Đề kiểm tra học kì 1 môn : Ngữ văn ; lớp : 10

Đề kiểm tra học kì 1 môn : Ngữ văn ; lớp : 10

Câu 1

Chữ Kiến trong câu thơ Duy kiến trường giang thiên tế lưu ( Lý Bạch) cùng nghĩa với chữ Kiến trong câu nào dưới đây ?

A. Kiến nghị

B. Kiến thiết

C. Chứng kiến

D. Cái kiến

Câu 2

Trong câu “Là những người đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, chúng ta không thể bàng quang trước các hiện tượng tiêu cực nảy sinh bởi cơ chế thị trường hiện nay”, từ nào cần phải sửa.

A. Đoàn viên

B. Bàng quang

C. Hiện tượng

D. Thị trường

Câu 3

Bài Bạch Đằng giang phú ra đời trong hoàn cảnh nào ?

A. Sau cuộc kháng chiến chống quân Tống.

B. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

C. Trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.

D. Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.

 

doc 3 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn : Ngữ văn ; lớp : 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo Đăklăk ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Trường THPT Ngô Gia Tự – Eakar MÔN : Ngữ – Văn ; Lớp : 10 – CTNC (BAN XÃ HỘI )
Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề) Năm học 2006 – 2007
Phần I : Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Câu 1
Chữ Kiến trong câu thơ Duy kiến trường giang thiên tế lưu ( Lý Bạch) cùng nghĩa với chữ Kiến trong câu nào dưới đây ?
Kiến nghị
Kiến thiết
Chứng kiến
Cái kiến
Câu 2
Trong câu “Là những người đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, chúng ta không thể bàng quang trước các hiện tượng tiêu cực nảy sinh bởi cơ chế thị trường hiện nay”, từ nào cần phải sửa.
Đoàn viên
Bàng quang
Hiện tượng
Thị trường
Câu 3
Bài Bạch Đằng giang phú ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Sau cuộc kháng chiến chống quân Tống.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
Câu 4
Tác phẩm Ra – ma – ya – na thuộc thể loại nào ?
Truyện cổ tích.
Truyện thơ
Sử thi
Truyện ngụ ngôn
Câu 5
Trong những câu sau, câu nào là ca dao hài hước ?
A.
Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn
B.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
C.
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa.
D.
Bao giờ cho đến tháng năm
Thổi nồi cơm nếp vừa ngồi vừa ăn.
Câu 6
Truyện tấm cám thuộc thể loại nào ?
Truyện thơ
Truyện cười
Truyện ngụ ngôn
Truyện cổ tích
Câu 7
Trong những câu sau, câu nào là tục ngữ ?
A. 
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
B.
Chuồn chuồn bay thấp, mưa ngập bờ ao
Chuồn chuồn bay cao, mưa rào lại tạnh
C. 
Ai về Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Để thương để nhớ, để sầu cho ai.
D.
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Câu 8
Cụm từ “cố nhân” trong câu “Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu” trong bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng có nghĩa là ?
Người nhiều tuổi, quắc thước.
Người đã biết ta từ trước đây.
Người gắn bó với mình từ lâu.
Người đã chết lâu lắm rồi.
Câu 9
Bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của tác giả nào ?
Đỗ Phủ
Thôi Hiệu
Vương Xương Linh
Lý bạch
Câu 10
Bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng được sáng tác vào thời điểm nào ?
Nhà Tống
Nhà Minh
Nhà Đường
Nhà Thanh
Câu 11
Tam đại con gà là loại truyện gì ?
Truyện cười
Truyện cổ tích
Truyện truyền thuyết
Truyện ngụ
Câu 12
Trong những câu sau đây câu nào sai ngữ pháp ?
Trong nhà có mấy ông khách vừa đến, ăn mặc rất lịch sự.
Dưới ách đô hộ của giăc, đời sống nhân dân rất cực khổ.
Qua truyện Tắt đèn đã cho ta thấy nỗi khổ của người phụ nữ.
Ngoài đường có rất nhiều xe máy, xe đạp đi lại hối hả.
Phần II : tự luận 7 điểm
Đề ra : Hãy kể lại một truyện cười đọc ngoài sách giáo khoa mà anh chị cho là có ý nghĩa phê phán sâu sắc.
Đáp án :
1. Yêu cầu chung : 
Học sinh có thể kể những truyện cười khác nhau, nhưng miễn là phải đảm bảo được yêu cầu của đề ra, biết vận dụng lý thuyết văn tự sự vào bài làm.
Truyện cười này có thể là truyện cười dân gian xưa, có thể là truyện cười thời hiện đại.
Ý nghĩa phê phán sâu sắc phải đảm bảo những vấn đề sau : phê phán về tư tưởng, đạo đức, về thói hư tật xấu, 
Cách kể phải có đầu, có cuối, hành văn trôi chảy, ngôn từ diễn đạt trong sáng, hàm súc.
2. Yêu cầu cụ thể :
Mở bài : (1,5 điểm)
Học sinh phải có lời giới thiệu ngắn gọn về truyện mà mình kể.
Thân bài : (4 điểm)
Nắm chắc cốt truyện sau đó kể lại theo một tiến trình diễn biến tuyến tính. Từ đó, học sinh phải làm bật lên ý nghĩa phê phán sâu sắc là gì ?
Kết luận : (1,5 điểm)
Bài học rút ra từ tác phẩm ( ý nghĩa giáo dục của văn bản).
TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
1
2
3
4
5
6
C
B
D
C
A
D
7
8
9
10
11
12
B
C
D
C
A
C

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van10nc_hk1_TNGT.doc