Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn

Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn

A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM :

I. Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975:

 1. Những chặng đường phát triển:

 - 1945-1954: Văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp;

 - 1955-1964: Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam;

 - 1965-1975: Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước.

 2. Những thành tựu và hạn chế:

 - Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.

 - Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.

 - Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.

 - Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất định: đơn giản, phiến diện, công thức,

 

doc 28 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1302Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT DI LINH
TỔ NGỮ VĂN
 ĐỀ CƯƠNG
ÔN THI TỐT NGHIỆP
MÔN NGỮ VĂN
&
NĂM HỌC 2010 – 2011
PHẦN MỘT: VĂN HỌC VIỆT NAM
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM :
I. Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975:
 1. Những chặng đường phát triển:
 - 1945-1954: Văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp;
 - 1955-1964: Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam;
 - 1965-1975: Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước.
 2. Những thành tựu và hạn chế:
 - Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.
 - Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.
 - Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.
 - Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất định: đơn giản, phiến diện, công thức, 
 3. Những đặc điểm cơ bản:
 - Văn học phụ vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu;
 - Nền văn học hướng về đại chúng;
 - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
II. Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:
 1. Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về với cái tôi muôn thuở.
 2. Thành tựu cơ bản nhất của văn học thời kì này chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống.
B. CÂU HỎI KIỂM TRA:
 Suy nghĩ của anh (chị) về những thành tựu và đặc điểm của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
 1. Vài nét về tiểu sử:
 - Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 tại xã Kim Liên ,huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi thành Nguyễn Tất Thành,lúc hoạt động cách mạng ở nước ngoài lấy tên là Nguyễn Aùi Quốc,sau khi về nước có tên là Hồ Chí Minh.
 - Năm 1911, người ra đi tìm đường cứu nước, 1925 thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ,hội các dân tộc bị áp bức Aù Đông.
 - 1930, thành lập Đảng Cộng Sảng Việt Nam.
 - Tháng 2/1941, về nước lãnh đạo cách mạng, lập mặt trận Việt Minh.
 - 1945 lãnh đạo tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 thành công,ngày 2-9-1945, đọc Tuyên ngôn độc lập 
 - Ngày 6-1-1946, được bầu làm củ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cho đến khi qua đời ngày 2-9-1969.
à Danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc.
 2. Sự nghiệp văn học:
 a. Quan điểm sáng tác:
 - Văn nghệ là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ.
 Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
 	(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”)
 “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
 (Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951)
 - Văn học phải có tính chân thật và tính dân tộc.
 “Miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn”
 “Nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc”
 Đề cao sự sáng tạo.
 - Nhà văn phải xác định đối tượng phục vụ.
 Viết cho ai? (đối tượng)
 Viết để làm gì? (mục đích)
 Viết cái gì ? (nội dung)
 Viết thế nào ? (hình thức)
 b. Di sản văn học: Lớn lao về tầm vóc; phong phú về thể loại; đa dạng về phong cách nghệ thuật.
 * Văn chính luận:
 - Mục đích: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, giác ngộ nhiệm vụ cách mạng qua những chặng đường lịch sử.
 - Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945),  
 * Truyện và kí:
 - Mục đích: + tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân và phong kiến tay sai; đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.
 - Tác phẩm tiêu biểu: Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Nhật kí chìm tàu (1931), 
 * Thơ ca:
 3 tập thơ: Nhật kí trong tù (133 bài, chữ hán)
 Thơ Hồ Chí Minh (86 bài))
 Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài)
 - Tập thơ “Nhật kí trong tù” (8/1942 – 9/1943).
 + Tố cáo nhà từ Quốc dân đảng bất nhân, vô nhân đạo.
 + Bức chân dung tự hoạ của Hồ Chí Minh: “Bậc đại nhân, đại trí, đại dũng”.
 - Thơ ca trước và sau CM -8: (về nước hoạt động ở Việt Bắc): Tuyên truyền cách mạng; nỗi niềm lo lắng về vận mệnh non sông và tình cảm thiết tha gắn bó với thiên nhiên đất nước; ca ngợi sức mạnh của quân dân trong kháng chiến và niềm vui thắng lợi.
 c. Phong cách nghệ thuật: Độc đáo, đa dạng; Kết hợp sâu sắc và nhuần nhị: chính trị – văn chương, tư tưởng – nghệ thuật, truyền thống – hiện đại.
 * Văn chính luận: Ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, bút pháp đa dạng.
 * Truyện và kí: Hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng vừa có sức sắc bén, thâm thúy của phương Đông, vừa có cái hài hước, hóm hỉnh giàu chất uy-mua của phương Tây.
 * Thơ ca: phong cách đa dạng, sâu sắc.
 - Thơ tuyên truyền cách mạng: lời lẽ giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian hiện đại, 
 - Cổ thi: hàm súc, hoà hợp độc đáo giữa màu sắc cổ điển và bút pháp hiện đại, chất trữ tình và tính chiến đấu.
II. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ:
 Đề 1. Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Aùi Quốc – Hồ Chí Minh?
 Đề 2. Hãy trình bày quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn Aùi Quốc – Hồ Chí Minh?
 Đề 3. Hãy trình bày những nét chính về di sản văn học của Nguyễn Aùi Quốc – Hồ Chí Minh?
 Đề 3. Hãy trình bày phong cách nghệ thuật của Nguyễn Aùi Quốc – Hồ Chí Minh?
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(Hồ Chí Minh)
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
 1. Hoàn cảnh ra đời : 
 -Rộng : Nam : Pháp xâm lược Việt Nam.
 Bắc : Tàu Tưởng chuẩn bị tràn vào . 
 - Hẹp : 19-8-1945 chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân.
 26-8-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về đến Hà Nội, tại căn nhà số 48 - Hàng ngang, Hồ Chí Minh bắt tay vào soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập .
 2-9–1945 tại quảng trường Ba Đình, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập .
 2. Đối tượng : - Đồng bào cả nước . 
 - Nhân dân thế giới ( Pháp, Mĩ ).
 3. Mục đích sáng tác: 
 - Tuyên bố hoà bình độc lập
 - Bác bỏ lí lẽ xâm lược trước dư luận thế giới
 - Tranh thủ sự đồng tình của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
 4. Nội dung:
 a. Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc.
 Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp nhằm đề cao những giá trị của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại.
 b. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
 - Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng.
 - Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cãi. Đó là những tội ác về chính trị, kinh tế, văn hóa, ; là những âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo. Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công lao “khai hóa”, quyền “bảo hộ” Đông Dương. Bản tuyên ngôn cũng khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 - Những luận điệu khác của các thế lực phản cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thực, đầy sức thuyết phục.
 c. Tuyến bố độc lập: tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy.
 5. Nghệ thuật: 
 - Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục.
 - Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm.
 - Giọng văn linh hoạt.
 6. Ý nghĩa văn bản: 
 - Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy.
 - Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.
 - Là một áng văn chính luận mẫu mực.
II. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ:
 1. Câu hỏi kiểm tra:
 Câu 1. Tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh nào? 
 Câu 2. Trình bày mục đích và đối tượng của bản Tuyên ngôn Độc lập .
 Câu 3. Nêu ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh .
 2. Gợi ý các dạng đề:
 Đề 1: Đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tích Hồ Chí Minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết, lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
 Hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó.
 Đề 2. Tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh trong văn nghị luận: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn giàu sức thuyết phục.
 Anh chị hãy làm sáng tỏ điều đó.
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
(Phạm Văn Đồng)
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
 1. Tác giả: Phạm Văn Đồng(1906-2000)
 - Nhà hoạt động cách mạng xuất sắc .
 - Nhà văn hoá lớn, nhà lí luận văn nghệ uyên bác của nước ta trong thế kỉ X X
 2. Tác phẩm:
 a. Hoàn cảnh ra đời: – 1963
 - Bối cảnh cụ thể: tác phẩm được viết nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888). 
 - B ... ùch mạng và hứa hẹn sự giác ngộ cho mọi người trong một ngày không xa. 
 c. Nghệ thuật: 
 - Hình ảnh, ngôn từ giàu tính biểu tượng.
 - Lối dẫn chuyện nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc, lôi cuốn. 
 d. Ý nghĩa văn bản: 
 - Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị căn bệnh mê muội về tinh thần.
 - Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt” và người cách mạng thì không nên “bôn ba trong chốn quạnh hiu” mà phải bám sát quần chúng để vận động, giác ngọâ họ. 
II. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ:
 Câu 1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn ?
 Câu 2. Vì sao Lỗ Tấn nhiều lần đổi nghề và cuối cùng quyết định làm văn nghệ ?
 Câu 3. Ýùnghĩa nhan đề truyện: 
 Câu 4. Ýùùnghĩa hình tượng người cách mạng Hạ Du: 
 Câu 5. Con đường mòn phân chia ranh giới hai bên nghĩa địa:
SỐ PHẬN CON NGƯỜI 
( Trích ) Sô-lô-khốp
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
 1. Tác giả: 
 -Mi-khai-in Sơ-lơ-khốp (1905-1984), nhà văn Nga Xơ viết, Gi ải Nơ-ben Văn học năm 1965; được coi là một trong những nhà văn lớn nhất của thế kỉ XX.
 2. Tác phẩm Số phận con người:
 a. Hồn cảnh ra đời: 
 - Tác phẩm được viết năm 1957, mười hai năm sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.
 b. Chủ đề:
 - Số phận nghiệt ngã của con người trong chiến tranh và trong hịa bình.
 - Niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống.
 c. Nội dung:
 * Chiến tranh và thân phận con người:
 - Người lính Xơ-cơ-lốp với những đau đớn về thể xác và tinh thần đường như khơng thể nào vượt qua: đi lính, bị thương, bị đọa đày trong trại tập trung; vợ và hai con gái chết vì bom phát xít, con trai cũng đi lính và hi sinh đúng ngày chiến thắng; sau chiến tranh, Xô-cô-lôp không biết đi đâu, về đâu.
 - Chú bé Vania lang thang, rách rưới, hằng ngày nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán, ban đêm bạ đâu ngủ đó; cha chết trận, mẹ chết bom, không biết quê hương, không người thân thích.
 * Nghị lực vượt qua số phận:
 - Xô-cô-lôp chấp nhận cuộc sống sau chiến tranh, tự nhận mình là bố Va-ni-a, sung sương trong tình cảm cha con, chăm lo cho Va-ni-a từng cái ăn, cái mặc, giấc ngủ.
 - Va-ni-a vô tư và hồn nhiên đón nhận cuộc sống mới trong sự chăm sóc và tình yêu thương của người mà chú bé luôn nghĩ là cha đẻ.
 Tác phẩm đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả, nghị lực phi thường của người lính và nhân dân Xơ Viết thời hậu chiến: lịng nhân hậu, vị tha, sự gắn kết những cảnh đời bất hạnh, niềm hi vọng vào tương lai.
 d. Nghệ thuật: 
 - Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật.
 - Lối kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lơi cuốn.
 - Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc.
 e. Ý nghĩa văn bản:
 Con người bằng ý chí và nghị lực, lịng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và cĩ thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận.
II. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ: 
 Câu 1: Trình bày những nét chính về tác giả Sơ-lơ-khốp .
 Câu 2: Tĩm tắt tác phẩm Số phận con người: 
 Câu 3: Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm: “Hai con người cơi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ (...) những giọt nước mắt đàn ơng hiếm hoi nĩng bỏng lăn trên má anh”.
 Câu 4: Qua nhân vật Xơ cơ lốp, tác phẩm thể hiện giá trị nhâ đạo sâu sắc.
ƠNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ 
 (Trích) Hê-minh-uê
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
 1.Tác giả: 
 - Hê- minh –uê (1899 – 1961) là một trong những nhà văn lớn vĩ đại nhất của nước Mĩ thế kỉ XX, nổi tiếng với nguyên lí tảng băng trôi; với hoài bão viết cho được một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người 
 - Ông tham gia chống chiến tranh (I+II), với tư cách là một phóng viên báo chí.
 - Nhiều năm lăn lộn chiến trường nên ông có vốn sống phong phú và nhận ra sự phi nghĩ sự phi nghĩa của chiến tranh. 
 - Ông đã nhận mình là thế hệ “mất mát”.
 - Vượt qua thất bại và trở thành nhà văn hiện thực.
 - Các tác phẩm thấm đẫm tình yêu với những gì mạo hiểm, cổ vũ tinh thần đấu tranh cho quyền sống con người.
 - 1954, ông nhận giải Nobel về văn học.
 - Tác phẩm tiêu biểu: Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai ( 1940 ), Ông già và biển cả 1952, 
 - Đề ra nguyên lí “ Tảng băng trôi” :
 + Nội dung: nhiều phần chìm và ít phần nổi nổi-mới mẻ, độc đáo.
 + Nghệ thuật: ẩn dụ biểu tượng, độc thoại nội tâm.
 2. Tác phẩm “ Ông già và biển cả”:
 a. Thời điểm sáng tác: 1952, lúc ông là một thiện nghệ trong đánh bắt và săn thú.
 b. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm gần cuối tác phẩm, thuật lại việc ông lão Xan-ti-a-gô rượt đuổi và khuất phục được con cá kiếm.
 c. Nội dung:
 - Đề cao sức mạnh của con người – ơng lão đánh cá – trong cuộc đấu với con cá kiếm. Cả hai đều dũng cảm, mưu trí, cao thượng nhưng chiến thắng cuối cùng đã thuộc về con người.
 - Thể hiện niềm tin vào nghị lực của con người và niềm tự hào về con người.
 d. Nghệ thuật:
	 - Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời kể với văn miêu tả cảnh vật, đối thoại và độc thoại nội tâm.
 - Ý nghĩa hàm ẩn của hình tượng và tính đa nghĩa của ngơn ngữ.
 e. Ý nghĩa văn bản: Cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao là minh chứng cho chân lí: “Con người cĩ thể bị hủy diệt nhưng khơng thể bị đánh bại”.
II. Một số dạng đề: 
 Câu 1: Những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Hê- minh- uê? Trình bày ba tác phẩm tiêu biểu của ông?
 Câu 2: Tóm tắt tác phẩm: “Ông già và biển cả”( 1952)
 Câu 3: Em hiểu như thế nào về nguyên lí “tảng băng trôi” ? Nguyên lí ấy biểu hiện như thế nào trong đoạn trích được học ?
PHẦN BA: KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN 
NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN KHI VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 
I.Yêu cầu trước khi viết bài văn:
 @ Yêu cầu Tìm hiểu đề
1.Xác định kiểu bài nghị luận (để viết đúng kiểu bài)
2.Xác định đúng luận đề (để khơng lạc đề)
3.Xác lập hệ thống luận điểm(để đủ ý)
4.Xác định các luận cứ sẽ dùng để làm rõ cho từng luận điểm (để thuyết phục người chấm bài)
 @Ghi nhớ: Khơng cĩ luận đề, luận điểm, luận cứ và thao tác lập luận là khơng cĩ văn nghị luận
II.Yêu cầu khi viết bài văn:
 A.Viết đúng Bố cục bài văn
1.Phần mở bài:
 - Giới thiệu khái quát về luận đề cần bàn luận trong bài văn
 - Nêu rõ luận đề
2.Phần thân bài
 - Nêu luận điểm 1 (Từ luận cứ đã cĩ, dùng lập luận phân tích - hoặc so sánh, hoặc bác bỏ, hoặc bình luận để làm rõ luận điểm 1)
 - Nêu luận điểm 2 (Từ luận cứ đã cĩ, dùng lập luận phân tích - hoặc so sánh, hoặc bác bỏ, hoặc bình luận để làm rõ luận điểm 2)
 - Nêu luận điểm 3 (Từ luận cứ đã cĩ, dùng lập luận phân tích - hoặc so sánh, hoặc bác bỏ, hoặc bình luậnđể làm rõ luận điểm 3)
 - Nêu luận điểm 4 (Từ luận cứ đã cĩ, dùng lập luận phân tích - hoặc so sánh, hoặc bác bỏ, hoặc bình luận để làm rõ luận điểm 4)
 - Nêu luận điểm n  (Từ luận cứ đã cĩ, dùng lập luận phân tích - hoặc so sánh, hoặc bác bỏ, hoặc bình luận để làm rõ luận điểm n)
 - Đánh giá luận đề
Lưu ý: Mỗi luận điểm, HS nên triển khai trong một đoạn văn.
3.Phần kết bài
 - Tĩm lại và khẳng định luận đề đã bàn luận trong bài văn
 - Phát biểu cảm nghĩ của bản thân
 B.Yêu cầu về tiếng Việt khi viết bài văn:
1. Chữ viết: rõ (để người chấm bài đọc); viết chữ hoa đúng qui định
2. Câu: cĩ dấu câu, câu rõ nghĩa
3. Trích luận cứ: đối với luận cứ thơ - xuống hàng. Đối với luận cứ tự sự - để trong ngoặc kép. Tên tác phẩm - để trong ngoặc kép
 C. Yêu cầu sử dụng thời gian: 150 phút hợp lí để viết bài
 -150 phút làm bài và tương lai 100 năm của bạn!!!
NHỮNG KIỂU BÀI VĂN NGHỊ LUẬN THƯỜNG GẶP 
TRONG KÌ THI TỐT NGHIỆP
I.Nghị luận xã hội:
 1.Nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
 Ví dụ: * Ý kiến của anh chị về câu: Ơi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? (Tố Hữu)
 * “Cĩ ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ khơng lấy lại được: thời gian, lời nĩi và cơ hội”. Nêu suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên.
 a. Đề tài:
 - Các vấn đề về nhận thức
 - Về tâm hồn, tính cách
 - Về các quan hệ gia đình
 - Về các quan hệ xã hội
 - Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống
 b.Cách làm :
 - Mở bài: Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
 - Thân bài:
+ Giải thích tư tưởng, đạo lí
+ Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch So sánh, bác bỏ, bình luận
+ Chứng minh
 - Kết bài: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động. 
 2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
 Ví dụ: Anh,chị suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” Ka-ra-ơ-kê và In-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay?
 a. Đề tài:
 - Tai nạn giao thơng
 - Hiện tượng mơi trường bị ơ nhiễm
 - Những tiêu cực trong thi cử
 - Nạn bạo hành trong gia đình
 - 
 b. Cách làm:
 - Mở bài: Giới thiệu hiện tượng
 - Thân bài:
+ Nêu rõ hiện tượng 
+ Phân tích các mặt đúng / sai; tốt/xấu ; nguyên nhân/ hậu quả;của hiện tượng so sánh,
+ Minh hoạ / chứng minh bác bỏ, bình luận
 - Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng về hiện tượng.
I. Nghị luận văn học:
 1 .Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
 Ví dụ: * Cảm nhận của anh, chị về bài thơ Sĩng của Xuân Quỳnh
 * Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Tây Tiến đồn binh khơng mọc tĩc
..
Sơng Mã gầm lên khúc độc hành
 a. Đối tượng: một bài thơ, một đoạn thơ, một hình tượng thơ, 
 b. Cách làm:
 - Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
 - Thân bài: Phân tích từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ ,của bài, đoạn thơ đĩ
 Giá trị + Nội dung
 + Nghệ thuật
 + Tư tưởng
 - Kết bài: Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
 2. Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:
 Ví dụ: * Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ nhặt” của kim Lân.
 * Phân tích nhân vật người đàn bà trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
 a. Đối tượng: một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi, nhân vật, 
 b. Cách làm:
 Ví dụ: phân tích nhân vật văn học.
 - Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận.
 - Thân bài: 
 + Giới thiệu vị trí nhân vật trong tác phẩm (là nhân vật chính hay nhân vật phụ, có chân dung ngoại hình như thế nào, giới thiệu và phân tích tên gọi nếu cần thiết). 
 + Phân tích đặc điểm, tính cách, số phận nhân vật. Mỗi nhân vật có ít nhất hai đặc điểm trở lên (cấu trúc: gọi tên đặc điểm nhân vật – đưa ra dẫn chứng – phân tích làm rõ đặc điểm ấy).
 + Đánh giá nội dung và nghệ thuật: 
 Nội dung: Chủ đề tác phẩm, ý đồ tác giả có được thể hiện qua nhân vật không?
 Nghệ thuật: Ngoại hình nhân vật có đặc sắc không? Nội tâm nhân vật có được miêu tả tinh tế không? Bút pháp xây dựng nhân vật là gì (hiện thực, lãng mạn, )
 - Kết bài: Đánh giá chung vấn đề cần nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON THI.doc