Đề cương ôn tập Ngữ văn 12

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12

 Câu 1.Tiểu sử Hồ Chí Minh :

-Sinh năm 1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

- Lúc nhỏ, học Hán học ở nhà. Lớn lên, theo cha vào kinh, học ở trường Quốc học Huế. Một thời gian, Người dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết)

- Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước từ Bến Nhà Rồng

- 1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người trở về Việt Nam thành lập Mặt trận Việt Minh, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

- 1942-1943, người bị bắt giam tại nhà tù Tưởng Giới Thạch khi sang đây tranh thủ sự viện trợ của Trung Quốc. Sau 13 tháng, Người được trả tự do

- Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Người đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

- Năm 1946, Người được bầu làm Chủ tịch nước. Từ đây, Người đã lãnh đạo nhân dân và CM Việt Nam giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

-2-9-1969, chỉ tịch Hồ Chí Minh qua đời

 

doc 23 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1295Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ®Ò c­¬ng «n tËp ng÷ v¨n 12
 Câu 1.Tiểu sử Hồ Chí Minh :
-Sinh năm 1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. 
- Lúc nhỏ, học Hán học ở nhà. Lớn lên, theo cha vào kinh, học ở trường Quốc học Huế. Một thời gian, Người dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết)
- Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước từ Bến Nhà Rồng
- 1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người trở về Việt Nam thành lập Mặt trận Việt Minh, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam
- 1942-1943, người bị bắt giam tại nhà tù Tưởng Giới Thạch khi sang đây tranh thủ sự viện trợ của Trung Quốc. Sau 13 tháng, Người được trả tự do
- Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Người đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. 
- Năm 1946, Người được bầu làm Chủ tịch nước. Từ đây, Người đã lãnh đạo nhân dân và CM Việt Nam giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
-2-9-1969, chỉ tịch Hồ Chí Minh qua đời
Câu 2. Quan điểm sáng tác văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh
   -Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Người đã xác định vị trí và vai trò to lớn của nghệ sĩ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển xà hội. Tinh thần đó đã được Người nói lên trong bài thơ Cảm tưởng đọc Thiên gia thi:
	 “Nay ở trong thơ nên có thép
 	Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
        Chất thép ở đây chính là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của thơ ca. Quan điểm của Hồ Chí minh là sự tiếp thụ, kế thừa quan điểm dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu trong truyền thống dân tộc và được nâng cao trong thời đại cách mạng vô sản. Trong bức thư gửi các họa sĩ trong dịp triển lãm hội hoạ toàn quốc 1951, một lần nữa, Bác khẳng định: “Văn hoá nghệ thuật cũng là mọt mặt trận, anh chị em cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
- Hồ Chi Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận văn chương. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo trí và văn chương, mỗi người khi cầm bút cần xác định rõ: Viết cho ai? (Đối tượng), Viết để làm gì? (Mục đích), Viết cái gì? (Nội dung) và Viết như thế nào? (Hình thức). Như vậy, đối tượng và mục đích qui định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người viết có xử lý đúng các mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện, giữa phổ cập và nâng cao, giữa nội dung và hình thức thì mới phát huy được hiệu quả của hoạt động văn học.
  -Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Tính chân thật cốn là cái gốc của văn chương xưa và nay. Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật cho hùng hồn” những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, phải chú ý nêu gương “ Người tốt, viếc tốt”, uốn nắn và phê bình cái xấu. Nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề. Hình thức của tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc, bảo đảm sự trong sáng của tiếng Việt. Theo Người, tác phẩm văn chương phải thể hiện được cái tinh thần của dân tộc, của nhân dân và được nhân dân ưa thích.
Câu 3.Sự nghiệp văn học Hồ Chí Minh
a.Văn chính luận: 
- Mục đích: được viết nhằm tấn công trực diện kẻ thù hoặc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng qua những chặng đường lịch sử.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Các bài báo.
+ Bản án chế độ thực dân Pháp.
+ Tuyên ngôn độc lập.
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
+ Di chúc.
- Đặc điểm: giàu chất trí tuệ và tính luận chiến, suốt ½ thế kỉ tấn công trực diện kẻ thù bằng sức mạnh và ngòi bút. . Mạch văn sắc sảo,thuyết phục.
 b.Truyện và kí:
- Tác phẩm tiêu biểu:
Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Đồng tâm nhất trí, Vi hành, Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu, Con rùa, Giấc ngủ 10 năm, Nhật kí chìm tàu
- Mục đích: Dựa vào sự thật tai nghe mắt thấy và cả hư cấu nghệ thuật để vạch trần tội ác, bản chất tàn bạo xảo trá của thực dân Pháp và tay sai, đồn thời đề cao tấm gương đấu tranh yêu nước của nhân dân.
- Đặc điểm: 
+ Nội dung cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo.
+ Mỗi tác đều có tư tưởng riêng, hấp dẫn, sáng tỏ, ý tưởng thâm thuý,kín đáo, chất trí tuệ toả trong hình tượng và phong cách giàu tính hiện đại.
 c Thơ ca
- Là lĩnh vựcc nổi bật nhất trong sáng tạo văn chương Hồ Chí Minh
- Tác phẩm chính:
+ Nhật kí trong tù: 133 bài. Đây là tập thơ tiêu biểu nhất trong di sản thơ ca HCM. , sáng tác khi người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam 1942-1943. Nội dung : phê phán bộ mặt nhà tù Tưởng Giứoi Thạch và xã hội Trung Quốc thời đó, là bức chân dung tự họa thể hiện rõ vẻ đẹp tâm hồn HCM. Nghệ thuật : sắc thái cổ điển ( bút ppháp chấm phá ước lệ, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật), tinh thần thời đại ( hình tượng thơ luôn có sự vận động)
+ Thơ Hồ Chí Minh: 86 bài.
+ Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh: 36 bài.
- Nội dung: 
 + Thể hiện lòng yêu thương con người sâu nặng, khát vọng đấu tranh cho độc lập dân tộc.
+ Ca ngợi thiên nhiên hùng vĩ, phản ánh thời kì hoạt động bí mật, gian khổ nhưng cũng rất lạc quan, hào hùng.
Câu 4 : Giới thiệu về Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh
- Văn chính luận: Tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện. Những sáng tác VH của Hồ Chí Minh đều có sự thống nhất giữa cổ điển và hiện đại, giữa chính trị và nghệ thuật
- Truyện và kí: chủ động, sáng tạo, chân thực tạo không khí gần gũi. Giọng điệu châm biếm, sắc sảo, thâm thuý tinh tế, hoà quyện giữa chất trí tuệ và chất hiện đại.
- Thơ ca: Hàm súc, uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật, 
vận dụng nhiều thể loại, phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng.
 Câu 5: Hoàn cảnh ra đời của “Tuyên ngôn Độc lập” (NAQ-HCM)
   - Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta lúc bấy giờ đã đầu hàng Đồng minh.
    -Trên cả nước, nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền à 19-08-1945, CMT8 thành công, chính quyền về tay nhân dân Hà Nội.
   -26-08-1945, Chủ tịch HCM từ Việt Bắc về thủ đô HN tại căn nhà số 48 Hàng Ngang người đã soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”
-2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Người thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam DCCH.
 -Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên Độc lập – Tự do trên đất nước ta.
  -Tuyên ngôn là một tác phẩm chính luận đặc sắc có sự mạnh và tính thuyết phục, thể hiện ở cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc.
 Câu 6: Nêu đối tượng, mục đích hướng tới của bản “Tuyên ngôn Độc lập”?
· Đối tượng:
       -Đồng bào cả nước.
       -Nhân dân thế giới.
       -Đặc biệt là thực dân Pháp, Mĩ,.. bởi chúng có ý đinh cướp nước ta.
 · Mục đích: 
      -Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam
       -Bác bỏ những luận điệu xảo trá của Pháp và Mĩ trước dư luận Quốc tế
       -Thể hiện ý chí gang thép của người Việt Nam, quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc bằng mọi giá.
 Câu 7: Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần luận điệu của thực dân Pháp như thế nào qua Tuyên ngôn Độc lập
1. Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập 
- Là khẳng định quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
- Hồ Chủ Tịch đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong 2 bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp, trước hết là để khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại, sau nữa là “suy rộng ra” nhằm nêu cao một lý tưởng về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế giới.
- Cách mở bài rất đặc sắc, từ công nhận Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng thời đại đi đến khẳng định Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là khát vọng của các dân tộc. Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ. 
+ Bác nêu chân lý phổ biến của mọi dân tộc chứ ko chỉ riêng của Pháp Mĩ à tạo tính khách quan và cơ sở pháp lí cho lí lẽ của mình.
+Bác đã dùng một phương pháp luận rất hiệu quả “Gậy ông đập lưng ông”: bác bỏ luận điệu của đối phương ko gì đích đáng hơn và thú vị hơn là dùng lời lẽ của chính họ để phủ định họ.
+ Cách làm này còn thể hiện niềm tự hào dân tộc vì Bác đã đặt 3 bản tuyên ngôn ngang hàng với nhau.
+ Phát triển quyền lợi con người trong 2 bản tuyên ngôn của P&M thành quyền lợi dân tộc. Về lí lẽ, con người bao giờ cũng tồn tại trong một dân tộc cụ thể nên vấn đề con người, xét đền cũng là vấn đề dân tộc. Về thực tế, dân tộc VN đang bị đe dọa bởi các lực lượng thù địch nên vế đề dân tộc đang là một vấn đề bức thiết đồi với người VN lúc ấy đồng thời cũng là mong mỏi lớn nhất của cuộc đời bác.
- Cách mở bài rất hay, hùng hồn trang nghiêm. Người không chỉ nói với nhân dân Việt Nam ta, mà còn tuyên bố với thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, thế chiến 2 vừa kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, nhất là các nước trong phe Đồng minh, đồng thời ngăn chặn âm mưu tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa của Đờ Gôn và bọn thực dân Pháp hiếu chiến, đầy tham vọng.
2.Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp.
    - Với những dẫn chứng đã dạng phong phú vốn là những sự thật hiển nhiên, Bác đã buộc tội kẻ thù rất hùng hồn, đanh thép qua những phương diện cơ bản: KT, CT, VH, Ngoại giao bằng phương pháp tương phản đầy sức thuyết phục. Cái hay của pp tương phản là Bác ko cần nói ra mà bản chất xấu xa của thực dân Pháp cứ lồ lộ hiện ra. 
    - Năm tội ác về chính trị: 
	1- tước đoạt tự do dân chủ, 
	2- luật pháp dã man, chia để trị, 
	3- chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta, 
	4- ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân, 
	5- đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện.
    - Năm tội ác lớn về kinh tế: 
	1- bóc lột tước đoạt, 
	2- độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, 
	3- sưu thuế nặng nề, vô lý đã bần cùng nhân dân ta, 
	4- đè nén khống chế các nhà tư sản ta, bóc lột tàn nhẫn công nhân ta, 
	 5- gây ra thảm họa làm hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945.
    - Chúng lên tiếng bảo hộ Việt Nam những thực tế trong vòng 5 năm (1940 – 1945) thực dân Pháp đã hèn hạ và nhục nhã “bán nước ta 2 lần cho Nhật”.
    - Chúng rêu rao tự do bình đẳng nhưng thực tế lại cướp nước ta, áp bức đồng bào ta, dìm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu.Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.
   - Chúng khoe công khai hóa VN nhưng thực tế lại đầu độc dân ta bằng chính sách ngu dân, rượu cồn, thuốc phiện.
   -  Chúng tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của chúng, nay phải trở về tay chúng nhưng từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của P ... ợc nhìn nhận từ cuộc đời trăm đắng ngàn cay có vẻ đẹp riêng khiến cho “một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”. Sự vỡ lẽ ấy chính là sự phá vỡ những quan niệm giản đơn về tình yêu, hạnh phúc, về lòng nhân ái, sự khoan dungmang giá trị nhân bản sâu sắc. Những kết hợp ấy trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đem đến cái nhìn đa diện về số phận con người.
Câu 38 : Câu chuyện người đàn bà gợi cho em những suy nghĩ gì:
Hình tượng người đàn bà được phát hiện qua cuộc sống của người nghệ sĩ vì thế cuộc đời và số phận của người phụ nữ ấy được hiện lên cùng với nhận thức về cuộc sống của người nghệ sĩ"
-là người phụ nữ hiểu lẽ đời. Chị kể về cuộc đời mình: là cuộc đời bất hạnh, là một người đàn bà xấu (căn bệnh đậu mùa đã để lại những di chứng ko bao giờ xoá được trên khuôn mặt của người đàn bà ấy.-lấy chồng người hàng chài, sinh nhiều con, nghèo lại càng nghèo hơn.
-Bị chồng đánh đập suốt ngày ->1 hạt ngọc nơi đáy sâu tâm hồn người đàn bà vất vả.
-Chị hiểu và cảm thông cho hành động vũ phu ấy của chồng tẩt cả chỉ vì đói nghèo mà ra.
-Là một người phụ nữ hết mực yêu thương, vì chồng con (xin chồng đưa mình lên bờ để đánh tránh làm tổn thương các con).
-Chị đưa thằng Phác lên bờ vì không muốn nó chứng kiến cảnh bạo lực và hơn hết chị không muốn nó vì thương mình trở thành đứa con bất hiếu với cha,trái với luân thường đạo lí. Chị quan niệm người đàn bà sống trên thuyền là sống vì con chứ không vì mình và điều hạnh phúc nhất của chị là khi nhìn thấy đàn con ăn no ->Là một người thấu hiểu lẽ đời, chị cần chồng vì các con chị cần có bố để nuôi và dạy con vì chỉ cần có chỗ dựa trong cuộc sống mưu sinh vất vả nuôi con , chị hiểu nỗi khốn khổ bế tắc của chồng vì vậy chị luôn nhẫn nhục cam chịu sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì chồng con.
Câu chuyện của người đàn bà khiến cho Phùng và Đẩu ngạc nhiên sững sờ ko hiểu tại sao người phụ nữ ấy lại có sức cam chịu đến như thế. Và rồi khi đã hiểu ra họ cảm phục và trân trọng tấm lòng vị tha đức hi sinh cao cả của người phụ nữ hàng chài.
Tóm lại: Qua câu chuyện của người phụ nữ hàng chài nhà văn thể hiện cái nhìn nhân hậu của mình. Ông phát hiện ra rằng đằng sau câu chuyện buồn của gia đình người lao động vùng biển là vẻ đẹp của tình mẫu tử, lòng bao dung và đức hi sinh của người phụ nữ. Đó là hạt ngọc ẩn dấu trong những cái lấm ắp đời thường mà ông nâng niu trân trọng.
Và qua đó ta hiểu được hơn giá trị tốt đẹp của người phụ nữ vùng biển nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung.
Câu 39 : Nêu một số nét chính về cuộc đời nhà văn Lỗ Tấn
-Lỗ tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, Là nhà văn cách mạng Trung Quốc. Bóng dáng của ông bao trùm cả văn đàn Trung Quốc thế kỷ XX. nhà thơ Quách Mạt Nhược từng nói: " trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn"
-Quê ông ở Chiết Giang miền đông nam Trung Quốc.Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại xa xút. Năm 13 tuổi cha ông lâm bệnh, không thuốc mà chết. Từ đó ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc. Ông từng học nhièu nghề với động cơ cống hiến cho tương lai đất nước như hàng hải, khai mỏ,nhờ học giỏi, ông được nhận học bổng của Nhật, ông chọn ngành Y nhằm chữa bệnh cho những người nghèo ốm mà chết vì không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê tínMột lần xem phim ông thấy những người dân Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga. Ông nhânj ra rằng : CHỮA BỆNH THỂ XÁC KHÔNG QUAN TRỌNG BẰNG CHỮA BỆNH TINH THẦN -> chuyển làm văn nghệ.
-Ông dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần của Quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa, đây là một trong những tư tưởng đổi mới đi tiên phong của Lỗ Tấn.
Các tác phẩm : in thành 3 tập : Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại, Ông xứng đáng là nhà văn hiện thực xuất ắc viết về Trung Quốc, có tư tưởng yêu nước tiến bộ bởi văn chương phục vụ cách mạng, góp phần cứu nước cứu dân, giải phóng dân tộc.
Năm 1981, toàn thế giới kỉ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hóa thế giới
Câu 40 : Ý nghĩa nhan đề “Thuốc” Lỗ Tấn
-Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa .
-Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ.
-Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
-Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.
Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”
Câu 41 : Nội dung chính "Thuốc" của Lỗ Tấn
-Truyện ngắn “Thuốc” được Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng lúc cuộc vận động ngũ tứ bùng nổ. Do sự xâm lược và chia cắt của các nước đế quốc (Nhật, Nga , Anh , Pháp, Đức ) đã biến TQ thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, ốm yếu, què quặt, lạc hậu ( Cái tay không cảm nhận được nỗi đau cái chân). Truyện thuốc có nhiều lớp nghĩa : trước hết nhà vạch trần sự u mê lạc hậu của những người tin rằng ăn bánh bao chấm máu người sẽ chữa khỏi bệnh cao. Kế đến lỗ tấn đã đề cập tới vấn đề xã hội sâu sắc: phải chữa căn bệnh u mê, dốt nát cho người dân Trung Quốc, không thể để họ cứ mãi tin vào những phương thuốc chữa bệnh ghê rợn và lạc hậu như thế. Ngoài ra với tư cách là nhà cách mạng Lỗ Tấn muốn khẳng định để cứu TQ phải có phương thuốc chữa bệnh mê muội của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng của hạ Du thời đó.
Câu 41: Tóm tắt “Thuốc” của Lỗ Tấn
Vợ chồng Hoa Thuyên - chủ quán trà, có con trai bị ho lao (một trong những bệnh nan y thời đó). Nhờ người giúp, lão Hoa Thuyên tìm tới cai ngục bánh bao chấm máu của tử tù mang về cho con ăn, vì cho rằng như thế nó sẽ khỏi bệnh. Đúng lúc đứa con ăn bánh thì người khách xuất hiện ở quán trà, sau đó, một số người tiếp tục bàn tán về người tử tù vừa bị chém sáng nay. Thì ra, anh ta là Hạ Du - một nhà cách mạng kiên cường, nằm trong tù mà vẫn còn rủ lão đề lao " làm giặc". Nhưng chẳng ai hiểu gì về anh ta, nhiều người cho Hạ Du là điên.
Năm sau, vào tiết thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãI tha ma cùng viếng mộ con. Dĩ nhiên, ăn bánh bao chấm máu tử tù không chữa khỏi bệnh lao, người con Hoa Thuyên đã chết, mộ của nó rất gần mộ Hạ Du. Hai bà mẹ đau khổ bắt đầu có sự đồng cảm với nhau. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ hạ Du có một vòng hoa "hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum". Bà mẹ Hạ Du lẩm bẩm một mình : "Thế này là thế nào ?".
Câu 42 : Nêu một số nét về tiểu sử nhà văn Sô-lô-khôp:
-Sôlôkhôp (1905-1984) là nhà văn Nga lỗi lạc sinh tưởng trong một gia đình nông dân ở tỉnh Rôxtôp, vùng sông Đông nước Nga và gắn bó với vùng đất trù phú đậm bản sắc văn hoá của người cô dắc này.
-Chưa được 17 tuổi nhưng trong nội chiến Sô-lô-khôp đã làm thư kí uỷ ban xã,xoá nạn mù chữ,trưng thu lương thực chống đói
-Năm 1923 ,ông lên Mat-xcơ-va làm nhiều nghề vất vả như đập đá ,khuân vác ,kế toán để thực hiện giấc mơ viết văn.
-Năm 21 tuổi, Sôlôkhôp đã có hai tập truyện ngắn viết về vùng sông Đông là Truyện sông Đông và Thảo nguyên xanh. 
-Năm 22 tuôỉ , Sôlôkhôp trở về quê và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết sử thi 4 tập Sông Đông êm đềm.Bộ tiểu thuyết hoàn thành năm 1940 lúc Sôlôkhôp 35 tuổi và ngay lập tức được tặng giải thưởng quốc gia. năm 1965 đã được tặng giải thưởng Nôben văn học với tác phẩm Sông Đông êm đềm
 -Chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức bùng nổ,Sôlôkhôp tham gia với tư cách là phóng viên chiến tranh theo sát Hồng quân trên nhiều mặt trận. Sau chiến tranh,ông lại lăn mình vào những hoạt động xã hội ở địa phương .
 Sôlôkhôp là nhà văn hiện thực vĩ đại, có tư tưởng mới, tên tuổi và những tác hẩm của ông đã làm rạng rỡ nền văn học Xô Viết. Ngày nay nói đến những kiệt tác bất hủ của văn học thế giới, không thể không kể đến Sông Đông êm đềm
 Câu 42 : Tóm tắt nội dung đoạn trích “ Số phận con người”
Anđơrây Xôcôlốp vốn là một chiến sĩ Hồng Quân đã tham gia chống Phát xít trong Đại chiến TG lần 2 và đã gánh chịu nhiều tổn thất: bị thương, bị địch bắt, vợ và hai con gái chết vì bom, con trai hi sinh đúng ngày chiến thắng. Trở về cuộc sống đời thường ngoài quân ngũ, Xôcôlốp gặp cậu bé Vania tội nghiệp (mất gia đình vì bom phải sống lang thang). Xôcôlốp tự nhận mình là bố và đem đứa bé về nuôi. Hai tâm hồn cô đơn lạnh giá sưởi ấm cho nhau, sống những ngày không thể nào quên. Nhưng số phận vẫn chưa chịu buông tha. Xôcôlốp gặp rủi trong một chuyến chở hàng thuê và bị tịch thu bằng lái xe. Thế là hai bố con lại thất thểu dắt nhau đi kiếm sống ở phương trời khác. Con vẫn hớn hở tung tăng quấn quýt lấy bố trong khi bố phải gượng nhẹ mà che dấu bệnh tim và nỗi thống khổ vì những sự cay đắng
Câu 44 : Nêu nội dung chính tác phẩm Số phận con người của Sô-lô-khôp
Số phận con người là câu chuyện kể chân thực về một con người bình thường. Nhưng cuộc sống bao dồn đẩy sóng gió đã tôi luyện cho anh một phẩm chất kiên cường, một tình thương yêu bao la. Gương mặt người đàn ông ấy đã sắt lại vì đau khổ, nhưng trái tim tổn thương ấy vẫn đập những nhịp thương yêu nồng nàn với con người. Nhà văn đã lên tiếng thay nhân vật ở cuối tác phẩm, bằng tất cả niềm xúc động sâu xa và lòng cảm phục vô hạn trước nhân cách một Con Người chân chính. Bức thông điệp của nhà văn giúp ta nhận ra rõ hơn chân dung của nhân dân Nga, vẻ đẹp của tâm hồn Nga và sức mạnh của con người vượt lên bao bi kịch bất hạnh. Đó là sự khẳng định tuyệt đối của nhà văn thể hiện niềm tin tưởng vào Con người Nhân dân và tương lai của đất nước. Nỗi buồn kết lại tác phẩm lại khiến ta nhận ra tầm vóc vĩ đại của đất nước và con người Nga xô viết quả cảm, kiên cường, nhân hậu.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong van 12.doc