Đề cương ôn tập Ngữ văn 11 – Học kì I

Đề cương ôn tập Ngữ văn 11 – Học kì I

Câu 1: (2đ) HS xem lại sgk và vở ghi.

Câu 2: (3đ) Nghị luận xã hội

Cách làm bài

a) Mở bài

- Giới thiệu vấn đề được đưa ra bình luận.

- Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu danh ngôn hoặc nội dung bao trùm của danh ngôn.

- Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai.

b) Thân bài

- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này).

- Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh ; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có).

 

doc 20 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn 11 – Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 11 – HỌC KÌ I
Câu 1: (2đ) HS xem lại sgk và vở ghi.
Câu 2: (3đ) Nghị luận xã hội
Cách làm bài
a) Mở bài
- Giới thiệu vấn đề được đưa ra bình luận.
- Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu danh ngôn hoặc nội dung bao trùm của danh ngôn. 
- Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai. 
b) Thân bài
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này).
- Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh ; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có).
- Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động. 
- Lấy dẫn chứng minh họa (ngắn gọn, tiêu biểu, dễ hiểu). 
c) Kết bài
Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận. 
* Đề 1: Nói không với các tệ nạn xã hội
1. Mở bài:
- Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội.
- Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại...
- Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hóa.
- Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các tệ nạn xã hội.
2. Thân bài:
a) Tại sao phải nói "không!"
* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy...là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống...
- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:
- Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng. 
- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.
b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người.
* Cờ bạc:
- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ.
- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.
- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp
- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.
- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau.
* Thuốc lá:
- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người
- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch...
- Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.
- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.
- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người.
* Ma túy:
- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.
- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.
- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.
- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp...
* Văn hóa phẩm độc hại:
- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích.
- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.
3. Kết bài:
*Chúng ta cần:
- Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội
- Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời
- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh. 
* Đề 2: Lòng dũng cảm
I.Mở bài:
 Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam ta đã có truyền thống về lòng dũng cảm. Trong tất cả các đức tính của con người thì lòng dũng cảm là đức tính tốt đẹp nhất.
II. Thân bài:
Muốn có được lòng dũng cảm trước hết chúng ta phải biết lòng dũng cảm là gì? Lòng dũng cảm là không hèn nhát đối mặt với sự việc trong cuộc sống, không trốn tránh chối bỏ trách nhiệm. trong thời đại như hiện nay lòng dũng cảm là một đức tính tốt đẹp cần có trong mỗi công dân.
 Lòng dũng cảm của dân tộc ta được thể hiện rõ nhất qua những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Cụ thể hơn là qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đối mặt với kẻ thù , được trang bị vũ khí hiện đại, tối tân hơn nhưng với lòng dũng cảm và sự đoàn kết nhân dân ta đã dành chiến thắng. Trong thời đại như hiện nay, lòng dũng cảm được thể hiện lên rất rõ. Chúng ta không thể phủ nhận công lao của những con người sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước như những anh lính cứu hỏa, các chú công an giao thong, những anh bộ đội ở biên giới hay hải đảo xa xôiNgoài ra ta có thể nhận thấy được mỗi công dân đều có lòng dũng cảm. Mấy ai lại làm ngơ khi hàng xóm của mình bị cháy nhà hoặc trộm cướp, .vì lẽ đó lòng dũng cảm của mỗi người đức tình vẫn được duy trì và phát huy. Người có lòng dũng cảm sẽ được mọi người kính trọng , yêu quí. Và nhờ lòng dũng cảm mà ta đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
 Hiểu được điều đó, tuy chỉ là học sinh nhưng ta cũng sẽ rèn luyện lòng dũng cảm ngay từ hôm nay. Chúng ta phải cố gắng vượt qua các thử thách khó khăn trong học tập, cùng nhau xây dựng mục tiêu học tập đúng đắn. Dũng cảm nói không với tiêu cực trong học tập, mạnh dạng phát biểu ý kiến cới các bạn có thói quen xấu trong học tập như gian lận trong kt Đó là những hành động cần phải phê phán.
III. Kết bài:
 Tóm lại, lòng dũng cảm là một truyền thống qúy báu của dân tộc ta. Nó còn được thế hệ trẻ chúng ta bảo tồn và phát huy .Vì người có lòng dũng cảm không chỉ có ích cho xã hội mà còn mang lại sự yêu mến kính trọng của mọi người. 
* Đề 3: An toàn giao thông – mối quan tâm của mọi người
I. Mở bài:
 Trật tự an toàn giao thông là một trong những vấn đề đang được xã hội quan tâm nhiều nhất.Vì sao? Vì nó là một vấn đề cần thiết và có tác động lớn tới cộng đồng-xã hội.
II. Thân bài:
 Hiện nay, tình trạng mất trật tự, thiếu an toàn giao thông đang diễn ra khá nhiều như: mất trật tự nơi công cộng (trường học, bệnh viện, khu giải trí), phóng nhanh giành đường, vượt ẩu, lạng lách, chở quá qui định, vượt đèn đỏ
 Hàng ngày, có rất nhiềi tai nạn giao thông đã cướp hết biết bao sinh mạng của người vô tội, theo thống kê hàng năm thì Việt Nam là một trong nhữn nước có số người chết vì tai nạn giao thông thuộc loại nhiềi nhất trên thế giới. Nhưng những con số liệu này có được là do đâu? Đó là do những ngườikhông có ý thức an toàn giao thông.
 Vậy an toàn giao thông là gì? An toàn giao thông là sư chấp hành nghiêm chỉnh các qui luật về giao thông để tránh nguy hiểm cho chính bản thân mình và cộng đồng. Muốn giảm bớt những nguy hại cho xã hội, mỗi người chúng ta cần biết nhận thức trách nhiệm, ý thức của bản thân và tuân thủ đúng điều lệ do nhà nước đặt ra
- Trên thực tế, nhiều người tham gia giao thông không chịu chấp hành theo luật, nhiều người tham gia giao thông trong tình trạng không tỉnh táo, không quan tâm đến những người xung quanh, gây hậu quả nghiêm trọng(liên hệ thực tế)
- Vì vậy chúng ta cần phải nâng cao ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông, tuyên truyền và phát động nhiều chương trình có ý nghĩa giao thông an toàn, xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm
III. Kết bài:
 Để đất nước, xã hội mình tiến triển hơn nữa, mỗi người cần đóng góp phần nào đó công sức của mình vào công công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chúng ta hãy cố gắng chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông để bảo vệ và đẩy đất nước, xã hội mình lên một bước cao hơn.
* Đề 4: Nghị luận về vấn đề bệnh thành tích trong giáo dục : Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
Lập dàn ý chi tiết:
Mở bài: Giới thiệu và dẫn nguyên văn câu nói, nội dung cần nghị luận:
Trường học là nơi đào tạo những con người có ích cho xã hội. Nhưng hiện nay, trường học lại trở thành mối quan tâm của xã hội bởi bệnh thành tích và những tiêu cực trong thi cử. Vì vậy, hiện nay đã có cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Thân bài:
Bước 1: Giải thích tiêu cực và bệnh thành tích?
Trước nhất, chúng ta hãy tìm hiểu về tiêu cực trong thi cử? Ta có thể hiểu tiêu cực trong thi cử là những hành động gian lận, lo lót hay sửa điểm trong các cuộc thi. Cụ thể hơn, đó là những hành động quay cóp, mở tài liệu khi làm bài thi, hay đút lót cho những người tổ chức để sửa điểm
Khi nói về bệnh thành tích càng đáng buồn hơn, bởi những người tham gia vào những việc làm thiếu trung thực này lại là những người tham gia trong hoạt động giáo dục. Họ sửa điểm, nâng điểm không lí do, cho điểm ảo rồi tự ý đưa ra những thành tích mà trên thực tế không thể đạt được. 
Bước 2: Khẳng định chung, nêu ý nghĩa vấn đề nghị luận
Cả tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích đều là sự thiết trung thực trong giáo dục. Vì vậy, cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” có ý nghĩa to lớn trong việc đẩy lùi hai căn bệnh này. Hành động trên sẽ đem lại sự trong sạch và trung thực cho ngành giáo dục nước ta.
Bước 3: Liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động
Cuộc vận động được phát động là mong muốn của xã hội và đất nước để ngành giáo dục thực sự hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng người của mình. Đó là đào tạo nên những con người trung thực về mặt nhân cách. Khi đó, chúng ta sẽ có những người tài thực sự, xã hội phát triển vững mạnh, tệ nạn xã hội và nạn tham nhũng bị loại bỏ. Đây sẽ là lợi ích to lớn, đầy ý nghĩa mà cuộc vận động mang lại, nếu mọi người đều thực hiện đúng.
Bước 4: Dẫn chứng minh họa sinh động, cụ thể, ngắn gọn
Thực tế, nhiều tiêu cực vẫn luôn xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc như một căn bệnh truyền nhiễm. Những năm gần đây, hiện tượng nhờ người thi hộ trong các kì thi Đại học xuất hiện và ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi, nghiêm trọng hơn. Ở một số trường học, giáo viên sẵn sàng nâng điểm cho học sinh để tự tạo danh hiệu cho lớp, cho trường. Nhưng thực tế, thành tích đó chỉ là ảo, có những học sinh không đủ điểm lên lớp, hay có những trường hợp tồi tệ hơn là không biết đọc mà vẫn tốt nghiệp tiểu họcChính những hành động gian lận này sẽ kéo cả xã hội đi xuống, đất nước ngày càng tụt hậu, nhân cách con người thay đổi theo chiều hướng tiêu cực
Kết bài: - Tóm tắt các ý, định hướng bản thân và mở rộng vấn đề
Vì vậy, không quá muộn để mọi người cùng đứng lên chống tiêu cực. Mỗi người hãy tự biết nhắc nhở bản thân, đồng thời tuyên truyền cuộc vận động tới mọi người cùng tham gia chống tiêu cực, sẵn sàng đấu tranh, lên án những kẻ tham gia vào việc làm thiếu trung thực. Bản thân là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cùng nhau thực hiện cuộc vận động “nói khô ...  người đọc cảm giác gì ?
A	Sự cảm thương về những kiếp người nghèo khổ 
B	Gợi nỗi buồn về một cuộc sống như đang tàn lụi 
C	cả a,b đều đúng 
D	cả a,b đều sai 
Câu 4: Chọn đáp án đúng trong những câu dưới đây :
A	Tự tình thể hiện bi kịch của nhân vật trữ tình 
B	Tự tình thể hiện khát vọng sống của nhân vật trữ tình 
C	Tự tình thể hiện khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình 
D	cả a,b,c đúng.
Câu 5. Chí Phèo có tâm trạng như thế nào khi " nhìn bát cháo hành bốc khói"?
A. Hắn thấy bâng khuâng	B. Hắn thấy thị Nở cũng có duyên
C. Hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn 	D.Hắn thấy ăn năn, hối hận
Câu 6. Vì sao Huấn Cao đồng ý cho chữ quản ngục?
A. Sợ " phụ một tấm lòng trong thiên hạ"
B. Muốn trả ơn sự biệt đãi của quản ngục
C. Sợ quyền uy của quản ngục	
D.Vì quản ngục là bạn tri kỉ của Huấn Cao
Câu 7. Vì sao tác giả lại đặt nhan đề chương truyện là “Hạnh phúc của một tang gia”?
A.Vì người chết chứng kiến tấm lòng hiếu thảo của đám con cháu
B. Vì người chết không còn phải sống chung với đám con cháu 
C. Vì mọi người ai cũng tìm được niềm vui, hạnh phúc qua đám tang của cụ cố tổ.
D. Vì cô Tuyết gặp được người yêu.
Câu 8. Thái độ nhà văn thể hiện qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” là thái độ gì? 
A. Cảm thương người quá cố 	
B. Mỉa mai nhẹ nhàng đám con cháu bất hiếu
C. Phê phán quyết liệt xã hội thượng lưu đương thời, băng hoại đạo đức luân lí
D. Băn khoăn về sự tha hoá của con người
Câu 9. Đặc trưng cơ bản của thơ là gì tìm ý đúng nhất?
A. Tính trữ tình và ngôn ngữ giàu nhịp điệu.	
B. Giàu liên tưởng và tưởng tượng 
C. Tính tự sự, chất triết lí.
D. Cả 3 ý trên. 
Câu 10: Ngôn ngữ là gì?
A. Là ngôn ngữ cụ thể của một người nào đó.
 	B. Là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hội 
 	C. Cả A và B đều đúng	
D. Cả A và B đều sai
Câu 11: Truyện ngắn Hai đứa trẻ được in trong tập sách nào của Thạch Lam ? 
 A. Gío đầu mùa B. Nắng trong vườn C. Theo dòng D. Cả a,b,c sai 
Câu 12 : Cảnh vật được chọn để miêu tả lúc chiều xuống ở phố huyện có điểm chung gì ?
A	Cảnh vật đều rất im lặng 
B	Cảnh vật đều gợi buồn 
C	Cảnh vật đều gợi sự lụi tàn tương ứng với những kiếp người nơi phố huyện 
D	Cả a,b,c, đúng 
II. Tự Luận.
Trường THPT Bình Khánh	Đề Thi Học Kì I.(Khối 11).
Họ và tên:. 	Môn: Ngữ Văn:
Lớp:11A	Thời gian: 90 phút.
Điểm
Lời nhận xét
Duyệt của Hiệu Trưởng
Đề bài: Đề 2
I/ Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn những đáp án đúng:(O.25 Điểm)
Câu 1. Biểu hiện cảm xúc, tâm trạng đầu tiên của Chí Phèo khi tỉnh rượu là gì? 
A. Càng uống rượu càng tỉnh 	B. Ôm mặt khóc rưng rức
C. Nhận ra âm thanh cuộc sống 	D. Đến nhà bá Kiến đòi lương thiện
Câu 2. Hãy tìm ý nào không đúng vào mỗi dòng nêu đặc trưng của truyện?
A. Tính chủ quan trong phản ánh	
B. Cốt truyện được tổ chức một cách chặt chẽ.
C. Phạm vi miêu tả không bị hạn chế về không gian và thời gian	
D. Ngôn ngữ linh hoạt, gần với ngôn ngữ đời sống
Câu 3: Khái quát nào dưới đây không phải là đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam ? 
A	Truyện thường không có cốt truyện 
B	Nhân vật thường được đặt trong những hòan cảnh giới tính bi kịch với rất nhiều chi tiết phức tạp đan chéo nhau .
C	Chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật 
D	Chú trọng những cảm giác mong manh , mơ hồ trong đời sống thường ngày .
Câu 4. Câu nào sau đây đúng nhất về truyện Chữ người tử tù?
A. Ca ngợi người anh hùng 	B. Ca ngợi tình bạn tri kỉ, tri âm 
C. Ca ngợi viên quản ngục 	 	D. Sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện.
Câu 5.Mục đích đợi tàu của chị em Liên để là gì? 
A. Để xem ánh sáng và người trên tàu	
B. Để nuôi hi vọng vượt lên thoát khỏi cuộc sống tối tăm thực tại.
C. Để đón người nhà	
D. Để bán được nhiều tiền.
Câu 6. Ý nào sau đây khái quát đầy đủ nhất vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao trong Chữ người tử tù?
A. Tài hoa, nghệ sĩ 	 B. Thiên lương trong sáng 	
C. Khí phách hiên ngang D. Tài hoa, khí phách, thiên lương	
Câu 7. Bi kịch đau đớn nhất của Chí Phèo là gì?
A. Đói rách, cô độc 	B. Bị bá Kiến lợi dụng, bóc lột. 
C. Bị thị Nở từ chối 	D. Bị xã hội cự tuyệt quyền làm người
Câu 8 : Nguyễn Tuân xuất thân trong một gia đình :
 A. Quan lại Nho học B. Gia đình nhà Nho 
 A. Gia đình công chức nhỏ D. Gia đình nông dân 
Câu 9: Nhan đề “Thu điếu” có nghĩa là:
 	A. Mùa thu làm thơ	B. Mùa thu câu cá
 	C. Mùa thu uống rượu	D. Cả A, B, C đều sai
Câu 10 Hình ảnh bãi cát dài trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát biểu tượng cho điều gì?
 	A. Sự vô cùng của thiên nhiên	 	B. Khát vọng của con người
 	C. Con đường công danh khoa cử	 	D. Sự vô nghĩa của đời người.
Câu 11 : Trong các cụm từ sau , cụm từ nào không phải là thành ngữ ?
 a. Cờ đến tay ai người ấy phất b. Chuột chạy cùng sào
 c. Nước đổ lá khoai 	d. Đẽo cày giữa đường 
Câu 12. Chủ đề của tác phẩm Chí Phèo là gì?
A. Người nông dân bị lưu manh trong xã hội thực dân phong kiến	
B. Lên án tầng lớp thống trị tàn bạo
C. Con người bị bóc lột, chà đạp, bị biến đổi cả nhân hình lẫn nhân tính nhưng vẫn khát khao trở lại làm người lương thiện.
D. Chí Phèo được yêu Thị Nở.
II. Tự Luận.
Đáp án : Đề 1:
Câu 1	B	Câu 7 C
Câu 2	C	Câu 8 C
Câu 3	A	Câu 9	 D
Câu 4	D	Câu 10 B
Câu 5	B	Câu 11 B
Câu 6	A	Câu 12 D
Đáp án: Đề 2
Câu 1	C	Câu 7	 C	
Câu 2	A	Câu 8 B
Câu 3	B	Câu 9 C
Câu 4	C	Câu 10 C
Câu 5	B	Câu 11 A
Câu 6	D	Câu 12 C
Bài thi trắc nghiệm số 5
Thiết lập ma trận.
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Chủ đề
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Tiếng Việt
1 
0,5
1
0,5
2
1,0
Văn học Việt Nam
2
0,5
1
0,5
3
1,5
Văn học nước ngoài
1
0,5
1
0,5
Làm văn
1
7,0
1
7,0
Tổng
3
1,5
3
1,5
1
7,0
7
10,0
Nội dung đề.
BÀI VIẾT SỐ 5.
( Chương trình lớp 11 chuẩn. Thời gian 45 phút ).
I. Trắc nghiệm. ( 3 điểm ).
Câu 1. Nối cột A với cột B cho phù hợp với nội dung truyện Hai đứa trẻ - Thạch Lam:
A
B
1. Những đám mây
a. sáng rực và vui vẻ, huyên náo.
2. Đèn hoa kì
b. ánh sáng như hòn than sắp tàn.
3. Vòm trời hàng ngàn ngôi sao
c. leo lét.
4. Hà Nội
d. ganh nhau lấp lánh.
Câu 2. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu phương án trả lời đúng nhất:
 Vấn đề tình yêu và thù hận giữa Rô mê ô và Giu li ét thể hiện như thế nào? 
A. Họ yêu nhau nhưng cũng hận nhau.
B. Họ yêu nhau và thù hận sự đối đầu của hai dòng họ.
C. Chứng tỏ hai dòng họ có mối thù sâu sắc, không thể vượt qua.
D. Tình yêu của họ vượt lên trên sự thù hận.
Câu 3. Nhóm hình ảnh nào sau đây thể hiện được không khí cổ kính, trang nghiêm của cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân? 
A. Tấm lụa bạch, thoi mực, lạc khoản, bức châm.
B. Buồng tối, tường, đất, khói.
C. Chăm chú, khúm núm, run run, đĩnh đạc.
D. Bó đuốc, xiềng xích, gông cùm.
Câu 4. Hãy điền đúng ( Đ ), sai ( S ) vào trước mỗi ý nêu lên các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí.
A. Tính khuôn mẫu.	B. Tính thông tin ngắn gọn.
C. Tính sinh động, hấp dẫn.	D. Tính thuyết phục.
Câu 5. Chọn phương án trả lời đúng nhất.
 Biểu hiện đầu tiên của Chí Phèo muốn trở thành người lương thiện? 
A. Càng uống rượu càng tỉnh.
B. Ôm mặt khóc rưng rức.
C. Nhận ra âm thanh đời thường của cuộc sống.
D. Đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện.
Câu 6. Hãy điền đúng ( Đ ), sai ( S ) vào trước mỗi ý biểu hiện nghĩa sự việc:
A. Câu biểu hiện hành động, quá trình. 	B. Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm, tồn tại.
C. Câu biểu hiện tư thế, quan hệ. D. Câu biểu hiện tình cảm, thái độ
II. Tự luận. ( 7 điểm ).
Cảm nhận của anh, chị về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đáp án và biểu điểm.
I. Trắc nghiệm.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
1-b, 2-c
3-d, 4-a
D.
A
A+D: s
B+C: đ
C
A+B+C: đ
D: s
II. Tự luận.
*Yêu cầu về kỹ năng.
- Biết cách trình bày một bài làm văn nghị luận văn học.
- Trình bày ngắn gọn, đủ ý, diễn đạt lưu loát.
- Bố cục rõ ràng. Văn có cảm xúc.
- Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
* Yêu cầu về kiến thức. Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Nói rõ cuộc đời Chí Phèo qua các giai đoạn: 
+ Từ một anh Chí hiền lành, khoẻ mạnh, bị Bá Kiến đẩy đi ở tù oan 7 - 8 năm trời.
+ Chế độ nhà tù đã biến Chí trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại.
+ Sau khi ra tù, Chí Phèo bị tha hoá cả nhân hình lẫn nhân tính.
- Mặc dầu bị tước đoạt quyền làm người lương thiện nhưng Chí Phèo vẫn chưa mất hết nhân tính:
+ Nhờ tình yêu mộc mạc chân thành của Thị Nở.
+ Nhờ sự chăm sóc bởi bàn tay một người đàn bà.
+ Nhờ hương vị bát cháo hành Thị Nở nấu cho Chí Phèo ăn lúc ốm.
- Chí Phèo thức tỉnh, nhận ra âm thanh cuộc sống, khao khát hoàn lương.
- Nguyên nhân dẫn đến sự tha hoá của Chí Phèo.
- Chí Phèo là nạn nhân của bọn địa chủ, cường hào ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
- Khẳng định giá trị nhân đạo của tác phẩm thông qua vẻ đẹp khát vọng hoàn lương của nhân vật Chí Phèo.
* Thang điểm.
- Điểm 7: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 5-6: Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được 1-2 nội dung yêu cầu trên. Bài mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1-2: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài ý, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
(- Nói rõ cuộc đời Chí Phèo qua các giai đoạn: 
+ Từ một anh Chí hiền lành, khoẻ mạnh, bị Bá Kiến đẩy đi ở tù oan 7 - 8 năm trời.
+ Chế độ nhà tù đã biến Chí trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại.
+ Sau khi ra tù, Chí Phèo bị tha hoá cả nhân hình lẫn nhân tính.
- Mặc dầu bị tước đoạt quyền làm người lương thiện nhưng Chí Phèo vẫn chưa mất hết nhân tính:
+ Nhờ tình yêu mộc mạc chân thành của Thị Nở.
+ Nhờ sự chăm sóc bởi bàn tay một người đàn bà.
+ Nhờ hương vị bát cháo hành Thị Nở nấu cho Chí Phèo ăn lúc ốm.
- Chí Phèo thức tỉnh, nhận ra âm thanh cuộc sống, khao khát hoàn lương.
- Nguyên nhân dẫn đến sự tha hoá của Chí Phèo.
- Chí Phèo là nạn nhân của bọn địa chủ, cường hào ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
- Khẳng định giá trị nhân đạo của tác phẩm thông qua vẻ đẹp khát vọng hoàn lương của nhân vật Chí Phèo.) 
- Anh(chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh thành tích” – một “căn bệnh” gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội hiện nay.
a/ Yêu cầu kiến thức.
- Thành tích là gì ?
+ Kết quả, thành tích xuất sắc đạt được đối với một công vịêc cụ thể sau một thời gian nhất định.
- Bệnh thành tích là gì? 
+ Việc báo cáo không đúng sự thật về kết quả làm việc, làm được ít hoặc không làm được nhưng báo cáo bịa đặt là nhiều “ làm thì láo báo cáo thì hay”
- Căn bệnh này không chỉ lừa dối cấp trên mà còn lừa dối xã hội, lừa dối chính bản thân mình, gây ra một thói xấu là chủ quan, tự mãn một cách vô lối
à Cách khắc phục là tôn trọng sự thật, nghiêm khắc với bản thân mình, có lương tâm và trách nhiệm khi làm việc.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 11.doc