tố Hữu, Việt Bắc). 6.0 3.1 Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 3.2 Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau: a. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, xuất xứ đoạn trích, cảm nhận chung về đoạn trích (giới thiệu về tính dân tộc của đoạn thơ) 0.5 b. Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người trong đoạn thơ: - Về nội dung: + Vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc, tiêu biểu cho vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam., được thể hiện qua bức tranh bốn mùa, với vẻ đặc trưng. + Tiếng hát ân tình thủy chung của người cán bộ cách mạng và con người Việt Bắc, quê hương cách mạng- truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. -Về hình thức- nghệ thuật:: +Cấu trúc độc đáo của đoạn thơ: 10 dòng (5 cặp lục bát): + Cặp mở đầu vừa như lời ướm hỏi, vừa lời khẳng định tình tứ, trìu mến, người đọc dễ dàng nhận thấy đoạn thơ được lập ý theo hình thức đối đáp ta- mình quen thuộc trong ca dao- dân ca giao duyên truyền thống. + Bốn cặp còn lại là những nét chấm phá, gợi tả chân thực về cảnh và người Việt Bắc trong bốn mùa thông qua bức tranh tứ bình xuân- hạ- thu- đông. + Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị như lời ăn tiếng nói của nhân dân; hình ảnh thơ gần gũi với đời sống của dân tộc. +Chiều sâu của tính dân tộc là ở nhạc điệu, qua cách ngắt nhịp, hài thanh, hiệp vần của thể thơ lục bát được vận dụng thuần thục, điêu luyện.. 2,5 2,5 c. - Đánh giá chung: 0.5 - Như bức họa cổ điển, hiện đại về vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên Việt Bắc trong sự hòa hợp với vẻ đẹp của con người cần cù, chịu khó, tài hoa trong lao động, tâm hồn thủy chung, tình nghĩa, đoạn thơ thể hiện rõ nét tính dân tộc đậm đà của thơ Tố Hữu. - Đóng góp của đoạn thơ đối với bài thơ. Lưu ý : Dù đã cụ thể hóa số điểm cho mỗi ý, song do đặc trưng bộ môn, GV tránh đếm ý cho điểm.
Tài liệu đính kèm: