Đề cương ôn tập Văn khối 12

Đề cương ôn tập Văn khối 12

BÀI 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

1/Hoàn cảnh xã hôi tác động đến văn học.

-Văn học Việt Nam phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và trở thành một bộ phận trong sự nghiệp cách mạng, là một hoạt động tinh thần phong phú, có hiệu quả trong đấu tranh và phát triển xã hội.

-Xã hội Việt Nam có nhiều sự kiện lớn: 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ -> Có nhiều điển hình, nguyên mẫu đẹp cho văn học.

-Điều kiện giao lưu văn hoá với nước ngoài hạn chế.

2/ Nêu đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 1945-1975

- Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu.

- Nền văn học hướng về đại chúng.

- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

 

doc 12 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1368Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Văn khối 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHỐI 12
BÀI 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 
1/Hoàn cảnh xã hôi tác động đến văn học.
-Văn học Việt Nam phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và trở thành một bộ phận trong sự nghiệp cách mạng, là một hoạt động tinh thần phong phú, có hiệu quả trong đấu tranh và phát triển xã hội.
-Xã hội Việt Nam có nhiều sự kiện lớn: 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ -> Có nhiều điển hình, nguyên mẫu đẹp cho văn học.
-Điều kiện giao lưu văn hoá với nước ngoài hạn chế.
2/ Nêu đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 1945-1975
- Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu.
- Nền văn học hướng về đại chúng.
-  Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
3.Những thành tựu và hạn chế 
Thành tựu: + Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.
+ Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: Truyền thống yêu nước, nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.
-Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại. 
Hạn chế: + Một số tác phẩm miêu tả cuộc sống, con người 1 cách đơn giản, phiến diện.
+ Cá tính, phong cách của nhà văn chưa được phát huy mạnh mẽ.
+ Phê bình văn học ít chú trọng đến khám phá nghệ thuật;
BÀI 2: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Phần tác gia: Cuộc đời
	Di sản văn học 
	Phong cách nghệ thuật.
1/ Quan điểm sang tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh?
-  Văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận.
-   HCM luôn chú trọng đến tính chân thực và tính dân tộc của văn học
-  Chú trọng đến đối tượng tiếp nhận- Viết cho ai? Viết cái gì?Viết như thế nào?
2/ Hoàn cảnh sáng tác:
- Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, phe phát xít đầu hàng Đồng minh.
- Ngày 19/8/1945 nhân dân ta giành chính quyền ở thủ đô .
- Ngày 25/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu VB về tới HN. Ngày 26/8/1945 tại nhà số 48 phố Hàng Ngang HN Người soạn thảo bản TNĐL. Ngày 2/9/1945 Người đọc bản TNĐL ở Quảng trường Ba Đình HN trước 50 vạn dân thủ đô và các vùng lân cận khai sinh ra nước VN mới.
- Cùng lúc này nhiều lực lượng thù địch đã và đang âm mưu xâm lược nước ta, đặc biệt là thực dân Pháp đang tìm mọi cách để quay trở lại Đông Dương...
3/ Mục đích và đối tượng của Bản Tuyên ngôn độc lập?
* Đối tượng: Nhân dân trong nước, nhân dân thế giới và bọn xâm lược đặc biệt là Pháp Mĩ,
* Mục đích + Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam
+ Bác bỏ lí lẽ của thực dân Pháp xâm lược, của đế quốc Mĩ
 + Khẳng định quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam 
Đề làm văn: 
1/ phân tích để làm rõ giá trị lịch sử, giá trị pháp lí, giá trị nghệ thuật của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập.
2/Văn phong chính luận của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập.
BÀI 3: TÂY TIẾN –QUANG DŨNG
LÝ THUYẾT:
1/ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến?
- Tây Tiến là đơn vị bộ đội thành lập năm 1947;
- Địa bàn chiến đấu :Tây Bắc- Thượng Lào, hoang vu, hiểm trở;sinh hoạt gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội.
- Chiến sĩ Tây Tiến phần lớn là thanh niên Hà Nội hào hoa, lãng mạn, lạc quan và dũng cảm trong chiến đấu.
- QD làm đại đội trưởng, khi chuyển sang đơn vị khác ,ông viết bài Tây Tiến(1948)để nói lên nỗi nhớ của mình.
các đề làm văn: 
1/ Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ:
 “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
 ..
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
- Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến:
 + Hình tượng người lính TT mang vẻ đẹp hào hùng , có bóng dáng của các tráng sĩ thời xưa nhưng cũng rất thời đại, rất mới mẻ . Ý chí chiến đấu quên mình, tình yêu mãnh liệt với quê hương đất nước, tình yêu cuộc sống làm bừng sáng vẻ đẹp của cuộc đời chiến đấu gian khổ.
 + Vẻ đẹp của người lính không tách rời nỗi đau của chiến tranh ác liệt. Sự hi sinh gian khổ của người lính được biểu hiện bằng những hình ảnh bi thương nhưng không bi luỵ
- Vẻ đẹp tâm hồn hào hoa, lãng mạn:
 + Không chỉ ở dáng vẻ “oai hùm” phóng túng mà luôn thăng hoa trong tâm hồn, trong từng giai điệu cảm xúc của người lính giữa cảnh tàn khốc của chiến tranh.
 + Chất lãng mạn và chất anh hùng không tách rời mà hoà nhập vào nhau tạo nên một vẻ đẹp vừa lí tưởng vừa hiện thực của hình tượng thơ.
2/ vẻ đẹp của người lính Tây tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
3/Phân tích 8 câu đầu trong bài thơ Tây Tiến.
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi.
Pha Luông nhà ai mưa xa khơi”
4/Phân tích bài thơ Tây Tiến.
BÀI 4: VIỆT BẮC- TỐ HỮU.
Lý thuyết:
1/ Phong cách thơ Tố Hữu?
-       Mang tính trữ tình chính trị sâu sắc
-        Mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn
-        Giọng thơ chân tình ngọt ngào đằm thắm
-        Nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc.
2/ Vì sao nói hình thức nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc đậm đà tính dân tộc?
*Nội dung: +viết về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, trường kì mà hào hùng.
+Hình ảnh thơ ( thiên nhiên, con người ) đậm màu sắc dân tộc.
+Tình cảm nhân dân Việt Bắc với cách mạng với kháng chiến là tình cảm cách mạng sâu sắc, tiếp nối mạch nguồn của tình cảm yêu nước, thuỷ chung vốn là truyền thống của dân tộc
*nghệ thuật
-   sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, cấu tứ của ca dao với hai nhân vật trữ tình là “Ta- Mình”, có tác dụng nhấn mạnh và làm nhịp thơ hài hoà, uyển chuyển.
-   Ngôn Ngữ thơ: Sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân giản dị, mộc mạc.
-   Giọng thơ trữ tình ngọt ngào tha thiết
-Thể thơ lục bát-thể thơ truyền thống của dân tộc.
-Những biện pháp nghệ thuật truyền thống ( so sánh, ẩn dụ, ước lệ)được sử dụng
nhuần nhuyễn tạo nên phong vị dân gian và tính chất cổ điển cho bài thơ.
3/ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc?
- VB là quê hương CM, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đã che chở, đùm bọc cho Đảng, CP,bộ đội trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ
- Sau chiến thắng ĐBP, tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hoà bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng
- Tháng 10-1954, các cơ quan TƯ của Đảng và CP rời chiến khu VB về TĐô- HN
- Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của CM được mở ra. Nhân sự kiện trọng đại này, TH viết bài VB
Đề làm văn: 
1/ Cảm nhận của anh chị về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:
 “ Ta về mình có nhớ ta
 ..
 Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”
 ( Việt Bắc- Tố Hữu)
-Bức tranh tứ bình: Xuân : mơ nở trắng rừng-người đan nón
+Hạ : Rừng phách đổ vàng- cô em gái hái măng 1 mình.
+Thu: Trăng rọi hoà bình- Tiếng hát ân tình thuỷ chung
+Đông: Hoa chuối đỏ tươi- Dao gài thắt lưng
à Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, cảnh và người VB hiện lên thật đẹp. Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về VB là sự hoà quyện thắm thiết giữa cảnh và người, là ấn tượng không thể phai mờ về người VB cần cù trong lao động, thuỷ chung tình nghĩa trong đoạn thơ trên
- Thiên nhiên VB hiện lên với những vẻ đẹp đa dạng, phong phú sinh động, thay đổi theo từng mùa 
- Gắn bó với khung cảnh ấy là con người bình dị: người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng..Bằng những việc làm nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo nên sức mạnh của cuộc kháng chiến
- Âm hưởng trữ tình tạo nên khúc ca ngọt ngào đằm thắm của tình đồng chí, đồng bào, tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước.
 2/ Phân tích đoạn thơ:
 “ Những đường Việt Bắc của ta
 ..
 Vui từ Việt Bắc đèo De, núi Hồng”
-   Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc( 8 câu đầu)
 + Toàn cảnh quân dân ra trận chiến đấu với khí thế hào hùng, sôi sục, khẩn trương
 + Hình ảnh bộ đội hành quân ra trận với vẻ đẹp hào hùng lãng mạn
 + Dân công phục vụ kháng chiến
-    Khí thế chiến thắng của các chiến trường khác (4 câu)
-      Nghệ thuật sử dụng hình ảnh, ngôn từ: từ láy, động từ, tính từ gợi tả, phép tu từ, giọng thơ; chất sử thi hào hùng, tính lãng mạn tương trưng.
3/Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc.
BÀI 5: ĐÂT NƯỚC-NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Lý thuyết: 
Đề văn.
1/ Nêu những nét độc đáo trong nghệ thuật biểu hiện của đoạn trích “ Đất Nước- Mặt đường khát vọng”:
-    Kết cấu đoạn trích chia làm hai phần, mỗi phần trả lời những câu hỏi nhất dịnh ngầm ẩn sâu xa trong mạch thơ: đất Nước có từ bao giờ? Cội nguồn từ đâu? Đất Nước là gì? Đất Nước của ai? Ai làm nên ĐN? Tất cả liên kết thành một hệ thống khá chặt chẽ, thể hiện hướng tìm tòi đầy trí tuệ của NKĐ.
- Chất liệu nghệ thuật : Sử dụng sang tạo các chất liệu văn hoá dân gian từ tục ngữ, thành ngữ, ca dao, truyền thuyết.đến phong tục tập quán và sinh hoạt hằng ngày. Điều đó tạo cho đoạn trích một không gian nghệ thuật riêng hết sức quen thuộc gần gũi mà lại diệu kì, bay bổng. Đó là không gian nghệ thuật kết tinh tâm hồn, trí tuệ của nhân dân.
-  Bút pháp trữ tình - chính luận: những tri thức văn hoá được kiểm nghiệm trong thực tế, trong sự nhập cuộc vào đời sống nhân dân; sự hài hoà của cảm xúc và suy nghĩ, những lí lẽ sắc sảo qua hình thức thơ gợi cảm, giọng thơ thiết tha sôi nổi.
-   Hình thức thơ: Mượn hình thức trò chuyện tâm tình của TY nam nữ với dòng thơ tự do, nhạc điệu linh hoạt, đoạn trích này giống như một tuỳ bút bằng thơ gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
2/ ĐN được cảm nhận với sự thống nhất của 3 phương diện: chiều sâu văn hoá, chiều rộng của không gian, chiều dài về thời gian. Anh chị hiểu điều đó như thế nào?
-    Chiều sâu văn hoá:
 + ĐN là nơi sinh tồn của ông bà, tổ tiên, là nơi con người được sinh ra, là quê hương.
 + ĐN gắn với phong tục tập quán, ca dao, cổ tích, sinh hoạt thường ngày có từ bao đời của người Việt
-      Về không gian:
 + ĐN là những gì gần gũi, quen thân với cuộc sống của mỗi người, là ngôi trường, là bến nước, là mảnh đất ta sinh ra và lớn lên, là quê hương của tình yêu, của kỉ niệm yêu thương.
 + ĐN là không gian rộng lớn, là núi rừng song bể, là nơi chốn sinh tồn của cả cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ.
-   Về thời gian: ĐN được cảm nhận từ quá khứ nghìn xưa với huyền thoại “ LLQ-ÂC” cho đến hôm nay với ngày giỗ tổ Hùng Vương trong tâm hồn người Việt. Bức thông điệp huyết thống “ con Rồng cháu Tiên” sẽ truyền mãi qua các thế hệ.
3/ Nêu suy nghĩ của anh chị về nhận xét: Ở phần cuối, tư tưởng “ĐN của Nhân dân” đã thể hiện tập trung trong sự cảm nhận tính cách con người Việt Nam 
 “ Để Đất Nước này là ĐN của Nhân dân
 ..
 Đi trả thù mà không sợ dài lâu”
-  Câu thơ : “ ĐN của Nhân dân, ĐN của ca dao thần thoại” là một cách định nghĩa về ĐN thật giản dị mà độc đáo.
-  ĐN được tạo nên bởi sức mạnh và tình nghĩa của nhân dân, ĐN là của Nhân dân; muốn hiểu ĐN phải hiểu nhân dân và vẻ đẹp tâm hồn tính cách của nhân dân, hơn đâu hết có thể tìm thấy trong văn hoá tinh thần của nhân dân: văn hoá dân gian, thần thoại, cổ tích, ca dao.
 -   Trong kho tàng ca dao, nhà thơ chọn 3 câu tiêu biểu để nêu bật 3 đặc điểm quan trọng trong tín cách truyền thống của nhân dân : Say đắm trong TY, quý trọng tình nghĩa, quyết liệt trong chiến đấu.
Câu 3 (5 điểm): Anh, chị hãy phân tích đoạn thơ sau:
	Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 
	Đất Nước có trong nhữn ... g rừng thông nơi đặt lăng mộ vua nhà Nguyễn, nó lại có vẻ đẹp “ trầm mặc”, “ như triết lí, như cổ thi”
-          Vẻ đẹp của song Hương trong cảm hứng của các nghệ sĩ: Nguyễn Du, CBQ, TĐ, TH vẻ đẹp SH gắn với cách cảm nhận, cách nhìn nhận riêng của từng nhà thơ.
-          SH gắn với xứ Huế với lịch sử dựng nước và dựng nước; gắn với cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Nam của nước đại Việt xưa.
2/ Nét riêng trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
-          TY say đắm với dòng song, sự gắn bó máu thịt với cảnh và con người xứ Huế
-          Cây bút giàu chất trí tuệ, hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hoá và nghệ thuật xứ Huế
-          Trí tưởng tượng lãng mạn bay bổng
-          Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế, tài hoa
BÀI 10: VỢ CHỒNG A PHỦ-TÔ HOÀI.
1/Phân tích giá trị nhân đạo.
2/Diến biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa Xuân.
3/Phân tích nhân vật Mị.
4/Sức sống tiềm tàng của nhân vật MỊ
BÀI 11: VỢ NHẶT-KIM LÂN
LÝ THUYẾT
1/Ý nghĩa nhan đề
-Gợi lên tình huống truyện độc đáo.
-Thể hiện tình cảm nhân đạo của tác giả trước thân phận rẻ rúng của con người trong nạn đói.
-Niềm tin. Niềm tin, niềm hi vọng vào ngày mai tươi sáng hơn.
2/Tình huống truyện.
Câu 1: Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Vợ nhặt”. Vì sao có thể nói rằng “Vợ nhặt” đã được xây dựng trên cơ sở của một tình huống lạ? 
* Gợi ý 
Đây là một tình huống lạ. Là vì một người như Tràng mà cũng lấy được vợ: nghèo (lấy vợ phải có tiền cheo cưới) ngụ cư, xấu trai Lạ vì quá dễ dàng đúng là “nhặt”được về. Lạ nên mới đầu không ai tin. Cả xóm ngụ cư đều ngạc nhiên, coi như một điều vô lý. Bà cụ Tứ là mẹ Tràng cũng không tin Ngay đến bản thân Tràng cũng không tin(nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ, như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?) 
2/Tình huống truyện.
	Đây là một tình huống lạ, hiếm thấy nhưng lại có giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật cao: 
	- Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã đẩy nhân dân ta đến nạn đói khủng khiếp năm 1945, dìm con người xuống tận đáy xã hội. 
	- Trong bất kỳ hòan cảnh nào con người vẫn khát khao sống, khát khao hạnh phúc, vẫn tin tưởng vào tương lai với một niềm tin lạc quan. 
	- Với tình huống truyện độc đáo mà tác phẩm trở nên hấp dẫn. Đó là một điều kiện tốt để bộc lộ tâm trạng, tính cách. 
Đề văn: 
1/Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực.
Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ.
Phân tích nhân vật Tràng.
BÀI 12: RỪNG XÀ NU- NGUYỄN TRUNG THÀNH
Lý thuyết 
1/Ý nghĩa nhan đề
-Mỗi người dân là một cây xà nu, cả dân tộc là một rừng xà nu. 
-Hình ảnh cây xà nu và rừng xà nu trong truyện có tác dụng tạo nền cho câu chuyện. Bằng hình tượng nghệ thuật có giá trị tạo hình, có ý nghĩa tượng trưng và bằng thủ pháp nhân hóa làm cho cây xà nu cũng như rừng xà nu hiện hình sống động trước mắt người đọc: “Cả .trận bão”. : Nỗi đau của dân làng Xô.man, đồng bào Tây Nguyên và cả miền Nam 
	-Thế nhưng “Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”. Sức sống mãnh liệt của dân làng.
	-Và có khi “cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây non mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”: các thế hệ nối tiếp của dân làng, tinh thần quật khởi , kiên cường của đồng bào Tây Nguyên.
- Cây xà nu, rừng xà nu đã gắn bó với con người Tây Nguyên tự bao đời nay, như một lẽ tự nhiên và khi cần “rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng” Ở một tầng nghĩa cao hơn, rừng xà nu tiêu biểu cho sức sống bất diệt, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên. Các thế hệ cây xà nu nối tiếp nhau lớn lên tượng trưng cho các thế hệ dân làng Xô-man, nói rộng ra là các thế hệ nhân dân Việt Nam.
Đề văn:
1/ phân tích hình tượng Rừng xà nu-
2/Nhân vật Tnú.
3/Tính sử thi và cảm hững lãng mạn.
4/Hình ảnh con người Tây Nguyên,
BÀI 13: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH.
1/Vẻ đẹp con người Nam bộ trong kháng chiến chống Mỹ qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi
-Vẻ đẹp gan góc kiên cường.
-Thuỷ chung son sắt với cách mạng, với quê hương, đất nước.
-Giàu tình nặng nghĩa.
-Hiền lành, chất phác.
2/Phân tích hình ảnh nhân vật Việt
-Nét trẻ con của một cậu con trai mới lớn.
-Hình ảnh của một chiếm sĩ dũng cảm, gan dạ, kiên cường.
-Tình yêu thương sâu nặng của Việt đối với những người thân trong gia đình, đồng đội, quê hương.
3/ : Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: “Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm [], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".
Chứng minh rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi, quả đã có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến đời chị em Chiến, Việt.
BÀI 14: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA-NGUYỄN MINH CHÂU.
Lý thuyết : ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” 
-Hình ảnh Chiếc thuyền ngoài xa gắn với cái đẹp “tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” nhưng lúc nhìn gần lại hiện lên hiện thực phũ phàng của cuộc sống.
-Nhan đề tác phẩm là một khái quát giản dị về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, đồng thời là một ẩn dụ sâu sắc về cái nhìn nghệ thuật.
Đề văn
Phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, hãy nêu suy nghĩ của anh chị về nạn bạo lực trong gia đình.
BÀI 15 HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT –LƯU QUANG VŨ.
1/Đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt thể hiện ý nghĩa gì?
-Những trăn trở về cuộc sống , ngang trái của hồn Trương Ba.
-Khẳng định ý nghĩa của sự thống nhất giữa linh hồn và thể xác.
2/Phân tích những mâu thuẫn, xung đột trong con người Trương Ba và thái độ của các nhân vật trước hoàn cảnh đó.
3/Hãy nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của nhân vật Trương Ba “ Tôi không muốn sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo, tôi muốn là tôi toàn vẹn” 
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI.
BÀI 1: THUỐC-LỖ TẤN.
1/Ý nghĩa nhan đề.
-Thuốc chữa bệnh lao: bánh bao tẩm máu người-> sự u mê, lạc hậu , ngu muội của người dân Trung Hoa đương thời.
-Thuốc độc: không chữa khỏi bệnh mà còn giết chết người bệnh nhanh hơn.-> căn bệnh gia trường , u mê lạc hậu của người dân Trung Hoa.
-Phải tìm ra một phương thuốc quần chúng giác ngộ cách mạng.
2/Cuộc đời và sự nghiệp của Lỗ Tấn.
3/Trước khi chuyển sang làm văn nghệ, Lỗ Tấn đã từng làm những nghề gì? Vì sao ông lại chuyển sang làm văn nghệ,? Hãy nêu 2 tp tiêu biểu của ông?
-Từng học nghề hàng hài: Đi nhiều nơi, tích luỹ nhiều kiến thứcà Khai thác mỏ: Làm giàu cho đất nướcàNghề y : để chữa bệnh cho người nghèo.--> Văn nghệ: Chữa căn bệnh tinh thần của quốc dân Trung Hoa đương thời.
4/Những người trong quán trà lão Hoa Thuyên bàn về vấn đề gì?Ý nghĩa.
-Phương thuốc chữa bệnh lao bằng bánh bao tẩm máu người-> Phê phán sự thiếu hiểu biếtcủa người dân TH đương thời về phương thuốc chữa bệnh laovà sự u mê, lạc hậu của họ.
-Người tử tù Hạ Du vừa mới bị chém.-> Phê phán sự thiếu hiểu biết của người dân TH đương thời về cách mạng.
5/ Tóm tắt truyện ngắn Thuốc
BÀI 2: SỐ PHẬN CON NGƯỜI
1/Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Sô-lô-khốp.
2/ Tóm tắt.
3/Qua phần tác phẩm Số phận con người , anh chị hãy nêu những nét mới của tác M.Sô-lô-khốp trong việc mô tả c/s của nhân dân Liên Xô trong và sau cuộc chiến tranh vệ quốc.
-Tác giả đã nhìn thẳng vào sự thật cuộc sống , không né tránh những mất mát đau thương của nhân dân Xô viết trong và sau cuộc chiến tranh vệ quốc.
-Qua tác phẩm, tác giả cho thấy con người Nga không chỉ anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà còn anh hùng ngay cả trong c/s đời thường, đặc biệt là những năm sau chiến tranh với bao hậu quả nặng nề, bao khó khăn, thử thách.
4.Tấm lòng nhân ái của con người Nga.
BÀI 3:ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ-HÊ-MINH-UÊ
Câu 1:cuộc đời và sự nghiệp của Hê-minh-uê
Những nét chính về cuộc đời của nhà văn Hêminguê: Hêminguê sinh tại bang Illinois nước Mỹ trong gia đình trí thức (cha là bác sĩ, mẹ là nghệ sĩ dương cầm). Học xong bậc phổ thông trung học ra làm báo. 
-Trong thế chiến thứ I, nhập ngũ, chiến đấu ở Ý bị thương rồi giải ngũ về Mỹ với tâm trạng chán nản vì khônmg hoà nhập được với xã hội, tự nhận mình là “Thế hệ bị vứt đi”. sau đó ông viết tiểu thuyết lên án chiến tranh. 
-Thế chiến III, làm phóng viên quân đội Mỹ rồi qua Pháp tham gia du kích Pháp chống phát xít Đức. Sau chiến tranh qua sống ở CuBa, trở thành bạn thân của chủ tịch Fidel Castro. Được nhận giải Nobel văn chương năm 1954. Cuối đời về Mỹ, tự tử tại tiểu bang Idaho năm 1961. 
 – Hai tác phẩm tiêu biểu của ông: + Giã từ vũ khí. + Ông già và biển cả.
2”/Nguyên lí tảng băng trôi”: 1 phần nổi, 7 phần chìm: Nhà văn không trực tiếp phát ngôn tư tưởng của mình mà nói lên bằng hình tượng và các khoảng trống để người đọc tự rút ra phần ẩn ý 
Nguyên lí tảng băng trôi”: trong tác phẩm:
Phần nổi: Câu chuyện đi đánh cá của ông lão Xan-ti-a-gô, có thành công nhưng cũng có thất bại->Kinh nghiệm của người lao động.
Phần chìm: -Ý chí nghị lực phi thường của người lao động trước sự hùng vĩ, dữ dội của tự nhiên.
-Thiên nhiên không chì là đối tượng chinh phục mà còn là bạn bè của con người.
-Hành trình theo đuổi khát vọng của con người.
3/Tóm tắt tác phẩm.
Giá trị nhận đạo
+ Ở mỗi luận điểm: phân tích ở cả hai nhân vật, có sự đối chiếu, liên hệ khéo léo với các nhân vật đồng dạng khác trong văn học.
Các ý lớn cần có:
           1 Giá trị hiện thực của tác phẩm
           a)Phơi bày tôi ác của bọn thống trị 
           b)phản ánh Cuộc sống thống khổ cay cực của đồng bào miền núi dưới ách thống trị đó.
           c) Chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng. Quá trình đến với cách mạng của nhân dân miền núi: phản ánh qua qua trình đấu tranh từ tự phát đến tự giác.
           2 Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện 
           a) Tác giả đã phát hện ra vẻ đẹp tâm hồn của họ.
           b) Niềm tin ở khả năng cách mạng của đồng bào. Chỉ ra cho đồng bào con đường đến với hạnh phúc thực sự: Theo cách mạng, theo Đảng đứng lên giành lại tự do, đánh đổ thực dân, phong kiến. Từ nô lệ đứng lên làm chủ vận mệnh của mình
- Tố cáo thế lực thống trị, cường quyền, thần quyền đã liên kết để tước đoạt quyền sống của những con người đáng ra phải được hạnh phúc nhất.
- Đồng cảm sâu sắc với số phận con người nghèo khổ miền núi trước cách mạng.
- Khám phá, phát hiện vẻ đẹp, phẩm chất người lao động, đặc biệt là khát vọng sống tự do.
Giới thuyết về Giá trị nhân đạo trong một tác phẩm văn học
+ Nhân đạo: yêu thương con người.
+ Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học
- Thông cảm với nỗi đau của những kiếp người bé nhỏ, bất hạnh.
- Phê phán các thế lực gây ra đau khổ cho con người.
- Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của họ.
+ Vai trò của giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học: giá trị căn cốt của mọi tác phẩm. Văn học là nhân học. Một tác phẩm chỉ có ý nghĩa khi nó hướng tới con người, biết trân trọng, yêu thương con người, làm cho cuộc sống con người tốt đẹp hơn. "Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy" (Bielinxki)

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP3.doc