Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 12 - Học kì I

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 12 - Học kì I

Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.

VĂN HỌC VIỆT NAM

 - Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

 - Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

 - Tây Tiến – Quang Dũng.

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng.

- Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003 – Cô phi An nan.

- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu

 - Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm.

 - Sóng – Xuân Quỳnh.

- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo.

 - Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân.

 - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường.

 - Vợ nhặt – Kim Lân.

 - Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài.

 - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành.

- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi.

 - Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu.

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ.

- Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trích) Trần Đình Hượu.

 

doc 130 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 12 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 - HỌC KÌ I
Tham khảo: CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT 2009 (theo cv/2553/bgd &đt)
Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
VĂN HỌC VIỆT NAM 
	- Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.	
	- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.	
	- Tây Tiến – Quang Dũng.
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng.
- Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003 – Cô phi An nan. 
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
	- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm.	
	- Sóng – Xuân Quỳnh.
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo.	
	- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân.
	- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường.	
	- Vợ nhặt – Kim Lân.	
	- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài.	
	- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành.
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi.	
	- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu.	
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ.
- Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trích) Trần Đình Hượu.
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI	
	- Thuốc - Lỗ Tấn	
	- Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp	
	- Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.	
Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ).
	- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.	
Câu III. (5,0 điểm): Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó.
	- Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX	
- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
-Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.	
	- Tây Tiến – Quang Dũng.
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng.	
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu.
	- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm.	
	- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo	.	
	- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân.
	- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường.	
	- Vợ nhặt – Kim Lân.	
	- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài.	
	- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành.
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi.	
	- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu.	
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ.
(Nguồn từ “CV 2553 Hướng dẫn ôn thi TN THPT
của Bộ giáo dục & Đào tạo, năm học 2008 - 2009”)
PHẦN I – HỌC KÌ I
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I – KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN 1975:
Câu 1: Trình bày vài nét về hoàn cảnh lịch sử XH, văn hoá của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?
- Nền văn học của chế độ mới, vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Chính đường lối văn nghệ của Đảng là nhân tố có tính chất quyết định để tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chưc và về quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.
- Từ năm 1945 đến năm 1975, đất nước ta diễn ra nhiều biến cố, sự kiện lớn lao (Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ).
- Điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi, còn giới hạn trong một số nước – Liên Xô, Trung Quốc.
Câu 2: Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975:
a. Giai đoạn 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 -1954):
- Chủ đề bao trùm nền văn học trong những ngày đầu đất nước giành được độc lập là ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ vũ phong trào Nam tiến (“Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt” - Tố Hữu ; “Hội nghị non sông”, “Ngọn quốc kì” - Xuân Diệu). 
- Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm lạc quan cách mạng; tình yêu quê hương đất nước. Một số tác phẩm tiêu biểu:
+ Truyện, kí: “Đôi mắt” (Nam Cao), “Xung kích” (Nguyễn Đình Thi), “Truyện Tây Bắc” (Tô Hoài).
+ Thơ: “Cảnh khuya”, “Cảnh rừng Việt Bắc” (Hồ Chí Minh), “Tây Tiến” (Quang Dũng), “Bên kia sông Đuống” (Hoàng Cầm), “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi), “Việt Bắc” (Tố Hữu).
+ Kịch: “Bắc Sơn”, “Những người ở lại” (Nguyễn Huy Tưởng), “Chị Hòa” (Học Phi).
+ Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học đạt được một số thành tựu (“Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam”- Trường Chinh, “Nhận đường” – Nguyễn Đình Thi).
b. Giai đoạn đầu xây dựng hoà bình, CNXH (1955-1964):
	- Văn xuôi với nhiều đề tài, bao quát được nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống:
+ Kháng chiến chống Pháp: “Đất nước đứng lên” (Nguyên Ngọc), “Trước giờ nổ súng” (Lê Khâm).
+ Cuộc sống trước cách mạng tháng Tám 1945: “Vợ nhặt” (Kim Lân), “Cửa biển” (Nguyên Hồng).
+ Xây dựng cuộc sống mới: Tuỳ bút “Sông Đà” (Nguyễn Tuân), “Mùa lạc” (Nguyễn Khải).
- Thơ phát triển mạnh với cảm hứng đẹp đẽ về CNXH, nỗi nhớ miền Nam: các tập thơ “Gió lộng” (Tố Hữu), “Trời mỗi ngày lại sáng” (Huy Cận),	 “Ánh sáng và phù sa” (Chế Lan Viên).
- Kịch: “Một đảng viên” (Học Phi), “Ngọn lửa” (Nguyễn Vũ), “Nổi gió” (Đào Hồng Cẩm)
c. Giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1965-1975):
- Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng:
 	+ Văn xuôi: “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi), “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành), “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng), “Mảnh trăng cuối rừng” (Nguyễn Minh Châu), “ Hòn Đất” (Anh Đức), “Dấu chân người lính” (Nguyễn Minh Châu)
+ Thơ : “Ra trận”, “Máu và Hoa” (Tố Hữu), “Hoa ngày thường, chim báo bão” (Chế Lan Viên), “Mặt đường khát vọng” (Nguyễn Khoa Điềm), “Gió Lào cát trắng” (Xuân Quỳnh).
+ Kịch : “Quê hương Việt Nam” (Xuân Trình), “Đại đội trưởng của tôi” (Đào Hồng Cẩm)
+ Nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học có giá trị của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu
- Văn học ở đô thị miềm Nam thể hiện khát vọng tự do và phê phán những mặt trái của xã hội, là tiếng nói đáng trân trọng (Vũ Hạnh, Trần Quang Long, Vũ Bằng)
Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975:
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước:
- Văn học phục vụ kháng chiến.
- Hiện thực cách mạng và nội dung yêu nước, yêu CNXH là đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn 1945-1975.
 	b. Nền văn học hướng về đại chúng:
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng cho sáng tác văn học.
- Văn học1945-1975 quan tâm tới đời sống, vẻ đẹp tâm hồn (khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng) của nhân dân lao động.
- Nội dung và hình thức tác phẩm bình dị, trong sáng, dễ hiểuphù hợp với đại chúng nhân dân.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: Tập trung phản ánh những vấn đề trọng đại, có ý nghĩa sống còn của đất nước.
II/ KHÁI QUÁT VHVN TỪ 1975 ĐẾN HẾT TK XX.
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết TK XX:
- Kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước bước sang thời kì độc lập tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, do hậu quả của chiến tranh, đất nước ta gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về kinh tế.
- Từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với văn hóa thế giới.
=> Văn học phải đổi mới phù hợp với sự phát triển của đất nước.
Câu 2: Những chuyển biến và một số thành quả bước đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết TK XX:
- Giai đọan đầu (1975-1985) – chặng đường văn học chuyển tiếp, tìm kiếm con đường đổi mới với thơ của Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy,; Trường ca “Những người đi tới biển” (Thanh Thảo), “Đường tới thành phố” (Hữu Thỉnh) ; Văn xuôi khởi sắc với các tác phẩm của Nguyễn Trọng Oánh, Thái Bá Lợi, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Lựu
- Từ năm 1986 trở đi là chặng đường văn học đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và khá toàn diện ở các thể lọai:
+ Phóng sự điều tra của Phùng gia Lộc, Trần Huy Quang;
+ Truyện ngắn: “Chiếc thuyền ngoài xa”, “Cỏ lau” - Nguyễn Minh Châu; “Tướng về hưu” - Nguyễn Huy Thiệp;
+ Tiểu thuyết: “Mảnh đất lắm người nhiều ma” - Nguyễn Khắc Trường; “Nỗi buồn chiến tranh”- Bảo Ninh
+ Kí: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” - Hoàng Phủ Ngọc Tường; “Cát bụi chân ai” - Tô Hoài
+ Kịch: “Nhân danh công lí” - Doãn Hoàng Giang; “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” - Lưu Quang Vũ
+ Một số sáng tác có giá trị của các tác giả người Việt sống ở nước ngoài.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
 Hồ Chí Minh
Câu 1: Trình bày ngắn gọn tiểu sử HCM?
- Sinh ngày 19- 05-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước.
- Quê: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
- Thân phụ: Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – nhà nho yêu nước.
- Quá trình hoạt động cách mạng:
+ 1911: Người ra đi tìm đường cứu nước.
+ 1920: Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
+ Từ 1923 -> 1941: hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
+ 1930: Chủ tịch hội nghị thống nhất các tổ chức cách mạng trong nước tại Hương Cảng – thành lập Đảng cộng sản VN.
+ 1941: Về nước lãnh đạo cách mạng.
+ 1942: Sang Trung Quốc và bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam 14 tháng.
+ Sau đó, Người về nước lãnh đạo Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8, thành lập nước VNDCCH, được bầu làm Chủ tịch nước, lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
+ 2/9/1969, Người qua đời.
=> Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân tộc. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, người còn để lại một di sản văn học quí giá. Hồ Chí Minh là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
Câu 2: Trình bày quan điểm sáng tác của HCM?
- HCM coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Quan điểm này thể hiện rõ ở hai câu thơ:
+ “Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”).
+ “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Thư gửi các họa sĩ nhân triễn lãm hội họa 1951).
- HCM luôn coi trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn chương. Tính chân thực được coi là một giá trị của văn chương nghệ thuật. Người nhắc nhở người chiến sĩ “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đề cao sự sáng tạo, “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo”.
- Khi cầm bút, HCM luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi: “Viết cho ai?” (đối tượng), “Viết để làm gì?” (mục đích), sau đó mới quyết định “Viết cái gì?” (nội dung) và “Viết như thế nào?” (hình thức). Người vận dụng phương châm này tùy trường hợp cụ thể. Vì thế, tác phẩm của Người luôn có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực và hình thức nghệ thuật sinh động, đa dạng
Câu 3: Trình bày ngắn gọn di sản văn học của HCM?
HCM đã để lại một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách, được viết bằng các ngôn ngữ như tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Việt, trên các lĩnh vực 
a. Văn chính luận:
- Tác phẩm tiêu biểu: “Bản án chế độ thực dân Pháp ... ược bộc lộ
 	Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình người thuyền chài. Từ tình huống trên mà các nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm của mình.
a. Nhân vật người chồng:
- Ngoại hình thô kệch bộc lộ nét dữ dằn: “Mái tóc tổ quạ”, “đi chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ”
- Hành động hung ác: “Dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”.
 	- Ngôn ngữ thô lỗ: Lão nói với vợ "Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ"."Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !"
=> Người đàn ông là nạn nhân của đói nghèo, lam lũ nên trở thành kẻ độc ác, hành hạ, thô bạo với vợ con để giải toả tâm lý và nỗi khổ đời thường. Nhân vật này trở thành điển hình cho bạo lực gia đình cần lên án. Qua đó tác giả thể hiện cái nhìn của mình về đời sống: đói nghèo góp phần làm tha hoá nhân cách của con người.
b. Nhân vật người vợ:
- Không có tên riêng được tác giả gọi một cách phiếm định “người đàn bà”. Nhà văn cố tình mờ hoá tên tuổi của chị để tô đậm một số phận.
- Số phận bất hạnh của chị: Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn chạy. 
-> Tác giả khắc hoạ thật ấn tượng về người đàn bà một đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng. 
- Vẻ đẹp tâm hồn: Yêu thương con tha thiết: 
+ Không muốn các con thấy cảnh chị bị chồng đánh vì chị sợ làm tổn thương tình cảm của các con.
+ Không muốn ly hôn, chấp nhận bị đánh đập, hành hạ để nuôi con khôn lớn: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!”
=> Qua nhân vật người vợ, tác giả đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Dù trong hoàn cảnh đói nghèo, lạc hậu, con người vẫn khát khao hạnh phúc bình dị, sống nhân hậu, giàu lòng vị tha. 
c. Nhân vật chánh án Đẩu:
Là người tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ. Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần một chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn.
d. Nhân vật nghệ sĩ Phùng:
=> Ý nghĩa khám phá, phát hiện của tình huống
- Ở tình huống truyện này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người.
- Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con. Anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống.
- Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lý trong cái tưởng như nghịch lý ở gia đình thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách Đẩu và hiểu thêm chính mình.
=> Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống, một tình huống nhận thức. Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật.
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
 Lưu Quang Vũ
Đề: Phân tích nhân vât hồn Trương Ba trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ) để làm rõ bi kịch “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” và khát vọng được sống đúng nghĩa của ông.
GỢI Ý
1. Nhân vật Trương Ba rơi vào hoàn cảnh éo le, bi đát: 
- Trương Ba là người làm vườn, yêu cây cỏ, yêu thương con cháu. Do thái độ làm việc tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu trên thiên đình mà Trương Ba bị chết bất ngờ. Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại trong xác anh hàng thịt. Từ đó, hồn Trương Ba rơi vào một nghịch cảnh đau thương.
- Trong thể xác thô phàm của anh hàng thịt, Trương Ba dần dần đổi tính: uống rượu nhiều, ham bán thịt, không còn mặn mà với trò chơi thanh cao, trí tuệ nữa. 
- Người thân buồn bã và dần xa lánh Trương Ba. Ông vô cùng đau khổ khi ý thức về sự tha hoá nhân cách của mình nhưng bất lực không thể làm gì được. 
2. Nỗi khổ tâm của hồn Trương Ba trước khi đối thoại với xác anh hàng thịt:
 Hồn Trương Ba "ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy" với một lời độc thoại đầy khẩn thiết: "Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc!..." Qua hành động và những câu cảm thán ngắn, dồn dập, ta thấy hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. 
3. Hồn Trương Ba đối thoại với xác anh hàng thịt:
- Hồn Trương Ba cho rằng mình có “đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn” nên coi thường xác anh hàng thịt: Gọi xác bằng “mày”, dùng những từ ngữ để miệt thị xác: “mày chỉ là xác thịt âm u đui mù”, “không có tư tưởng, không có cảm xúc”, “chỉ () thèm ăn ngon, thèm rượu thịt”.
- Với giọng điệu mỉa mai, châm biếm, xác anh hàng thịt đã cười cợt, chế giễu hồn Trương Ba: “Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại. Đêm hôm đó, suýt nữa thì...”; chẳng lẽ ông không xao xuyến trước cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi; nhờ tôi , mà ông “tát thằng con toé máu mồm, máu mũi”; “Nực cười thật! () ông chiều theo những đòi hỏi của tôi mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.”-> Bằng lập luận thuyết phục, xác hàng thịt chỉ ra hồn Trương Ba đã không còn “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn” nữa mà bị nhiễm những thói tầm thường của đời sống bản năng.
- Hồn Trương Ba bác bỏ lập luận của xác anh hàng thịt trong sự thiếu lý lẽ: “Im đi”, “Tata đã bảo mày im đi”, hồn “bịt tai lại” và nói “Ta không muốn nghe mày nữa”. Hồn Trương Ba đuối lý, phản trong ứng yếu ớt là đã thừa nhận sự lây nhiễm những thói xấu từ xác anh hàng thịt.
- Xác hàng thịt khẳng định hồn Trương Ba tồn tại được là nhờ vào thân xác của mình: Xác là bình để chứa đựng linh hồn; nhờ có xác mà hồn làm lụng, nhìn ngắm trời đất; xác trách móc người đời hay ca ngợi phần hồn mà bỏ bê phần xác: nào là “tâm hồn cao quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, mà bỏ bê cho thân xác khổ sở, nhếch nhác”; xác cho rằng mình biết “chiều chuộng linh hồn”, miễn là hồn thoả mãn những thèm khát của xác. 
- Hồn một lần nữa đuối lý với lời lẽ ngắt quãng không thành câu “nhưngnhưng” rồi nói “Lý lẽ của anh thật ti tiện” rồi “tuyệt vọng” kêu “trời”.
-> Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế, hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời. Còn hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn hồn vẫn phải thừa nhận.
- Ý nghĩa hàm ẩn mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn đối thoại này 
+ Xác hàng thịt là ẩn dụ về thể xác của con người; hồn Trương Ba là ẩn dụ về linh hồn của con người.
+ Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt là cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn trong một con người. Thể xác và linh hồn là hai thực thể có quan hệ hữu cơ, không thể tách rời, vênh lệch. Xác có sự sống, có nhu cầu mang tính bản năng, hồn mang bản chất cao khiết phải đấu tranh với những đòi hỏi không chính đáng của xác để vươn tới sự hoàn thiện nhân cách con người.
+ Qua cuộc tranh cãi trên, xác anh hàng thịt thắng thế, do đó, Trương Ba rơi vào bi kịch tinh thần đau đớn. Bi kịch vì bị xác phàm phu, thô thiển lấn át nhưng hồn bất lực không làm được gì. 
4. Hồn Trương Ba đối thoại với những người thân:
- Vì phải trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt nên hồn Trương Ba không thể sống yên ổn trong gia đình mình:
+ Vợ Trương Ba hờn dỗi chồng: “Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”rồi bỏ đi trong tiếng khóc. 
+ Cái Gái không thừa nhận ông nội: “Tôi không phải là cháu của ông”; “Ông nội tôi chết rồi”; “Ông nội tôi đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy”; “Cút đi, lão đồ tể, cút đi” rồi cái Gái cũng bỏ chạy trong tiếng khóc.
+ Chị con dâu mặc dù rất thương bố chồng nhưng chị không thể không đau lòng khi thấy “thầy mỗi ngày một đổi khác dần, mất mát dần”.
- Trương Ba xót xa, đau đớn khi bị người thân khước từ, khi tự đánh mất chính mình. Đây là bi kịch thứ hai của Trương Ba. Đứng trước nguy cơ bị tha hoá, Trương ba bộc lộ thái độ thật dứt khoát, quyết liệt: “Mày đã thắng thế rồi đấy () nhưng lẽ nào () ta tự đánh mất mình () không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!” 
5. Hồn Trương Ba đối thoại với Đế Thích:
a. Sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống:
- Đế Thích quan niệm về sự sống còn đơn giản: sống với hàm nghĩa là tồn tại, là không chết nên Đế Thích mới cho hồn Trương Ba sống trong thân xác anh hàng thịt.
- Còn hồn Trương Ba có cách nghĩ về lẽ sống ở đời thật sâu sắc: 
+ “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.”
+ “ Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”
-> Qua những lời thoại của hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã gửi gắm những thông điệp thật cao cả về sự sống của con người. 
Thứ nhất, sống không phải là để tồn tại mà là phải sống có ý nghĩa: được sống là chính mình trong sự hoà hợp giữa tâm hồn và thể xác. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác. 
Thứ hai, khi sống nhờ, sống chắp vá, sống không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. 
Trương Ba đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, bi kịch của mình khi phải sống trong sự vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát.
b. Quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba:
- Đế Thích muốn hồn Trương Ba sống trong thân xác cu Tị. Sau một lúc phân tích, suy nghĩ, Trương Ba quyết định dứt khoát: “Không thể sống với bất cứ giá nàò”, “Sống thế này còn khổ hơn là chết () mà không phải chỉ một mình tôi khổ, những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi”. Trương Ba sẵn sáng chấp nhận cái chết để cho anh hàng thịt và cu Tị được sống.
-> Qua quyết định này, ta thấy Trương Ba là con người nhân hậu, dũng cảm, và đạo đức, ý thức được ý nghĩa của cuộc sống: sống chân thật, sống vì mọi người. 
6. Cảm nghĩ về đoạn kết của vở kịch:
- Trương Ba chết nhưng hồn ông vẫn còn “Tôi đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây () , trong những điều tốt lành của cuộc đời” -> Linh hồn luôn bất tử trong sự sống, trong lòng người. 
- Hình ảnh cái Gái “gieo hạt na xuống đất cho nó mọc thành cây mới” là niềm tin của Lưu Quang Vũ vào những điều tốt đẹp của cuộc đời.
7. Nghệ thuật của đoạn trích:
- Nghệ thuật dựng cảnh có sự kết hợp giữa yếu tố kỳ ảo và nội dung hiện thực. 
- Tình huống kịch độc đáo và diễn biến của kịch được dẫn dắt hợp lý.
- Ngôn ngữ kịch giàu chất triết lí, giọng điệu tranh biện; lời thoại sinh động, đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại; lời độc thoại thể hiện tâm trạng nhân vật.HồHô

Tài liệu đính kèm:

  • docTAI LIEU ON THI TN 2011.doc