Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn phần nghị luận xã hội

Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn phần nghị luận xã hội

 Câu 1: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”.

Những ý cần có:

 a. Mở bài:

- Giới thiệu quan niệm về sống đẹp của nhà thơ Tố Hữu.

- Trích nguyên văn câu nói.

- Trả lời câu hỏi sống đẹp là gì? - sống đẹp là sống có ích cho mọi người, sống tốt với bản thân và có ích cho người khác, sống có ý nghĩa.

 b. Thân bài:

- Giải thích: Thế nào là “Sống đẹp”

- Phân tích các khía cạnh “Sống đẹp”.

- Chứng minh, bình luận: Nêu những tấm gương “Sống đẹp”, bàn luận cách thức để “Sống đẹp”, phê phán lối sống không đẹp.

- Xác định phương hướng, biện pháp phấn đấu để có lối sống đẹp.

 c. Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa cách sống đẹp (Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người. Câu thơ Tố Hữu có tính chất gợi mở, nhắc nhở chung đối với tất cả mọi người nhất là thanh niên)

- Thế hệ trẻ cần phấn đấu rèn luyện, nâng cao nhân cách.

 

doc 14 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1320Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn phần nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN
PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
 Câu 1: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”.
Những ý cần có:
 a. Mở bài: 
Giới thiệu quan niệm về sống đẹp của nhà thơ Tố Hữu.
Trích nguyên văn câu nói.
Trả lời câu hỏi sống đẹp là gì? - sống đẹp là sống có ích cho mọi người, sống tốt với bản thân và có ích cho người khác, sống có ý nghĩa. 
 b. Thân bài: 
- Giải thích: Thế nào là “Sống đẹp”
- Phân tích các khía cạnh “Sống đẹp”.
- Chứng minh, bình luận: Nêu những tấm gương “Sống đẹp”, bàn luận cách thức để “Sống đẹp”, phê phán lối sống không đẹp...
- Xác định phương hướng, biện pháp phấn đấu để có lối sống đẹp.
 c. Kết bài: 
- Khẳng định ý nghĩa cách sống đẹp (Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người. Câu thơ Tố Hữu có tính chất gợi mở, nhắc nhở chung đối với tất cả mọi người nhất là thanh niên)
- Thế hệ trẻ cần phấn đấu rèn luyện, nâng cao nhân cách.
Câu 2: Phải chăng “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ đi?”
Dàn ý:
a. Mở bài: 
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Trích dẫn nguyên văn nhận định.
- Dẫn vào yêu cầu đề.
b. Thân bài:
- Giải thích tư tưởng nêu trong nhận định: tình bạn là gì? Tình bạn cao quý, đích thực?
- Bàn luận mở rộng vấn đề và lấy dẫn chứng minh họa để làm sáng tỏ hệ thống luận điểm. 
+ Tình bạn chân thành phải qua thử thách mới có thể biết.
+ Phê phán những tình bạn hời hợt, lợi dụng, không chân thành.
- Những trải nghiệm của bản thân về tình bạn:
+ Kể lại một vài kỷ niệm giúp anh (chị) biết đâu là tình bạn chân thành, tình bạn không chân thành.
+ Anh (chị) đã làm gì để giúp cho tình bạn thêm bền vững và giàu giá trị nhân văn?
c. Kết bài:
- Nhấn mạnh lại vấn đề.
- Tình bạn chân thành, trong sáng là điểm tựa đồng thời là sức mạnh nâng đỡ tinh thần mỗi người trên hành trình cuộc sống.
Câu 3: Tuổi trẻ với tình yêu:
Dàn ý:
Mở bài:
Nêu vai trò của tình yêu đối với đời sống con người.
Tuổi trẻ cần có thái độ đúng đắn, có trách nhiệm với tình cảm vốn cao đẹp, thiêng liêng này
(có thể dẫn một câu thơ hoặc một câu danh ngôn về tình yêu rồi dẫn vào yêu cầu đề.)
“Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.” – Puskin.
Thân bài:
- Vị trí của tình yêu trong đời sống con người.
 + Tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng và sâu sắc. Nó chi phối hoặc có thể làm thay đổi đời sống của con người. Tình yêu chỉ say đắm nhất khi ở giai đoạn tuổi trẻ (“Sóng” – Xuân Quỳnh).
 + Tâm hồn, nhân cách của con người được thể hiện rõ nhất qua tình yêu. 
Tuổi trẻ với tình yêu:
+ Quan niệm về tình yêu đối với giới trẻ hiện nay ra sao? So với các thế hệ trước, họ có gì thuận lợi và khó khăn trên con đường đến với tình yêu và hạnh phúc?
+ Quan niệm về tình yêu đối với tuổi trẻ ngày ngày có những mặt tích cực, tiêu cực nào? Lấy ví dụ minh họa.
+ Mỗi người cần có trách nhiệm như thế nào đối với tình yêu? Cần có trách nhiệm gì đối với người mình yêu? 
Liên hệ với thực tế trải nghiệm của bản thân:
+ Anh (chị) đã từng chứng kiến những hình ảnh nào đẹp và chưa đẹp trong tình yêu của bạn bè cùng lớp hoặc ngoài xã hội. Anh (chị) có suy nghĩ gì về những điều đã trông thấy?
+ Quan niệm của bản thân về vai trò, vị trí của tình cảm trong đời sống của con người. Theo anh (chị), làm thế nào để tình yêu ngày càng đẹp, bền vững, sâu sắc và mang tính nhân văn hơn.
Kết bài:
Cần biết yêu thương chân thành, vị tha để tình yêu mãi mãi là tình cảm thiêng liêng, cao thượng có khả năng nâng đỡ và hoàn thiện con người (“Tôi yêu em” của Puskin).
Câu 4: Ô nhiễm môi trường - trách nhiệm của toàn xã hội.
Dàn ý:
Mở bài:
- Vai trò của môi trường đối với đời sống con người.
- Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân loại.
- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội. 
(“Tổ quốc Việt Nam xanh thắm, có sạch đẹp mãi được không. Điều đó tùy thuộc vào bạn”) 
Thân bài:
Môi trường có mối quan hệ mật thiết đối vớ đời sống con người: Các yếu tố của môi trường, đặc biệt là không khí là điều kiện để con người tồn tại.
Thực trạng môi trường hiện nay: Môi trường bị phá hủy, bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
- Hậu quả con người phải gánh chịu khi môi trường bị ô nhiễm.
- Những giải pháp nhằm ngăn chặn và hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Kinh nghiệm của bản thân, thái độ và định hướng hành động.
+ Môi trường nơi em đang sống có điểm gì đáng lưu ý.
+ Nhận xét của anh (chị) về thái độ đối với môi trường của cư dân nơi anh (chị) sống.
+ Hành động của bản thân anh (chi) đối với môi trường như thế nào? Theo anh (chị) làm thế nào để bảo vệ môi trường.
Kết bài:
Mỗi người cần tham gia bảo vệ môi trường để cứu lấy trái đất, bảo vệ đời sống của nhân loại.
Câu 5: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết” – Cô phiannan.
Quan niệm của anh (chị) về vấn đề này?
Dàn ý:
Mở bài:
Nhìn nhận về tốc độ lây lan nhanh của căn bệnh AIDS trên phạm vi toàn cầu.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự xa lánh, thờ ơ, thiếu quan tâm của cộng đồng đối với những người bị AIDS.
Trích dẫn lời cảnh báo của Tổng thư ký Liên hợp quốc Cophiannan.
Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và mục đích của bản thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS. Nhân mạnh nguyên nhân dẫn đến sự lan tràn căn bệnh AIDS. Trích dẫn lời kêu gọi của tác giả.
Dẫn dắt vào thân bài.
Thân bài:
Tư tưởng của bản thông điệp: phê phán, phủ nhận sự phân biệt, kỳ thị với những người nhiễm AIDS, chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hậu quả nặng nề từ thái độ đó. 
+ Giải thích các từ ngữ khó: Khốc liệt? Im lặng? Chúng ta và họ? Vì sao gọi đó là thế giới khốc liệt? Vì sao im lặng lại đồng nghĩa với cái chết? 
Hiện tượng phân biệt chúng ta và họ:
+ người bị bệnh thường bị xa lánh, những người lành lặn xem việc nhiễm AIDS không phải là việc của mình.
+ hậu quả: 
Người mắc bệnh không dám công khai về bệnh tật của mình-> lén lút.
 Người chưa mắc bệnh lại không biết cách phòng tránh-> dửng dưng, mất cảnh giác, thiếu tinh thần đấu tranh với đại dịch AIDS
“im lặng”: tạo điều kiện lây lan AIDS.
Liên hệ, mở rộng: 
+ Anh (chị) , cư dân nơi anh (chị) sinh sống có thái độ thế nào trước những người bị nhiễm AIDS. Anh (chị) cần có những hành động nào để tích cực góp phần đẩy lùi căn bệnh AIDS.
Kết bài:
Khẳng định tính đúng đắn và sâu sắc trong lời kêu gọi đầy nhiệt huyết của Tổng thư ký LHQ.
Những người trẻ tuổi chúng ta cần tích cực góp phần làm thay đổi thái độ đối với những người bị nhiễm AIDS để tích cực góp phần trong việc đẩy lùi đại dịch AIDS.
Câu 6: Phải chăng: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”. 
Dàn ý:
a. Mở bài:
Trình bày ngắn gọn nội dung của vấn đề: cái chết đối với con người thật đáng sợ.
Trích dẫn nguyên văn câu nói của Kusin.
Cái chết đáng sợ thật nhưng không đáng sợ bằng sự tàn lụi về tâm hồn khi đang còn sống.
b. Thân bài:
Giải thích tư tưởng nêu trong nhận định.
+ Cái chết không hẳn là mất mát lớn nhất. Vì trên thực tế có những trạng thái tồn tại còn khiến con người bất hạnh hơn cái chết. VD: Sống không có mục đích, sống có hại cho người khác
+ Điều đáng sợ là con người để tâm hồn mình tàn lụi ngay khi còn sống: không có sự rung động trước cuộc đời, không cảm thấy hạnh phúc, đau khổ, không có ước mơ, khát vọng họ đ1nh mất cuộc đời ngay khi còn đang sống.
Bàn luận mở rộng vấn đề:
+ Vì sao cái chết không là mất mát lớn nhất: vì có nhiều người dù đã chết nhưng tên tuổi của học còn sống mãi: Lê-nin, Hồ Chí Minh, Khổng Tử.
+ Vì sao sự tàn lụi của tâm hồn còn đáng sợ hơn cái chết: nhiều người vẫn sống, vẫn tồn tại nhưng tâm hồn trống rỗng, không có cảm xúc, sống chỉ biết đến mình và khi rời khỏi cuộc đời họ không bao giờ còn được ai nhắc đến. Những con người như thế đã đ1nh mất cuộc sống quý giá ngay khi cái chết chưa chạm đến họ. 
Liên hệ bản thân: 
+ Anh (chị) đã từng chứng kiến những lối sống tiêu cực, đáng phê phán nào?
+ Anh (chị) cần làm gì đề không rơi vào trạng thái “tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”.
c. Kết bài:
Nhấn mạnh giá trị của ý kiến trên đối với việc lựa chọn cách sống, thái độ sống tích cực đối với con người nói chung và với bản thân mình nói riêng.
 Câu 7: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn” (Lưu Quang Vũ) – “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề trên?
Dàn ý:
a. Mở bài:
Giới thiệu ngắn gọn về vở kịch (ý nghĩa triết lý rút ra từ vở kịch). Nhấn mạnh điều tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm.
Trích dẫn nguyên văn quan niệm sống trên.
Dẫn vào thân bài.
b. Thân bài:
Giải thích tư tưởng nêu trong nhận định:
+ Giới thiệu ngắn gọn xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của câu văn, ý nghĩa câu nói: thể hiện khát vọng sống chính đáng của con người có nhân cách.
+ Giải thích nội dung cần bàn luận: Bên trong, bên ngoài là những phương diện nào của con người, mong muốn được là tôi toàn vẹn thể hiện khát vọng nào của con người?
Bàn luận mở rộng vấn đề.
. Bi kịch của kiếp sống “Bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo”: bên trong? Bên ngoài? Lối sống đối lập bên trong và bên ngoài dẫn đến những hậu quả nào? Do những nguyên nhân nào xô đẩy?
. Khát vọng được sống là một con người thống nhất cả thể xác và linh hồn. Làm thế nào để có cuộc sống đó.
Liên hệ bản thân.
+ Anh chị đã từng chứng kiến lối sống trong – ngoài khác nhau chưa? Suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
+ Bản thân anh chị đã từng phải trải qua nỗi khổ sống cuộc sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo? Theo anh chị làm thế nào để có cuộc sống toàn vẹn, thống nhất?
c. Kết bài:
- Nhấn mạnh giá trị nhân văn Lưu Quang Vũ gửi gắm qua vở kịch.
- Khẳng định trách nhiệm của con người trong việc hình thành, bảo vệ những khát vọng chính đáng và cao đẹp.
Câu 8: “Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? 
Dàn ý:
a. Mở bài:
Giới thiệu nguồn gốc, xuất xứ của nhận định.
Trích dẫn nguyên văn câu văn cần bàn luận.
Nhấn mạnh sơ lược về sức sống mãnh liệt của nền văn hóa Việt Nam trong hành trình lịch sử.
Dẫn dắt vào thân bài.
b. Thân bài:
Giải thích: Văn hóa? Các đặc diểm cơ bản của văn hóa Việt Nam.
+ Văn hóa bao gồm tất cả các yếu tố về vật chất, tinh thần của một xã hội: tôn giáo, đạo đức, triết học, mĩ học
+ Văn hóa Việt Nam có những điểm nổi bật như: thiết thực (phù hợp, gắn bó chặt chẽ với thực tế đời sống, đáp ứng những nhu cầu thiết thực của nhân dân), linh hoạt, dung hòa (khả năng kế thừa, tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa của các nền văn hóa khác nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình).
Bàn luận, mở rộng vấn đề: 
+ Những đặc điểm trên gắn liền với bối cảnh lịch sử, xã hội nào của đất nước, với bản sắc nào của tâm hồn dân tộc.
+ Với những đặc điểm đó văn học Việt Nam có những thế mạnh và hạn chế nào?
+ Cần làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc?
c. Kết bài:
Cội nguồn văn hóa có vai trò không nhỏ đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
Thế hệ trẻ cần có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc trong thời hiện đạ ...  để hiểu sâu sắc vấn đề; là việc trao đổi với bạn bè theo cách học nhóm, được thầy cô hướng dẫn.
 + Sự khác biệt giữa phương pháp học chủ động và phương pháp học thụ động: với phương pháp học chủ động HS sẽ có điều kiện tự mình khám phá và lĩnh hội tri thức, có điều kiện tư duy và sáng tạo tốt hơn so với lối học thụ động.
 + Tự học mang lại cho con người nhiều lợi ích: Chủ động trong tư duy, thường xuyên tìm ra cái mới, cuộc sống trở nên hài hòa, tốt đẹp hơn, cảm thấy hứng thú hơn khi bắt đầu bất cứ công việc gì.
Bàn luận mở rộng vấn đề:
 + Nêu một số tấm gương tiêu biểu đạt thành tích cao trong học tập do sử dụng phương pháp tự học: Sholokhop, Thầy Nguyễn Ngọc Ký
 + Hậu quả của việc học thụ động: hiểu biết ít, luôn thụ động và thiếu tính sáng tạo trong học tập.
Liên hệ bản thân:
 + Bản thân anh (chị) đã áp dụng phương pháp tự học trong học tập chưa? Kết quả ra sao? Anh (chị) cần làm gì để duy trì phương pháp tự học? 
c. Kết bài:
- Nhấn mạnh lại lợi ích của việc tự học, việc tự học phải trở thành một kỹ năng cần thiết để mỗi học sinh sinh viên có thể đáp ứng được yêu cầu của thời đại.
Câu 18: Quan niêm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay.
Dàn ý:
a. Mở bài:
Có rất nhiều cách trả lời cho câu hỏi : “Hạnh phúc là gì?” bởi mỗi người có quan niệm hạnh phúc khác nhau. Tuy nhiên ai cũng mong muốn mình có được hạnh phúc đích thực, và mỗi người không ai giống ai đều có một con đường để đến với hạnh phúc của mình.
Vậy tuổi trẻ ngày nay quan niệm thế nào về hạnh phúc?
b. Thân bài:
- Giải thích: Thế nào là hạnh phúc? Đó có thể là sự thỏa mãn, niềm vui, sự sung sướng. Nhưng khác hơn ở những niềm vui thông thường hạnh phúc đòi hỏi sự bền vững và mang tính văn hóa. 
- Chứng minh về hạnh phúc:
+ Hạnh phúc là cảm giác ngay trong tâm hồn, trong trái tim con người. Hạnh phúc vừa là khái niệm trừu tượng, mang tính triết lý sâu xa vừa là những niềm vui nhỏ bé giản đơn và gần gũi, có khi hạnh phúc ở ngay trong niềm cay đắng, khổ cực, con người có thể cảm nhận được hạnh phúc nhưng không cầm nắm được.
+ Hạnh phúc chỉ có được bằng con đường đúng đắn, từ cảm giác yên ổn, từ lương tâm trong sáng, từ lẽ phải của tâm hồn. Hạnh phúc nằm ngay trong khát vọng vươn tới sự hoàn thiện của con người. Hạnh phúc không được đo bằng vật chất, bằng vinh quang.
Liên hệ bản thân: 
+ Hạnh phúc là sự sẻ chia. Người hạnh phúc là người biết mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh.
+ Hạnh phúc rất mong manh, ngắn ngủi, tức thời. Con người cần bớt phần hưởng thụ để có thể giữ được hạnh phúc, biết kết hợp giữa thưởng thức và gìn giữ hạnh phúc mới lâu bền.
c. Kết bài:
Hạnh phúc làm cho con người cảm thấy cuộc sống thật ý nghĩa và sẽ ý nghĩa hơn nếu chúng ta biết đem niềm hạnh phúc đến cho người khác.
Hãy biết cảm xúc hạnh phúc tành động lực sống, để sống lạc quan, yêu đời, sống có ý nghĩa hơn.
Nếu bạn chưa có hạnh phúc hãy nỗ lực tìm kiếm. Hạnh phúc sẽ mỉm cười với bạn.
Câu 19: Phát biểu ý kiến chủ đề: “Vào đại học là cách lập thân duy nhất của thanh niên”.
a. Mở bài: 
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Nêu vắn tắt nhận định của bản thân về vấn đề nghị luận.
- Trích dẫn nguyên văn nhận định trên.
b. Thân bài: 
- Giải thích nội dung nhận định: Lập thân? 
- Nêu nguyên nhân dẫn đến quan niệm sai lầm của học sinh: do ảo tưởng về năng lực bản thân, do gia đình ép buộc, do thiếu thông tin. (d/ c) 
- Theo em có nhất thiết phải vào đại học mới có tương lai không, quan niệm của em về nhận định này? (d/ c) 
- Nêu suy nghĩ của em về việc chọn lựa nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (có gì tích cực, có gì còn tiêu cực).
- Em sẽ lựa chọn nghề nghiệp gì cho mình trong tương lai, để đạt được mục của mình em sẽ phải chuẩn bị gì từ hôm nay. 
c. Kết bài: 
- Khẳng định tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn
- Liên hệ bản thân.
Câu 20: Truyền thống tôn sư trọng đạo trong nhà trường hiện nay.
a. Mở bài: 
Giới thiệu truyền thống hiếu học, trọng thầy của người Việt.
Nêu vấn đề tôn sư trọng đạo trong nhà trường, xã hội hiện nay.
Hoặc có thể kể một câu chuyện về người thầy mà em yêu thích.
b. Thân bài:
Giải thích tư tưởng nêu trong nhận định.
+ Tôn sư trọng đạo là tư tưởng của Nho giáo: coi trọng vai trò của người thầy trong việc giáo dục con người: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Không thầy đố mày làm nên
+ Cha ông ta đã tiếp nhận tư tưởng lễ nghĩa đó và biến nó thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt, theo đúng tinh thần của người Việt. 
Bàn luận mở rộng vấn đề:
+ Truyền thống tôn sư trọng đạo đã trở thành nguồn mạch làm nên sức sống của của nền văn hóa dân tộc. Với sự dẫn dắt của những người thầy tâm huyết: Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Đặng Thai Mai.
+ Tuy nhiên, truyền thống này cũng có những hạn chế: Phụ thuộc vào thầy, thiếu chủ động, tích cực, nặng về kiến thức
+ Trong xã hội hiện đại, truyền thống tôn sư trọng đạo có còn được giữ gìn, phát huy hay không? Nêu và phân tích ngắn gọn những biểu hiện đẹp và chưa đẹp?
Liên hệ thực tế: 
+ Anh chị làm thế nào để giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó mà vẫn tiếp thu những nét mới trong nền giáo dục hiện đại. (lấy dẫn chứng từ trong quá trình học tập của bản thân)
c. Kết bài: 
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp, quý giá, cần nối tiếp và phát huy.
Trong xã hội ngày nay, HS cần bổ sung những nội dung mới để nền giáo dục của đất nước hội nhập cùng thế giới.
Câu 21: Suy nghĩ của em về lòng dũng cảm.
Dàn ý:
a. Mở bài: 
+ Khẳng định vai trò của lòng dũng cảm trong việc hình thành nên nhân cách con người – Đây là một tính cách tốt.
+ Lòng dũng cảm là phẩm chất được đề cao từ xưa bởi nó có liên hệ sâu xa với ý thức về phẩm giá, nhân cách, sự hy sinh cao thượng, tình thương và lẽ phải con người.
(HS có thể kể một câu chuyện liên quan tới lòng dũng cảm để mở bài.)
b. Thân bài:
Giải thích thế nào là lòng dũng cảm:
+ Đây là một đức tính tốt, thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin, chiến thắng nỗi sợ hãi, yếu đuối vốn có để thực hiện những hành động đúng, đẹp, cao thượng để chứng tỏ phẩm giá hoặc để cứu người.
Bàn luận, chứng minh ý nghĩa, giá trị của lòng dũng cảm trong cuộc sống:
+ Tại sao lòng dũng cảm luôn được đề cao? Có phải hành động đúng và có ích luôn đi kèm với hành động đúng và có ích?
+ Những biểu hiện của lòng dũng cảm luôn được cụ thế hóa bằng hành động của anh hùng trong lao động, trong chiến đấu, trong học tập, trong sản xuất.
Lòng dũng cảm khi xuất phát từ tình yêu thương và đức vị tha có sức mạnh cảm hóa lòng người.
Liên hệ bản thân:
+ Kể một vài sự việc mà anh chị chứng kiến hoặc tham gia về tác dụng của lòng dũng cảm hoặc hậu quả của hành động hèn nhát yếu đuối.
c. Kết bài: 
Khẳng định lòng dũng cảm được thể hiện đúng chỗ luôn là điều tốt đẹp.
Mỗi cá nhân cần rèn cho mình tính dũng cảm để trở thành người có ích cho xã hội.
Câu 22: Suy nghĩ của anh (chị) về tác hại của rượu, ma túy, thuốc lá đối với con người.
Dàn ý:
a. Mở bài:
Trong cuộc sống có những khi con người cần đến chất kích thích để vượt qua những vất vả, đau ốm. Nhưng nếu lạm dụng chất kích thích con người sẽ trở thành nô lệ của chúng.
Con người vẫn luôn nhận thấy việc lạm dụng rượu, bia, ma túy là điều không nên nhưng phần lớn vẫn không kiên quyết từ bỏ những mối nguy hiểm chết người này.
b. Thân bài:
Giải thích: Rượu, ma túy, thuốc lá là những chất kích thích gây hưng phấn tinh thần trong một thời gian nhất định, nếu sử dụng lâu dài có thể gây nghiện và phá hủy tế bào.
Chứng minh tác hại của rượu, ma túy, thuốc lá:
+ Gây nghiện, khiến con người phải sống phụ thuộc vào chúng, ảnh hưởng tới tài chính, chi tiêu trong gia đình.
+ Cơ thể bị nhiễm độc tố, dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, nan y: ung thư (gan, phổi), HIV.
+ Truyền bệnh cho người khác như trường hợp bệnh AIDS.
Mặc dù biết chúng có tác hại nguy hiểm như vậy nhưng vẫn dung chúng vì:
+ Dùng đúng liều lượng chúng sẽ có tác dụng tích cực. VD: rượu giúp ăn ngon miệng; thuốc lá giúp tinh thần sảng khoái tỉnh táo, vơi nỗi sầu muộn; thuốc phiện giúp giảm đau, ngủ ngon, hưng phấn
+ Nên có những biện pháp phòng ngừa rượu, ma túy, thuốc lá để đảm bảo sức khỏe. Không nên sử dụng khi còn trẻ, hạn chế dung rượu, thuốc lá. Không bao giờ tiếp xúc với thuốc phiện và ma túy.
- Trải nghiệm của cá nhân: Kể một câu chuyện về người thân, bạn bè đấu tranh cai rượu (thuốc lá, ma túy) khó khăn nhưng đã thành công, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình.
c. Kết bài:
 - Khẳng định tính chất nguy hiểm nặng nề của rượu, thuốc lá, ma túy đối với con người, đặc biệt đối với thanh niên. Kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ những nạn nhân của rượu, thuốc lá, ma túy.
Câu 24: Trình bày quan niệm của anh (chị) về vấn đề: “Sống đơn giản - xu thế của thế kỷ XXI.”
Dàn ý:
Mở bài:
- Cuộc sống ngày nay với sự hội nhập của nền kinh tế thị trường khiến con người phải sống gấp, sống vội. Nhưng cũng có người cảm thấy quá mệt mỏi với lối sống này vì thế sống đơn giản đang trở thành xu thế của thế kỷ XXI.
Thân bài:
Giải thích ngắn gọn: Sống đơn giản? lối sống này khác với lối sống của số đông con người trong xã hội hiện đại ở điểm nào?
+ Sống đơn giản là lối sống mới nhằm tìm đến sư thư thái, nhẹ nhõm, tĩnh lặng cho tâm hồn. Mỗi người tìm cho mình một cách thư giãn riêng không phụ thuộc vào vật chất.
+ Sống đơn giản khác với lối sống hiện đại 
Sống đơn giản: nghiêng về tính cân bằng, thư thái trong tâm hồn trong khi lối sống hiện đại là chạy đua về vật chất, năng lực, mong muốn được khẳng định mình.
Những biểu hiện của lối sống đơn giản.
+ Những thú vui của người thành phố: trồng hoa, trồng rau, trồng cây cảnh trên sân thượng hoặc trước sân nhà.
+ Các lớp học Yoga, lớp thiền ngày càng thu hút đông học viên tham gia.
+ Giảm bớt chi tiêu hoang phí vào những phương tiện hiện đại, sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên, làm công tác từ thiện
+ Ưu điểm của lối sống đơn giản: Con người thoát khỏi gánh nặng vật chất, những áp lực của cuộc sống, được làm gì mình thích và có được sự thanh thản trong tâm hồn. Con người có thời gian quan tâm đến mọi thứ xung quanh, có thời gian chăn sóc, quý trọng bản thân mình hơn. Tạo nên sự cân bằng trong cuộc sống giữa người giàu và người nghèo, trong chi tiêu giữa các tầng lớp.
+ Tính hai mặt của lối sống đơn giản:
Sống đơn giản không phải là sống nghèo khổ, không màng đến vật chất.
Sống đơn giản không phài là ở ẩn, thoát li cuộc sống.
Cần cân bằng giữa cuộc sống vật chất và tinh thần, giữa cống hiến cho đất nước, gia đình với việc thư giãn cho tâm hồn, chăm sóc bản thân và quan tâm đến người khác.
Liên hệ bản thân:
+ Anh chị có suy nghĩ gì trước lối sống đơn giản.
+ Là những người trẻ anh chị chọn lối sống nào để vừa thực hiện được những ước mơ, hoài bão vừa có những khoảnh khắc thư thái trong tâm hồn.
Kết bài:
- Khẳng định sống đơn giản là lối sống tích cực. Nguyễn Trãi từng có câu: 
“Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.” – “Nhàn”
- Chúng ta cũng cần định hướng cho mình một cuộc sống thật cân bằng và thư tha1itrong cuộc sống đầy tất bật và đua chen như ngày nay.
.. Hết ..
Nhóm biên soạn và sưu tập: Tổ Ngữ Văn Trường THPT Hòa ninh
 Di Linh, tháng 02 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • doc_ C_NG GN THI T_T NGHI_P MGN NG_ V_N NLXH.doc