Đề cương ôn tập Ngữ văn học kỳ I dành cho học sinh lớp 11 – ban cơ bản

Đề cương ôn tập Ngữ văn học kỳ I dành cho học sinh lớp 11 – ban cơ bản

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I

DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 11 – BAN CƠ BẢN

A. PHẦN TIẾNG VIỆT

Câu 1: Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí là gì?

Gợi ý trả lời:

a. Tính thông tin thời sự.

- Luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội.

- Các thông tin phải đảm bảo tính chính xác, và độ tin cậy.

b. Tính ngắn gọn.

Đây là đặc trưng hàng đầu của ngôn ngữ báo chí. ngắn gọn nhưng phải đảm bảo lương thông tin cao và có tính hàm súc.

c. Tính sinh động, hấp dẫn.

- Thể hiện ở nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, và khả năng kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của bạn đọc.

- Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo.

 

doc 8 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1441Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn học kỳ I dành cho học sinh lớp 11 – ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT TP. ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
----------------
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 11 – BAN CƠ BẢN
A. PHẦN TIẾNG VIỆT
Câu 1: Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí là gì?
Gợi ý trả lời: 
a. Tính thông tin thời sự.
- Luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội.
- Các thông tin phải đảm bảo tính chính xác, và độ tin cậy.
b. Tính ngắn gọn.
Đây là đặc trưng hàng đầu của ngôn ngữ báo chí. ngắn gọn nhưng phải đảm bảo lương thông tin cao và có tính hàm súc.
c. Tính sinh động, hấp dẫn.
- Thể hiện ở nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, và khả năng kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của bạn đọc.
- Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo.
Câu 2: Các phương tiện diễn đạt của ngôn ngữ báo chí là gi?
Gợi ý trả lời: 
a. Về từ vựng.
- Phong phú và đa dạng. Mỗi thể loại báo chí thường có một mảng từ vựng chuyên dùng.
+ Tin tức: thường dùng các danh từ chỉ tên riêng, địa danh, thời gian, sự kiện...
+ Phóng sự: thường dùng các động từ, tính từ, miêu tả hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật, sự việc...
+ Bình luận: thường sử dụng các thuật ngữ chuyên môn, chính trị, kinh tế...
+ Tiểu phẩm: thường sử dụng các từ ngữ dân dã, hóm hỉnh, đa nghĩa...
b. Về ngữ pháp.
- Câu văn ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác của thông tin.
c. Về các biện pháp tu từ.
- Sử dụng các biện pháp tu từ linh hoạt và rất hiệu quả.
B. PHẦN ĐỌC VĂN – LÀM VĂN
1. Bài thơ Thương vợ - Trần Tế Xương
Đề bài : Bên cạnh một Tú Xương quyết liệt, dữ dội trong châm biếm, trào phúng, còn có một Tú Xương da diết và đằm thắm trong trữ tình. Bài thơ Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho khuynh hướng thứ hai. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ điều đó.
GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI
1. Mở bài :
Trần Tế Xương (bút danh là Tú Xương) là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt). Dòng trữ tình trong thơ Tú Xương đôi khi được tách ra thành những bài thơ trữ tình thuần khiết, thấm thía. Bài thơ “Thương vợ” là tác phẩm tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương.
2. Thân bài  
Hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo
       - Câu 1, 2 giới thiệu bà Tú là một người đàn bà giỏi buôn bán, tần tảo “quanh năm”, buôn bán kiếm sống ở “mom sông”, cảnh đầu chợ, bến đò, buôn thúng bán mẹt. Chẳng có cửa hàng cửa hiệu. Vốn liếng chẳng có là bao. Thế mà vẫn “Nuôi đủ năm con với một chồng?”. Chồng đậu tú tài, chẳng là quan cũng chẳng là cùng đinh nên phải “ăn lương vợ”. Một gia cảnh “Vợ quen dạ để cách năm đôi”. Các số từ: “năm” (con), “một” (chồng) quả là đông đúc. Bà Tú vẫn cứ “nuôi đủ”, nghĩa là ông Tú vẫn có “giày giôn anh dận, ô Tây anh cầm”, Câu thứ 2 rất hóm hỉnh.
       - Câu 3-4 mượn hình ảnh con cò trong ca dao, tạo thành “thân cò” - thân phận lam lũ vất vả, “lặn lội”. Cò thì kiếm ăn nơi đầu ghềnh, cuối bãi, bà Tú thì lặn lội khi quãng vắng, nơi mom sông. Cảnh lên đò xuống bến, cảnh cãi vã, giành giật bán mua “eo sèo mặt nước buổi đò đông” để kiếm bát cơm manh áo cho chồng, con. Hình ảnh “thân cò” rất sáng tạo, vần thơ trở nên dân dã, bình dị. Hai cặp từ láy: “lặn lội” và “eo sèo” hô ứng, gợi tả một cuộc đời nhiều mồ hôi và nước mắt.
       - Câu 5, 6, tác giả vận dụng rất hay thành ngữ: “Một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”. Ba tiếng đối ứng thượng, hạ: “âu đành phận”, “dám quản công” như một tiếng thở dài. Có đức hy sinh. Có sự cam chịu số phận. Có cả tấm lòng chịu đựng, lo toan vì nghĩa vụ người vợ, người mẹ trong gia đình. Tú Xương có tài dùng số từ tăng cấp (1-2-5-10) để nói lên đức hy sinh thầm lặng cao quý của bà Tú: 
       	“Một duyên hai nợ/âu đành phận,
Năm nắng mười mưa/dám quản công”.
Tóm lại, bà Tú là hiện thân của cuộc đời vất vả lận đận, là hội tụ của bao đức tính tốt đẹp: tần tảo, gánh vác, đảm đang, nhẫn nại, tất cả lo toan cho hạnh phúc chồng con. Nhà thơ bộc lộ lòng cảm ơn, nể trọng.
       Nỗi niềm nhà thơ
       - Câu 7 là một tiếng chửi, đúng là cách nói của Tú Xương vừa cay đắng vừa phẫn nộ: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”. “Cái thói đời” đó là xã hội dở Tây dở ta, nửa phong kiến nửa thực dân: đạo lý suy đồi, lòng người đảo điên. Tú Xương tự trách mình là kẻ “ăn ở bạc” vì thi mãi chẳng đỗ, chẳng giúp được ích gì cho vợ con. Suốt đời vợ con phải khổ, như có bài thơ ông tự mỉa: “Vợ lăm le ở vú - Con tập tểnh đi bộ - Khách hỏi nhà ông đến - Nhà ông đã bán rồi”.
       - Câu 8 thấm thía một nỗi đau chua xót. Chỉ có Tú Xương mới nói được rung động và xót xa thế: “Có chồng hờ hững cũng như không”. “Như không” gì? Một cách nói buông thõng, ngao ngán. Nỗi buồn tâm sự gắn liền với nỗi thế sự. Một nhà nho bất đắc chí!
3. Kết luận
Bài thơ có cái hay riêng. Hay từ nhan đề. Hay ở cách vận dụng ca dao, thành ngữ và tiếng chửi. Chất thơ mộc mạc, bình dị mà trữ tình đằm thắm. Trong khuôn phép một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, từ thanh điệu, niêm đến phép đôi được thể hiện một cách chuẩn mực, tự nhiên, thanh thoát. Tác giả vừa tự trách mình vừa biểu lộ tình thương vợ, biết ơn vợ. Bà Tú là hình ảnh đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam trong một gia đình đông con, nhiều khó khăn về kinh tế. Vì thế nhiều người cho rằng câu thơ “Nuôi đủ năm con với một chồng” là câu thơ hay nhất trong bài “Thương vợ”.
2. Tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao
Đề 1 : Em hãy phân tích tính cách điển hình của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài
- Khẳng định vị trí nổi bật của truyện ngắn Chí phèo trong sự nghiệp văn học của Nam Cao, trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Chí phèo đã xây dựng được một hình tượng điển hình bất hủ. Hình tượng nhân vật Chí phèo đã cô đọng giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo lớn lao của thiên truyện này.
II. Thân bài
1. Hình tượng Chí Phèo có ý nghĩa khái quát số phận của một lớp người, bản chất của một xã hội.
a. Chí Phèo điển hình cho tính cách điên khùng, liều lĩnh, cho số phận bi thảm của tầng lớ nông dân bị tha hóa, bần cùng hóa, lưu manh không lối thoát trong XH thực dân nửa PK.
- Chí Phèo rạch mặt ăn vạ.
- Chí Phèo sinh ra, lớn lên, chết đi đều trong cảnh nghèo đói, tủi nhục và cô độc.
- Một con người muốn trở lại làm người nhưng bị xã hội từ chối một cách phũ phàng.
b. Tính cách của Chí Phèo nói lên quy luật tha hóa con người nghiệt ngã của xã hội cũ – XH thực dân nửa PK
- Từ nhỏ trước khi đi ở tù, dù sao Chí Phèo vẫn sống cuộc đời lương thiện của một đứa bé đi ở.
- Sự tha hóa của Chí Phèo bắt đầu khi gặp phải kẻ thống trị xảo quyệt, lọc lõi như Bá Kiến. Từ đây tác phẩm Chí Phèo thể hiện quy luật hủy hoại con người đầy đau xót của xã hội cũ.
2. Hình tượng Chí Phèo đầy sức sống bởi nó có những nét cá tính rõ nét, độc đáo.
- Chí Phèo sở hữu một cuộc đời rất riêng ngay từ khi sin ra cho đến khi lớn lên.
- Chí Phèo độc đáo ngay trong ngoại hình đến tiếng chửi, đến cách hành động 
=> Hình tượng Chí Phèo gây ấn tượng sâu sắc đối với người đọc.
3. Xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã phát hiện và hết sức trân trọng bản chất lương thiện của người nông dân nghèo khổ.
- Phần sau tác phẩm, Nam Cao đã miêu tả, khắc họa nhân vật Chí Phèo với một sự hồi sinh mạnh mẽ.
- Nam Cao đã thể hiện một cái nhìn nhân đạo về con người.
- Chí Phèo điển hình cho số phận con người bi thảm và sự vùng dậy phản kháng quyết liệt, tuyệt vọng nhưng rất đáng trân trọng ở người lao động bị áp bức.
 III. Kết Luận
	Chí Phèo điển hình cho tầng lớp nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa không có lối thoát trong xã hội cũ, cho số phận bi thảm của những con người khổ nghèo, tăm tối dưới ách áp bức bóc lột tàn bạo, xảo quyệt của giai cấp thống trị.
	Thành công của hình tượng nhân vật này chứng tỏ tầm khái quát hiện thực, tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nam Cao.
Đề 2 : 
Viết về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, sách Giảng văn Văn học Việt Nam có nhận xét :
 Tình yêu của Thị Nở chẳng những đã thức tỉnh anh mà còn hé mở cho anh con đường trở lại làm người, trở lại cuộc đời, và anh hồi hộp hy vọng. »
(NXB Giáo Dục, H, 1998, trang 418)
Em hãy phân tích mối tình Chí Phèo – Thị Nở để làm sáng tỏ nhận xét trên.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài 
- Khẳng định vị trí nổi bật của truyện ngắn Chí phèo trong sự nghiệp văn học của Nam Cao, trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Trong tác Chí phèo, Nam Cao đã xây dựng được một mối tình đậm chất nhân văn. Miêu tả mối tình Chí Phèo – Thị Nở, nhà văn Nam Cao muốn nói với người đọc rằng:  Tình yêu của Thị Nở chẳng những đã thức tỉnh anh mà còn hé mở cho anh con đường trở lại làm người, trở lại cuộc đời, và anh hồi hộp hy vọng. 
II. Thân bài
1. Chuyện tình yêu giữa Chí Phèo và Thị Nở trong cái đêm trăng sáng tại vườn chuối, ban đầu đối với Chí chỉ là bản năng, nhưng về sau chính sự gần gũi, chăm sóc giản dị, nghĩa tình và lòng thương mộc mạc, chân thành của người đàn bà khốn khổ đã làm thức dậy bản chất lương thiện trong con người Chí Phèo.
- Lần đầu tiên Chí ý thức về thân phận của mình, nhớ lại những ao ước một thời, một gia đình nhỏ ...
- Chí cảm nhận được âm thành của cuộc sống mà bấy lâu nay nó vẫn diễn ra nhưng do triền miên trong cơn say từ lâu nó đã chẳng có ý nghĩa gì với Hắn...
=> Như vậy, Chí vốn là bản chất người nông dân lương thiện, lâu nay bị che lấp, vùi dập. Gặp Thị Nở, lòng yêu thương, tình người chân thành của Thị đã làm sống lại phần NGƯỜI trong con người Chí.
2, Trong cuộc tình với Thị Nở, Chí Phèo thể hiện rõ bản chất của mình và khát khao được sống cuộc sống bình thường, lương thiện.
- Trong tình yêu Chí cũng biết say sưa , biết rưng rưng, mắt như ươn ướt, thấy cái ngon của bát cháo hành và lòng rất vui. Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao ! Thị Nở sẽ mở đường cho Hắn.
=> Như vậy tình yêu của Thị Nở không chỉ thức tỉnh Chí Phèo mà còn hé mở cho anh con đường trở lại làm người, trở lại cuộc đời để được nhận lại vào cái xã hội bằng phẳng, lương thiện của những con người lương thiện.
3. Qua những diễn biến trên, ta thấy :
- Ở Chí Phèo vẫn còn phần nhân tinhd rất đang thương cho dù anh có bị tha hóa, lưu manh hóa.
- Cái cao nhất trong phần nhân tính còn lại trong Chí chính là câu nói dõng dạc : Tao muốn làm người lương thiện ? Nhưng Hắn cũng tự biết : Không được ! ai cho tao lương thiện.. Đây là nỗi đau lớn nhất của con người và đó cũng là tư tưởng độc đáo của ngòi bút Nam Cao.
III. Kết luận
Chí Phèo điển hình cho tầng lớp nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa không có lối thoát trong xã hội cũ, cho số phận bi thảm của những con người khổ nghèo, tăm tối dưới ách áp bức bóc lột tàn bạo, xảo quyệt của giai cấp thống trị.
	Thành công của hình tượng nhân vật này chứng tỏ tầm khái quát hiện thực, tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nam Cao.
3. Đoạn trích : Hạnh phúc một tang gia – Vũ Trọng Phụng 
Đề 1 : Em hãy phân tích chương Hạnh phúc một tang gia trong tiểu thuyết “Số đỏ”của Vũ Trọng Phụng.
GỢI Ý LÀM BÀI
Mở bài
Hạnh phúc của một tang gia là phần nhan đề, chương XV tiểu thuyết số đỏ do Vũ Trọng Phụng đặt. Tang gia là gia quyến mất đi người thân, đau thương vô hạn, buồn thảm vô cùng hạnh phúc bởi cái chết kia sẽ biến di chúc của cụ cố từ chỗ là lý thuyết đến lúc được thực hành, ai cũng có phần trong gia tài kếch sù của cụ.
Con cháu cụ cố mỗi người một vẻ vui không giống ai, nhưng cũng nóng lòng sốt ruột thành thể nét mặt ai cũng có nét bối rối, đăm chiêu, nét “buồn lãng mạn rất đúng một mốt nhà có đám”.
Tình huống trào phúng đặc sắc làm nổi bật sự đối lập trào phúng đủ loại và làm đậm nét hàng lọat chân dung biếm họa của một đại gia đình bất hiếu.
Thân bài
 1. Hình ảnh đại gia đình bất hiếu.
       - Niềm vui, hạnh phúc của mọi người thành tâm trạng gia đình cụ cố tổ chết đi. Ai cũng đựơc chia gia tài – họ đã mong mỏi từ lâu.
       - Cụ cố Hồng mới 50 tuổi nhưng đã ước mơ được gọi là cụ cố bây giờ thỏa ước nguyện, cụ “mơ màng đến cái lúc mặc bộ đồ xô gai, lụ khụ chống gậy vừa ho khạc, vừa khóc mếu . Thế kia à” => Thật bất hiếu, hám danh.
       - Ông Văn Minh: là cháu đích tôn của cụ cố tổ, chắc chắn sẽ được chia gia tài vì vậy ông ta mong vị luật sư đến nhanh => vô đạo đức, bất hiếu tột cùng.
       - Ông phán: Cháu rể cụ cố tổ: vì không ngờ cái sững sờ của ông ta lại có giá trị mấy nghìn đồng => hãnh diện, sung sướng, hám tiền.
       - Cô Tuyết – cháu gái cụ cố tổ: sung sướng vì sẽ được mặc bộ đồ voan mỏng “ngây thơ” để cho thiên hạ thấy cô chưa đánh mất cái chữ trinh.
       - Cậu tú Tân sướng điên người vì được dịp dùng mấy cái máy ảnh mới mua không có tính người, bất hiếu 
=> Đồng tiền và lối sống văn minh sớm đã len vào đời sống từng gia đình, phá tan tình cảm, lăng hoại đạo đức truyền thống.
2. Hình ảnh người đến đưa đám ma.
      - Những ông bạn thân của cụ cố Hồng.
      + Là những người có địa vị: Đi đám ma “ngực đầy huân chương” => Phô trương không đúng lúc.
      + Mép và cằm đủ loại râu ria: xoàn, rầm rậm. Oai vệ nhưng cũng rất dâm đãng.
      + Cảm động trước cách ăn mặc hở hang của cô Tuyết hơn là người đã chết.
       => Những người đi đưa ma là các “trai thanh gái lịch” nhưng lại ứng xử vô văn hóa, vô đạo đức: biến bãi tha ma thành nơi chụp ảnh “nghệ thuật” đưa đám ma làm bình phẩm, chê bai, hẹn hò, tranh cãi với nhau.
3. Hình ảnh Xuân Tóc Đỏ: xuất hiện sau cùng mọi người đều hướng vào hắn.
+ Cô Tuyết liếc mắt đưa tình tỏ ý biết ơn.
+ Bà cố Hồng sung sướng biết ơn Xuân đã làm cho đám ma trở nên danh giá nhất.   Cảm đám ma gương mẫu
- Đám ma cụ cố tổ vừa to vừa ta vừa tàu.. và tây nhưng lại là một tấm hài kịch để mọi người “khoe danh, khoe của, khoe áo, khoe tình Một đám ma danh giá nhất, lớn nhất, chỉ thiếu một điều đó là nỗi đau buồn, lòng thương xót trong đám ma.
=> Xã hội nhố nhăng, đồi bại, giả dối và vô đạo đức.
Kết bài
	Vũ Trọng Phụng đã miêu tả một cái đám ma rất to, rất đông đủ với mọi nghi thức trọng thể nhưng lại thiếu điều quan trọng là sự đau buồn, sự thương tiếc với người đã khuất – thiếu điều này mọi thứ còn lại đều trở nên vô nghĩa, giả dối...
Đề 2 : Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phung qua chương Hạnh phúc một tang gia trong tiểu thuyết “Số đỏ”
GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI
Mở bài
Hạnh phúc của một tang gia là phần nhan đề, chương XV tiểu thuyết số đỏ do Vũ Trọng Phụng đặt. Tang gia là gia quyến mất đi người thân, đau thương vô hạn, buồn thảm vô cùng hạnh phúc bởi cái chết kia sẽ biến di chúc của cụ cố từ chỗ là lý thuyết đến lúc được thực hành, ai cũng có phần trong gia tài kếch sù của cụ.
Tình huống trào phúng đặc sắc làm nổi bật sự đối lập trào phúng đủ loại và làm đậm nét hàng lọat chân dung biếm họa của một đại gia đình bất hiếu.
Một đám ma được kể và tả như một đám rước xách với nhiều vai hề già có, trả có, đàn ông, đàn bà của tầng lớp tư sản “Âu hóa” rởm. Tác giả biểu lộ sự khinh bỉ, châm biếm sâu cay.
Thân bài
1. Hạnh phúc một tang gia là một chương lật tẩy tính chất bịp bợm của những tầng lớp gọi là thượng lưu, trí thức của Hà Nội xưa. Tất cả là một cuộc diễn trò lớn: MỘT CUỘC BÁO HIẾU LINH ĐÌNH NHẤT CỦA MỘT GIA ĐÌNH ĐẠI BẤT HIẾU
- Niềm vui, hạnh phúc của mọi người thành tâm trạng gia đình cụ cố tổ chết đi. Ai cũng đựơc chia gia tài – họ đã mong mỏi từ lâu.
       - Cụ cố Hồng mới 50 tuổi nhưng đã ước mơ được gọi là cụ cố bây giờ thỏa ước nguyện, cụ “mơ màng đến cái lúc mặc bộ đồ xô gai, lụ khụ chống gậy vừa ho khạc, vừa khóc mếu .
       - Ông phán: Cháu rể cụ cố tổ: vì không ngờ cái sững sờ của ông ta lại có giá trị mấy nghìn đồng => hãnh diện, sung sướng
       - Cô Tuyết – cháu gái cụ cố tổ: sung sướng vì sẽ được mặc bộ đồ voan mỏng “ngây thơ” để cho thiên hạ thấy cô chưa đánh mất cái chữ trinh.
       - Cậu tú Tân sướng điên người vì được dịp dùng mấy cái máy ảnh mới mua không có tính người, bất hiếu 
=> Đám tang trở thành nơi con cháu cụ Cố Tổ thể hiện mình, khoe khoang, trở thành nơi cho “trai thanh giái lịch” được dịp : chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau
2. Các thủ pháp nghệ thuật trào phúng vận dụng sắc sảo tài tình
+ Phóng đại: cụ cố Hồng sung sướng quá vì chuyện bố chết mà hút liền một chặp 60 điếu thuốc phiện, gắt 1872 lần câu: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”.
+ Đặc tả những bộ râu của các ông bạn của cụ cố Hồng rất hài hước!
+ Phục bút: Xuân đến đưa đám muộn, lúc đầu làm cho Tuyết đau khổ “có thể muốn tự tử được”, lúc hắn đến, Tuyết liếc mắt đưa tình cho hắn để tỏ ý cảm ơn. Và cụ bà thì thốt lên sung sướng “đám ma kể đã là danh giá nhất tất cả!”.
+ Những vai hề: cậu tú Tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng bắt bẻ từng người “hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng” để chụp ảnh. Ông phán-mọc-sừng khóc to “Hứt! Hứt! Hứt!” nhưng lại bí mật giúi vào tay Xuân tờ giấy bạc 5 đồng gấp tư 
+ Sử dụng tương phản làm nổi bật cái hài, cái rởm, cái đồi bại, thối nát vô luân hãnh diện. Ví dụ, sư cụ Tăng Phú, v.v[RIGHT]Trích từ: [/RIGHT]. 
Kết bài
	Có thể nói tiếng cười của Vũ Trọng Phụng trong chương Hạnh phúc một tang gia chưa phải là tất cả, nhưng nó là phần hồn, phần sắc nhọn nhất của một tài năng lớn. Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng đã tạo nên một thế giới nghệ thuật đặc thù. Điều đó đã đặt Vũ Trọng Phụng vào vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại.
-------- HẾT --------

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong on tap mon van - lop 11.doc