Câu 1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ tồn tại trong cuộc sống bằng phương thức :
a. Văn bản viết b. Truyền miệng
Câu 2. Nội dung của truyện thần thoại là nhằm mục tiêu:
a. Miêu tả thế giới tự nhiên b. Giải thích thế giới tự nhiên
Câu 3. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thuỷ nêu lên bài học:
a. Đề cao cảnh giác kẻ thù và cách giải quyết các mối quan hệ riêng chung, việc nhà việc nước, cá nhân và cộng đồng
b.Về tình yêu đôi lứa
Câu 4. Chân lí được khẳng định trong truyện cổ tích Tấm Cám:
a. "Ở hiền gặp lành"
b. "Vỏ quýt dày có móng tay nhọn"
Câu 5. Văn bản là sản phẩm được tạo ra bằng ngôn ngữ và trong hoạt động giao tiếp nó đều thể hiện một mục đích giao tiếp nhất định .
a. Đúng b. Sai
TRƯỜNG THPT BÁN CÔNG BMT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I KHỐI 10 - Năm học : 2006 - 2007. Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) A.TRẮC NGHIỆM ( 3.0 điểm ) . I. Trắc nghiệm đúng sai (Học sinh đánh chữ Đ vào phương án đúng và S vào phương án sai) . Câu 1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ tồn tại trong cuộc sống bằng phương thức : a. Văn bản viết b. Truyền miệng Câu 2.. Nội dung của truyện thần thoại là nhằm mục tiêu: a. Miêu tả thế giới tự nhiên b. Giải thích thế giới tự nhiên Câu 3. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thuỷ nêu lên bài học: a. Đề cao cảnh giác kẻ thù và cách giải quyết các mối quan hệ riêng chung, việc nhà việc nước, cá nhân và cộng đồng b.Về tình yêu đôi lứa Câu 4. Chân lí được khẳng định trong truyện cổ tích Tấm Cám: a. "Ở hiền gặp lành" b. "Vỏ quýt dày có móng tay nhọn" Câu 5. Văn bản là sản phẩm được tạo ra bằng ngôn ngữ và trong hoạt động giao tiếp nó đều thể hiện một mục đích giao tiếp nhất định . a. Đúng b. Sai Câu 6. Câu ca dao: " Em tưởng nước giếng sâu, em nối sợi gàu dài - Ai ngờ nước giếng cạn, em tiếc hoài sợi dây" cũng có thể coi là so sánh tu từ. a. Đúng b. Sai II.Trắc nghiệm lựa chọn : ( Học sinh khoanh tròn vào mệnh đề đúng) Câu 1. Mục đích chính của truyện Tam đại con gà là : a . Nêu lên bài h ọc kinh nghiệm về cách ứng xử , nhanh trí . b . Nhằm giễu cợt thói dốt nát mà hay nói chữ . c. Khuyên nhủ , răn dạy con người cần trung thực d. Nói ngụ ý , bóng gió để châm biếm những thầy đồ dốt . Câu 2. Câu " Kiến tha lâu cũng đầy tổ " gần nghĩa với câu nào trong các câu sau : a. " Tay làm hàm nhai , tay quai miệng trễ " . b. " Muốn ăn cá cả , phải thả câu dài " . c. " Mài sắt nên kim " . d. " Một sự nhịn là chín sự lành " . Câu 3. Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào không thuộc văn học Việt Nam thế kỉ X -XVII? a. Cảm xúc mùa thu b. Tỏ lòng c. Cảnh ngày hè d. Cáo bệnh bảo mọi người Câu 4.Chữ vương trong câu thơ "Công danh nam tử còn vương nợ" có nghĩa là gì? a. Vua b. Rơi vãi ra c.Mắc vào, dính vào d. Cả ba nghĩa trên đều không đúng Câu 5. Chữ "nhàn" trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được hiểu như thế nào : a. Không làm gì vất vả khó nhọc . b. Không lo lắng suy nghĩ nhiều . c. Sống yên ổn, không quan tâm đến ai . d. Sống thuận theo tự nhiên, không màng đến công danh . Câu 6.Giá trị nhân đạo sâu sắc của bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí là: a.Tiếng nói cảm thương cho những số phận tài hoa mà bất hạnh . b.Tâm sự chua xót cho nỗi bất hạnh của chính mình . c.Tiếng nói căm hờn đối với những thế lực chà đạp con người . d.Cả a và b B. TỰ LUẬN : (7.0 điểm) Kể lại một câu chuyện xảy ra trong lớp học hoặc trong đời sống khiến anh (chị) băn khoăn, trăn trở nhiều về đạo đức và lối sống hiện nay. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM A.TRẮC NGHIỆM : Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm I.Trắc nghiệm đúng sai: Câu1: a.S , b.Đ Câu 2: a.S , b.Đ Câu 3: a.Đ , b.S Câu 4: a.Đ , b.S Câu 5: a.Đ , b.Đ Câu 6: a.S , b.Đ II.Trắc nghiệm lựa chọn: Câu 1:b Câu 2:c Câu 3:a Câu 4:c Câu 5:d Câu 6:d B.TỰ LUẬN ( 7 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: -Hiểu được yêu cầu cơ bản của đề bài là kiểu văn bản tự sự kết hợp với kiểu văn bản biểu cảm. -Biết kể lại một câu chuyện có thật mà mình đã chứng kiến ; biết phát biểu suy nghĩ, cảm xúc của mình khi chứng kién câu chuyện đó. -Biết lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để kể có đầu có cuối, có diễn biến, có bố cục rõ ràng. -Biết diễn đạt, dùng từ chính xác, gợi cảm, câu cú gãy gọn, văn phong trong sáng, chữ viết cẩn thận... 2.Yêu cầu về nội dung: -Nội dung câu chuyện phải có ý nghĩa nhằm phê phán những mặt tiêu cực về đạo đức và lối sống hiện nay -Phải nêu được những băn khoăn, trăn trở của mình trước câu chuyện đó. -Phải biết "quan sát và thể nghiệm đời sống... 3. Các thang điểm: a.Điểm 7: Đáp ứng những yêu cầu nêu trên. Có thể còn một vài sơ suất nhỏ. b.Điểm 5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên. Có thể mắc một số sai sót. c.Điểm 3: Hiểu được yêu cầu cơ bản của đề nhưng còn lúng túng. d.Điểm 1: Chưa hiểu đề.Bài làm quá sơ sài, cẩu thả. e.Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
Tài liệu đính kèm: