Đề cương ôn tập môn Ngữ văn học kì I khối lớp 10, năm học 2010 - 2011

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn học kì I khối lớp 10, năm học 2010 - 2011

I. LÝ THUYẾT.

Câu 1: Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Nêu các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

Câu 2: Trình bày các đặc điểm của văn bản?

Câu 3: Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Nêu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?

Câu 4: Nêu những yêu cầu khi tóm tắt văn bản tự sự?

Câu 5: Nêu các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX?

II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.

Câu 1: Viết một bài văn ngắn (khoảng 150 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu tục ngữ: “Có chí thì nên”?

Câu 2. Viết một bài văn ngắn (khoảng 150 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”?

Câu 3: Viết một bài văn ngắn (không quá 150 từ), nêu suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” (Chủ tịch Hồ Chí Minh).

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn học kì I khối lớp 10, năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD&ĐT Lâm Đồng
Trường THPT Đạ Tông
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN HỌC KÌ I
Khối lớp 10. Năm học 2010 - 2011
I. LÝ THUYẾT.
Câu 1: Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Nêu các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
Câu 2: Trình bày các đặc điểm của văn bản?
Câu 3: Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Nêu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
Câu 4: Nêu những yêu cầu khi tóm tắt văn bản tự sự?
Câu 5: Nêu các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX?
II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
Câu 1: Viết một bài văn ngắn (khoảng 150 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu tục ngữ: “Có chí thì nên”?
Câu 2. Viết một bài văn ngắn (khoảng 150 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”?
Câu 3: Viết một bài văn ngắn (không quá 150 từ), nêu suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” (Chủ tịch Hồ Chí Minh).
III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.
Đề 1: Sau khi tự tử ở giếng nước Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó?
Đề 2: Kể lại chuyện Tấm Cám theo lời của nhân vật Tấm.
Đề 3: Sau khi học đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây ” (trích sử thi Đăm Săn). Anh (chị) hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh với Mtao Mxây?
Đề 4: Kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy theo lời của nhân vật Trọng Thủy.
Đề 5: 
	Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm ?
	Một mai, một cuốc, một cần câu,
	Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
	Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, 
	Người khôn, người đến chốn lao xao.
	Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
	Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
	Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
	Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
	(SGK Ngữ văn 10-NXB giáo dục 2006)
ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 10
I. LÝ THUYẾT.
Câu 1: 
- Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động (1điểm)
- Có 5 nhân tố: + Nhân vật giao tiếp.
 + Hoàn cảnh giao tiếp.
 + Nội dung giao tiếp.
 + Mục đích giao tiếp.
 + Phương tiện và cách thức giao tiếp.
Câu 2: Đặc điểm của văn bản:
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung.
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một ( hoặc một số ) mục đích giao tiếp nhất định.
Câu 3: 
- Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,...đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có 3 đặc trưng: + Tính cụ thể.
 + Tính cảm xúc.
 + Tính cá thể.
Câu 4: 
Những yêu cầu khi tóm tắt văn bản tự sự:
- Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính.
- Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.
- Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc.
Câu 5: 
Các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV.
Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.
Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. 
II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
 Câu 1: 
a. Giải thích nội dung: Có ý chí thì con người sẽ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để hoàn thành tốt công việc, để đạt được mục đích của cuộc sống. 
 b. Đánh giá ý nghĩa: “Có chí thì nên” là lời khuyên đúng đắn vì: 
- Cuộc sống thường có nhiều khó khăn, trở ngại, đòi hỏi con người phải vượt qua bằng ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm của mình. 
- Ý chí, nghị lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thắng, thua và thành, bại của mỗi người. 
- Thiếu ý chí, dù gặp nhiều thuận lợi trong công việc, con người cũng khó thành công.
 - Đối với học sinh: câu tục ngữ trên càng có ý nghĩa sâu sắc vì trong học tập và rèn luyện, muốn thành công, học sinh cũng cần phải rèn luyện ý chí, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách để đạt mục đích. 
- Sử dụng một số dẫn chứng thực tế để chứng minh tính đúng đắn của vấn đề. 
- Khẳng định lại giá trị câu tục ngữ.
- Liên hệ. 
 Câu 2. 
 Cần khái quát được nội dung câu tục ngữ, trình bày được suy nghĩ của bản thân về đạo lý tốt đẹp của dân tộc thể hiện qua câu tục ngữ như sau:
- Câu tục ngữ là lời nhắc nhở, lời khuyên về lòng biết ơn.
- Những biểu hiện về lòng biết ơn: Biết ơn kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô, anh chị, những người đã chiến đấu hi sinh vì đất nước.
- Đây là đạo lí truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy.
- Rút ra bài học bản thân.
Câu 3: 
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý chính sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận, trích dẫn lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
- Giải thích tài, đức và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh (có lí lẽ, dẫn chứng ngắn gọn) để làm sáng tỏ vấn đề. 
- Người có đủ cả tài và đức thì làm việc mới có hiệu quả, mới đem lại hạnh phúc, niềm vui cho cá nhân và xã hội. 
- Tóm tắt vấn đề đã trình bày, khẳng định giá trị của tài và đức trong mọi thời đại; giá trị lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.
Đề 1: 
a. Mở bài: 
- Theo lời giao ước với Mị Châu, Trọng Thủy cứ lần theo dấu lông ngỗng mà truy đuổi cha con An Dương Vương.
- Đến bờ biển thì không thấy bóng dáng An Dương Vương, chỉ thấy có xác Mị Châu bị chém cụt đầu bên vũng máu.
- Trọng Thủy mang xác vợ về mai táng ở Loa Thành, rồi đau đớn, ân hận nhảy xuống giếng tự tử.
b. Thân bài: Cuộc gặp gỡ giữa Thủy Trọng và Mị Châu dưới thủy cung.
- Sau khi chết, hồn Trọng Thủy đi tìm hồn Mị Châu. Long Vương biết rõ sự tình, thương xót nên cho hai người gặp mặt.
- Trọng Thủy van xin Mị Châu tha cho tội lừa dối, khiến nàng bị cha giết oan.
- Mị Châu trách cứ Trọng Thủy đã nhẫn tâm lợi dụng tình yêu trong trắng, chân thành của nàng.
- Trọng Thủy giãi bày những mâu thuẫn không thể dung hòa giữa tình và hiếu, dẫn đến sự lựa chọn cái chết để tạ tội của mình.
c. Kết bài: 
- Mị Châu vừa giận vừa thương Trọng Thủy. Hai vợ chồng ôm nhau than khóc.
- Những giọt nước mắt của họ biến thành ngọc.
- Nếu đem ngọc ấy rửa bằng nước giếng Loa Thành thì ngọc sẽ sáng ngời.
Đề 2: 
a. Mở bài: 
- Giới thiệu sơ lược về hoàn cảnh của Tấm.(Mồ côi cả cha lẫn mẹ, ở với dì ghẻ và đứa em cùng cha khác mẹ)
 b. Thân bài: 
- Bị dì ghẻ ghét bỏ, ức hiếp, đày đọa
- Bị Cám lừa dối trút mất giỏ tép, Tấm tủi thân khóc, Bụt hiện lên an ủi.
- Tấm mang con cá bống còn sót lại trong giỏ về thả xuống giếng nước sau nhà, mỗi chiều lén mang một ít cơm cho bống ăn.
- Cám rình biết, mách mẹ. Dì ghẻ lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa, ở nhà hai mẹ con bắt bống ăn thịt.
- Mất bống, Tấm đau khổ ngồi khóc, Bụt lại hiện lên an ủi, cho gà tìm giúp xương bống, dặn Tấm bỏ vào bốn lọ, chôn dưới bốn chân giường.
- Tết đến, nhà vua mở hội. Mẹ con Cám đi hội, dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm ở nhà nhặt cho sạch. Bụt cho chim sẻ nhặt giúp rồi bảo Tấm đào các lọ xương bống lên, sẻ có đủ thứ để đi trẩy hội.
- Tấm đánh rơi chiếc giày thêu, lính nhặt được tâu lên nhà vua, nhà vua ra lệnh thử giày. Tấm được rước về cung làm hoàng hậu.
- Bốn lần bị mẹ con Cám hãm hại, bốn lần Tấm hóa thân: Chim Vàng Anh, hai cây xoan đào, khung cửi, trái thị vàng.
- Tấm sống trong tình yêu thương của bà hàng nước.
- Nhờ miếng trầu têm cánh phượng, Tấm gặp lại nhà vua tại hàng nước của bà lão nghèo. Nhà vua đón Tấm về cung.
c. Kết bài: 
 - Mẹ con Cám bị trừng trị đích đáng. Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua.
Đề 3: 
a. Mở bài: 
- Đăm Săn tự giới thiệu về mình và kể về hoàn cảnh dẫn đến cuộc chiến.
- Đăm Săn giới thiệu chung về việc mình chiến thắng Mtao Mxây.
b. Thân bài: Đăm Săn kể lại diễn biến trận đánh:
* Đăm Săn khiêu chiến và sự đáp lại của Mtao Mxây:
- Đăm Săn khiêu chiến với một thái độ quyết liệt và tự tin ở tài năng của mình. 
- Mtao Mxây tỏ ra ngạo nghễ, chọc tức, nhưng liền sau đó tỏ ra run sơ, do dự, đắn đo.
* Trình bày diễn biến cuộc chiến qua bốn hiệp:
- Hiệp một: 
+ Trong khi Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên →Thể hiện bản lĩnh của Đăm Săn.
+ Mtao Mxây đã lộ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn nói những lời huênh hoang.
- Hiệp hai:
+ Đăm Săn múa khiên làm cho Mtao Mxây hốt hoảng trốn chạy với bước cao bước thấp →Thể hiện sức mạnh của Đăm Săn và sự yếu sức của Mtao Mxây.
+ Mtao Mxây cầu cứu HơNhị quăng cho miếng trầu→càng yếu sức.
+ Đăm Săn đớp được miếng trầu→sức chàng tăng lên.
- Hiệp ba:
+ Đăm Săn múa dũng mãnh hơn và đuổi theo Mtao Mxây.
+ Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng áo của hắn không thủng. Chàng phải cầu cứu thần linh.
- Hiệp bốn: Đăm Săn được thần linh giúp sức, đuổi theo và giết chết kẻ thù.
c. Kết bài: Kể kết thúc cuộc chiến ...
Đề 4: 
a. Mở bài: 
Trọng Thủy tự giới thiệu về mình.
b. Thân bài: 
- Triệu Đà đêm quân đánh chiếm Âu Lạc ở phương Nam của An Dương Vương lần thứ nhất.
- An Dương Vương có nỏ thần một phát bắn chết hàng vạn giặc, quân Triệu Đà thua to.
- Triệu Đà rút quân, xin cầu hòa rồi cầu hôn cho con trai.
- An Dương Vương cho Trọng Trủy ở rể trong Loa Thành.
- Trọng Thủy lừa Mị Châu cho xem nỏ thần, rồi đánh cắp nỏ thần mang về nước.
- Triệu Đà kéo quân sang đánh lần hai, An Dương Vương thua trận cùng con gái trốn chạy.
- Trọng Thủy tìm dấu lông ngỗng Mị Châu rắc mà đuổi theo.
- An Dương Vương chạy ra đến biển, cùng đường đành kêu cứu Rùa Vàng, Rùa Vàng chỉ đích dnah Mị Châu là giặc. An Dương Vương rút gươm chém đầu con gái.
- Trọng Thủy đến nơi, đành ôm xác vợ về mai táng ở Loa Thành.
c. Kết bài: 
- Trọng Thủy đau đớn, ân hận trước cái chết bi thảm của người vợ yêu quý.
- Quyết định lấy cái chết để chuộc tội.
Đề 5:
HS nêu được cảm nhận của mình về bài thơ NHÀN của Nguyễn Bỉnh Khiêm, cảm nhận thể hiện qua các nội dung sau:
1. Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm: (Câu 1,2, câu 5,6).
- Cuộc sống thuần hậu:
+ Hiện lên trong câu thơ là một “lão nông tri điền” với những công cụ lao động quen thuộc: mai, cuốc, cần câu.
+Cách dùng số tính đếm rành rọt “Một,một,một” cho thấy tất cả đã sẵn sàng chu đáo.
+Việc một Trạng Trình danh tiếng lẫy lừng trở về với đời sống bình dị, dân dã: đào ao, cuốc đất cũng là một sự ngông ngạo trước thói đời. Ngông ngạo mà vẫn thuần hậu, nguyên thủy: “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” đạm bạc mà không khắc khổ, vẫn thanh cao.
- Cuộc sống thanh cao: (Câu 5 và 6).
+Sự đạm bạc là những thức ăn quê mùa, dân dã: măng trúc, giá đỗ; sinh hoạt bình dị như mọi người dân quê: tắm hồ, tắm ao.
+Hai câu thơ mà có một bộ tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa: xuân - hạ - thu - đông; có mùi vị có hương sắc, không nặng nề, không ảm đạm. Vì vậy cuộc sống đạm bạc nhưng thanh cao trong sự trở về, hoà hợp với thiên nhiên.
2. Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: (câu 3,4, câu 7,8).
- Nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm đối mặt với danh lợi như nước với lửa. Sống cuộc đời ẩn sĩ, ông thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, để tâm hồn an nhiên khoáng đạt.
- “Vắng vẻ” đối lập với “lao xao”, “ta” đối lập với “người”. Đó cũng là sự đối lập của hai hoàn cảnh sống. “Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, là nơi thảnh thơi của tâm hồn. “Chốn lao xao” là nơi cửa quyền, là đưỡng hoạn lọâ nhiều đua chen, thủ đoạn
- Hai chữ “dại” – “khôn” vừa thâm trầm vừa hóm hỉnh, thể hiện sự thư thái ung dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Trạng Trình là một bậc thức giả với trí tuệ vô cùng tỉnh táo. Tỉnh táo trong sự chọn lựa: “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ - Người khôn, người đến chốn lao xao”, “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
-Với Nguyễn Bỉnh Khiêm cái “Khôn” của người thanh cao là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hoà nhập với tự nhiên.
 “Rượu đến cội cây, ta sẽ uống
 Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao”
Cuộc sống nhàn dật này là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ. Trí tuệ nhận ra công danh, của cải, quyền quí chỉ là giấc chiêm bao. Trí tuệ nâng cao nhân cách đểù nhà thơ từ bỏ “chốn lao xao” quyền quí đến nơi vắng vẻ, đạm bạc mà thanh cao để di dưỡng tinh thần. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhàn thân mà không nhàn tâm, nhàn mà vẫn canh cánh nỗi niềm “ái quốc ưu dân”.
...........................HẾT..............................

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoi 10.doc