Đề cương ôn thi môn Ngữ văn, phần nghị luận xã hội

Đề cương ôn thi môn Ngữ văn, phần nghị luận xã hội

Đề 1: Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: Việc học như thuyền đi ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi. Ý kiến của anh, chị?

1. Giải thích

+ Hiểu được hình ảnh bơi thuyền ngược nước trong câu tục ngữ: Con thuyền bơi ngược nước trên sông, người lái phải gò mình cố sức bơi mạnh mái chèo thì con thuyền mới tiến lên được. Nếu dừng tay chèo thì con thuyền không nhưng bị đứng lại mà còn lùi theo dòng nước ngược chiều chảy mạnh. Sự học cũng vậy có khác gì việc bơi thuyền ngược nước, không tiến sẽ phải lùi.

+ Câu ngạn ngữ nhằm nói đến bản chất của việc học. Việc học cũng gian nan và đầy thử thách. Điều quan trọng là có đủ kiên trì để chiến thắng.

2. Bình luận: HS có thể đưa ra những hiện tượng trong cuộc sống để nhìn nhận lại câu ngạn ngữ trên:

+ Học là một hoạt động khám phá và sáng tạo của con người, bao gồm hai khâu chủ yếu: thu nhận kiến thức và vận dụng sáng tạo kiến thức mới. Hiểu như vậy mới thấy việc học khó khăn và gian khổ không khác gì con thuyền đi ngược nước.

+ Phẩm chất quan trọng trước tiên của việc học là phải kiên trì và quyết tâm, không bao giờ thoái chí nản lòng. Việc học là suốt đời, không ngừng, không nghỉ.

+ Để học tập có hiệu quả phải có những phương pháp học tập tốt, hiệu quả.

 

doc 19 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2272Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Ngữ văn, phần nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN NGỮ VĂN, PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề 1: Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: Việc học như thuyền đi ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi. Ý kiến của anh, chị?	
1. Giải thích
+ Hiểu được hình ảnh bơi thuyền ngược nước trong câu tục ngữ: Con thuyền bơi ngược nước trên sông, người lái phải gò mình cố sức bơi mạnh mái chèo thì con thuyền mới tiến lên được. Nếu dừng tay chèo thì con thuyền không nhưng bị đứng lại mà còn lùi theo dòng nước ngược chiều chảy mạnh. Sự học cũng vậy có khác gì việc bơi thuyền ngược nước, không tiến sẽ phải lùi.
+ Câu ngạn ngữ nhằm nói đến bản chất của việc học. Việc học cũng gian nan và đầy thử thách. Điều quan trọng là có đủ kiên trì để chiến thắng.
2. Bình luận: HS có thể đưa ra những hiện tượng trong cuộc sống để nhìn nhận lại câu ngạn ngữ trên:
+ Học là một hoạt động khám phá và sáng tạo của con người, bao gồm hai khâu chủ yếu: thu nhận kiến thức và vận dụng sáng tạo kiến thức mới. Hiểu như vậy mới thấy việc học khó khăn và gian khổ không khác gì con thuyền đi ngược nước.
+ Phẩm chất quan trọng trước tiên của việc học là phải kiên trì và quyết tâm, không bao giờ thoái chí nản lòng. Việc học là suốt đời, không ngừng, không nghỉ.
+ Để học tập có hiệu quả phải có những phương pháp học tập tốt, hiệu quả.
Đề 2: Anh, chị hãy trình bày ý kiến của mình về câu nói sau đây của văn hào Lỗ Tấn: Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
1. Giải thích nội dung câu nói
- Nghĩa thực: con đường đi trên mặt đất; nghĩa rộng: thói quen do nhiều người định hình hình thành trong cuộc sống.
- Hàm ý: Cần mạnh dạn vạch đường đi cho mình, cố gắng hướng tới tươi lai vinh quang. Có thể đi trên con đường nhiều người đã đi, nhưng có sự sáng tạo cho phù hợp với chính mình về trình độ, hoàn cảnh,  Cũng có thể tìm ra con mới, (chú ý đường mới lúc nào cũng khó khăn, gập ghềnh, và cũng có thể thất bại, cũng có thể thành công, vấn đề là dám nghĩ, dám làm, biết phân tích tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá hiệu quả công việc, tự rút kinh nghiệm cho bản thân).
HS tìm những dẫn chứng từ thực tế cuộc sống để minh hoạ.
2. Bình luận
- Việc tìm đường đi là việc làm đúng nhưng không hề dễ dàng. Đòi hỏi phải có sự tìm tòi, sáng tạo và thời gian
- Cần có ý chí, bản lĩnh và lòng quyết tâm để thực hiện.
- Biết tận dụng thời cơ, vượt lên thách thức, để thực hiện con đường mà mình quyết tâm lựa chọn.
3. Kết luận: Cuộc sống là trường học lớn. Sự thành công bằng con đường tự lực cánh sinh là quý hơn cả. Sáng tạo, tự tin, dám nghĩ, dám làm là chìa khoá mở cánh cửa thành công.
Đề 3: Anh, chị hãy bình luận câu nói sau: Tài sản lớn nhất của con người là sự hiểu biết và thời gian (Ngạn ngữ Trung Quốc)
1. Giải thích
- Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ: tài sản lớn nhất, sự hiểu biết, thời gian
- Ý nghĩa cả câu: Tri thức và thời gian là những thứ quý giá và quan trọng nhất của con người.
2. Bình
- Khẳng định đây là một vấn đề hoàn toàn đúng, đúng ở một điểm nhìn, một quan điểm, một khía cạnh, mở rộng có thể ở một quan điểm khác vàng bạc là quý và quan trọng nhất, địa vị là quý và quan trọng nhất hoặc sức khoẻ là quý và quan trọng nhất, 
- Vì sao Tài sản lớn nhất của con người là sự hiểu biết và thời gian?
+ Sự hiểu biết giúp con người đánh giá đúng sự việc để có giải pháp thích đáng, hợp lý. Sự hiểu biết tạo cho con người sự tự tin, bình tĩnh chủ động trước những thử thách của cuộc sống. Hiểu biết giúp con người sống tốt hơn, cao thượng và nhân ái hơn. Vì thế nó dẫn con người đến thành công, đem lại cho người những thứ tài sản khác: sự tôn trọng, tình yêu, sức khoẻ, công danh, tiền bạc, 
+ Thời gian giúp con người học hỏi, rèn luyện, tích luỹ để có kiến thức, sự hiểu biết. Con người làm được nhiều điều cho mình và người khác. Thời gian giúp con người tạo ra những thứ tài sản khác.
3. Luận
- Câu ngạn ngữ giúp con người nhận thức được vai trò lớn lao của sự hiểu biết về thời gian, để từ đó có ý thức học hỏi, nâng cao sự hiểu biết và sử dụng thời gian hợp lý
- Sự hiểu biết và thời gian có quan hệ tương hỗ với nhau. Thời gian giúp sự hiểu biết của con người thêm phong phú, sự hiểu biết giúp con người sử dụng thời gian có hiệu quả hơn.
- Phê phán những người không có ý thức học tập, trau dồi, sống buông thả không biết quý trọng thời gian, 
Đề 4: Bàn về tự ti và tự cao
:
1. Giải thích khái niệm
- Tự ti: tự coi mình thấp kém, luôn mặc cảm mình thua sút người khác.
- Tự cao: tự nâng giá trị minh lên, tự đề cao mình để hơn được người khác. 
2. Nêu những dẫn chứng trong cuộc sống để minh hoạ
3. Ý kiến cá nhân
- Khẳng định: cả hai thái độ sống ấy đều không đúng, không phù hợp.
- Nếu cảm thấy còn thua kém thì phải học tập, rèn luyện để có thái độ tự tin, nếu thực sự hơn người, có thể tự hào nhưng phải biết khiêm tốn. Hãy học tính khiêm nhường của cây lúa, vì khi chín nó biết cúi đầu.
- Tự cao sẽ khiến mọi người xa lánh, khỉnh bỉ, 
- Xác định thái độ sống đối với bản thân
Đề 5: Hỡi sắc đẹp, hãy tìm thấy mình trong tình yêu và đừng nghe những lời nịnh hót của chiếc gương soi (R.Tagor). Anh, chị hãy cho biết ý kiến của mình về ý thơ trên.
1. Giải thích
Vẻ đẹp, giá trị của con người là một sự tổng hoà giữa các yếu tố từ vẻ đẹp hình thức đến sự toả sáng của một tâm hồn phong phú, tinh tế, có chiều sâu văn hoá. Tất cả sẽ được thể hiện trọn vẹn trong những mối tương giao phong phú đa dạng của cuộc sống, đặc biệt là trong tình yêu.
2. Bình luận
Ý thơ của Tagor gợi nhắc mọi người về một vấn đề muôn thuở: đó là cách đánh giá một con người và quan trọng hơn là tự đánh giá chính mình. Đừng nhầm lẫn rằng sắc đẹp con người chỉ thuần là vẻ đẹp bề ngoài lộng lẫy. Hãy soi mình vào chiếc gương lớn của tình yêu, của cuộc sống để cảm nhận được bao điều bí ẩn kỳ diệu trong mỗi chúng ta. Hãy thận trọng những vẻ đẹp của mỗi người và luôn cố gắng để chúng ta mỗi ngày càng đẹp hơn.
3. Liên hệ mở rộng
Con người hiện đại nhất là giới trẻ có nhiều chuẩn mực khác nhau để xác định giá trị bản thân. Nhưng dù trong thời đại nào thì vẻ đẹp tâm hồn cũng là một yếu tố quan trọng làm nên một thứ “sắc đẹp” có sức toả sáng kỳ diệu của con người.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
(Tục ngữ Việt Nam)
Đề 6: Bình luận câu ngạn ngữ: Một gánh sách không bằng một thầy giỏi.
	1. Giải thích vấn đề
Câu ngạn ngữ so sánh vai trò của hai đối tượng: sách và người thầy trong quá trình học tập của con người.
+Sách: tài liệu cung cấp kiến thức nhiều mặt của đời sống. “Một gánh” chỉ số nhiều, không xác định à cung cấp kiến thức phong phú trên nhiều lĩnh vực à vai trò của sách đối với người học
+Người thầy giỏi: 
- Khai mở, truyền đạt, cung cấp kiến thức cho người học.
- Hướng dẫn cách tìm tòi, khám phá kiến thức từ sách vở, đời sống, 
à Khẳng định vai trò của người thầy hơn hẳn nhiều sách vở công lại.
	2. Lý giải: Vì sao Một gánh sách không bằng một thầy giỏi?
+Học, đọc sách là để tiếp nhận thêm nhiều kiến thức mới cần thiết cho người học, nhưng nếu không biết cách đọc, nghiên cứu, chọn lọc thông tin thì sẽ mất rất nhiều thời gian, thậm chí có những quyển sách vô bổ, độc hại, 
+Người thầy giỏi:
- Sẽ khai mở, truyền đạt kiến thức cho người học
- Sẽ chọn lọc kiến thức cơ bản, cần thiết để cung cấp cho người học một cách chính xác đỡ tốn thời gian.
- Sẽ khơi gợi, dẫn dắt, cung cấp phương pháp học và khám phá kiến thức cho người học.
- Mang lại niềm vui, sự say mê, hứng thú trong học tập cho người học
- Hướng dẫn vận dụng kiến thức vào đời sống.
- Là người giáo dục hoàn thiện nhân cách cho người học.
è Người thầy giỏi không chỉ cung cấp kiến thức như một gánh sách mà thầy còn mang lại phương pháp học tập, làm việc, giúp người học ứng dụng kiến thức vào đời sống, mang lại niềm đam mê trong học tập  Nên cách so sánh của câu ngạn ngữ là đúng.
	3. Bình luận
- Câu ngạn ngữ khẳng định vai trò của người thầy giỏi rất quan trọng đối với người học, nhưng không phải lúc nào ta cũng có người thầy ở bên cạnh.
Người học tránh ỷ lại, dựa hoàn toàn vào thầy mà phải biết tự lực, phấn đấu, tư duy độc lập, kết hợp với kiến thức thầy định hướng sẽ thành công trên con đường tiếp cận tri thức.
- Trong quá trình học tập, người học ở thầy, ta còn học ở bạn bè sách vở, cuộc sống để kiến thức thêm phong phú, đa dạng, 
- Vai trò của người thầy là quan trọng, là cần thiết, nhưng không phải duy nhất, 
Đề 7: Suy nghĩ của bạn về truyền thống Tôn sư trọng đạo
1. Giải thích truyền thống Tôn sư trọng đạo
- Tôn sư là kính thầy, quý mến, biết ơn những người đã có công dạy bảo chỉ dẫn mình thành đạt (thầy dạy chữ, dạy nghề, )
- Đạo là đạo đức, đạo lý của con người, rộng hơn nữa là việc học hành chữ nghĩa, kiến thức.
+Con người phải học đạo mới mở mang được tâm hồn, trí tuệ
+Nhân cách con người mới hoàn thiện, gia đình hoà thuận, xã hội yên bình, đất nước phồn vinh, 
2. Lý giải mối quan hệ
Dùng lý lẽ và dẫn chứng để khẳng định vấn đề cần nghị luận
+ Tôn sư thì phải trọng đạo, kính thầy mới được làm thầy. Kính thầy thì phải chăm lo học hành, giữ cái đạo mà thầy dạy, mở mang cái đạo của thầy làm vẻ vang cho thầy.
+ Trọng đạo thì phải tôn sư: đó là lòng biết ơn.
3. Nêu cảm nghĩ
+ Đây là truyền thống quý báu của dân tộc truyền lại từ ngàn xưa. Trong thời buổi kinh tế thị truyền, truyền thống này đôi lúc bị xem nhẹ, coi thường, danh dự của người thầy đôi khi bị xúc phạm đó là điều hết sức đáng lên án, loại trừ những hành vi phi đạo đức ấy ra khỏi cộng đồng xã hội.
+ Truyền thống tôn sư trọng đạo cần gìn giữ và phát huy, đó là một trong nhưng biểu hiện của văn hoá dân tộc.
+ Bài học từ bản thân.
Đề 8: Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không có thể
Cần nêu được các ý sau:
- Ước mơ là khái niệm trừu tượng và vì thế nó không phải là thứ gì luôn có sẵn trong cuộc sống của con người.
- Con người cần phải biết ước mơ nhưng quan trọng hơn là không chỉ mơ ước mà phải biết hành động để biến ước mơ thành hiện thực.
- Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có ước mơ nhưng không phải ai cũng thực hiện được ước mơ một cách dễ dàng. Vì thế mỗi chúng ta hãy cố gắng vượt lên, vượt lên chính mình để thực hiện điều ao ước của mình, dù nhỏ nhoi đi chăng nữa.
- Trình bày những cảm nghĩ riêng của bản thân về ước mơ và cách thực hiện ước mơ sao cho logic, chặt chẽ, thuyết phục, 
Đề 9: Bệnh thành tích gây tác hại không nhỏ cho xã hội ta hiện nay. Ý kiến của anh, chị về vấn đề này
Dàn bài
+ Thế nào là bệnh thành tích? Theo nghĩa Từ điển tiếng Việt, bệnh thành tích là những biểu hiện chạy theo thành tích bằng bất cứ giá nào, nhằm hướng tới mục đích: được cấp trên khen thưởng, được đề bạt vào chức vị cao hơn,  
+ Hậu quả nặng nề do căn bệnh này gây ra:
- Tạo nên sự giả tạo về kiến thức, sự giả tạo nói chung đã đáng lên án, giả tạo về kiến thức tác hại với xã hội càng khôn lường, những người đầy đủ bằng cấp nhưng không đủ năng lực chuyên môn vẫn được cử giữ nhiều địa vị cao trong xã hội, tác hại họ gây ra vô cùng nghiêm trọng, 
- Gây mất niềm tin, xói mòn niềm tin trong nhân dân, 
- Làm cho con người dễ dàng tự mãn, kiêu ngạo, hợm hĩnh, khoe khang nhưng thực chất là một bộ não rỗng tuếch, 
+ Bài học cho bản thân: học thật chiếm lĩnh tri thức thật lập thân, lập nghiệp, giúp đời ... nhân cách con người, chạy theo dục vọng, bản năng thấp hèn, 
2. Bình luận, phân tích
- Tại sao không biết điều phải biết là ngu dốt?
+ Trong cuộc sống nếu mình biết cái mình cần phải biết sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến.
+ Nghề nghiệp nuôi sống ta, ta cần phải am hiểu tường tận về nó thì thành quả lao động càng cao.
+ Trong học tập nếu biết được nhiều kiến thức sẽ thành công.
- Tại sao biết bậy điều đang biết là ngu dốt?
Những kiến thức cần thiết cho mình nhưng mình lại biết những nội dung sai lầm thì ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, hậu quả gây ra có khi rất nặng nề (dẫn chứng ngay trong kiến thức học tập, biết sai công thức giải sai bài toán, ) Sai con toán, bán con trâu.
- Tại sao biết điều không nên biết là ngu dốt?
+ Không phù hợp với mình chẳng những không lợi ích gì lại thêm mất thời gian, mất công sức vì những chuyện vô bổ, không giá trị
+ Hậu quả của việc biết những điều không nên biết đôi lúc cũng tạo ra những tác hại nặng nề cho bản thân, gia đình, xã hội, 
3. Bài học
- Câu nói của La Rochefou Caule là đúng, cần phải tuân thủ để đi đến thành công trong cuộc sống.
- Cần thực hiện ngay trong những năm tháng ngồi dưới mái trường trung học.
Đề 35: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.
(Theo sách Dám thành công – Nhiều tác giả, Nxb Trẻ, 2008, tr.90)
- Sự cần thiết của niềm tin trong cuộc sống, bởi nó sẽ cho ta niềm yêu đời, yêu người, mãi mãi hy vọng vào những gì tốt đẹp hơn.
- Niềm tin vào bản thân: là niềm tin cần thiết nhất trong tất cả các niềm tin, bởi nền tảng của sự thành công thật sự và bền vững là chỉ có thể dựa vào chính mình chứ không phải vào bất cứ cái gì ngoài mình.
- Ðánh mất niềm tin vào bản thân là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá nhất, như cơ hội, hạnh phúc, tình yêu,Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy đủ dư vị ngọt ngào lẫn đắng cay, hạnh phúc và cả thất vọng. Con người tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mình của mình tất yếu sẽ biết đón nhận và vượt qua khó khăn để đến bờ thành công và hạnh phúc.
Đề 36: Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”
1. Giải thích
- Sống đẹp là : 
+ Sống có lí tưởng đúng đắn, sống có trách nhiệm.
+ Có đời sống tình cảm đúng mực, hài hoà.
+ Có hành động đúng đắn.
Nêu những dẫn chứng từ thực tế cuộc sống để chứng minh cho lối sống đẹp.
2. Bình luận
- Lối sống đẹp là lối sống có mục đích, có lý tưởng của thanh niên ta trong hoàn cảnh đất nước đổi mới và phát triển như hôm nay
- Phê phán lối sống chưa đẹp: thực dụng, chạy theo thị hiếu tầm thường, sống vội, sống gấp, bạo lực, 
- Rèn luyện và nỗ lực học tập ngay từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường.
Đề 37: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” (Lep. Tônxtôi). Anh (chị) hiểu câu nói ấy thế nào và có suy nghĩ gì trong quá trình phấn đấu tu dưỡng lí tưởng của mình?
1. Đặt vấn đề 
- Mỗi con người khi trưởng thành đều ấp ủ một hoài bão, một ước mơ, một khát vọng.
- Hoài bão, ước mơ đó chính là lẽ sống, là lí tưởng mà người ta mong ước và phấn đấu thực hiện.
- Bàn về vấn đề này, nhà văn Nga Lep Tônxtôi nói : “Lí tưởng ..”
2. Giải quyết vấn đề 
- Giải thích lí tưởng là gì? Là điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất, trở thành lẽ sống mà người ta mong ước và phấn đấu.
- Tại sao không có lí tưởng thì không có phương hướng ?
+ Không có mục tiêu phấn đấu cụ thể.
+ Thiếu ý chí vươn lên để làm điều cao cả.
- Tại sao không có phương hướng thì không có cuộc sống ?
+ Không có phương hướng phấn đấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt, không có ý nghĩa, sống thừa.
+ Cuộc sống con người giống như lần bước đi trong đêm tối không nhìn thấy đường, phương hướng
+ Dễ hành động mù quáng, nhiều khi sa vào tội lỗi (dùng thực tế CM)
- Suy nghĩ của bản thân :
+ Về vấn đề bình luận.
+ Con người sống phải có lí tưởng.
Vấn đề đặt ra hoàn toàn đúng.
- Mở rộng :
+ Phê phán những con người sống không có lí tưởng.
+ Lí tưởng của thanh niên hiện nay là gì ? (phấn đấu để có nội lực mạnh mẽ, giỏi giang, đạt đỉnh cao trí tuệ và kết hợp với đạo lí)
3. Kết thúc vấn đề: Nêu ý nghĩa của câu nói.
Đề 38: Những kẻ cứ làm mà không cần học vấn thì chẳng khác nào như thuỷ thủ đi trên chiếc tàu không bánh lái, không la bàn mà cũng chả biết đi đâu
1. Giải thích vấn đề:
- Thế nào là học vấn? Đó là quá trình tiếp thu tri thức, đem đến cho bản thân những hiểu biết từ đó áp dụng nó một cách khoa học vào công việc
- Vai trò của học vấn là rất quan trọng, có kiến thức, con người làm việc một cách khoa học, có phương pháp, chính xác và dễ đi đến thành công.
- Câu nói nhấn mạnh đến hiệu quả của kiến thức do học vấn mang lại cho những công việc làm cụ thể.
2. Bình luận
- Nhận định trên là chính xác
- Những người chỉ làm việc dựa vào kinh nghiệm không tiếp thu cái hay, cái mới từ kho tàng tri thức nhân loại rất khó thành công.
Bản thân phải có những biểu hiện tích cực trong học tập: tu dưỡng, rèn luyện đọc sách báo, không ngừng tìm hiểu bởi học vấn là quá trình suốt đời..
Đề 39: Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành chỉ thị số 56/2007/CT-BGDĐT, về tăng cường công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục. 
Là một học sinh em hãy nêu suy nghĩ của mình về những tác hại của thuốc lá đối với cuộc sống của chúng ta.
ĐÁP ÁN
1. 1. Yêu cầu về kĩ năng
- Kĩ năng nghị luận: biết lập luận giải thích, chứng minh, bình luận, thể hiện quan điểm của người làm bài.
- Bố cục rõ ràng, văn diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng, hạn chế tối đa việc sai chính tả, dùng từ, mắc lỗi ngữ pháp, 
2. Yêu cầu về nội dung
2.1 Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: những tác hại của thuốc lá đối với cuộc sống của chúng ta.
2.2. Thân bài
2.2.1. Tìm hiểu thuốc lá và những tác hại của nó
Thuốc lá là gì?Thuốc lá là một loại cây có độc, nhất là những lá già, có hàm lượng Nicotin cao. Loại thực vật gây nghiện này có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Tình hình nghiện thuốc lá hiện nay
Trên thế giới, theo thông báo của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới (1990):
Người hút thuốc lá, ở các nước phát triển nam chiếm 30 – 40%, nữ: 20 – 40%, ở các nước đang phát triển con số ấy là, nam 40 – 70%, nữ: 2 – 10%. Thuốc lá giết chết một nửa số người sử dụng nó. 
Tại Việt Nam 50 % nam giới và 3,4% nữ giới hút thuốc lá (theo thống kê của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới), con số ấy cao nhất châu Á. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam nghĩa là vào khoảng 7,5 triệu người Việt Nam sẽ chết sớm do hút thuốc lá. Cũng theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới, tới năm 2020 số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại! 
Những tác hại
+ Bệnh lý như: viêm mũi, họng mạn tính, ung thư phế quản, viêm phổi, bệnh xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, ung thư môi, 
+ Ảnh hưởng kinh tế gia đình, kinh tế đất nước, tài nguyên môi trường bị huỷ hoại: nhiều vụ cháy rừng do khách tham quan hút thuốc và tàn thuốc gây ra, 
+ Tác hại của những người hút thuốc lá thụ động: những người mẫn cảm nhiễm khói thuốc lá sinh ra những bệnh lý về tai – mũi – họng, nhức đầu, chóng mặt, khói thói lá gây ô nhiễm không khí,  ngột ngạt, mệt mỏi,  giảm hiệu suất tiếp thu bài giảng, 
2.2.2. Thực trạng học sinh với việc sử dụng thuốc lá
- Do thói quen đua đòi tập hút thử và nghiện
- Chứng tỏ bản lĩnh của “con trai”, chứng tỏ mình là người lớn!
2.2.3. Hưởng ứng chủ trương của Bộ Giáo dục – Đào tạo
- Đây là một chủ trương đúng đắn của Bộ Giáo dục – Đào tạo cần được thực hiện triệt để ở các cơ sở giáo dục, trong đó bổn phận và trách nhiệm của học sinh chúng ta đóng vai trò không nhỏ.
- Những việc làm thiết thực của chính mình: tự giác chấp hành việc không sử dụng thuốc lá, (nếu có nghiện thì tích cực cai nghiện, quyết tâm từ bỏ thuốc lá), vận động khuyên bảo bạn bè, người thân thực hiện “nói không” với khói thuốc! Thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, 
- Cấm hút thuốc với những hiệu quả tích cực của nó: nhằm bảo vệ sức khoẻ, tiết kiệm được tiền bạc, dành đầu tư cho học tập, ngăn chặn hút thuốc còn nhằm hướng đến lối sống văn minh lịch sự chốn đông người.
2.3. Kết luận
Bài học cho bản thân, người thân và những người chung quanh nên từ bỏ thói quen có hại về nhiều mặt: hút thuốc lá!
Đề 40:
Trong tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), nhân vật cô Hiền từng bày tỏ: Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tuỳ.
Anh chị, hãy giải thích và bình luận về vấn đề: lòng tự trọng của con người.
Gợi ý làm bài
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Kĩ năng nghị luận: biết lập luận giải thích, chứng minh, bình luận, thể hiện quan điểm của người làm bài.
- Bố cục rõ ràng, văn diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng, hạn chế tối đa việc sai chính tả, dùng từ, mắc lỗi ngữ pháp, 
2. Yêu cầu về nội dung
2.1. Giải thích và chứng minh nội dung ý kiến mà đề bài nêu ra
- Thế nào là tự trọng? Theo Từ điển Tiếng Việt thì tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. 
- Phân biệt tự trọng với tự ti và tự cao 
Tự cao: Tự cho mình là nhất, là hơn người mà coi thường người khác. 
Tự ti: Tự cho mình là hèn kém hơn người. 
Cả hai tính cách này đều khác với lòng tự trọng.
- Lòng tự trọng có từ đâu?
Lòng tự trọng hình thành và phát triển trong suốt cuộc sống khi chúng ta. Những trải nghiệm trong thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên, thành công hay thất bại, ngay cả cách đối xử của gia đình, bạn bè, thầy cô đối với bạn đều tác động trực tiếp và góp phần hình thành nên lòng tự trọng của mỗi người.
- Vai trò của lòng tự trọng đối với cuộc sống.
Lòng tự trọng là một nhân tố tất yếu trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Không những thế, đó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công. Chính vì thế lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng và là nền tảng định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống.
- Sự thiếu lòng tự trọng
Những trải nghiệm trong thời thơ ấu có thể dẫn đến sự thiếu lòng tự trọng của trẻ, như bị chỉ trích gay gắt, thậm tệ; bị la mắng đánh đập hoặc không được quan tâm chăm sóc; bị người khác nhạo báng, chế giễu, đùa cợt, gia đình đòi hỏi trẻ phải luôn tốt về mọi mặt. Sự thất bại trong học tập, thể thao,  cũng là yếu tố dẫn đến thái độ tiêu cực của trẻ đối với bản thân. Những người thiếu tự trọng, một khi đã gặp thất bại trong cuộc sống sẽ rất dễ bi quan, chán nản, bất cần,  những hậu quả này khiến họ trở nên mặc cảm với bản thân, tinh thần ngày càng sa sút,
2. Bình luận
- Lời của nhân vật cô Hiền (Một người Hà Nội – Nguyễn Khải) hoàn toàn đúng, đây là một ý nghĩ dạy con hợp tình, hợp lý, giúp cho tuổi trẻ hình thành nhân cách bước vào đời
- Bài học rút ra cho bản thân: rèn giũa, tôi luyện lòng tự trọng trong những tình huống phức tạp diễn ra trong cuộc sống, học tập, công tác,  thường nhật.
- Tránh đi sự thiếu niềm tin, thiếu lòng tự trọng của bản thân, đồng thời cố gắng tìm hiểu giúp đỡ bạn bè chung quanh ta cùng vượt qua khó khăn, vững tin hướng về phía trước, 

Tài liệu đính kèm:

  • docecuongNLXH12.doc