Đề cương ôn thi cán bộ Đoàn

Đề cương ôn thi cán bộ Đoàn

Câu 1:

“Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. Cho biết câu nói đó của ai? Diễn ra trong bối cảnh nào? Ý nghĩa câu nói đó.

Trả lời:

Ngay sau khi thành lập, Đoàn thanh niên cộng sản Đông dương đã phát triển được nhiều đoàn viên trong cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là

Xô - viết Nghệ Tĩnh. Từ phong trào cách mạng giai đoạn này đã xuất hiện nhiều

gương thanh niên đấu tranh oanh liệt, tiêu biểu là người đoàn viên thanh niên cộng sản Lý Tự Trọng.

Lúc ra tòa xét xử, người thanh niên 17 tuổi Lý Tự Trọng đã lấy vành móng ngựa để làm diễn đàn lên án ách thống trị thực dân, kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh. Khi luật sư bào chữa xin tòa mở lượng khoan hồng cho anh vì anh chưa đến tuổi trưởng thành, hành động thiếu suy nghĩ, Lý Tự Trọng dõng dạc tuyên bố:

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1948Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi cán bộ Đoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CÁN BỘ ĐOÀN
Câu 1: 
“Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. Cho biết câu nói đó của ai? Diễn ra trong bối cảnh nào? Ý nghĩa câu nói đó.
Trả lời:
Ngay sau khi thành lập, Đoàn thanh niên cộng sản Đông dương đã phát triển được nhiều đoàn viên trong cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là
Xô - viết Nghệ Tĩnh. Từ phong trào cách mạng giai đoạn này đã xuất hiện nhiều
gương thanh niên đấu tranh oanh liệt, tiêu biểu là người đoàn viên thanh niên cộng sản Lý Tự Trọng.
Lúc ra tòa xét xử, người thanh niên 17 tuổi Lý Tự Trọng đã lấy vành móng ngựa để làm diễn đàn lên án ách thống trị thực dân, kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh. Khi luật sư bào chữa xin tòa mở lượng khoan hồng cho anh vì anh chưa đến tuổi trưởng thành, hành động thiếu suy nghĩ, Lý Tự Trọng dõng dạc tuyên bố: 
"Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kĩ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi."
Chánh án tuyên án xử tử, Lý Tự Trọng vẫn bình tĩnh. Khi được hỏi có ăn năn gì không, anh đứng trước vành móng ngựa, mặt thẳng phía trước chỉ nói một câu: "Không ăn năn gì cả!". Tấm gương bất khuất trước kẻ thù của đồng chí Lý Tự Trọng mãi mãi sáng ngời trong trang sử của dân tộc, của Ðảng và của Ðoàn ta. Nó đã thức tỉnh đồng bào, đồng chí vùng lên làm cách mạng.
Ý nghĩa: Thanh niên phải là người tiên phong, phải là thế hệ mở ra cách mạng cho cuộc sống, khi thấy điều sai trái, thanh niên phải biết sữa chữa, đó là cách mạng. Khi xã hội đi xuống, trách nhiệm của thanh niên là phải đưa xã hội đi lên, đó là làm cách mạng. Cách mạng chính là cách tân, là loại bỏ cái cũ, làm ra cái mới cho xã hội, cho đất nước, đó chính là cách mạng thực sự.
Câu 2: 
“Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Bốn câu thơ trên của ai? Ra đời trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa của nói?
Trả lời:
Ngày 20/3/1947, dưới bút danh “Tân Sinh”, Bác Hồ hoàn thành cuốn sách “Đời sống mới” và giao cho Ủy ban Trung ương Vận động Đời sống mới xuất bản rộng rãi. Cuốn sách được viết dưới dạng những câu hỏi và câu trả lời đề cập tới nhiều lĩnh vực của đời sống, nhiều tầng lớp xã hội. Để trả lời câu hỏi “Thực hành đời sống mới khó hay dễ?”, Bác trả lời: “Nói dễ thì dễ. Nói khó thì khó. Tục ngữ có câu: "Việc đời không gì khó, chỉ sợ chí không bền”. 
4 năm sau đó, ngày 28/3/1951, tinh thần này một lần nữa đã được Bác nhắc lại như một châm ngôn hành động cho thế hệ trẻ Việt Nam. Gặp gỡ phân đội Thanh niên Xung phong 312 đang làm nhiệm vụ tại Nà Cù, thôn Nà Tu, xã Cẩm Giàng, Bạch Thông, Bắc Kạn, Bác tặng 4 câu thơ: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”.
Ý nghĩa:
Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Con người phải vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi. Đức kiên trì, chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn, sự bền bỉ đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung. Có mục đích ban đầu đúng đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì, nhẫn nại cộng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.
Câu 3:
	Tại sao khi nói đến lịch sử Đoàn, chúng ta lại bắt đầu từ mốc thời gian năm 1925?
Trả lời:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Khi nói đến lịch sử của Đoàn, chúng ta nên đi ngược lên đến năm 1925”. Nói vậy là bởi năm 1925 đã đánh dấu mốc son lớn trong lịch sử Đoàn: Tháng 6/1925, từ 9 thành viên của Tâm Tâm xã, Nguyễn Ái Quốc chính thức thành lập tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (Hội Việt Nam cách mạng thanh niên). Trong số các thành viên lớp đầu có Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Vương Thúc Oánh... Hoạt động chính của Hội là chống lại sự đô hộ của thực dân Pháp tại Đông Dương và tuyên truyền chủ nghĩa Marx Lenin.
Câu 4: Cho biết “Tháng thanh niên” đầu tiên diễn ra vào năm nào? Ý nghĩa của Năm thanh niên 2011?
Trả lời:
"Tháng Thanh niên" đầu tiên diễn ra từ 1 đến 31 tháng 3 năm 2003. Dựa trên hiệu quả thực tế của Tháng Thanh niên đầu tiên này, Trung ương Đoàn chính thức đề nghị Ban bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ cho phép lấy tháng 3 hằng năm là Tháng Thanh niên Việt Nam.
Ban Bí thư T.Ư Đảng đã quyết định năm 2011 là Năm Thanh niên. Quyết định này rất có ý nghĩa vì cụ thể hoá tư tưởng Nghị quyết 25 của BCH Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
Sự đánh giá cao và tin tưởng đó tạo ra cơ hội, môi trường thuận lợi để thanh niên thể hiện trách nhiệm của mình với xã hội, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vào các mục tiêu phát triển của xã hội, của cộng đồng bằng khả năng, trí tuệ, sức trẻ của mình trong từng lĩnh vực cụ thể.
Thông qua Năm Thanh niên, hy vọng sẽ có nhiều chính sách, nhiều công trình, nhiều thiết chế cụ thể được hình thành để chăm lo, bồi dưỡng thanh niên tốt hơn. Đồng thời đòi hỏi thanh niên đóng góp nhiều hơn, khẳng định nhiều hơn trong các hoạt động xã hội. Đây sẽ thực sự là năm của những công trình thanh niên ghi dấu ấn kỷ niệm 80 mùa xuân của Đoàn.
Câu 5: Tại sao Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức và hoạt động?
Trả lời:
Đoàn TNCS HCM tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Thực hiện nguyên tắc này đảm bảo để tổ chức Đoàn thực sự là một tổ chức quần chúng tiên tiến tự nguyện, dân chủ và tự quản của thanh niên, luôn luôn đấu tranh với mọi biểu hiện của bệnh quan liêu, hành chính xa rời quần chúng 
Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đoàn được thể hiện trên các mặt sau:
- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn đều do bầu cử lâp ra và thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đai biểu hoặc là đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là BCH do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa hai kỳ họp BCH, cơ quan lãnh đạo là BTV do BCH cùng cấp bầu ra.
- BCH Đoàn các cấp có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp, với BCH Đoàn cấp trên, với cấp ủy Đảng cùng cấp và thông báo cho BCH Đoàn cấp dưới.
Câu 6: Đại hội, hội nghị của Đoàn phải đảm bảo điều kiện gì thì mới có giá trị và kết quả bầu cử hoặc biểu quyết mới hợp lệ?
Trả lời: 
- Đại hội chỉ có giá trị khi có ít nhất 2/3 số đại biểu được triệu tập thay mặt cho ít nhất 2/3 số Chi Đoàn trực thuộc tham dự.
- Khi bầu cử hoặc biểu quyết, phải có quá nửa (1/2) số phiếu bầu đồng ý (số phiếu bầu là số phiếu thu về kể cả hợp lệ và không hợp lệ); hoặc quá nửa (1/2) số người có mặt tán thành thì người được bầu mới trúng cử và Nghị quyết mới có giá trị.
Câu 7: Đoàn viên Đoàn THCS Hồ Chí Minh có những quyền gì?
Trả lời: Đoàn viên có 3 quyền: 
1, Được yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, được giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt để phấn đấu và trưởng thành. 
2, Được ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn. 
3, Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về các công việc của Đoàn.
Câu 8: Điều lệ Đoàn quy định: “Thẻ Đoàn viên có giá trị chứng nhận tư cách đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”, vậy những đoàn viên không có thẻ đoàn viên thì có đủ tư cách tham dự Đại hội Đoàn các cấp không?
Trả lời: 
Câu 9: Đại hội quyết định danh sách bầu cử gồm 17 người để bầu lấy 15 người. Lần bầu thứ nhất có 11 đồng chí đạt trên một phần hai số phiếu bầu. Lần bầu thứ hai có thêm 01 đồng chí đạt trên một phần hai số phiếu. Nhận thấy nếu không bầu đủ số lượng thì không đảm bảo yêu cầu đặt ra nên Đại hội quyết định bầu lần thứ ba, lần này có thêm 03 đồng chí đạt số phiếu trên một phần hai. Đại hội quyết định sau ba lần bầu có 15 đồng chí trúng cử, vừa đủ số lượng cần bầu. Cách làm trên có đúng không?
Trả lời:
Cách làm này không đúng. Căn cứ Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đoàn thông qua ngày 19/12/2007 và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn khoá IX, số 07 HD/TWĐTN ngày 18 tháng 6 năm 2008, trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng đã quyết định bầu, thì việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đại hội, hội nghị quyết định.
- Nếu đại hội, hội nghị tiến hành bầu lần thứ 2 mà vẫn thiếu số lượng định bầu thì không tiến hành bầu tiếp nữa. Nếu là bầu các chức danh chủ chốt của Đoàn thì báo cáo với cấp uỷ và Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định, nếu là bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên thì báo cáo để Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội quyết định.
Câu 10: Người bị kỷ luật cảnh cáo vẫn được đề cử vào BCH khoá mới. Phải xử lý trường hợp này thế nào?
Trả lời:
Đối với các Đoàn viên bị kỷ luật, nếu chưa được cấp quyết định kỷ luật xóa kỷ luật vẫn không được phép tham dự Đại hội. Cán bộ, đoàn viên có khuyết điểm đang trong quá trình kiểm tra, xem xét, không được rút đơn khỏi danh sách Ban Chấp hành hoặc xét đơn xin ra Đoàn của cán bộ, đoàn viên đó.
Câu 11: Đại hội Đoàn trường đã quyết định số lượng BCH mới là 15 đồng chí nhưng khi tiến hành bầu cử thì chỉ có 11 đồng chí trong danh sách bầu trúng cử. Có nhiều đại biểu đề nghị không nhất thiết phải bầu thêm cho đủ số lượng. Việc này xử lý thế nào?
Câu 12: Bài hát nào được chọn làm bài ca chính thức của Đoàn? Do nhạc sỹ nào sáng tác và được chọn làm bài ca chính thức của Đoàn vào thời gian nào?
Trả lời:
Năm 1953, Bác Hồ đi chiến dịch Đông Khê, Bác có đến thăm đơn vị thanh niên xung phong làm đường và Bác căn dặn thanh niên “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí cũng làm nên”. Bài thơ ấy đăng trên báo Cứu quốc và nhạc sĩ Hoàng Hòa – khi ấy đang công tác trong vùng địch hậu ở Thái Bình, đã đem phổ nhạc. 
Tháng 7/1954, tại Hội nghị cán bộ Đoàn toàn quốc, bài hát lần đầu tiên được giới thiệu và ngay lập tức đã trở nên phổ biến. Bài hát đã đi theo đoàn quân tiếp quản Thủ đô và lan truyền qua nhiều thế hệ thanh niên. 
Bài ca “Thanh niên làm theo lời Bác” được đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 6 ( 15-18/10/1992) quyết định chọn là bài ca chính thức của Đoàn. 
Nhạc sĩ Hoàng Hòa từng là Bí thư tỉnh đoàn Hưng Yên, Bí thư Thành đoàn Hải Phòng, thường vụ Trung ương Đoàn khóa III, IV, phụ trách thanh niên sinh viên. Ông đã về hưu tại Hà Nội.
Câu 13: Khi Đại hội đang tiến hành bầu BCH mới thì nhận được đơn tố cáo một đồng chí có tên trong danh sách bầu cử. Tình huống này xử lý thế nào?
Trả lời:
- Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện cán bộ, đoàn viên vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng thì báo cáo cấp bộ Đoàn cùng cấp phối hợp với cơ quan chức năng xem xét, xử lý.
- Trường hợp tại nhiệm kỳ của Ban Chấp hành, uỷ ban kiểm tra khoá cũ chưa kết luận được, phải chuyển giao hồ sơ để Ban Chấp hành, uỷ ban kiểm tra khoá mới tiếp tục xem xét, kết luận và xử lý.
- Cán bộ, đoàn viên có khuyết điểm đang trong quá trình kiểm tra, xem xét, không được rút đơn khỏi danh sách Ban Chấp hành hoặc xét đơn xin ra Đoàn của cán bộ, đoàn viên đó
Câu 14: Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do hoạ sỹ nào sáng tác? Ý nghĩa của những biểu tượng.
Trả lời:
Quốc huy Việt Nam (nguyên thủy là Quốc huy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) được Quốc hội Việt Nam khóa 1, kỳ họp Quốc hội thứ VI (từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 9 năm 1955), phê chuẩn từ mẫu quốc huy do chính phủ đề nghị. Mẫu quốc huy này do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ mẫu và họa sỹ Trần Văn Cẩn chỉnh sửa. 
Năm 1976, khi Việt Nam thống nhất, mẫu quốc huy được sửa đổi về quốc hiệu (theo phê chuẩn của Quốc hội Việt Nam khóa VI).
Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho Đảng Cộng Sản Việt Nam, cho lịch sử cách mạng của dân tộc Việt và tiền đồ xán lạn của quốc gia; bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp; bánh xe tượng trưng cho công nghiệp và chính giữa, phía dưới là dòng chữ tên nước. 
Câu 15: Một số thanh niên không muốn vào Đoàn, mặc dù họ là những người tốt. Họ có đáng trách không? Có cách nào để tập hợp được họ?
Trả lời:
Đoàn là đội dự bị của Đảng, do đó đoàn viên phải là những thanh niên thật sự có bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng, nhận thức đúng đắn về vai trò lãnh đạo của Đảng, thật sự có năng lực, có đạo đức, sẵn sàng cống hiến vì sự phát triển của đất nước, của dân tộc và thật sự muốn vào Đoàn.
Câu 16: Một số người cho rằng: một bộ phận thanh niên hư, nói năng thiếu văn hoá là do lỗi của Đoàn. Điều đó có đúng không?
Câu 17: "Trong cuộc đấu tranh sinh tử, giữa chúng tôi, những người mất nước và các ông, những kẻ cướp nước, sự hy sinh của những người như tôi là một sự dĩ nhiên. Chỉ biết rằng cuối cùng chúng tôi sẽ thắng", câu nói trên của ai và nói trong hoàn cảnh nào?
Trả lời: 
Hoàng Văn Thụ là người dân tộc Tày, sinh ngày 4 tháng 11 năm 1909, là nhà lãnh đạo cao cấp của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, người có đóng góp lớn vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và là nhà thơ cách mạng Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Mặt trận Việt Minh ra đời, phong trào chống Pháp-Nhật lên cao. Đảng Cộng sản Đông Dương một mặt xây dựng căn cứ ở Việt Bắc, mặt khác đẩy mạnh phong trào ở các tỉnh. Ban Thường vụ đặt cơ quan bí mật ngay tại quận 5 Hà Nội. Hoàng Văn Thụ thường cùng ở với Tổng bí thư Trường Chinh. Ông tích cực hoạt động binh vận (vận động binh lính địch) ở Hà Nội. Trong khi đang vận động các binh lính, do bị chỉ điểm, ông bị bắt tháng 8 năm 1943 tại ngõ Nam Diệm khu Tám Mái. Tháng 1 năm 1944, ông bị kết án tử hình. Sáng ngày 24 tháng 5 năm 1944, thực dân Pháp mang ông ra xử bắn. Ông ung dung ra pháp trường Tương Mai. Khi giám thị hỏi ông có cần bịt mắt hay không, ông trả lời không cần.
Quan toà hỏi ông có cần nói lời cuối cùng, ông nói:
"Trong cuộc đấu tranh sinh tử, giữa chúng tôi, những người mất nước và các ông, những kẻ cướp nước, sự hy sinh của những người như tôi là một sự dĩ nhiên. Chỉ biết rằng cuối cùng chúng tôi sẽ thắng"
Cha cố hỏi ông có cần rửa tội hay không, ông đáp:
"Cảm ơn ông, tôi không có tội gì. Nếu yêu nước, cứu nước là có tội thì những người Pháp hiện giờ đang đấu tranh chống phát xít Đức bên nước ông đều là có tội cả. Ông hãy về hỏi xem họ có tội không?"
6 giờ sáng, ông bị đưa đi bắn. Năm đó ông 38 tuổi.
Câu 18: Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động (hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất) và Huân chương độc lập (hạng Ba, hạng Nhì) những năm nào?
Trả lời: 
Huân chương chương lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất (1962, 1992, 1997)
Năm học 2000- 2001, trường vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huấn chương Độc lập hạng  Ba

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON THI CAN BO DOAN GIOI TRUONG THPT CHUYEN HOANG VAN THU HOABINH.doc