Đề cương ôn tập Văn 12

Đề cương ôn tập Văn 12

ĐÔI MẮT

Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đòi của truyện ngắn đôi mắt?

đáp án:

 Trong nhật kí ở tù ngày 2/3/48 NC viết: Mấy ngày nghỉ tết tôi viết một truyện ngắn cho đỡ nhớ. Đó là truyện tiên sư thằng Tào Tháo. Nhưng sau đó tôi đặt cho nó một cái tên nghe đúng đắn và giản dị hơn đó là đôi mắt.

 Truyện được viết vào mùa xuân năm 1948 đây là thời kì, tìm đường, nhận đường nhận đường của lớp nhà văn trước, trong thòi kì kháng chiến chống Pháp. Đôi mắt ra đời nhằm giải quyết một vấn đề tư tưởng rất phức tạp của giới văn trí thức văn nghệ sĩ trong những ngày đầu kháng chiến.

 

doc 37 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1277Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đôi mắt 
Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đòi của truyện ngắn đôi mắt?
đáp án:
 Trong nhật kí ở tù ngày 2/3/48 NC viết: Mấy ngày nghỉ tết tôi viết một truyện ngắn cho đỡ nhớ. Đó là truyện tiên sư thằng Tào Tháo. Nhưng sau đó tôi đặt cho nó một cái tên nghe đúng đắn và giản dị hơn đó là đôi mắt.
 Truyện được viết vào mùa xuân năm 1948 đây là thời kì, tìm đường, nhận đường nhận đường của lớp nhà văn trước, trong thòi kì kháng chiến chống Pháp. Đôi mắt ra đời nhằm giải quyết một vấn đề tư tưởng rất phức tạp của giới văn trí thức văn nghệ sĩ trong những ngày đầu kháng chiến.
Câu 2: Tại sao nói đôi mắt đôi mắt là một tuyên ngôn nghệ của một thế hệ nhà văn trước?
đáp án:
 - Đôi mắt là cách nhìn, cách nghĩ, là quan điểm lập trường của lớp nhà văn trước đối với người nông dân và cuộc kháng chiến.
 - Đôi mắt được coi là tuyên ngôn nghệ thuật vì nó ra đời nhàm giải quyết một vấn đề tưởng khá phức tạp của giới trí thức văn nghệ sĩ trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu 3: Phân tích nhân vật Hoàng?
đáp án:
 Mở bài:
 - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu đặc điểm nhân vật Hoàng
Thân bài
 ý 1: Mở đầu tác phẩm bạn đọc nhận thấy ngay ngoại hình của nhân vật Hoàng- dáng dấp của một người có cuộc sống no đủ .
ý 2: Thời CM khắp nơi người chết đói như ngả rạ, bạn bè anh cũng chịu cảnh nạn đói ấy, thế mà Hoàng vẫn có cuộc sống phong lưu trưởng giả: 
- Khi đi tản cư về sống ở nông thôn, Hoàng vẫn giữ lối sống cũ: " thích ở... 
y3: Tính khí của Hoàng cũng thất thường, kì lạ: có tính xấu luôn đố kị vói những ai tài giỏi hơn mình, có tật đá bạn. Doạ nạt con vô cớ. Hoàng ích kỉ nhưng lại hay nhân danh đạo đúc, nhân nghĩa, hễ mở miệng ra là chửi thiên hạ dốt nát, bần tiện.
ý 4: Khi tản cư về nông thôn Hoàng không giao tiếp với người nông dân nhưng lại thường giao du với đám cặn bã trong xã hội. Đó là mụ Yên Kí - tổ tôm hạng nặng; một ông đốc học bị thải hồi vì vụ hiếp học sinh; Một cụ Phán già chuyên sống bằng nghề đi lo kiện thuê.
ý 5: Khi tản cư về nông thôn Hoàng đã bộc lộ rõ thái độ khinh bỉ, miệt thị người nông dân. Hoàng sống ở nông thôn nhưng không giao tiếp, gần gũi họ. Anh chỉ nhìn người mà không bao giờ chịu hiểu quần chúng. Vì thế mà Hoàng luốn có cái nhìn phiến diện, lệch lạc về người nông dân.. Trong mắt vợ chồng Hoàng người nông dân hiện lên toàn là những mặt hạn chế, xấu xa: Dốt nát, nhiêu khê, bần tiện, tò mò, lỗ mẵng, ích kỉ ( dẫn chứng) Vợ chống H thi nhau kể tội người nhà quê với giọng mỉa mai, chế giễu... Cứ nói về họ là Hoàng trợn mắt, tức tối, cười gằn. Nỗi khinh bỉ phì cả ra ngoài theo cái bĩu môi dài thườn thượt, mũi nhăn lại như ngửi thấy mùi xác thối.
- Hoàng chỉ quen nhìn đòi, nhìn người một phía nên H không bao giờ nhìn thấy cái nguyên cớ đẹp đẽ bên trong tâm hồn họ ẩn đằng sau vẻ lam lũ, thô kệch đó.. H không hiểu rằng tất cả những việc họ làm đó đều vì cuộc kháng chiến. Vì không có thiện cảm nên bất kì lòi nói, hành động nào của họ cũng trở nên tức cười ( dẫn chứng: anh thanh niên, ông chủ tịch xã...)
ý 6: Trong lúc nhiều nhà văn đi làm phong viên trên mặt trận thì H nhởn nhơ đứng ngoài cuộc. Ông chủ tịch xã đến nhà anh năm lần bảy lượt mời anh dạy lớp bình dân học vụ, làm công tác tuyên truyền nhưng anh đều từ chối. Anh chấp nhận bị gọi là phản động chứ nhất định không chịu hợp tác với họ," anh bảo làm sao tôi có thể hợp tác với nhưng con người như thế, thà chấp nhận bị...".
- Hoàng thù ghét kháng chiến. Vì kháng chiến mà anh phải đi tản cư và đã không mang theo được bộ đông chu liệt quốc mà anh yêu thích. => ích kỉ.
- Anh không có niềm tin vào cuộc kháng chiến khi mà lực lượng chủ yếu của cuộc kháng chiến là nông dân. 
 Bên cạnh những điểm xấu, những điều đáng trách H cũng có những điểm đáng mến. Hoàng tiếp bạn rất niềm nở; có niềm tin tuyệt đối vào vai trò của lãnh tụ. Tin vào tài năng của cụ Hồ. vợ chòng anh cũng bỏ cả nhà rộng ở thành phố để đi tản cư đến một vùng nông thôn.
Kết bài:
 Nhân vật Hoàng là nhân vật máu thịt, thành công nhất của NC trong tác phẩm đôi mắt. H vừa có nét riêng không giống ai nhưng lại có những nét chung của một lớp người. Soi vào nhân h mỗi người sẽ rút ra cho mình bài học bổ ích trong cuộc sống đang đổi mới từng ngày từng giờ của đất nước ta.
Câu 4: Phân tích nhân vật Độ?
 - So với H là bậc đàn anh về tuổi đời, tuổi nghề thì Đ là nhà văn bậc đàn em nghèo gầy chỉ còn một dúm xương và rất nhiều bản thảo không biết bản cho ai.
 - Cuộc CM nổ ra Đ đã nhanh chóng chuyển biến đi trên con đường chung của dân tộc. Độ sẵn sàng làm một anh tuyên truyền viên nhãi nhép khoác ba lô đi khắp các chiến trường, phục vụ kháng chiến.
 - Trước đây Đ cũng có cái nhìn phiến diện, lệch lạc như H. Anh đã từng bi quan chán nản Nhưng khi CM nổ ra Đ đã " ngã ngửa người ra" vì thấy được sức mạnh thực sự của quần chúng, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân. Đ đã nhận ra họ là những con người giàu lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc " Vô số những anh răng đen...".
 - Với người nông dân Đ có cái nhìn cảm thông, ưu ái. Đ nhìn người nông dân với con mắt đầy tình thương của một nhà văn chân chính anh hiểu và luôn giúp họ Anh nhìn thấu vào tạn sâu thẳm bên trong tâm hồn người nông dân - một cái nhìn tiến bộ, đúng đắn đầy tình người. 
 - Độ khoác ba lô đi hết làng nọ đến làng kia để tìm hiểu và gần gũi những người nông dân chân lấm tay bùn, để nâng tầm hiểu biết nhận thức của mình về họ.
 - Khi vợ chồng H thi nhau kể xấu về nguời nông dân thì Đ đã bênh vực và thanh minh giúp họ " người nhà quê có tục kiêng, dẫu sao người nhà quê vẫn còn là một bí mật đối với chúng ta". Một cái vỗ vai thân mật, một lời hứa đầy thiện cảm " tối tôi sẽ sang nhà anh chơi" dành cho anh thanh niên hỏi đường chỉ mới quen, cũng đủ cho ta thấy anh rất gần gũi vói người nông dân.
 Không chỉ là nhà văn rất gần gũi và chân thành với người nông dân mà Đ còn rất chân thành với bạn bè. Công việc kháng chiến còn rất nhiều bận rộn, song anh vẫn thu xếp thời gian để về vùng tản cư thăm vợ chồng H xem họ về sống ở nông thôn có khó khăn gì không? Mặc dù trước đó khi còn ở HN H đã có lần chửi Đ. 
 - Nếu như H không tin vào CM khi mà lực lượng chủ yếu của cuộc kháng chíên là nông dân thì Đ lại đặt niềm tin tuyệt đối vào họ! Vì sao vậy? Bởi Đ đã nhìn thấy bản chất yêu nước và lòng nhiệt tình CM của họ. Nên anh tin họ sẽ làm được CM và nhất định sẽ thắng lợi.
 mùa lạc 
Câu 1: Phân tích nhân vật Đào trong tác phẩm mùa lạc để từ đó nói lên tư tưởng nhân đạo của tác phẩm?
đáp án:
Mở bài: 
 - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
 - Giới tjiệu đặc điểm nhân vật Đào và yêu cầu của đề ( tư tưởng nhân đạo)
Thân bài:
 ý 1: Cuộc đời Đào trước khi lên nông trường ĐB:
- Đào là một người phụ nữ lao động nghèo. Lấy chồng từ năm 17 tuổi, chồng cờ bạc, nợ nần sau đó bỏ đi Nam, mãi đến 1950 mới trở về, ăn ở với nhau được một đứa con lên hai thì chồng chêt, mấy tháng sau đứa con lên sài cũng bỏ Đào mà đi để chị ở một mình.
- Mất chồng, mất con Đào không gia đình, không nơi nương tựa. "Đòn gánh trên vai tối đâu là nhà, ngã đâu là giường", chị tất tả ngược xuôi kiếm sống. Khắp nơi khi Hòn Gai, Phố Rỗ, chợ Bì, chợ Bưởi... đều in dấu chân người đàn bà tội nghiệp này. 
* Đào là nhân vật có nét riêng rất dễ nhận ra ở chân dung, ngoại hình, tính cách và cả trong tâm lí, một người có số phận bất hạnh.
+ Là người phụ nữ quá lứa lỡ thì, không có nhan sắc: khuôn mặt thiếu sự hoà hợp, chân ngắn, bàn tay có những ngón rất to, đầu nhọn... Song ở chị cũng có những nét rất duyên khiến người gặp một lần có thể nhớ mãi: đôi mắt dài đưa đi đưa lại rất nhanh, hàm răng khẩnh của người luôn ưa đùa cợt.
+ Trước khi lên nông trường ĐB cuộc đời có quá nhiều bất hạnh khiến Đào trở thành một người sống táo bạo, liều lĩnh ghen tị với mọi người và hờn giận cho chính mình. Chị đanh đá chua cay trong lời đối đáp với mọi người. Chị thể hiện thái độ hoài nghi, sự uất ức với mọi người khi chị ý thức về sự thua thiệt của mình. Chị không còn niềm tin vào cuộc sống. Có những lúc chị muốn chết nhưng thấy đời còn dài nên phải sống.
+ Khi chồng và con chết chị tha hương cầu thực " mùa đông vài cái áo cánh nâu vá vai, mùa đông chiếc áo bông đã bạc màu. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bàn chân đã từng di khắp mọi nơi không nghỉ buổi nào...". Đôi lúc ốm đau nằm nhờ nhà người quen, chị tủi phận bưng bát cơm nóng, nhìn ngọn đèn dầu chị sực nhớ trước đây chị đã từng có một gia đình, một đứa con. Muốn về quê nhưng ở đó không con ai. Một chút duyên thầm thời con gái nay chẳng còn " mái tóc óng mượt ngày xưa nay đỏ đi như chết, hàm răng phai không buồn nhuộm soi gương thấy gò má cao tàn hương nổi nhiều. Trang đời Đào đã thấm nhiều giọt nước mắt và những tiếng thở dài.
+ Tuy nhiên ẩn đằng sau tâm hồn tưởng như cằn cỗi ấy vẫn chất chứa một niềm khát khao hạnh phúc, được sống như bao người phụ nữ khác. Chính khát vọng này là tiền đề để giúp Đào vượt lên thay đổi sổ phận mình.
+ Vào những năm 58, 59 hàng ngàn người miền xuôi đi xây dựng Tb với khát vọng và hi vọng như CLV đã nói: " Mắt ta thèm mái ngói đổ trăm ga". Trái lại Đào lên Tb với tâm lí con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chồn chân. Muốn đi đến một nơi thật xa để quên đi quãng đời tủi nhục, không chút hi vọng còn những ngày tới ra sao chị không cần biết.
ý 2: Cuộc đời của Đào sau khi lên nông trường ĐB:
- Từ khi lên nông trường ĐB Đào có nhiều thay đổi về tính cách, tâm lí. Với lòng tự trọng và ý thức về bản thân mình, với hàm răng khểnh của người luôn ưa đùa cợt đến việc vận dụng ca dao tục ngữ vào lối nói, tài làm thơ cho thấy chị là người có đời sống nội tâm phong phú, sôi nổi, có cá tính, không chịu để ai coi thường mình. Trong công việc lao động chị không chịu thua kém bọn thanh niên. Trước những lời trêu ghẹo của mọi người chị mặc cảm nhún nhường " trâu quá xá mạ quá thì hồng nhan bỏ bị còn gì là xuân". Nhưng có lúc chị lại tự động viên mình việc gì phải tủi, phải hờn, phải nhún mình người nào mà chẳng có phân tốt đẹp. " Huê thơm.....".
- Sống với những con người mới, bạn mới, họ rất giàu lòng nhân ái, mơ ước như Huân, Duê, Đào như trẻ lại và có nhiều mơ ước về cuộc sống và bùng cháy lên khát khao hạnh phúc. Khi nhìn Huân một người đẹp trai khoẻ mạnh nhất đội sản xuất " Đào lại thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc, lại hi vọng cuộc đời mình chưa hẳn đã tắt...".
- Khi nhận được lá thư của ông trung đội trưởng già goá vợ, lúc đầu chị giận dữ tưởng có thể xé vụn ra nhưng khi gấp lá thư lại thì một cảm giác êm đềm cứ lan nhanh ra như mạch nước ngọt rỉ ngấm vào thớ đất khô cằn vì nắng hạn, một nỗi vui sướng kì lạ dạt dào không thể nén nổi khiến chị ngây ngất, muốn cười to một tiếng nhưng mi mắt lại đọng đầy nước chỉ trực trào ra. Đào đã tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ 7, 8 năm nay, ai ngờ chị lại tìm thấy ở nơi mà chiến tranh đã xảy ra ác liệt nhất.
- Đào đã dần trở lại bản chất dịu dàng, e ấp, tha thứ của người phụ nữ. Chị sẵn sàng tha thứ cho mọi câu đùa nghịch, chị lại muốn quên hết, lại ao ước mình còn trẻ lại như không có cuộc đời đã qua. Đào đã bắt đầu biết quan tâm và vun vén cho HP của người khác.
- Tâm lí của chị cũng có những thay đổi. Chị đã biết tìm đến Huân để tâm sự ch ... ốn giẻ tẩm dầu Xn đốt thì mười ngón tay chở thành 10 ngọn đuốc, nó là bằng chứng tố cáo tội ác của kẻ thù, nó là mối thù suốt đời anh. Bàn tay ấy đã thổi bùng lên ngọn lửa đồng khởi của dân làng XM. Bàn tay ấy tàn nhưng không phế. Mỗi ngón chỉ còn hai đốt sông vẫn cầm giáo, cầm súng đi trả thù. Bàn tay ấy đã bóp chết tên chỉ huy đồn giặc.
 - Tnú còn là người có tinh thần kỉ luật cao trong cuộc sống chiến đấu ( dẫn chứng ).
ý 2: Không chỉ là người trung thành với CM, kiên cường bất khuất, mà Tnú còn là một người chống, người cha nặng tình yêu thương với vợ con và nặng tình với quê hương ( dẫn chứng).
=> Tnú nhân vật điển hình cho số phận và con đường của nhân dân trong cuộc chiến đáu vì tự do. Tnú đã tô đậm màu sắc sử thi, huyền thoại trong truyện. TNú là nhân vạt chính của thiên truyện. Đây là nhân vạt anh hùng, người con vinh quang của làng Xô Man, của người Strá.
 sóng - luyện đề
Câu 1: Sóng là bài thơ tình tiêu biêu của Xuân Quỳnh, thể hiện một tâm hồn luôn trăn trở khát khao được yêu thương gắn bó. Hãy bình giảng đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên:
Con sóng dưới lòng sâu
...................................
Hướng về anh một phương.
Các ý cần đạt được: Bình được cái hay cái đẹp của đoạn thơ thể hiện một tâm hồn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương gắn bó:
+ Nỗi nhớ, sự chờ đợi, mong đợi.
+ Lòng thuỷ chung của người thiếu nữ với tình yêu.
+ Nghệ thuật nhân hoá, điệp từ,.. mong nhớ tha thiết, da diết, khắc khoải.
Mở bài:
 XQ là một trong những gương mặt thơ nữ tiêu biểu của thơ ca hiện đại VN. Trong giàn đồng ca của thơ trẻ XQ nổi lên là một tiếng thơ trẻ trung, đầy nữ tính. "Sóng" đã kết tinh được tất cả những gì là sở trường nhất trong thơ tình của chị: Vừa trăn trở, vừa khát khao một tình yêu lí tưởng, vừa hướng tới một hạnh phúc thiết thực của đời thường: ( trích thơ).
Thân bài:
 ý2: Sóng được miêu tả trong trạng thái chuyển động nhịp nhàng: Sóng nổi "trên mặt nước", sóng chìm "dưới lòng sâu" dù ở thời gian nào, ngày hay đêm sóng vẫn nhớ tới bờ, bồn chồn thao thức không ngủ được.
- Với nghệ thuật nhân hoá " sóng nhớ bờ, không ngủ được", từ ngữ được tổ chức theo nguyên tắc đối xứng, cấu trúc trùng điệp: con.......nước; ngày... đêm. đã diễn tả tận cùng nỗi nhớ của em - một tâm hồn luôn trăn trở khát khao được yêu thương. Từ "ôi" như một tiếng lòng chấn động rung lên " ôi... nhớ bờ".
- Từ hình tượng sống vỗ bờ miên man suốt ngày trên đại dương. Sóng nhớ bờ làm biển không bao giờ yên XQ liên tưởng đến tình cảm của người thiếu nữ:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
- cách nói " cả trong mơ còn thức" là những ý thơ rất thực. Nhớ bờ là giới hạn của sóng, còn người phụ nữ đang yêu nỗi nhớ không có giới hạn. Nỗi nhớ còn cào, mãnh liệt trải rộng không gian vàđằng đẵng theo thời gian, nỗi nhớ cả trong ý thức và tiềm thức. XQ đã có một cách nói mới mẻ, cách diễn đạt độc đáo khi thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu. ( liên hệ với ca dao).
 Nhớ ai nhớ mãi thế này
Nhớ đêm quên ngủ nhớ ngày quên ăn.
Nhớ ai em những khóc thầm
Hai hàng nước mắt đầm như mưa...
ý 2: Tình yêu luôn đối diện với bao thử thách, sư cách trở về không gian và thời gian. Sự cách trở ấy đã làm cho tâm hồn người phụ nữ thêm đẹp:
Dẫu xuôi về phương bắc
Hướng về anh một phương.
Với "em" dù đi đâu, lên thác xuống ghềnh " dẫu xuôi.... phương nam" lòng em vẫn hướng về anh một phương.
- Cách nói ngược, điệp ngữ: " dẫu xuôi về", "dẫu ngược về", "cũng"... khẳng định sự thuỷ chung, trong sáng, cái bất biến, cái vạn biến của cuộc đời. Chữ 
" một" trong câu thơ " hướng về anh... phương". đã thể hiện một tình yêu son sắt thuỷ chung.
=> Đoạn thơ trên là âm vang tiếng sóng và cũng là khúc tâm tình của người thiếu nữ" trăn trở khao khát yêu thương và được gắn bó". Sóng nhớ bờ, em nhớ anh là quy luật muôn đời của tình yêu, tự nhiên.
Câu 2: Bình giảng đoạn thơ:
Cuộc đời tuy dài thế
..............................
Để ngàn năm còn vỗ.
Các ý cần đạt được:
- Nội dung: Niềm mong ước, niềm tin của người thiếu nữ về tình yêu hạnh phúc bền vững son sắt.
- Nghệ thuật: Giọng thơ tha thiết, ẩn dụ, phép đối xứng song hành, phong phú về vần...
Gợi ý
 + Đây là hai khổ cuối của bài thơ ngũ ngôn trường thiên " sóng" của XQ, một bài thơ tình tuyệt tác viết về nỗi khát vọng tình yêu của thiếu nữ.
ý 1: Từ nhớ thương chờ đợi, tâm hồn người thiếu nữ ánh lên một niềm tin mãnh liệt trong tình yêu. Năm tháng nhất định sẽ "đi qua" cuộc đời "dài". Mây nhất định sẽ vượt qua biển rộng để bay về xa: 
 Cuộc đời tuy dài thế
 .............................
Mây vẫn bay về xa.
 + So sánh cuộc đời con người với dòng thời gian bất biến. So sánh biển với mây, cái hữu hạn của đời người với cái vô hạn của thời gian, ý thơ đã đem đến cho người đọc những cảm nhân thoáng lo âu của XQ.
 + Câu 1, 2 đối xứng song hành với câu 3,4 làm cho giọng thơ, âm điệu thơ tha thiết ngọt ngào. Cấu trúc chính - phụ được sử dụng rất hay: Tuy - vẫn; dẫu - vẫn làm cho ý thơ được khẳng định mạnh mẽ. Điệp từ "vẫn" là sự kết đọng đinh ninh một lời thề, biểu lộ một niềm tin mãnh liệt vào tình yêu,. " 
ý 2: Khổ cuối của bài thơ là lời nguyện cầu của em về một tình yêu thuỷ chung bền vững: Làm sao......
 ................ còn vỗ.
 - Câu hỏi tu từ thể hiện một khát khao mãnh liệt được sống hết mình cho TY. Muốn hoá thân vào sóng để có một tình yêu vĩnh cửu. Đó là môt khát khao chính đáng giàu chất nhân văn.
 - Sóng khát khao được sống, được yêu. Hai tiếng "làm sao" gợi lên một niềm mong ước cháy bỏng tâm hồn em. Khát khao của sóng cũng chính là khát vọng của em.
 - Bài thơ đã dừng nhưng con sóng vẫn còn cào trong ngực biển, trong lồng ngực những lứa đôi yêu nhau.
 =>Đoạn thơ trên có nhạc điệu vần thơ đằm thắm tha thiết. Vần thơ phong phú, nhạc điệu dư ba. Sự phối hợp âm, vần rất tinh tế nhẹ nhàng gơi cho người đọc một cảm giác du dương hồn người. Đoạn thơ hội tụ bao vẻ đẹp: ý tưởng đẹp, tình yêu đẹp, tâm hồn đẹp, lời thơ đẹp, giọng thơ nồng nàn thi vị => đoạn thơ mang chất nhân văn sáng giá.
Câu 3: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
đáp án:
 Khi XQ 25 tuổi là tuổi căng đầy sức sống, dạt dào tình yêu. Vì vậy khi đối diện với sóng, chị nhận thấy rất rõ về tình yêu đang trào dâng trong trái tim mình. Một trái tim khát khao yêu đương, mong muốn sống trong tình yêu vĩnh cửu. Rất tự nhiên chị bắt gặp sóng như gặp lại chính mình và nhận thấy ở đó những âm vang, nhịp đập của trái tim mình.
 mảnh trăng cuối rừng - luyện đề
Câu 1: ý nghĩa của tên truyện mảnh trăng cuối rừng
 - Cái tên ấy gợi ra một không gian nghệ thuật đầy chất thơ lãng mạn. Mảnh trăng trở thành một hình tượng nhân vật làm nên sức hấp dẫn của thiên truyện.
 - Mảnh trăng chứ không phải là vầng trăng, mà lại là mảnh trăng nơi cuối rừng,nên gợi ra một vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, lại thấp thoáng ẩn hiện vừa gần gũi vừa xa xôi gợi sự kiếm tìm, không dễ nhận ra.
 - Cái tên ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng: Không chỉ có mảnh trăng thiên nhiên, nhân vật Nguyệt cũng là một mảnh trăng nơi cuối rừng trẻ trung xinh đẹp, thanh thoát dịu dàng, vẻ đẹp tâm hồn cao quý mà thầm lặng, không dễ thấy.
Câu 2: Phân tích tình huống truyện?
- Truyện ngắn có một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn.
 + Truyện kể về cuọc gặp gỡ giữa Nguyệt - cô thanh niên xung phong và Lãm một chiến sĩ lái xổntng một đêm trăng trên tuyến đường Trường Sơn giữa những ngày đánh Mĩ.
 + Điều thú vị là giữa Nguyệt và Lãm đã có một cuộc đính ước vắng mặt qua sự mai mối của chị Tính - chị gái Lãm đang công tác cùng Nguyệt.
 + Đêm ấy hai người đang trên đường đến chỗ hẹn để gặp nhau lần đầu. Họ ngồi cạnh nhau nhưng không nhận ra nhau.
 + Cuộc hành trình đi giữa đêm trăng thơ mộng và không khí ác liệt do máy bay Mĩ bắn phá. Cô gái đã chinh phục hoàn toàn trái tim chàng trai.
 + Do trắc trở của chiến tranh Lãm đến đơn vị của chịo Tính thì Nguyệt đã đi rồi. Đến lúc này Lãm mới biết cô gái đi nhờ xe hôm qua chính là Nguyệt - người đã thuỷ chung chờ đợi anh suốt.
=> Tình huống truyện mang tính ngẫu nhiên, mà vẫn chân thực, tạo nên một sự thú vị hấp dẫn của một bài ca lãng mạn về tình yêu thời chiến tranh.
Câu 3: Phân tích nhân vật Nguyệt?
Mở bài:
 NMC là nhà văn quân đội. Ông luôn có ý thức đi tìm kiếm những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người VN. MTCR được rút trong tập những vùng trời khác nhau. Thông qua câu chuyện tình lãng mạn của Nguyệt và Lãm, tác giả đã khám phá ra vẻ đẹp của Nguyệt một cô nữ thanh niên xung phong xinh đẹp, hồn nhiên trong sáng, dũng cảm trong chiến đấu và thuỷ chung trong tình yêu.
Thân bài:
ý 1: vẻ đẹp hình thức:
 + Đầu tiên sự xuất hiện của N không gây được thiện cảm cho Lãm. Bởi anh phải thường xuyên chứng kiến cảnh người đi nhờ xe. Anh phát hoảng trước lời ăn nói quá bạo dạn. Nhưng sau đó anh bắt đầu có ấn tượng về " tiếng nói trong lắm và rất bình tĩnh cứng cỏi" của cô gái đi nhờ xe. Một vẻ đẹp thoáng qua giọng nói.
 + Sau đó vẻ đẹp ngoại hình của Nguyệt dần hiện ra. Trong ánh sáng đèn ngầm hắt xuống mặt đường, Lãm trông thấy: " đôi ...... mắt cá". Đôi gót chân đó gây ấn tượng đặc biệt, khiến chàng trai phải suy nghĩ. Rồi " qua ánh đèn tù mù của đoàn xe xích lao đi ầm ầm bên cạnh" Lãm kịp nhìn thấy " vẻ xinh đẹp của cco gái, một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi toả ra từ nét mặt lời nói và tấm thân mảnh dẻ". " cô ta mặc áo xanh chít hông vừa khít, mái tóc dày.....
 + Khi Lãm biết tên cô gái ấy là N, thì cái tên ấy đã chạm đến một nỗi niềm sâu thẳm của anh. Cũng lúc này Lãm thấy " Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng". Trăng soi thẳng vào khuôn mặt N làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên vẻ đẹp lạ thường.
ý 2: N không chỉ xinh đẹp mà ở cô còn có vẻ đẹp của trí thông minh, hành động dũng cảm.
 - Trời tối, đưòng xấu, kẻ thù ném bom, bắn phá dữ dội, xe gặp sự cố, N không về đơn vị mà cùng Lãm trải qua giây phút hiểm nghèo. N đứng làm xi nhan cho Lãm lái xe. Từ người đi nhờ xe, cô đã trở thành đồng đội.
 - Khi nước lên cao quá, chiếc xe ngoi lên. ngụp xuống không đi được. N đã nhảy ùm xuống nước lội phăng phăng sang bờ bên kia cột dây tời vào gốc cây để đưa xe lên => Biểu hiện của sự thông minh, nhanh nhẹn, đầy quả cảm.
 - Khi địch ném bom toạ độ, N đã đẩy Lãm vào chỗ nấp an toàn duy nhất, còn mình đứng ngoài chắn đạn với lí do " anh bị thương thì xe cũng mất" => Vì tổ quốc, vì đồng đội, N sẵn sàng hi sinh.
 - Khi bị thương, máu chảy đỏ cánh tay áo xanh, cô vẫn cười, tươi tỉnh, xinh đẹp như con công vừa mới tắm.= > tinh thần quả cảm đó khiến cho Lãm càng cảm phục.
ý 3: Vẻ đẹp của tình yêu thuỷ chung, niềm tin yêu con người, cuộc sống.
 - Tình yêu của N thật lãng mạn. yêu qua lời giới thiệu của người khác, yêu chưa một lần gặp mặt.
Tình yêu lãng mạn nhưng lại có cơ sở của niềm tin yêu con người và cuộc sống. N tin Lãm vì cô biết anh là một chiến sĩ lái xe trên tuyến đường lửa đạn. 
 - Tình yêu đó được trải qua thử thách của thời gian và bom đạn mà bền vững. Nó như sợi chỉ xanh óng ánh qua bao nhiêu bom đạn dội xuống vẫn không dứt không thể nào tàn phá nổi.
=> Qua lời kể, cái nhìn và sự cảm nhận của nhân vật Lãm, NMC đã thể hiện vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật đẹp từ hình thức đến tâm hồn. vẻ đẹp của N là vẻ dẹp của bao cô gái VN thời kì chống Mĩ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap lop 12.doc