Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học khối 10 ban (khoa học tự nhiên) năm học 2006 - 2007

Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học khối 10 ban (khoa học tự nhiên) năm học 2006 - 2007

 1). Thuốc thử dùng để nhận biết gốc clorua trong dung dịch là chất nào ?

 A). Dung dịch AgNO3. B). Dung dịch NaOH. C). Dung dịch BaCl2. D). Quì tím.

 2). Số electron độc thân của nguyên tử Cl ở trạng thái kích thích lần lượt là :

 A). 7. B). 1, 3, 5, 7. C). 3, 5, 7. D). 1.

 3). Các mức oxihóa của nguyên tố Cl trong hợp chất lần lượt là :

 A). -1, +1, +3, +5, +7. B). -1, +3, +5, +7. C). -1, +1, +3, 0, +5, +7. D). -1, 0, +3, +5, +7.

 4). Số oxihóa các nguyên tố Ca, O, Cl, trong hợp chất CaOCl2 lần lượt là :

 A). +2, -2, 0. B). +2. -2, +1, -1. C). 0, -2, +1. D). +2, 0, -1.

 5). Quá trình oxihóa là quá trình như thế nào ?

 A). Có số oxihóa không thay đổi. B). Có oxihóa giảm xuống.

 C). Nhường electron. D). Nhận electron.

 6). Kiểu tinh thể kim loại nào sau đây có 26% thể tích là khoảng trống ?

 A). Lập phương tâm diện, lập phương tâm khối. B). Lập phương tâm diện, lục phương. C). Lập phương tâm khối, lục phương. D). Lập phương tâm khối.

 

doc 5 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học khối 10 ban (khoa học tự nhiên) năm học 2006 - 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-ĐT ĐĂK LĂK ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN HÓA HỌC KHỐI 10 BAN (KHTN)
Trường THPT Easúp Thời gian : 45 phút (Kể cả giao đề)
Năm học 2006 -2007
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất để trả lời các câu hỏi sau :
 1). Thuốc thử dùng để nhận biết gốc clorua trong dung dịch là chất nào ? 
	A). Dung dịch AgNO3. 	B). Dung dịch NaOH. 	C). Dung dịch BaCl2. 	D). Quì tím. 
 2). Số electron độc thân của nguyên tử Cl ở trạng thái kích thích lần lượt là : 
	A). 7. 	B). 1, 3, 5, 7. 	C). 3, 5, 7. 	D). 1. 
 3). Các mức oxihóa của nguyên tố Cl trong hợp chất lần lượt là : 
	A). -1, +1, +3, +5, +7. 	B). -1, +3, +5, +7. 	C). -1, +1, +3, 0, +5, +7. 	D). -1, 0, +3, +5, +7. 
 4). Số oxihóa các nguyên tố Ca, O, Cl, trong hợp chất CaOCl2 lần lượt là : 
	A). +2, -2, 0. 	B). +2. -2, +1, -1. 	C). 0, -2, +1. 	D). +2, 0, -1. 
 5). Quá trình oxihóa là quá trình như thế nào ? 
	A). Có số oxihóa không thay đổi. 	B). Có oxihóa giảm xuống.
 	C). Nhường electron.	 	D). Nhận electron. 
 6). Kiểu tinh thể kim loại nào sau đây có 26% thể tích là khoảng trống ? 
	A). Lập phương tâm diện, lập phương tâm khối. B). Lập phương tâm diện, lục phương. 	 	C). Lập phương tâm khối, lục phương. 	D). Lập phương tâm khối. 
 7). Cho phản ứng sau : MnO2 + 4 HCl MnCl2 + Cl2 + 2 H2O
Vai trò của MnO2 trong phản ứng trên là : 
	A). Chất oxihóa. 	B). Oxit bazơ. 	C). Chất khử. 	D). Bazơ. 
 8). Liên kết kim loại được hình thành như thế nào ? 
	A). Do lực hút giữa các electron tự do với các nguyên tử kim loại. 
 	B). Do lực hút giữa các ion âm với ion duơng. 
 	C). Do lực hút giữa các electron tự do với các ion dương kim loại. 
 	D). Do góp chung electron tự do. 
 9). Số oxihóa của kim loại luôn luôn dương trong các hợp chất là vì ? 
	A). Kim loại tồn tại ion dương. 	B). Kim loại có xu hướng nhường electron. 	C). Kim loại có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng. 	D). Kim loại ở nhóm IA, IIA, IIIA trong (BTH). 
 10). Trong tất cả các hợp chất nguyên tố F luôn luôn có số oxihóa là -1 bởi vì ? 
	A). Nhận 1 electron trong hợp chất với kim loại.
	B). Có độ âm điện lớn nhất.
 	C). Có 7 electron lớp ngoài cùng và có độ âm điện lớn nhất.
 	D). Có 7 electron lớp ngoài cùng. 
 11). Phản ứng giữa Cl2 với H2O thuộc phản ứng gì ? 
	A). Oxihóa khử ngoại phân tử. 	B). Tự oxihóa khử. 
 	C). Không phải phản ứng oxihóa. 	D). Oxihóa khử nội phân tử. 
 12). Điện hóa trị của một nguyên tố được xác định như thế nào ? 
	A). Dựa vào số oxihóa. 	B). Dựa vào số electron ngoài cùng.
 	C). Dựa vào điện tích ion. 	D). Dựa vào số electron tham gia liên kết. 
 13). Cho các hợp chất sau : Na2O2 , H2O2, H2O, F2O. Số oxhóa của nguyên tố O trong các hợp chất trên lần lượt là bao nhiêu ? 
	A). -1, -1, -2, +1. 	B). -2, -1, -2, +1. 	C). -1, -2, -2, +1. 	D). -2, -2, -2, -2. 
 14). Cho phản ứng sau : MnO- + H+ + A B + Cl2 + H2O.Vậy A, B lần lượt là những chất và ion nào ? 
	A). Cl- , K2MnO4. 	B). Cl- , Mn2+ . 	C). Cl2O, Mn2+. 	D). Cl- , MnO2. 
 15). Cho mẫu giấy quì tím vào nước Cl2. Hiện tượng quan sát được như thế nào ? 
	A). Quì tím hóa xanh. 	B). Quì tím hóa đỏ sau đó mất màu. 
 	C). Quì tím mất màu. 	D). Quì tím hóa đỏ. 
 16). Thành phần chất tan có trong nước clo là : 
	A). Cl2. 	B). HCl, HClO. 	C). Cl2, HCl, HClO. 	D). Cl2, HClO. 
 17). Quá trình khử là quá trình như thế nào ? 
	A). Có số oxihóa không thay đổi. 	B). Có oxihóa giảm xuống.
 	C). Nhường electron.	 	D). Có số oxihóa tăng lên. 
 18). Cộng hóa trị của một nguyên tố được xác định như thế nào ? 
	A). Dựa vào số electron tham gia liên kết. 	B). Dựa vào số đôi electron góp chung.
 	C). Dựa vào số oxihóa. 	D). Dựa vào số electron ngoài cùng. 
 19). Cho phản ứng sau : CaOCl2 + CaO + Cl2 
Phản ứng trên thuộc phản ứng gì ? 
	A). Oxihóa khử nội phân tử. 	B). Tự oxihóa khử.
 	C). Oxihóa khử ngoại phân tử. 	D). Không phải phản ứng oxihóa. 
 20). Cho phản ứng sau : Cr2O72- + H+ + A B + Cl2 + H2O
Vậy A, B lần lượt là những chất và ion nào ? 
	A). Cl- , Cr3+ . 	B). Cl2O , Cr3+. 	C). Cl-, Cr2O3. 	D). Cl- , CrO42-. 
21). Cho các chất sau : NạCl, H2SO4, KMnO4, NaHSO4. Trộn các chất như thế nào để thu được khí Cl2. 
	A). NaCl, H2SO4. 	B). NaCl, KMnO4. 	C). NaCl, H2SO4, KMnO4. 	D). NaCl, NaHSO4, KMnO4. 
 22). 16 gam O2 chuyển hóa thành O2-. Thì đã thu vào ra bao nhiêu mol electron ? 
	A). 0,5 mol. 	B). 2,0 mol. 	C). 1,5 mol. 	D). 1,0 mol. 
 23). Có thể thu khí HCl bằng cách nào sau đây ? 
	A). Đẩy không khí hoặc đẩy nước. 	B). Đẩy dung dịch NaCl.
 	C). Đẩy nước. 	 	D). Đẩy không khí. 
 24). Để nhận biết dung dịch HCl, dung dịch KCl, dung dịch HNO3, dung dịch KNO3. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây. 
	A). Quì tím. 	B). Quì tím và dung dịch AgNO3.
 	C). Kim loại Zn và quì tím. 	D). Dung dịch AgNO3. 
 25). Để thu được 5,6 lít Cl2 (ĐKTC) bằng cách cho KMnO4 phản ứng với dung dịch HCl 36%. Vậy khối lượng dung dịch HCl cần dùng là bao nhiêu ? 
	A). 40,56 gam. 	B). 80,11 gam. 	C). 50,69 gam. 	D). 81,12 gam. 
 26). Phân tử HCl tan tốt trong H2O là do nguyên nhân nào sau đây ? 
	A). Do phân tử HCl là hợp chất cộng hóa trị. 	B). Do phân tử HCl không phân cực.	 	C). Do phân tử HCl phân cực mạnh. 	D). Do phân tử HCl là hợp chất ion. 
 27). Cho các phản ứng sau : H2S + O2 S + SO2
 NH3 + Cl2 N2 + HCl
Chất khử là những chất nào ? 
	A). NH3, O2 . 	B). H2S, HCl. 	C). O2, HCl. 	D). H2S, NH3. 
 28). Dẫn 5 lít hỗn hợp khí gồm Cl2, O2 vào 150 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng thể tích khí còn lại là 2 lít .Vậy thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu . Biết các thể tích trên đo cùng điều kiện . 
	A). O2 (50%) và Cl2 (50%). 	B). O2 (60%) và Cl2 (40%). 
	 C). O2 (35%) và Cl2 (65%). 	D). O2 (40%) và Cl2 (60%). 
 29). Cần bao nhiêu ml dung dịch KOH 1M để trung hòa hết 50 ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1M và H2SO4 1M. 
	A). 150 ml. 	B). 75 ml. 	C). 50 ml. 	D). 100 ml. 
 30). Cho phản ứng sau : KMnO4 + HCl KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Hệ số cân bằng của phản ứng trên lần lượt là : 
	A). 2, 16, 2, 1, 5, 8. 	B). 2, 10, 2, 1, 5, 5. 	C). 2, 10, 2, 1, 5, 8. 	D). 2, 16, 1, 2 , 5, 8. 
 31). Tính tẩy trắng của nước clo được thể hiện bởi chất nào sau đây? 
	A). HClO. 	B). Oxi nguyên tử. 	C). HCl. 	D). Cl2. 
 32). Đốt cháy 15,05 gam hỗn hợp gồm Al, Fe trong khí Cl2. Sau phản ứng thu được 47,00 gam chất rắn. Vậy thể tích khí Cl2 đo ở (ĐKTC) đã phản ứng là bao nhiêu ? 
	A). 5,6. 	B). 8,96. 	C). 10,08 lít. 	D). 6,72. 
 33). Cho phản ứng sau : 2 KClO3 2 KCl + 3 O2
Phản ứng trên thuộc phản ứng gì ? 
	A). Phân hủy. 	B). Oxihóa ngoại phân tử.
 	C). Oxihóa khử nội phân tử. 	D). Tự oxihóa khử. 
 34). 0,25 mol Al chuyển hóa thành Al3+. Thì đã tách ra bao nhiêu mol electron ? 
	A). 1,0 mol. 	B). 0,5 mol. 	C). 0,75 mol. 	D). 0,25 mol. 
 35). Hỗn hợp khí nào sau đây không tồn tại ở điều kiện thường ? 
	A). N2 và O2. 	B). CO2 và O2. 	C). Cl2 và H2. 	D). HCl và O2. 
 36). Để xử lí khí Cl2 dư trong quá trình điều chế . Cần dùng dung dịch nào sau đây ? 
	A). Dung dịch HCl. 	B). Nước. 	C). Dung dịch NaOH. 	D). Dung dịch NaCl. 
 37). Hỗn hợp khí nào sau đây tồn tại ở điều kiện thường ? 
	A). NH3 và Cl2. 	B). Cl2 và O2. 	C). Cl2 và H2. 	D). H2S và O2. 
 38). Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít Cl2 đo ở (ĐKTC) bằng 100 ml dung dịch NaOH 2M. Vậy nồng độ mol/ lít của NaClO trong dung dịch sau phản ứng là : 
	A). 4,0 M. 	B). 0,5 M. 	C). 2,0 M. 	D). 1,0 M. 
 39). Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 2M để trung hòa hết 100 ml dung dịch HCl 1M. 
	A). 150 ml. 	B). 50 ml. 	C). 200 ml. 	D). 100 ml. 
 40). Khí Cl2 có màu, mùi như thế nào ? 
	A). Màu vàng lục, mùi xốc. 	B). Màu vàng lục ,không mùi. 
 	C). Không màu, không mùi. 	D). Không màu, mùi xốc. 
=====HẾT=====Sở GD-ĐT ĐĂK LĂK ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN HÓA HỌC
Trường THPT Easúp KHỐI : 10 BAN (KHTN)
Năm học 2006 -2007
	01. ; - - -	06. - / - -	11. - / - -	16. - - = -
 02. - - = -	07. ; - - -	12. - - = -	17. - / - - 
 03. ; - - -	08. - - = -	13. ; - - -	18. - / - -
 04. - / - -	09. - / - -	14. - / - -	19. ; - - -
	05. - - = -	10. - - = -	15. - / - -	20. ; - - -
 21. - - = -	26. - - = -	31. ; - - -	36. - - = -
	22. - / - -	27. - - - ~	32. - - = -	37. - / - -
	23. - - - ~	28. - - - ~	33. - - = -	38. - / - -
	24. - / - -	29. ; - - -	34. - - = -	39. - / - -
	25. - - - ~	30. ; - - -	35. - - = -	40. ; - - -
=====HẾT=====


Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Hoa10nc_hk1_TESP.doc