Đề cương ôn tập tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"

Đề cương ôn tập tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"

1. Định hướng liên hệ:

1.1. Sự cùng cực, đau khổ của Mị và AP có thể làm ta liên hệ đến nhân vật chị Dậu (Tăt đèn- Ngô Tất Tố).

1.2. Giọt nước mắt của AP ta có thể liện hệ đến giọt nước mắt của Chí Phèo, lão Hạc (CP, LH cũng khóc nhưng là khóc trong đau đớn, tuyệt vọng với giọt nước mắt của AP thì hoàn toàn khác khóc là đỉnh điểm của sự khao khát sự sống, ).

1.3. AP nghèo đến nỗi không có tiền để cưới vợ như con Lão Hạc (LH- NC), như anh Tràng (Vợ nhặt- Kim Lân)

 

docx 10 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 2233Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hóa khác nhau của nước ta.
VỢ CHỒNG A PHỦ- Tô Hoài
I. TIỂU DẪN:
Thành công ở những tp viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc.
1. TÁC GIẢ:
- Tố cáo tội ác của bọ TDPK.
2. TÁC PHẨM:
- Phản ánh số phận đau khổ của người dân lao động miền núi.
a. Đại ý:
- Ca ngợi con đường giải phóng và vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ.
- Vì món nợ truyền kiếp nên bị bắt về nhà Pá Tra làm vợ A Sử để gạt nợ
- Mị- một cô gái trẻ đẹp với nhiều đức tính tốt đẹp.
b. Tóm tắt:
- Cô đã bị bóc lột nặng nề về thể xác lẫn tinh thần
- Trong đêm tình mùa xuân, do tác động của ngoại cảnh, bữa tiệc của nhà Pá Tra, Mị trỗi dậy và muốn đi chơi xuân. Mị lấy váy hoa, uống rượu, nhẩm theo bài hát, tiếng sáo, nhớ về quá khứ,Mị thấy mình còn trẻ,Bị A Sử trối đứng nhưng vẫn thả hồn theo tiêng sáo.
- Trong đêm mùa đông, lúc đầu thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn dửng dưng vô cảm. Sau đó do thấy dòng nước mắt của AP, Mị đồng cảm và có hành động phản kháng mạnh mẽ đó là cởi trói cứu AP.
II. ĐỌC- HIỂU:
1. NHÂN VẬT MỊ:
a/ Trước khi về làm dâu:
– Là người con hết mực hiếu thảo (Định ăn lá ngón tự tử nhưng sợ ba khổ vì món nợ nên thôi).
– Mị có nhan sắc (tết đến, trai đứng nhẵn cả vách buồng nhà Mị) và tài năng (thổi lá hay như thổi sáo)
– Yêu cuộc sống (Có người yêu, vui xuân cùng mọi người,)
b/ Khi về làm dâu bị bóc lột lẫn thể xác lẫn tinh thần:	
–  Bị trói buộc bởi con ma “thần quyền” (lúc nào Mị cũng nghĩ mình đã về trình ma nhà nó thì chỉ có việc chết rũ xương ở đây nên Mị không hề bỏ trốn)
–  Biến mình trở thành con thú, thậm chí hơn cả con thú(lúc nào cũng như con rùa nuôi trong xó cửa; coi mình thua cả con trâu con ngựa vì con ngựa lúc nhai cỏ còn được gãi chân còn đàn bà con gái nhà này suốt ngày chỉ biết vùi đầu vào công việc;)
–  Bị nhốt trong căn buồng tối tăm (buồng Mị kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn taynhìn ra ngoài không biết là sương hay là nắng; Mị nghĩ mình sẽ ngồi đấy cho đến chết)
– Nhiều lần bị A Sử hành hạ, đánh đập (Lần 1: Trói đứng khi Mị muốn đi chơi xuân; Lần 2: Đạp vào mặt Mị khi Mị ngủ quên lúc thoa thuốc cho hắn; Lần 3: Đánh Mị ngã xuống bếp khi Mị ngồi thổi lơ tay cạnh chỗ A Phủ bị trói)
- Về thể xác:
- Bị bóc lột sức lao động nặng nề (công việc quần quật: “bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời như thế”; đàn bà nhà này, hơn ba mươi tuổi thì lưng đã còng vì làm việc quá nặng;)
- Về tinh thần:
- Hậu quả:
–  Tê liệt về cảm xúc (lúc nào cũng cuối mặt, mặt buồn rười rượi; không thèm tự vẫn khi ba đã mất vì Mị cho rằng sống lâu trong cái khổ nên quen khổ rồi; )
c/ Sức sống tiềm tàng trong đêm tình mùa xuân:
- Yếu tố tác động:
- Thiên nhiên(cỏ gianh vàng ửng; gió và rét dữ dội; những chiếc váy hoa đã thấy đem ra phơi như những con bướm sặc sỡ; )
- Hoạt động vui xuân(tiếng cười đùa của những đứa trẻ; mọi người tụ tập vui chơi; âm thanh của tiếng sáo, của những bài hát quen thuộc;)
– Bữa tiệc rượu nhà Pá Tra( ăn tết với chiêng đánh ầm ĩ; người ốp đồng nhảy lên run bần bật; bữa cơm lại tiếp bữa rượu)
- Diễn biến tâm lý của Mị:
- Lén lấy hũ rượu uống ực từng bát.
- Mị thổi sáo bằng chiếc lá
- Nhớ về quá khứ tươi đẹp.
- Mị thấy hồn phơi phới, thấy mình còn trẻ và muốn đi chơi xuân
- Mị khóc và muốn tự tử.
- Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bên tai
- Mị xắn miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng
- Mị quấn tóc, rút lấy váy hoa
- Bị A Sử trói đứng, quấn tóc lên cột
- Vẫn thả hồn theo tiếng sáo.
d/ Sự phản kháng mạnh mẽ trong đêm mùa đông cởi trói cho A Phủ:
- A Phủ đánh nhau với A Sử vì sự hỗn xược của A Sử nên bị bắt làm con ở nhà Pá Tra.
- Vì để hổ ăn mất một con bò nên AP bị trói đứng.
- Hoàn cảnh:
– Nhiều đêm Mị ngồi thổi lửa hơ tay cạnh A Phủ.
- Diễn biến tâm lý của Mị:
- Lúc đầu Mị tỏ ra dửng dưng vô cảm (thản nhiên thổi lửa, hơ tay; nếu AP là cái xác chết đứng cũng thế thôi )
- Khi thấy dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại đã tác động mạnh mẽ.
- Nhớ lại quá khứ có lúc mình cũng đã từng bị trói đứng như thếà đồng cảm
- Mị thốt lên “chúng nó thật độc ác”à nhận thức được tội ác của nhà Pá Tra.
- Rút con dao cắt lúa, cắt dây cởi trói cho AP.
- Mị sợ mình sẽ thay vào chỗ AP nếu AP chạy trốn được.
- Mị vụt chạy theo AP và nói “AP cho tôi đi”
2. NHÂN VẬT A PHỦ:
3. NGHỆ THUẬT:
III. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN HỆ, TRÍCH DẪN Ý KIẾN KHI NGHỊ LUẬN:
 Với tác phẩm này, khi phân tích các em HS có thể liên hệ với một số chi tiết, nhận vật, nôi dung,ở những tác phẩm khác hoặc cùng tác phẩm. Đồng thời các em cũng có thể trích dẫn những ý kiến như sau:
1. Định hướng liên hệ:
1.1. Sự cùng cực, đau khổ của Mị và AP có thể làm ta liên hệ đến nhân vật chị Dậu (Tăt đèn- Ngô Tất Tố).
1.2. Giọt nước mắt của AP ta có thể liện hệ đến giọt nước mắt của Chí Phèo, lão Hạc (CP, LH cũng khóc nhưng là khóc trong đau đớn, tuyệt vọngà với giọt nước mắt của AP thì hoàn toàn khácà khóc là đỉnh điểm của sự khao khát sự sống,).
1.3. AP nghèo đến nỗi không có tiền để cưới vợà như con Lão Hạc (LH- NC), như anh Tràng (Vợ nhặt- Kim Lân)
1.4. Cách kết thúc ở TP này khác so với cách kết thúc của Tắt đèn,Lão Hạc, Chí Phèo, (VCAP kết thúc thể hiện niềm tin tưởng lạc quan ở tương lai, còn hững TP kia thì không,)
1.5. Hình ảnh Mị uống rượu có thể liện hệ với hai câu thơ “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh/ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” (Tự tình II- Hồ Xuân Hương)
1.6. Khao khát muốn đi chơi của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) liên hệ với niềm mong đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện của chị em Liên, An (Hai đứa trẻ – Thạch Lam) àCác nhân vật đều khao khát thoát khỏi thực tại buồn chán, tăm tối trói buộc sự sống; đều khao khát được đổi thay, được sống có ý nghĩa hơn.
 1.7. Hành động cắt dây trói cứu A Phủ và chạy đi cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài của Mị ở cuối đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) liên hệ với hành động giết Bá Kiến và tự sát của Chí Phèo ở phần cuối truyện “Chí Phèo” (Nam Cao). à Cả hai chi tiết đều thể hiện sức sống tiềm tàng, sự hồi sinh, khát vọng sống mãnh liệt của người nông dân bị áp bức trong xã hội cũ.. Đều có sức tố cáo mạnh mẽ đối với xã hội đương thời. Đều thể hiện tài năng, bản lĩnh sáng tạo nghệ thuật và tinh thần nhân đạo của các nhà văn. Tuy nhiên, hành động cởi trói cho A Phủ và chạy trốn theo A Phủ của Mị thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức và hành động của người đồng bào dân tộc miền núi. Họ không còn cam chịu cuộc sống nô lệ nữa mà sẵn sàng vùng lên để làm chủ cuộc sống của mình còn hành động giết Bá Kiến và tự sát của Chí Phèo  phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao động trong XH TH nửa PK bấy giờ.
2/ Định hướng trích dẫn ý kiến:
2.1. Trong bài cảm nghĩ về chuyện ” Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài viết: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt” ( Tác phẩm văn học 1930- 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, trang 71)
2.2. Bàn về kết thúc đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (SGK Ngữ văn 12, tập 2), có ý kiến cho rằng: Hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước; lại có người khẳng định: Đó là một kết thúc tự nhiên, tất yếu.
2.3. Nhận xét về nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, tác giả Đỗ Kim Hồi khẳng định: "Tấm lòng yêu thương của nhà văn vẫn nhận ra: bên trong hình ảnh của một con rùa nuôi trong xó cửa kia, đang còn một con người"
2.4. Nhận xét về nhân vật Mị trong tác phẩm “ Vợ chồng A phủ” của Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: Mị có những lúc cô độc ghê gớm nhưng cô đơn không giết nổi con người ấy.
2.5.Về nhân vật Mị trong tác phẩm của nhà văn Tô Hoài có ý kiến cho rằng Mị là một cô gái hội tụ đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam nhưng lại có một số phận bất hạnh.
2.6. Bàn về Vợ chồng A Phủ có ý kiến cho rằng: “ Thắp sáng ngọn lửa của khát vọng sống,Tô Hoài cũng làm bừng sáng giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.
2.7. Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông như cuốn Bách khoa Toàn thư mà không Viện sĩ nào, không Học giả nào có thể sánh được. Tôi đã có dịp tò mò hỏi ông về Hà Nội và rất ngạc nhiên. Tôi không ngờ ông hiểu Hà Nội sâu sắc đến thế. Tôi gọi ông là Nhà Hà Nội học, dù ông không nghiên cứu. (Trần Đăng Khoa)
IV. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ PHỔ BIẾN VÀ ĐỊNH HƯỚNG:
1/ Bàn về Giá trị hiện thực của tác phẩm:
ĐỊNH HƯỚNG
a/ Khái niệm:
 - Đây vốn là những gì diễn ra trong cuộc sống được tác giả đưa vào tác phẩm. Nói cách khác giá trị hiện thực của tác phẩm là hiện thực đời sống mà tác giả phản ánh trong tác phẩm.
- Giá trị hiện thực phản ánh trong tác phẩm rất phong phú. Giá trị hiện thực được đề cập trong tác phẩm thường có các nét chính sau:
+ Phơi bày cuộc sống cơ cực và những nỗi khổ về vật chất, tinh thần của những con người bé nhỏ, bất hạnh.
+ Sự lên án tố cáo đối với thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
+ Miêu tả vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong con người.
b/ Giá trị hiện thực VCAP:
- Phơi bày cuộc sống cơ cực và những nỗi khổ về vật chất, tinh thần của những con người bé nhỏ, bất hạnh.
à HS trình bày theo cách phân tích những đau khổ, bất hạnh của 2 nhân vật Mị và A Phủ. Tuy nhiên, có những phần phải hết sức ngắn gọn. Trình tự PT như sau:
+ Mị: một cô gái vồn trẻ đẹp, hiếu thảo, tài giỏi thế mà vì món nợ truyền kiệp nên phải trở thành “con dâu gạt nợ” nhà Thống lí PT (chỉ nói ngắn gọn như thế thôi). Tiếp đó HS trình bày phần “Khi về làm dâu bị bóc lột lẫn thể xác lẫn tinh thần” (phần Đọ- Hiểu).
+ Không dừng lại ở đó, A Phủ cũng có số phận như thế. Anh là người mặc dù là người có số phận bất hạnh nhưng mạng trong mình nhiều phẩm chất tốt đẹp. Thế nhưng annh phải bị bắt về làm nô lệ nhà thống lí, bị đày đọa, đối xử tàn tệ, thậm chí bị trói đứng suýt chết,(chỉ nói ngắn gọn như thế thôi)
- Sự lên án tố cáo đối với thế lực tàn bạo chà đạp lên con người:
+ Sự độc ác của bọn thống trị (Pá Tra dung túng cho con trai làm bậy, mưu mẹo trong việc xử kiện để biến AP trở thành nô lệ, trói đứng AP suýt chết; A Sử bắt Mị về trình ma, hai lần đánh Mị, một lần trói Mị, hống hách với mọi người và đánh nhau với AP;)
+ Phong tục hủ lậu (Tục trình ma, cách xử kiện)	
- Miêu tả vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong con người:
+ Mị trong đêm mùa xuân và đêm mùa đông cởi trói cho AP (lấy luận điểm phần Đọc- hiểu)
+ AP với lòng ham sống và khao khát tự do mãnh liệt trong đêm mùa đông (lấy luận điểm phần Đọc- hiểu)
2/ Bàn về giá trị nhân đạo của tác phẩm:
ĐỊNH HƯỚNG
a/ Khái niệm:
Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm văn học rất phong phú và đa dạng. Đó có thề bao gồm: 
- Lòng yêu nước; 
- Sự lên án tố cáo đối với thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; 
- Sự đồng cảm đối với nỗi đau mà họ phải gánh chịu; 
- Miêu tả vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong con người;
- Chỉ ra tương lai tơi sáng cho họ;
b/ Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm VCAP:
- Phơi bày cuộc sống cơ cực và những nỗi khổ về vật chất, tinh thần của những con người bé nhỏ, bất hạnh.
à HS trình bày theo cách phân tích những đau khổ, bất hạnh của 2 nhân vật Mị và A Phủ. Tuy nhiên, có những phần phải hết sức ngắn gọn. Trình tự PT như sau:
+ Mị: một cô gái vồn trẻ đẹp, hiếu thảo, tài giỏi thế mà vì món nợ truyền kiệp nên phải trở thành “con dâu gạt nợ” nhà Thống lí PT (chỉ nói ngắn gọn như thế thôi). Tiếp đó HS trình bày phần “Khi về làm dâu bị bóc lột lẫn thể xác lẫn tinh thần” (phần Đọ- Hiểu).
+ Không dừng lại ở đó, A Phủ cũng có số phận như thế. Anh là người mặc dù là người có số phận bất hạnh nhưng mạng trong mình nhiều phẩm chất tốt đẹp. Thế nhưng annh phải bị bắt về làm nô lệ nhà thống lí, bị đày đọa, đối xử tàn tệ, thậm chí bị trói đứng suýt chết,(chỉ nói ngắn gọn như thế thôi)
- Sự lên án tố cáo đối với thế lực tàn bạo chà đạp lên con người:
+ Sự độc ác của bọn thống trị (Pá Tra dung túng cho con trai làm bậy, mưu mẹo trong việc xử kiện để biến AP trở thành nô lệ, trói đứng AP suýt chết; A Sử bắt Mị về trình ma, hai lần đánh Mị, một lần trói Mị, hống hách với mọi người và đánh nhau với AP;)
+ Phong tục hủ lậu (Tục trình ma, cách xử kiện)	
- Miêu tả vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong con người:
+ Mị trong đêm mùa xuân và đêm mùa đông cởi trói cho AP (lấy luận điểm phần Đọc- hiểu)
+ AP với lòng ham sống và khao khát tự do mãnh liệt trong đêm mùa đông (lấy luận điểm phần Đọc- hiểu)
à 3 luận điểm trên thật ra là nguyên phần giá trị hiện thực ở trên
- Chỉ ra tương lai tơi sáng cho họ:Điều này được thể hiện chỗ ở cuối tác phẩm.
+ Mị đồng cảm với AP (đặc biệt là khi thấy được dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má của AP )
+ Mị đã nhận ra sự độc ác của bọn PK (chúng nó thật độc ác)
+ Mị cởi trói cho AP và chạy theo AP.
+ Họ được giác ngộ và đi theo ánh sáng cách mạng.
3/ Phân tích và so sánh sự sức sống tiềm tàng, sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ( “Vợ chồng A phủ- Tô Hoài)
ĐỊNH HƯỚNG
a/ HS giới thiệu nhân vật bằng cách nêu phần “Mị trước khi về làm dâu” (Phần Đ-H).
b/ Tiếp theo nêu phần “Sức sống tiềm tàng trong đêm tình mùa xuân” (Phần Đ-H)
c/ Tiếp theo nêu phần “Sự phản kháng mạnh mẽ trong đêm mùa đông cởi trói cho AP” (Phần Đ-H)
d/ Tiếp theo, HS so sánh và lý giải:
d1/ Giống nhau:
– Sự trỗi dậy sức sống ở cả hai lần đều có cơ sở là  bản tính mạnh mẽ, không dễ chấp nhận số phận của Mị. Cả hai lần đều là khi Mị thoát khỏi trạng thái vô cảm ngày thường.
– Hai tình huống đã khẳng định tài năng phân tích tâm lí nhân vật và chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút của Tô Hoài.
d2/  Khác nhau:
- Lần thứ nhất, Mị nhận được sự tác động theo chiều hướng tích cực từ ngoại cảnh, bản thân Mị chỉ định giải thoát trong chốc lát
- Lần thứ hai không có sự hỗ trợ của ngoại cảnh, sự trỗi dậy ở lần thứ hai mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Mị đã giải thoát mình khỏi sự ràng buộc của cả cường quyền lẫn thần quyền. Với hành động này, Mị đã chiến thắng số phận.
d3/ Lí giải sự khác nhau đó:
- Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng sống tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho A Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình!
- Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. Trong lòng Mị luôn tiềm ẩn sức sống tiềm tàng, khát khao được hưởng hạnh phúc, càng bị vùi dập thì khát khao trong Mị càng trỗi dậy, Mị cắt dây trói cứu A phủ và cũng cắt sợi dây vô hình ( thần quyền và cường quyền) để tự giải phóng mình.
4/ Trong bài cảm nhận về truyện VCAP, TH viết: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác vẫn không giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt”. Phân tích nhân vật Mị trong TP trên để làm sáng tỏ nhận xét trên.
ĐỊNH HƯỚNG
a/ Giải thích nhận định:
+ Điều kì diệu là những gì tốt đẹp đến với ai đó như một phép màu.
+ Sức sống tiềm tàng là sức sống nội tại, ẩn chứa bên trong. Nó sẽ bùng cháy khi gặp điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi.
à Nhà văn muốn ngợi ca sức sống của con người Tây Bắc thông qua nhân vật trung tâm là nhân vật Mị.
b/ Phân tích:
+ Hình tượng nhân vật Mị “lay lắt đói khổ, nhục nhã”: HS trước tiên nên nêu khái quát về nhân vật một cách ngắn gọn (Nêu phần “Trước khi về làm dâu” ở Đọc-hiểu). Sau đó HS phân tích theo nội dung “ Khi về làm dâu bị bóc lột lẫn thể xác lẫn tinh thần” (Phần Đọc- hiểu).
+ “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đớn đau, Mị vẫn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng mãnh liệt”: HS lần lượt phân tích theo hai nội dung: “Sức sống tiềm tàng trong đêm tình mùa xuân” và “Sự phản kháng mạnh mẽ trong đêm mùa dông cởi trói cho AP”
b/ Bình luận:
+ Ý kiến trên là rất hợp lý.
+ Rõ ràng ở Mị chứa đựng một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. Từ vô cảm, chai sạn, tưởng như đã chết. Mị đã vùng đứng lên phản kháng chống lại kiếp tôi đòi để đến với ánh sáng của tự do.
+ Qua nhân vật, tác giả đã góp một tiếng nói nhân văn cao đẹp, bênh vực quyền sống cho người nông dân miền núi.
5/ Bàn về kết thúc đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (SGK Ngữ văn 12, tập 2), có ý kiến cho rằng: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước; lại có người khẳng định: Đó là một kết thúc tự nhiên, tất yếu.Bằng hiểu biết về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, anh chị hãy bình luận các ý kiến trên.
ĐỊNH HƯỚNG
a/ Giải thích ý kiến
– Ý kiến thứ nhất: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: Đánh giá kết thúc của truyện Vợ chồng A Phủ là bất ngờ với mạch truyện, tâm trạng nhân vật Mị và cả người đọc.
– Ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu:  ý kiến này nhìn nhận, đánh giá kết thúc của tác phẩm trong mối quan hệ với lô gíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và mạch vận động tất yếu của đời sống con người: khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng, con người sẽ vùng lên tìm ánh sáng cho mình.
b/ Phân tích:
– Hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước:
+ Trong tác phẩm, Mị và A Phủ cùng là nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra, song họ không có quan hệ tình cảm gì cụ thể, thậm chí là Mị đã gần như tê liệt hoàn toàn về ý thức, chỉ còn như con trâu, con ngựa. Trong hoàn cảnh A Phủ bị trói đứng đến gần chết, Mị vẫn thờ ơ đến mức như vô cảm trước nỗi khổ của A Phủ.
+ Không ai có thể ngờ rằng, người con dâu bất hạnh và câm lặng ấy lại đột ngột cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ rồi chạy trốn theo anh. Đây là hành động  hoàn toàn không hề có sự chuẩn bị, tính toán từ trước.
– Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: 
+ Đặt trong sự phát triển tính cách của hình tượng Mị thì đây lại là một hành động tự nhiên, tất yếu. Bởi lẽ, Mị là cô gái ham sống, yêu đời, yêu tự do, khát khao hạnh phúc. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở Mị dù có bị vùi dập đến kiệt cùng vẫn không lụi tắt. Đêm tình mùa xuân là minh chứng rõ nét cho sức sống ấy. 
+ Mặt khác, Mị vốn là cô gái giàu tình thương, vị tha, biết nghĩ, biết hi sinh cho người khác. Hành động của Mị là kết quả tất yếu của sự bóc lột, đàn áp tàn nhẫn của cha con thống lí nói riêng, tầng lớp phong kiến miền núi cao Tây Bắc nói chung đối với những người lao động nghèo. Hành động ấy chứng tỏ sức phản kháng mãnh liệt, khả năng hướng về cách mạng một cách tự nhiên của người dân Tây Bắc.
c/ Bình luận:
- Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài năng kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài.
- Đồng thời, ta càng trân trọng hơn .tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả đối với người dân nơi đây.
à ĐỂ NHẬN ĐƯỢC TRỌN BỘ CÁC TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH 12 (Cũng được thiết kế như trên), VUI LÒNG LIÊN HỆ: 0589.115.114 (Th.Tuân)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_tac_pham_vo_chong_a_phu.docx