1. Văn học dân gian có bao nhiêu thể loại?
A. 10 B. 11 C.12 D. 13
2. Tấm Cám thuộc thể loại nào?
A. Thần thoại B. Truyện thơ
C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cổ tích
3."Tiễn dặn người yêu" là truyện thơ của dân tộc nào?
A. Thái B. Tày C. Nùng D. Mường
4. Truyện kể về các sự kiện và nhân vật lịch sư theo xu hướng lí tưởng hoá,qua đó thể hiện tình cảm của nhân dân đối với những người có công với đất nước,dân tộc hoặc cộng đồng. Đó là truyện:
A. Thần thoại B. Truyền thuyết
C. Truyện cổ tích D. Truyện cười
5. "Ramayana"của người An Độ có độ dài bao nhiêu câu thơ?
A. 11400 câu thơ B. 11400 câu thơ đôi
C. 24000 câu thơ D. 24000 câu thơ đôi
Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh Đắc Lắc Trường THPT BC Krông Búk ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2006-2007) Môn Ngữ văn 10 (chuẩn) Thời gian:90 phút. Phần trắc nghiệm (3 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái có đáp án mà em cho là đúng nhất. Văn học dân gian có bao nhiêu thể loại? 10 B. 11 C.12 D. 13 Tấm Cám thuộc thể loại nào? A. Thần thoại B. Truyện thơ C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cổ tích 3."Tiễn dặn người yêu" là truyện thơ của dân tộc nào? A. Tháiù B. Tày C. Nùng D. Mường 4. Truyện kể về các sự kiện và nhân vật lịch sư ûtheo xu hướng lí tưởng hoá,qua đó thể hiện tình cảm của nhân dân đối với những người có công với đất nước,dân tộc hoặc cộng đồng. Đó là truyện: A. Thần thoại B. Truyền thuyết C. Truyện cổ tích D. Truyện cười 5. "Ramayana"của người Aán Độ có độ dài bao nhiêu câu thơ? A. 11400 câu thơ B. 11400 câu thơ đôi C. 24000 câu thơ D. 24000 câu thơ đôi 6. Từ nào còn trống trong câu sau : "Chim khôn.......tiếng rảnh rang" A. Hót B. Gọi C. Kêu D. Hát 7. Tên gọi nào sau đây là để chỉ văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX ? A. Văn học cổ đại B. Văn học trung đại C. Văn học cận đại D. Văn học hiện đại 8. Giai đoạn phát triển nào được xem là"giai đoạn văn học cổ điển "cuả văn học Việt Nam? A. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV B. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉXVII C. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX D. Giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX 9. Tập thơ nào sau đây là tập thơ chữ Nôm đầu tiên của văn học nước ta? A. Hồng Đức Quốc âm thi tập B. Bạch Vân Quốc ngữ thi C. Thiên Nam ngữ lục D. Quốc âm thi tập 10. Bài thơ nào khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh,có lí tưởng,nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại. A. Tỏ lòng -Phạm Ngũ Lão B. Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi C. Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm D. Hứng trở về- Nguyễn Trung Ngạn 11. "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi được trích từ tập thơ nào? A. Quốc âm thi tập B. Ức Trai thi tập C. Quân trung từ mệnh tập D. Lam Sơn thực lục 12.Bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện quan niệm sống của ông là: A. Hoà hợp với tự nhiên B. Giữ cốt cách thanh cao C. Vượt lên trên danh lợi D. Cả ba ý trên Phần tự luận( 7 điểm) Ca dao Việt Nam diễn tả đời sống tâm hồn ,tư tưởng,tình cảm của nhân dân. Bằng những kiến thức đã học ,hãy phát biểu cảm nhận của em về bài ca dao sau" "Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen Ai ơi,nếm thử mà xem Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi" ĐÁP ÁN Phần trắc nghiệm 1-C,2-D,3-A, 4- B, 5- D, 6- C,7- B,8-C,9-D,10-A,11-A,12- D II. Phần tự luận Về phương pháp . Học sinh thể hiện được: Kiểu bài biểu cảm và viết đúng theo yêu cầu phương thức biểu đạt của thể loại. Ý tứ chặt chẽ;hành văn sáng rõ, mạch lạc;bố cục rõ ràng. Về nội dung . Học sinh cần thể hiện được: Ý nghĩa của bài ca dao: Bài ca dao là tiếng hát than thân đầy chua xót của người phụ nữ trong xã hội cũ. Nó là lời mời mọc da diết mà ở đó nguời phụ nữ nhấn mạnh đến giá trị đích thực của mình "Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen","Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi". Người phụ nữ trong xã hội cũ cay đắng nhận ra thân phận bé mọn ,bị rẻ rúng của mình"Thân em như củ ấu gai" nên cất lên tiếng mời đầy thương xót làm rung động lòng người đến vậy. Bài ca dao là tiếng nói nhân đạo tố cáo chế độ phong kiến bất công chà đạp con người. Nghệ thuật biểu hiện: Hình thức than thân thường bắt gặp trong ca dao. Thơ lục bát phù hợp với việc giãi bày tâm tình. Hình ảnh đối lập làm nổi bật phẩm chất trong sáng của người phụ nữ ngày trước. Ngôn từ mộc mạc,gần gũi với đời sống. Cách cho điểm: Cho HS 6-7 điểm khi: HS viết tốt,đảm bảo được các ý trên; bài viết có cảm xúc.Có thể có một số lỗi nhỏ trong diễn đạt nhưng không đáng kể. Cho HS 4-5 điểm khi: HS viết được hơn nửa số ý trên,cơ bản diễn đạt được cảm xúc; hành văn gãy gọn,bố cục chặtë chẽ ,ít sai phạm về dùng từ,đặt câu,ý tứ rõ ràng. Cho HS 2-3 điểm khi :HS cơ bản nắm được nội dung của bài ca dao nhưng bài viết thiếu ý, thiếu cảm xúc;chữ viết xấu,thiếu ý thức trong việc dùng từ đặt câu,bố cục không rõ ràng. Cho HS 1 điểm khi:HS viết lung tung,sai lạc về nội dung,khộng đúng về phương thức biểu đạt.
Tài liệu đính kèm: