Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn 12 học kì 1 (chương trình cơ bản)

Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn 12 học kì 1 (chương trình cơ bản)

Lý thuyết

A. Hướng dẫn khái quát:

I. Bài khát quát VHVN 1945-> hết thế kỉ XX:

- Nắm được đặc điểm, và quá trình phát triển qua từng giai đoạn VH

- Những thành tựu và hạn chế của từng giai đoạn , từng thời kì văn học.

II. Các tác gia văn học: gồm Hồ Chí Minh và Tố Hữu

Nắm được tiểu sử ( cuộc đời, con người) quan điểm sáng tác, quá trình sáng tác, tác phẩm tiêu biểu và đặc biệt là phong cách nghệ thuật, của nhà văn, nhà thơ ấy.

III. Tác phẩm cụ thể:

- Nắm được nét chính về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, giá trị tác phẩm.

- Thuộc lòng đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn tiêu biểu, nếu là truyện ngắn thì phải tóm tắt được cốt truyện

- Nắm được giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của từng văn bản đã học.

- Tập hợp tác phẩm theo từng nhóm cùng đề tài, chủ đề.

 

doc 18 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn 12 học kì 1 (chương trình cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP
MÔN NGỮ VĂN 12 (Chương trình Cơ bản)
Lý thuyết
A. Hướng dẫn khái quát:
I. Bài khát quát VHVN 1945-> hết thế kỉ XX:
- Nắm được đặc điểm, và quá trình phát triển qua từng giai đoạn VH 
- Những thành tựu và hạn chế của từng giai đoạn , từng thời kì văn học.
II. Các tác gia văn học: gồm Hồ Chí Minh và Tố Hữu
Nắm được tiểu sử ( cuộc đời, con người) quan điểm sáng tác, quá trình sáng tác, tác phẩm tiêu biểu và đặc biệt là phong cách nghệ thuật, của nhà văn, nhà thơ ấy.
III. Tác phẩm cụ thể:
- Nắm được nét chính về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, giá trị tác phẩm.
- Thuộc lòng đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn tiêu biểu, nếu là truyện ngắn thì phải tóm tắt được cốt truyện
- Nắm được giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của từng văn bản đã học.
- Tập hợp tác phẩm theo từng nhóm cùng đề tài, chủ đề.
IV. Kĩ năng làm văn:
- Hiểu rõ đặc trưng của từng thể loại văn học.
- Xác định rõ yêu cầu của đề-> định hướng kết cấu bài viết.
- Diễn đạt : ngắn gọn , đúng, đủ, hay.
- Dùng từ : đúng nghĩa , đúng phong cách.
- Chữ viết: rõ ràng, sạch sẽ, đúng chuẩn chính tả, trình bày đúng quy cách.
V. Các dạng đề:
- Đề nổi: Nêu lên yêu cầu cụ thể, có định hướng cho người viết.
- Đề chìm: Nêu khái quát, không có yêu cầu trực tiếp, cụ thể-> buộc phải phân tích đề để làm rõ yêu cầu của đề.
- Các dạng đề thường gặp.
+ Yêu cầu phân tích toàn bộ tác phẩm.
+ Yêu cầu phân tích một khía cạnh của tác phẩm.
+ Yêu cầu phân tích nhân vật trong tác phẩm.
+ Tổng hợp vấn đề trong những tác phẩm cùng nhóm, cùng chủ đề.
+ So sánh hai tác phẩm, hai nhân vật, hai hình tượng...
MỘT SỐ VÍ DỤ CHO KIỂU CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC 
1. Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.
2. Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
3. Trình bày ngắn gọn sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh
4. Trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
5. Vì sao nói Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực?
6. Trình bày các chặng đường thơ Tố Hữu
7. Hãy nêu những nét tiêu biểu về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
8. Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Việt Bắc" (Tố Hữu) .
10. Anh (chị) học tập được gì về quan điểm và phương pháp đánh giá tác giả, tác phẩm văn học của Phạm Văn Đồng qua văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc.
.
II- MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM/ĐOẠN TRÍCH THƠ
TÂY TIẾN (1948)
 (QUANG DŨNG)
Bố cục:
1. Đoạn 1 (từ câu 1 đến câu 14): Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ và dữ dội.
2. Đoạn 2 (từ câu 15 đến câu 22): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.
3. Đoạn 3 (từ câu 23 đến câu 30): Chân dung của người lính Tây Tiến.
4. Đoạn 4 (bốn câu còn lại): Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
ĐỀ 1
 Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thuốc xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
A. GỢI Ý CHUNG:
	- Nắm được hoàn cảnh ra đời của bài thơ về đoàn quân Tây Tiến và bản thân nhà thơ Quang Dũng.
	- Nội dung chính của đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ về những ngày hành quân gian khổ giữa một vùng núi non hùng vĩ, hiểm trở.
	- Tả núi đặc sắc, âm điệu phong phú luôn biến chuyển một cách linh hoạt.
	- Những sáng tạo về từ ngữ, hình ảnh thể hiện qua các cụm từ như “nhớ chơi vơi”, “bỏ quên đời”, “súng ngửi trời”, hoặc tính đa nghĩa của các câu thơ như “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.
	- Sự hòa hợp giữa những nét vẽ khỏe khoắn, gân guốc với những nét miêu tả tinh vi, giàu chất nhạc và họa.
B. GỢI Ý CỤ THỂ:
I. MỞ BÀI:
	- Bài thơ là tiếng lòng bật trào của Quang Dũng khi nhớ về một đoàn quân, một miền đất, một đoạn đời của chính nhà thơ.
	- Đoạn đầu nói về thiên nhiên Tây Bắc cũng như cuộc hành quân của đoàn binh Tây Tiến.
II. THÂN BÀI:
	- Thiên nhiên và con người quyện chặt vào nhau. Nói thiên nhiên là để nói về các chiến sĩ và ngược lại.
	- Hai câu đầu xác định rõ tâm thế sáng tạo của Quang Dũng. Ba chữ “nhớ chơi vơi” được dùng rất sáng tạo (Thông thường không ai nói nhớ chơi vơi, nhưng trong bài thơ tái hiện lại những cảnh núi rừng trùng điệp, gợi lại những kỉ niệm ấm áp một đi không trở lại, nỗi nhớ bấy giờ không biết bám vào đâu, khái niệm nhớ chơi vơi tự nhiên có cơ sở và sức sống).
	- Hai câu tiếp khái quát được hai đặc điểm nổi bật của thiên nhiên Tây Bắc là khắc nghiệt và thơ mộng, đồng thời bắt đầu đi vào miêu tả hành trình của người lính Tây Tiến. Câu“Mường Lát hoa về trong đêm hơi” rất gợi.
	- Cảnh núi non được nhìn bằng con mắt của kẻ vượt núi nên cái dốc được miêu tả kĩ. Chiều cao của dốc đã được “đo” bằng hơi thở của người lính. Sự phối hợp thanh điệu trong đoạn thơ hết sức sinh động, có giá trị tạo hình rất cao.
	- Nói về sự hi sinh của người lính, âm điệu câu thơ trầm lắng và chùng xuống. Tác giả có ý thức tránh nói trực tiếp đến từ “chết”.
	- Vẽ lên cảnh “oai linh” của núi rừng, tác giả gián tiếp làm nổi rõ cái “oai linh” của các chiến sĩ can trường, dũng cảm.
	- Đoạn thơ kết thúc với giọng điệu bồi hồi. Một kỉ niệm ngọt ngào về tình quân dân được nhắc tới: “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” là câu có thanh bằng gây cảm giác lâng lâng, thanh thản 
 III. KẾT BÀI:
	- Sự phối hợp giữa nét tả gân guốc với nét tả tinh tế mềm mại đã đưa lại cho người đọc những cảm xúc thẩm mĩ phong phú. Cảnh và người đều hiện lên rất lãng mạn.
	- Đoạn thơ là đứa con tinh thần của cái tình đã chín và cái tài hoa được thoải mái tung hoành.
ĐỀ 2
Đề: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: 
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
 Áo bào thay chiếu anh về đất
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
 	Bài thơ ghi lại những nỗi nhớ thiết tha của Quang Dũng về một thời gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng, lẫm liệt của đoàn binh Tây Tiến. Trong bốn đoạn của bài thơ, đoạn thơ trên (đoạn ba) có ý nghĩa quan trọng. Đó là chân dung đoàn binh Tây Tiến được tả bằng ngòi bút giàu chất tạo hình, bằng cảm hứng lãng mạn, bi tráng. Nếu nói rằng màu sắc thẩm mĩ đặc biệt của bài thơ Tây Tiến chính là ở cảm hứng lãng mạn và âm hưởng bi tráng thì đoạn thơ này có lẽ là dẫn chứng tiêu biểu nhất. Đây cũng là định hướng cho sự cảm nhận. Nói cách khác, khi phân tích đoạn thơ, cần làm nổi bật cảm hứng lãng mạn, âm hưởng bi tráng trong ngôn từ, trong hình ảnh, nhịp điệu.
	Về mặt phương pháp, căn cứ vào sự phát triển của nội dung cảm xúc, nên phân tích đoạn thơ này theo từng cặp câu.
B. DÀN BÀI:
 I. MỞ BÀI:
	- Khẳng định vị trí nổi bật của Tây Tiến trong dòng thơ ca viết về anh bộ đội của nền thơ kháng chiến chống Pháp. 
	- Nhắc qua những nội dung của hai đoạn thơ trước để đi đến các nội dung cảm xúc ở đoạn 3 này: dựng cả chân dung đoàn binh, biểu hiện đời sống tâm hồn, ngợi ca lí tưởng cao cả và sự hi sinh bi tráng của người lính Tây Tiến.
II. THÂN BÀI:
	1. Cặp câu thứ nhất:
	 Chân dung đoàn binh Tây Tiến được dựng tả bằng nét bút vừa hiện thực, gân guốc vừa lãng mạn, hào hùng. Biện pháp nghệ thuật tương phản giữa ngoại hình gầy gò, tiều tụy với sức mạnh tinh thần đã gây ấn tượng mạnh về vẻ đẹp khác thường của đoàn binh Tây Tiến.
2. Cặp câu thứ hai:
	 Sự biểu hiện chân thực đời sống tâm hồn mộng mơ của chàng trai Tây Tiến chứ không phải cái “mộng rớt”, “buồn rớt” như một thời nhiều người phê phán. 
3. Cặp câu thứ ba:
	 Sự kết hợp hài hòa giữa bi (câu trước) và tráng (câu sau) để thành khúc ca bi tráng về lí tưởng người lính Tây Tiến. Tinh thần lãng mạn hào hùng, ý nguyện xã thân thanh thản và cao cả của một thế hệ qua các chữ “chẳng tiếc đời xanh”.
4. Cặp câu thứ tư:
	 Ca ngợi sự hi sinh bi tráng của người đồng đội Tây Tiến. Hình ảnh “áo bào thay chiếu” tăng thêm không khí cổ điển trang trọng... Từ “về đất” ca ngợi sự hi sinh thanh thản, vô tư. Khúc “độc hành” của dòng sông Mã đang gầm lên như dội vào nỗi xót đau, như tô đậm vẻ lẫm liệt cao cả của người lính Tây Tiến. Đoạn thơ khép lại bằng một âm thanh bi tráng. Âm hưởng thơ như còn ngân dài, vang xa mãi.
 III. KẾT BÀI:
	Đoạn thơ dựng nên bức tượng đài về đoàn binh Tây Tiến với những vẻ đẹp phong phú. Nó là kết quả của một tình cảm mến yêu, cảm phục sâu sắc, của một ngòi bút thi sĩ tài hoa.
***
ĐỀ 3
 	 Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
 Có thấy hồn lao nẻo bến bờ
 Có nhớ dáng người trên độc mộc
 Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
 	 (Tây Tiến – Quang Dũng)
Anh hoặc chị hãy nêu cảm nhận của mình về đoạn thơ trên.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Khi nêu cảm nhận về đoạn thơ trên, cần làm nổi rõ: Vẻ đẹp thơ mộng, duyên dáng, tình tứ của thiên nhiên, của con người Tây Bắc và tâm trạng nhớ chơi vơi của nhà thơ Quang Dũng. 
Học sinh nên giảng tóm lược nội dung của các câu thơ trước đoạn này.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
Phần thân bài, cần làm nổi rõ các ý trọng tâm sau:
- Bên cạnh vẻ đẹp của núi rừng biên giới là cảnh sông núi miền Tây mênh mang, mờ ảo, thơ mộng.
- Thiên nhiên, qua vài nét chấm phá của Quang Dũng, hiện lên có hồn và tình tứ như con người.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
 	Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
- Thi nhân không dùng bút pháp tả mà chỉ dùng bút pháp gợi:
 	 Có nhớ dáng người trên độc mộc
- Như hòa hợp với con người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyên trên “dòng nước lũ”. Trên bức tranh thơ, có hai bông hoa rừng sóng đôi: Cô lái đò Châu Mộc dáng thon thả, uyển chuyển, dẻo dai trên lá thuyền đôc mộc và những bông hoa thực đang “đong đưa” bên bờ suối.
ĐỀ 4
 Bình luận chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đây là kiểu bài bình luận một phương diện trong một tác phẩm thơ. Để tránh suy diễn hoặc lạc đề, cần phải hiểu rõ khái niệm “lãng mạn” (“lãng mạn” tích cực và “lãng mạn” tiêu cực). Từ đó, xác định được “chất lãng mạn” của bài thơ thuộc về “lãng mạn” tích cực, là một nửa linh hồn của bài thơ Tây Tiến, mang đến cho Tây Tiến một vẻ đẹp riêng và bất tử, khó trộn lẫn với các bài thơ có cùng mô típ tại thời điểm ấy.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Giải thích sơ lược khái niệm “lãng mạn”.
 C¶m høng l·ng m¹n lµ c¶m høng bµy tá m¹ch c¶m xóc trµn trÒ cña c¸i t«i tr÷ t×nh, nãi c¸ch kh¸c lµ c¶m høng thÓ hiÖn mét c¸i t«i ®Çy t×nh c¶m, c¶m xóc vµ cã trÝ t­ëng t­îng phong phó, bay bæng. Bµi th¬ mang c¶m høng l·ng m¹n th­êng t« ®Ëm c¸i phi th­êng, c¸i cã kh¶ n¨ng g©y Ên t­îng m¹nh mÏ. Nã th­êng xuyªn sö dông thñ ph¸p ®èi lËp, phãng ®¹i.
2. Những nội dung chính cần bình luận:
	 2.1. Vẻ đẹp lãng mạn của Tây Tiến:
Trước hết hiện lên qua bức tranh đầy ấn tượng bởi đèo cao, vực thẳm, tiếng gầm của thác và những cảnh tượng hoang vu. ... ào một bài thơ trong trường hợp tưởng mộ Lor-ca - nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà cách tân sân khấu - sẽ mang ý nghĩa của một sự kính trọng và tri âm. 
--------------------------------------------------------------
III- MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM/ĐOẠN TRÍCH KÍ
 NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (1960)
(In trong tập tuỳ bút SÔNG ĐÀ)
Tác giả Nguyễn Tuân ( 1910_ 1987 )
I_ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC: Năm 1960
	_ Ba năm 1958-1960, miền Bắc thực hiện kế hoạch cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế văn hoá.
	_ Nhà văn Nguyễn Tuân có chuyến thâm nhập thực tế dài ngày ở Tây Bắc
II_ NỘI DUNG BÀI TUỲ BÚT: Ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và con người Tây Bắc ; niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Tây Bắc trong sự nghiệp xây dựng hoà bình thông qua hình tượng con sông Đà và người lái đò sông Đà.
1_ Con sông Đà hung bạo và trữ tình đã hội đủ cả hai phẩm chất tiêu biểu của thiên nhiên Tây Bắc : vừa uy nghiêm hùng vĩ ( hung bạo) vừa tuyệt vời thơ mộng( trữ tình)
_ Sông Đà hung bạo: Sông Đà được hình dung như có diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một của con người:
 + Cảnh trí dữ dội: nhiều ghềnh thác, lắm hút nước, nhiều chỗ dựng thành vách làm chẹt lòng sông, đặc biệt là cảnh Sông Đà bày thạch trận trên sông nhằm ăn chết con đò.
+ Âm thanh ghê rợn như uy hiếp con người:nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc ,...nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào, nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng...
+ Nghệ thuật miêu tả: Vận dụng nhiều tri thức, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, khắc hoạ sống động tính khí hung bạo , sức mạnh hùm beo của con sông hiểm ác.
_ Sông Đà tuyệt vời thơ mộng trữ tình:
+ Toàn cảnh con sông được ví như một áng tóc trữ tình. ( Nhìn từ máy bay)
+ Sắc nước Sông Đà mang vẻ đẹp đặc trưng( Nhìn từ máy bay)
 + Nhà thơ nhìn sông Đà với ấn tượng đầy cảm hứng thơ ca (Đường thi, thơ Tản Đà) theo dòng hồi ức về những năm kháng chiến chống Pháp
+ Sông Đà mang vẻ đẹp nguyên khôi , hoang sơ (trực tiếp thả thuyền trôi trên sông Đà quãng hạ lưu)	
+ Nghệ thuật miêu tả: chi tiết gợi cảm, so sánh tài tình đầøy bất ngờ; nhịp điệu câu văn linh hoạt sinh động, vận dụng vốn văn chương đầy lịch lãm.
2_ Người lái đò sông Đà: Hiện lên vừa như một người lao động bình thường gắn bó sinh tử với nghề, giản dị, yêu quê , mến khách vừa như một anh hùng, vừa như một nghệ sĩ.
Ô ng lái đò có ngoại hình và những tố chất khá đặc biệt của con người lao động trên sơng nước : tay lêu nghêu..., chân khuỳnh khuỳnh..., giọng ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh, nhỡn giới vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó, cái đầu quắc thước đặt trên một thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng chất mun,...Đặc điểm ngoại hình và những tố chất này được tạo nên bỡi nét đặc thù của môi trường lao động trên sông nước.
Ô ng lái đò vừa là người tài trí, đầy nhiệt hứng với công việc vừa có phong thái ung dung pha chút nghệ sĩ: Ơng lái đị được xây dựng như một kiểu người “ trí thân” vào nghề ngghiệp . Ô ng hiểu tường tận về tính nết của dòng sông “ nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của những con thác hiểm trở “ , nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá , “ thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiẻm trở” , biết rõ từng cửa tử , cửa sinh trên thạch trận , . Con sông Đà đối với ông lái đò như một trường thiên anh hùng ca mà ông thuộc lòng đến cả các dấu chấm than chấm câu và những chỗ xuống dòng .Ôâng hào hứng với các cuộc đọ sức đọ trí với thác ghềnh mà cũng biết nhìn những thử thách đã qua bằng một cái nhìn giản dị mà không thiếu vẻ lãng mạn đến mức nhà văn phải thốt lên : “ Nói chuyện với người lái đò sông Đà như càng lai láng thêm cái lòng muốn đề thơ vào sông nước”
Ông lái đò rất mực dũng cảm trong những chuyến vượt thác đầy nguy hiểm được hình dung như những cuộc chiến đấu với thiên nhiên để giành lấy sự sống từ tay nó về tay mình.: Ô ng tả xung hữu đột phá tung trùng vi thạch trận sông Đà. Ô ng kiên cường nén chịu cái đau thể xác do cuộc vật lộn với sóng thác gây nên; chiến thắng thác dữ bằng những động tác táo bạo mà vô cùng chuẩn xác , mạch lạc ( tránh mà rảo bơi chèo lên..., đè sấn mà chặt đôi ra,..lái miết một đường chéo, phóng thẳng, lái lượn,...)
 d- Ông lái đò là một hình tượng đẹp về người lao động mới. Qua hình tượng này Nguyễn Tuân muốn phát biểu một quan niệm: Người anh hùng không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn hiện diện trong cuộc sống lao động hằng ngày. Ông lái đò chính là một người anh hùng như thế. ( Nhà văn dùng những từ ngữ rất đặc biệt để tơn vinh nhân vật như: "Tay lái ra hoa" - "Huân chương lao động siêu hạng" )
 e-Những nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả ông lái đò: 
_ Nhà văn chú ý tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ ở ông lái đò( Nhiệt hứng với công việc , không tự thoả mãn trước sự bằng phẳng dễ dãi “ chạy thuyền trên khúc sông không có thác nó dễ dại tay , dại chân va øbuồn ngủ” ; luôn phấn đấu để đạt đến trình độ điêu luyện.
_ Nhà văn có ý thức tạo nên tình huống đầy thử thách để bôïc lộ rõ phẩm chất của nhân vật và huy động vốn tri thức uyên bác, óc tưởng tượng phong phú để khắc hoạ sự kiện làm cho nó nổi sóng đùn gió lên trang văn.
ĐỀ 2
Anh hoặc chị hãy phân tích nhân vật người lái đò trong trích đoạn tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. So sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù) để thấy chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Tuy đề bài yêu cầu phân tích nhân vật người lái đò, nhưng trước khi tiến hành, cần giới thiệu vài nét về hình ảnh con sông Đà – cái nền để người lái đò xuất hiện. Khi so sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao, phải làm rõ vài nét về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao để tìm được chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Phân tích nhân vật người lái đò sông Đà:
1.1. Vài nét về hình ảnh con sông Đà: Sông Đà hiện lên thật hung dữ nhưng cũng không kém phần thơ mộng, trữ tình là cái nền để người lái đò xuất hiện..
1.2. Nhân vật người lái đò sông Đà:
a. Ông lái đò có ngoại hình và những tố chất khá đặc biệt: 
b. Ông lái đò là người tài trí, luôn có phong thái ung dung pha chút nghệ sĩ: 
c. Ông lái đò rất mực dũng cảm trong những chuyến vượt thác đầy nguy hiểm: 
d. Ông lái đò là một hình tượng đẹp về người lao động mới. 
2. So sánh với nhân vật Huấn Cao:
2.1. Nhân vật Huấn Cao:
a. Nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một con người tài hoa, khí phách hiên ngang bất khuất, “thiên lương” trong sáng.
b. Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, có sức chinh phục, cảm hóa mãnh liệt đối với những con người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”.
c- Hình tượng ông Huấn Cao là hình tượng điển hình cho vẻ đẹp ‘vang bóng một thời” nay đã lùi vào quá khứ chỉ còn dư âm trong tâm trạng của những tấm lòng tích cổ thương kim ( Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ- Vũ Đình Liên)
2.2. Từ việc tìm hiểu vài nét về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, chúng ta sẽ dễ thấy được chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám.
a- Nét chung (tính thống nhất): 
- Nguyễn Tuân vẫn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
- Vẫn là ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm, vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau trong miêu tả và biểu hiện.
- Vẫn sử dụng vốn ngôn từ hết sức tinh lọc, phong phú, độc đáo. Khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp nhàng. Các phép tu từ được nhà văn phối hợp vô cùng điêu luyện.
b- Nét riêng (tính khác biệt):
- Trước Cách mạng tháng Tám, con người Nguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi là những “con người đặc tuyển, những tính cách phi thường”. Sau Cách mạng tháng Tám, nhân vật tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân có thể tìm thấy ngay trong cuộc chiến đấu, lao động hàng ngày của nhân dân.
- Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi “ngông”, mắc cái bệnh ham mê thanh sắc, thích chiêm ngưỡng, chắt chiu cái Đẹp và nhấm nháp những cảm giác mới lạ. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn nhạy cảm với con người mới, cuộc sống mới từ góc độ thẩm mĩ của nó. Nhưng không còn là một Nguyễn Tuân “nghệ thuật vị nghệ thuật” nữa. Ông đã nhìn cái đẹp của con người là cái đẹp gắn với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nẩy nở sinh sôi, đồng thời lên án, tố cáo chế độ cũ, khẳng định bản chất nhân văn của chế độ mới.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
 (Hoàng Phủ Ngọc Tường, 1981)
Đề 1: Cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
MỞ BÀI: Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một bút kí đặc sắc, thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác, giàu chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài kí đã ca ngợi dòng sông Hương như một biểu tượng của Huế (đặc biệt là đoạn từ thượng nguồn đến thành phố Huế).
THÂN BÀI: Cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông .
a Vẻ đẹp dòng sông:
- Trong đoạn trích nói trên, vẻ đẹp của dòng sông được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên rất đa dạng. + Lúc ở rừng già: phóng khoáng và man dại, rầm rộ và mãnh liệt như một “bản trường ca của rừng già”.
+ Khi ra khỏi rừng: dịu dàng và trí tuệ của “người mẹ phù sa”.
+ Lúc qua hai dãy đồi sừng sững như thành quách: dòng sông mềm như tấm lụa, với vẻ đẹp biến ảo “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.
+ Khi qua vùng ngoại ô Kim Long: vui tươi hẳn lên.
+ Khi đến thành phố: Sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ làm cho dòng sông mềm hẳn đi và trôi đi chậm, thực chậm như một mặt hồ yên tĩnh.
- Vẻ đẹp dòng sông được miêu tả bằng một tình cảm thiết tha với Huế, với một vốn văn hoá phong phú và một vốn ngôn từ giàu có và đậm chất thơ của tác giả.
b. Cảm nghĩ của cá nhân: Trình bày những suy nghĩ, tình cảm của riêng cá nhân về vẻ đẹp của dòng sông (yêu cầu chân thành, sâu sắc với lời văn giàu cảm xúc). Thí sinh có thể nêu ý sau: Dòng sông như là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá, một vẻ đẹp rất thơ, khơi nguồn cho cảm hứng thơ ca, và gắn liền với nền âm nhạc cổ điển của Huế, tạo nên bề dày lịch sử văn hoá của Huế.
KẾT BÀI: - Nhờ ngòi bút tài hoa của tác giả, sông Hương trở thành dòng sông bất tử, chảy mãi trong trí nhớ và tình cảm của người đọc.
- Bồi đắp tình cảm đối với quê hương, đất nước.
Đề 2: Hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam trong hai áng văn tùy bút: Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Gợi ý:
Bài viết cần có những ý cơ bản sau:
1. Hình ảnh thơ mộng, trữ tình của sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân:
+ Hình ảnh dòng sông Đà.
+ Chất văn Nguyễn Tuân.
2. Hình ảnh thơ mộng, trữ tình của dòng sông Hương trong tùy bút: Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
+ Hình ảnh dòng sông Hương.
+ Chất văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
3. So sánh chất văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Chất văn Nguyễn Tuân trong quá trình làm nổi bật vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của những dòng sông.

Tài liệu đính kèm:

  • docHuong dan on thi TNPTChuong trinh chuan HK1.doc