Đề kiểm tra học kì I - Môn Hoá học 10 (ban cơ bản)

Đề kiểm tra học kì I - Môn Hoá học 10 (ban cơ bản)

Câu 1. (0,25 điểm) Đồng vị là những nguyên tử:

A. Có cùng số hạt proton nhưng khác nhau số hạt nơtron.

B. Có cùng số hạt nơtron nhưng khác số hạt electron.

C. Có cùng số khối nhưng khác điện tích hạt nhân.

D. Có cùng điện tích hạt nhân nhưng khác số hạt electron.

Hãy chọn câu trả lời đúng.

Câu 2. (0,25 điểm) Nguyên tử sắt có số hiệu nguyên tử là 26 cấu hình electron là:

A. 1s22s22p63s23p64s23d6 B. 1s22s22p63s23p63d64s2

C. 1s22s23s23p63d104s2 D. 1s22s22p63s23p63d104s2

Câu3. (0,25 điểm) Những phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Trong nguyên tử số hạt proton luôn bằng số hạt electron.

B. Số hạt proton luôn bằng số hạt nơtron.

C. Số hạt electron luôn bằng số hạt nơtron.

D. Số hạt nhân bằng số hạt proton.

A. A và C đúng. B. A đúng.

C. tất cả đều đúng. D. B đúng.

 

doc 5 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn Hoá học 10 (ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I - Môn Hoá học 10 (BAN CƠ BẢN)
(thời gian:45 phút)
Hãy khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất
Câu 1. (0,25 điểm) Đồng vị là những nguyên tử:
Có cùng số hạt proton nhưng khác nhau số hạt nơtron.
Có cùng số hạt nơtron nhưng khác số hạt electron.
Có cùng số khối nhưng khác điện tích hạt nhân.
Có cùng điện tích hạt nhân nhưng khác số hạt electron.
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Câu 2. (0,25 điểm) Nguyên tử sắt có số hiệu nguyên tử là 26 cấu hình electron là:
A. 1s22s22p63s23p64s23d6
B. 1s22s22p63s23p63d64s2
C. 1s22s23s23p63d104s2
D. 1s22s22p63s23p63d104s2
Câu3. (0,25 điểm) Những phát biểu nào sau đây là đúng:
Trong nguyên tử số hạt proton luôn bằng số hạt electron.
Số hạt proton luôn bằng số hạt nơtron.
Số hạt electron luôn bằng số hạt nơtron.
Số hạt nhân bằng số hạt proton.
A. A và C đúng.
B. A đúng.
C. tất cả đều đúng.
D. B đúng.
Câu 4. (0,25 điểm) Cấu hình electron của nguyên tử Cu (Z=29)là:
A. 1s22s22p63s23p64s23d9.
B. 1s22s22p63s23p64s13d10.
C. 1s22s22p63s23p63d104s1.
D. 1s22s22p63s23p63d94s2.
Câu 5. (0,25 điểm) Trong nguyên tử hạt nào sau đây không mang điện tích :
A. Hạt nơtron 
B. Hạt proton
C. Hạt nhân 
D. Hạt electron
Câu 6. (0,25 điểm) Nguyên tử có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng 4s24p5thì cấu hình electron đầy đủ là:
A. 1s22s22p63s23p64s23d104p5.
B. 1s22s22p63s23p64s23d94p5.
C. 1s22s22p63s23p63d104s24p5.
D. . 1s22s22p63s23p64s24p5.
Câu 7. (0,25 điểm) Nguyên tố K co ùsố thứø tự 19 là nguyên tố :
A. s
B. p
C. d
D. f
Câu 8. (0,25 điểm) Nguyên tử có Z=33 số e ở lớp ngoài cùng là :
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 9. (0,25 điểm) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 115 hạt . Trong hạt nhân của X số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 10 hạt.Số khối của X là:
A. 80
B. 70
C. 90
D. 35
Câu 10. (0,25 điểm) Những điều khẳng định nào sau đây là đúng nhất :
Chỉ có Natri mới có 12 nơtron.
Chỉ có hạt nhân nguyên tử Natri mới có 11 proton.
Chỉ có nguyên tử Natri mới có 11 hạt nhân.
Tất cả A, B, C đều đúng.
Câu 11. (0,25 điểm) Trong 5 nguyên tử : 
Cặp nguyên tử nào là đồng vị :
A. E và D
B. C và E
C. A và B
D. D và C
Câu 12. (0,25 điểm) Hãy chỉ ra các câu sai trong các câu sau:
Trong môït nguyên tử luôn có số proton bằng số electron bằng số đơn vị điện tích hạt nhân Z.
Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân được gọi là số khối.
Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.
Số nơtron bằng điện tích hạt nhân.
Đồng vị là các nguyên tố có cùng số proton, nhưng khác nhau về số nơtron.
A. 2, 3,4
B. 3, 4, 5
C. 1, 3
D. 2, 5
Câu13: (0,25 điểm) Xét các yếu tố sau đây:
Số proton trong nhân.
Số electron ngoài nhân.
Số khối A của nguyên tử .
Muốn xác định số nơtron trong nhân nguyên tử ta cần phải biết những yếu tố nào trong những yếu tố sau đây:
A. 1
B. 2
C. 1 và 2
D. 1 và 3
Câu 14: (0,25 điểm) Nguyên tử có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Câu 15. (0,25 điểm) Hãy chọn những điều khẳng định nào sau đây là đúng:
Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.
Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
Số proton trong hạt nhân nguyên tử bằng sốù electron ở lớp vỏ nguyên tử.
Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.
Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron.
Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi , tỉ lệ giữa số proton và số nơtron mới là 1:1.
A. 1, 4, 5.
B. 2, 3, 4, 6.
C. 4, 5, 6.
D. 3, 4.
Câu 16. (0,25 điểm) Nguyên tử khối trung bình của Sb là 121,76. Sb có 2 đông vị biết chiếm 62%. Tìm số khối của đồøng vị thứ 2.
A.123
B.122
C.124
D.121
Câu17. (0,25 điểm) Biết Bo có 2 đồng vị ,khối lượng trung bình của Bo là 10,812.Phần trăm của đồng vị là:
A. 82,1
B. 81,2
C. 18,8
D. 18,2
Câu18. (0,25 điểm) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình e đang điền ở phân lớp 3d5. Vậy nguyên tử X có số lớp e là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. Tất cả đều sai.
Câu 19. (0,25 điểm) Hãy chọn các phân lớp e đã bão hoà trong các phân lớp e sau:
A. s1 ,p3, d7, f12
B. s2, p6, d5, f7
C. s2, p6, d10, f14
D. s2, p6, d10, f11
Câu 20. (0,25 điểm) Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản( e, p, n) là 60 hạt trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.Cấu hình e của Y là:
A. 1s22s22p63s23p64s23d104p6
B. 1s22s22p63s23p64s2
C. 1s22s22p63s23p64s23d10
D. . 1s22s22p63s23p64s24p6
Câu 21. (0,25 điểm) Biết Brom có 2 đồng vị chiếm 55%, khối lượng trung bình của Brom là 79,91. Số khối của đồng vị thứ 2:
A.81
B. 82
C.80
D.79
Câu22: (0,25 điểm) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình e là 1s22s22p63s23p4.X thuộc:
Chu kì 6,nhóm IIIA.
Chu kì 3, nhóm VA.
Chu kì 4,nhóm VIA.
Chu kì 3,nhóm VIA.
Câu23: (0,25 điểm) Nguyên tố Y thuộc chu kì 3, nhóm VIIA. Cấu hình e của Y là:
A. 1s22s22p63s23p3
B. 1s22s22p63s23p1
C. 1s22s22p63s23p5
D. 1s22s22p63s23p7
Câu 24 : (0,25 điểm) Các nguyên tố nhóm A gồm :
A. nguyên tố s và p
B. nguyên tố s và d
C. nguyên tố s, p, d, f.
D. nguyên tố d và f
Câu25: (0,25 điểm) Trong 1 chu kì :
A. Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần theo chiều tăng điện tích hạt nhân.
C. Tính phi kim của các nguyên tố tăng dần theo điện tích hạt nhân.
D. A và C đúng.
Câu26: (0,25 điểm) Trong 1 chu kì, giá trị độ âm điện của các nguyên tố:
tăng dần theo chiều tăng của tính phi kim.
Giảm dần theo chiều tăng của tính kim loại.
Tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
 A,B,C đều đúng.
Câu27: (0,25 điểm) Hai nguyên tố A và B liên tiếp trong 1chu kì, tổng điện tích hạt nhân của AvàB là:25.
A. A và B là kim loại	B. A và B là phi kim	
C. A là kim loại, B là phi kim	D. A là phi kim, Blà kim loại
Câu28: (0,25 điểm) X và Y thuộc cùng nhóm A trong bảng tuần hoàn, tổng điện tích hạt nhân của X,Ylà24:
A. X,Y thuộc nhóm IIA	B. X,Y thuộc nhóm IVA
C. X,Y thuộc nhóm VIA	D. A và C đều đúng
Câu29: (0,25 điểm) Hai nguyên tố X,Y thuộc cùng một nhóm A,và 2 chu kì liên tiếp,tổng điện tích hạt nhân của X và Y là 32. điện tích hạt nhân của X và Ylà:
A. 12 và 20	B. 15 và 17
C. 7 và 25	D. 14 và 18
Bài toán : Bài toán này dùng làm dữ liệu cho câu 30, 31
Oxit cao nhất của A là AOx , hợp chất khí với hiđrô là AHy. Trong AOx ôxi chiếm 8/11về khối lượng, trong AHy hiđro chiếm 25% về khối lượng.
Câu30: (0,25 điểm) Tìm phân tử khối của AOx, AHy
A. MAox= 80, MAHy=34	B. MAox = 46, MAHy =3 4
C. MAox= 44, MAHy=16	D. MAox = 68, MAHy =4 4
Câu31: (0,25 điểm) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của AOx và AHy . Từ đó xác định cộng hoá trị của A trong hai hợp chất trên.
A. 2 và 4	B.3 và 4	C. 4 và 4	D. 4 và 2	
Câu32: (0,25 điểm) Số ôxihóa của Nitơ trong các chất và ion:NH3, HNO3, N2, NO2, NO2 là:
A. +1,+3,+4,+5,0	B. -3,+5,0,+4,+3	C. +3,+5,0,+4,+3	D. -3,-5,0,-4,-3
Sử dụng dữ liệu sau đây cho các câu từ 33 đến 35:
Có 2 nguyên tử X (Z = 6) và Y (Z = 7)
Câu 33: (0,25 điểm) Công thức hợp chất oxit cao nhất của X và của Y với oxi lần lượt là:
A. XO3 và YO2. 	B. XO2 và Y2O5.
C. XO4 và Y2O3. 	D. X2O5 và YO2.
Câu 34: (0,25 điểm) Bán kính của ion X4- và Y3- sẽ là: 
A. Bán kính của ion X4- bằng Y3-.
B. Bán kính của ion X4- lớn hơn Y3-.
C. Bán kính của ion X4- nhỏ hơn Y3-.
D. Không so sánh được.
Câu 35: (0,25 điểm) Hiđroxit của X và Y có công thức lần lượt là: H2XO3 và HYO3 đều có tính acid. Trong đó:
A. Tính acid của H2XO3 bằng HYO3.
B. Tính acid của H2XO3 mạnh hơn HYO3.
C. Tính acid của H2XO3 yếu hơn HYO3
D. Tính acid của H2XO3 và HYO3 không thể so sánh được. 
Câu 36: (0,25 điểm) Một nguyên tử nguyên tố R trong hợp chất Oxit cao nhất với oxi có dạng RO2.Trong hợp chất khí với hiđro R chiếm 75% về khối lượng. R là:
A. Nguyên tố Cácbon. 	B. Nguyên tố Lưu huỳnh.
C. Nguyên tố Silic. 	D. Kết quả khác. 
Sử dụng dữ kiện sau đây cho các câu từ 37 đến 40
 Cho các phân tử sau:N2, HCl, CO2, NH3,NaCl.Chọn phân tử thích hợp cho các câu sau:
Câu 37: (0,25 điểm) Phân tử được hình thành do liên kết ion là:
 A. HCl và NaCl. B. Chỉ có NaCl. 	C. CO2 và NaCl. 	 D. Kết quả khác.
Câu 38: (0,25 điểm) Phân tử được hình thành do liên kết cộng hoá trị có cực là:
 A. HCl, CO2, NH3. 	B. HCl, NH3,NaCl. 	C.HCl, CO2, NH3,NaCl. D.HCl, NaCl.
Câu 39: (0,25 điểm) Phân tử được hình thành do liên kết cộng hoá trị không cực là:
 A. N2,CO2. 	B.N2 , CO2. 	C.Chỉ có N2. D. Không có phân tử nào.
Câu 40: (0,25 điểm) Phân tử không phân cực là:
 A.N2,CO2. B.N2, NH3. C.Chỉ có N2. 	D.N2, HCl, CO2. E. Không có phân tử nào.
Hết
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN:
Câu 1:A Câu 2: B Câu 3: B Câu 4: C Câu 5: A Câu 6: C 	 Câu 7:A Câu 8: C Câu 9:A Câu 10:B Câu 11:B Câu 12:A Câu13:D Câu14:D Câu15:D Câu 16:A Câu 17:B Câu 18:B 
 Câu 19:C Câu 20: B Câu 21:A Câu 22: D Câu 23:C Câu 24:A 
 Câu 25:D Câu 26: D Câu 27:A Câu 28:C 
Câu 29:A Câu 30:C Câu 31:C Câu 32:B Câu 33:C Câu 34: B 
 Câu 35:C Câu 36: A Câu 37:B Câu 38:A Câu 39:C Câu 40:A

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Hoa10ch_hk1_TLHP.doc