Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 12 học kì I

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 12 học kì I

Tham khảo: CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

( Theo CV 2553 BGD &ĐT )

Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.

 VĂN HỌC VIỆT NAM

 - Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

 - Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh

- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

 - Tây Tiến – Quang Dũng

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng

- Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003 – Cô phi An nan.

- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu

 - Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm

 - Sóng – Xuân Quỳnh

- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo

 

doc 60 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 12 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12
HỌC KÌ I
Tham khảo: CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
( Theo CV 2553 BGD &ĐT )
Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
	VĂN HỌC VIỆT NAM 
	- Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX	
	- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh	
	- Tây Tiến – Quang Dũng
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng	
- Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003 – Cô phi An nan. 
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
	- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm	
	- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo	
	- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
	- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường	
	- Vợ nhặt – Kim Lân	
	- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài	
	- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi	
	- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu	
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
- Nhìn về vốn văn hóa dân tộc ( Trích ) Trần Đình Hượu
	VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI	
	- Thuốc - Lỗ Tấn	
	- Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp	
	- Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.	
Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ).
	- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.	
Câu III.(5,0 điểm):Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó.
	- Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX	
	- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
-Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh	
	- Tây Tiến – Quang Dũng
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng	
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
	- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm	
	- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo	
	- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
	- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường	
	- Vợ nhặt – Kim Lân	
	- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài	
	- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi	
	- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu	
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
(Nguồn từ “CV 2553 Hướng dẫn ôn thi TN THPT
của Bộ giáo dục & Đào tạo, năm học 2008 - 2009”)
PHẦN: LÍ THUYẾT
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I – KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN 1975:
Câu 1: Trình bày vài nét về hoàn cảnh lịch sử XH văn hoá của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?
- Nền văn học của chế độ mới, vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Chính đường lối văn nghệ của Đảng là nhân tố có tính chất quyết định để tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chưc và về quan niệm nhà văn kiểu mới:nhà văn – chiến sĩ.
- Từ năm 1945 đến năm 1975, đất nước ta diễn ra nhiều biến cố, sự kiện lớn lao (Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ)
- Điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi, còn giới hạn trong một số nước.
Câu 2: Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975:
a. Giai đoạn 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 -1954):
- Chủ đề bao trùm nền văn học trong những ngày đầu đất nước giành được độc lập là ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ vũ phong trào Nam tiến
( “Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt” - Tố Hữu ; “Hội nghị non sông”, “Ngọn quốc kì” - Xuân Diệu) 
- Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm lạc quan cách mạng; tình yêu quê hương đất nước. Một số tác phẩm tiêu biểu:
+ Truyện, kí: “Đôi mắt” (Nam Cao), “Xung kích” (Nguyễn Đình Thi), “Truyện Tây Bắc” (Tô Hoài).
+ Thơ: “Cảnh khuya”, “Cảnh rừng Việt Bắc” (Hồ Chí Minh), “Tây Tiến »(Quang Dũng), “Bên kia sông Đuống” (Hoàng Cầm), “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi), “Việt Bắc” (Tố Hữu).
+ Kịch: “Bắc Sơn”, “Những người ở lại” (Nguyễn Huy Tưởng), “Chị Hòa” (Học Phi).
+ Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học đạt được một số thành tựu (“ Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam”- Trường Chinh, “Nhận đường” – Nguyễn Đình Thi)
b. Giai đoạn đầu xây dựng hoà bình, CNXH(1955-1964):
- Văn xuôi với nhiều đề tài, bao quát được nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống:
+ Kháng chiến chống Pháp: “Đất nước đứng lên”(Nguyên Ngọc), “Trước giờ nổ súng”(Lê Khâm).
+ Cuộc sống trước cách mạng tháng Tám 1945: “Vợ nhặt” (Kim Lân), “Cửa biển”(Nguyên Hồng).
+ Xây dựng cuộc sống mới: Tuỳ bút “Sông Đà” (Nguyễn Tuân), “Mùa lạc”(Nguyễn Khải).
- Thơ phát triển mạnh với cảm hứng đẹp đẽ về CNXH, nỗi nhớ miền Nam: các tập thơ “Gió lộng” (Tố Hữu), “Trời mỗi ngày lại sáng” (Huy Cận),	 “Ánh sáng và phù sa” (Chế Lan Viên).
- Kịch: “Một đảng viên” (Học Phi), “Ngọn lửa” (Nguyễn Vũ), “Nổi gió” (Đào Hồng Cẩm)
c. Giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1965-1975):
- Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng:
 + Văn xuôi :“Những đứa con trong gia đình”(Nguyễn Thi), “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành), “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng), “Mảnh trăng cuối rừng” (Nguyễn Minh Châu), “ Hòn Đất”(Anh Đức), “Dấu chân người lính” (Nguyễn Minh Châu)
+ Thơ : “Ra trận”, “Máu và Hoa”( Tố Hữu), “Hoa ngày thường, chim báo bão” (Chế Lan Viên), “Mặt đường khát vọng” (Nguyễn Khoa Điềm), “Gió Lào cát trắng” (Xuân Quỳnh).
+ Kịch : “Quê hương Việt Nam” (Xuân Trình), “Đại đội trưởng của tôi” (Đào Hồng Cẩm)
+ Nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học có giá trị của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu
- Văn học ở đô thị miềm Nam thể hiện khát vọng tự do và phê phán những mặt trái của xã hội, là tiếng nói đáng trân trọng (Vũ Hạnh, Trần Quang Long, Vũ Bằng)
Câu 3:Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước:
- Văn học phục vụ kháng chiến .
- Hiện thực cách mạng và nội dung yêu nước, yêu CNXH là đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn 1945-1975.
 b. Nền văn học hướng về đại chúng:
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng cho sáng tác văn học.
- Văn học1945-1975 quan tâm tới đời sống, vẻ đẹp tâm hồn (khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng) của nhân dân lao động.
- Nội dung và hình thức tác phẩm bình dị, trong sáng, dễ hiểuphù hợp với đại chúng nhân dân.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: Tập trung phản ánh những vấn đề trọng đại, có ý nghĩa sống còn của đất nước
II/ KHÁI QUÁT VHVN TỪ 1975 ĐẾN HẾT TK XX.
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết TK XX:
- Kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước bước sang thời kì độc lập tự do và thống nhất đất nước.Tuy nhiên, do hậu quả của chiến tranh, đất nước ta gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về kinh tế.
- Từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với văn hóa thế giới.
=> Văn học phải đổi mới phù hợp với sự phát triển của đất nước.
Câu 2: Những chuyển biến và một số thành quả bước đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết TK XX:
- Giai đọan đầu (1975-1985) – chặng đường văn học chuyển tiếp, tìm kiếm con đường đổi mới với thơ của Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy,;Trường ca “Những người đi tới biển” (Thanh Thảo), “Đường tới thành phố” (Hữu Thỉnh) ; Văn xuôi khởi sắc với các tác phẩm của Nguyễn Trọng Oánh,Thái Bá Lợi, Nguyễn Mạnh Tuấn,Lê Lựu
- Từ năm 1986 trở đi là chặng đường văn học đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và khá toàn diện ở các thể lọai:
+ Phóng sự điều tra của Phùng gia Lộc, Trần Huy Quang;
+ Truyện ngắn: “Chiếc thuyền ngoài xa”, “Cỏ lau” - Nguyễn Minh Châu; “Tướng về hưu” - Nguyễn Huy Thiệp;
+ Tiểu thuyết: “Mảnh đất lắm người nhiều ma”- Nguyễn Khắc Trường; “Nỗi buồn chiến tranh”- Bảo Ninh
+ Kí: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” - Hoàng Phủ Ngọc Tường; “Cát bụi chân ai” - Tô Hoài
+ Kịch: “Nhân danh công lí” - Doãn Hoàng Giang; “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” - Lưu Quang Vũ
+ Một số sáng tác có giá trị của các tác giả người Việt sống ở nước ngoài.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Hồ Chí Minh
Câu 1: Trình bày ngắn gọn tiểu sử HCM?
- Sinh ngày 19-05-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước
- Quê: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An
- Thân phụ: Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – nhà nho yêu nước
- Quá trình hoạt động cách mạng:
+ 1911: Người ra đi tìm đường cứu nước
+ 1920: Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp
+Từ 1923 -> 1941: hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan
+ 1930: Chủ tịch hội nghị thống nhất các tổ chức cách mạng trong nước tại Hương Cảng – thành lập Đảng cộng sản VN
+ 1941: Về nước lãnh đạo cách mạng
+ 1942: Sang Trung Quốc và bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam 14 tháng
+ Sau đó, Người về nước lãnh đạo Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8, thành lập nước VNDCCH, được bầu làm Chủ tịch nước, lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
+ 2/9/1969, Người qua đời
=> Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân tộc. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, người còn để lại một di sản văn học quí giá. Hồ Chí Minh là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
Câu 2: Trình bày quan điểm sáng tác của HCM?
- HCM coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Quan điểm này thể hiện rõ ở hai câu thơ:
+ “Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
( Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”)
+ “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Thư gửi các họa sĩ nhân triễn lãm hội họa 1951)
- HCM luôn coi trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn chương. Tính chân thực được coi là một giá trị của văn chương nghệ thuật. Người nhắc nhở người chiến sĩ “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đề cao sự sáng tạo, “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo”.
- Khi cầm bút, HCM luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi: “Viết cho ai?” (đối tượng), “Viết để làm gì?” (mục đích), sau đó mới quyết định “Viết cái gì?” (nội dung) và “Viết như thế nào?” (hình thức). Người vận dụng phương châm này tùy trường hợp cụ thể. Vì thế, tác phẩm của Người luôn có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực và hình thức nghệ thuật sinh động, đa dạng
Câu 3: Trình bày ngắn gọn di sản văn học của HCM?
HCM đã để lại một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách, được viết bằng các ngôn ngữ như tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Việt, trên các lĩnh vực 
a. Văn chính luận:
- Tác phẩm tiêu biểu: “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn độc lập”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Không có gì quý hơn độc l ... ơng tôn tạo vẻ đẹp cho cảnh sắc thiên nhiên Huế và ngược lại dòng sông cũng hun đúc mọi sắc trời, văn hóa của vùng đất cố đô.
- Sông Hương và con người Huế: 
+ Thiên nhiên và dòng sông luôn gắn bó, gần gũi với con người. Qua điệu chảy của dòng sông nhà văn thấy được tính cách con người xứ Huế: mềm mại, chí tình, “mãi mãi chung tình với quê hương xứ xở”
+ Qua màu sắc của trời Huế, màu sương khói trên sông Hương nhà văn thấy cách trang phục trang nhã, dịu dàng của các cô gái Huế xưa “sắc áo cưới màu điều – lục các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng”
* Vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn lịch sử:
- Từ góc nhìn lịch sử, sông Hương không còn là cô gái “Di – gan man dại”, không còn là “người đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa” mà trở thành chứng nhân của những biến thiên lịch sử. Nhà văn ví sông Hương như “sử thi viết giữa màu xanh cỏ lá xanh biếc” -> Sự hòa quyện giữa chất hùng tráng và trữ tình. Sông Hương là một bản anh hùng ca, đồng thời giữa đời thường sông Hương là một bản tình ca “Còn non, còn nước, còn dài – Còn về, còn nhớ”
- H.P.N.T đã nhìn thấy từ dòng sông những dấu tích lịch sử; từng nhánh rẽ của dòng sông, đến “những cây đa, cây cừa cổ thụ” cũng hàm ẩn một phần lịch sử:
+ Nhà văn đã ngược về quá khứ để khẳng định vai trò của dòng sông Hương trong lịch sử dân tộc. Từ thời đại các Vua Hùng, sông Hương là “dòng sông biên thùy xa xôi”. Trong những thế kỉ trung đại, với tên gọi Linh Giang, nó đã “oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt”. Sông Hương gắn liền với những chiến công Nguyễn Huệ. Sông Hương đẫm máu những cuộc khởi nghĩa TK XIX. Sông Hương gắn liền với cuộc CMT8 với những chiến công rung chuyển. Và sông Hương cùng những di sản văn hóa Huế oằn mình dưới sự tàn phá của bom Mỹ -> Chất trữ tình của tùy bút giảm đi, nhường chỗ cho chất phóng sự với những sự kiện lịch sử cụ thể.
=> Quay về quá khứ xa xưa, ngòi bút nhà văn lấp lánh niềm tự hào về lịch sử một dòng sông có cái tên mềm mại, dịu dàng nhưng kiên cường, kiêu hãnh qua thăng trầm lịch sử.
* Vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn văn hóa:
Trong cảm nhận tinh tế của nhà văn, sông Hương còn hàm chứa trong bản thân nó nền văn hóa phi vật chất
- Sông Hương _ dòng sông âm nhạc:
+ Từ âm thanh của dòng sông (tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, tiếng mái chèo khua sóng đêm khuya, tiếng nước vỗ vào mạn thuyền) đã hình thành những làn điệu hò dân gian và nền âm nhạc cổ điển Huế. Và rồi cũng chính trên dòng sông ấy, những câu hò Huế vút lên, mênh mang, xao xuyến
+ Viết về sông Hương, nhiều lần nhà văn đã liên tưởng đến “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đại thi hào đã từng có thời gian sống ở Huế, những trang Kiều ra đời từ mảnh đất có truyền thống nhã nhạc cung đình. Đó là cơ sở để H.P.N.T hóa thân vào một nghệ nhân già, nghe những câu thơ tả tiếng đàn của nàng Kiều, chợt nhận ra âm hưởng của âm nhạc cung đình và bật thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh” -> Bóng dáng Nguyễn Du và những trang Kiều nhiều lần xuất hiện trong bài kí bộc lộ một khả năng liên tưởng phong phú, một vốn văn hóa sâu rộng và sự gắn kết với truyền thống, một sự đồng điệu tâm hồn nhà văn.
- Sông Hương _ dòng sông thi ca:
+ H.P.N.T đã làm sống dậy những vần thơ biếc xanh của Tản Đà về xứ Huế: “Dòng sông trắng – Lá cây xanh”. Hình ảnh thơ này cùng với câu chữ của tác giả “màu cỏ lá xanh biếc” là minh chứng cho sự tương giao của những tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm với sắc biếc của thiên nhiên Huế.
+ Nhà văn cũng làm sống dậy một sông Hương hùng tráng bất tử “như kiếm dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá Quát, một sông Hương “nỗi quan hoài vạn cổ” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan
=> Bằng vốn kiến văn phong phú, H.P.N.T đã lay động linh hồn của con sông mà tên gọi của nó đã đi vào văn chương nghệ thuật mà theo tác giả “Dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”
b. Chất thơ của một ngòi bút tài hoa:
- Chất thơ toát ra từ những hình ảnh đẹp, từ độ nhòe mờ của hình tượng nghệ thuật: “những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”, “lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ” ; qua cách so sánh liên tưởng gợi cảm: “Chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời nhỏ nhắn như những vầng trăng non”
- Chất thơ còn lấp lánh ở cách H.P.N.T điểm xuyết ca dao, lời thơ Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan.
- Chất thơ còn tỏa ra từ nhan đề bài kí gợi mãi những âm vang trầm lắng của dòng sông : “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
III. Kết bài:
- Chất trí tuệ và chất thơ kết hợp hài hòa trong tác phẩm của H.P.N.T tạo nên phong cách đặc sắc của nhà văn này.
- “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” không chỉ là một trong những tác phẩm hay nhất viết về sông Hương mà còn là bút kí đặc sắc vào bậc nhất của VHVN hiện đại.
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Thanh Thảo
Đề : Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Đàn ghi ta của Lor – ca” (Thanh Thảo)
DÀN BÀI
I. Mở bài:
- Thanh Thảo là nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Ông được công chúng đặc biệt chú ý bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh thời hậu chiến.
- Thơ Thanh Thảo là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại
- Với niềm ngưỡng mộ và xót thương, Thanh Thảo đã khắc hoạ cuộc đời nghệ sĩ Lor-ca với lý tưởng cách tân nghệ thuật và cái chết oan khuất. 
II. Thân bài:
1. Khái quát:
 - Lor-ca tên đầy đủ: Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a-Lor-ca (1898-1936) là một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha. Được coi là thần đồng với năng khiếu thiên bẩm trên nhiều lĩnh vực của nghệ thuật: Thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu...
- Lor - ca cổ vũ nhân dân đấu tranh, đòi quyền sống và là người khởi xướng những cách tân nghệ thuật
- Hoảng sợ trước ảnh hưởng xã hội to lớn của Lor-ca, năm 1936 bọn phát xít đã bắt giam và bắn chết ông.
- Cái chết của Lor - ca đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ trên thế giới. Tên tuổi Lor-ca từ đó trở thành một biểu tượng, là ngọn cờ tập hợp các nhà văn hóa Tây Ban Nha và thế giới chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại.
- Nói đến đất nước TBN là nói đến cây đàn ghi ta, cây đàn trở thành biểu tượng âm nhạc và tinh thần của đất nước này. Cảm hứng từ cây đàn ghi ta đã tác động đến những câu thơ của Thanh Thảo. Những câu thơ tự do như những giai điệu ghi ta thánh thót trong những đêm thanh vắng. Câu thơ quen thuộc của Lor – ca được Thanh Thảo lấy làm lời đề từ như chính ước vọng và tâm hồn Lor – ca: nếu có phải chết thì sẽ chết trong tiếng đàn dân tộc, trong nỗi niềm dân tộc và niềm vui được làm một người TBN
2. Phân tích:
a. Khổ 1 + 2 + 3: Hai bức trang tương phản của đất nước TBN:
- Bài thơ mở ra với những tiếng đàn ghi ta:
“Những tiếng đàn bọt nước
 Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”
+ Một liên tưởng để so sánh lạ và rất gợi: tiếng ghi ta bồng bềnh như bọt nước, mong manh như bọt nước lan tỏa trong không gian.
+ Nói đến TBN thì ngoài hình ảnh cây đàn ghi ta, còn có hình ảnh của người dũng sĩ đấu bò tót với áo choàng màu đỏ gắt. Như vậy, chỉ cần có hai thứ: một cây đàn ghi ta với những giai điệu mênh mông, một chiếc áo choàng đỏ trên lưng ngựa, thế là thành một người TBN _ con người của một đất nước vừa rất nghệ sĩ, vừa rất quả cảm.
- Câu thơ không có từ ngữ mà chỉ có âm thanh:
“li – la – li – la – li – la”
+ Câu thơ như chỉ để ghi lại tiếng đàn.
+ Không cần từ ngữ bởi tự thân những tiếng ấy đã mô phỏng đúng một dáng điệu, một phong thái, một tâm hồn: li – la – li – la – li – la -> vô tư, tự do, phóng khoáng
- Hình ảnh Lor – ca: 
“ đi lang thang về miền đơn độc
 với vầng trăng chuyếnh choáng
 trên yên ngựa mỏi mòn”
+ Buồn và cô đơn
+ Người và cảnh tương đồng: con người thì lang thang, không gian thì đơn độc, vầng trăng thì chuyếnh choáng, yên ngựa thì mỏi mòn.
- Những dòng thơ tiếp theo như vỡ òa:
“Tây Ban Nha 
 hát nghêu ngao
 bỗng kinh hoàng
 áo choàng bê bết đỏ”
+ Từ TBN “hát nghêu ngao” đến TBN “bỗng kinh hoàng” là một sự đổ vỡ ghê gớm.
+ Từ hình ảnh áo choàng đỏ gắt của người đấu sĩ đến “áo choàng bê bết đỏ” là một đổi thay bàng hoàng. Đất nước TBN của nhân dân TBN, của những dũng sĩ và nghệ sĩ đã bị thay thế bởi đất nước TBN phát xít của tên độc tài Phrăng – cô.
- Đất nước chìm trong bi thảm:
“Lor – ca bị điệu về bãi bắn
 Chàng đi như người mộng du”
+ Chàng trai đơn độc đối mặt với cái chết.
+ “như người mộng du” -> Lor – ca không hiểu, không tin những gì đang diễn ra trên đất nước mình và cũng không quan tâm đến bãi bắn đang chờ chàng phía trước.
- Cùng với cái chết của Lor – ca, mọi thứ đẹp đẽ của TBN cũng sụp đổ:
“Tiếng ghi ta nâu
 bầu trời cô gái ấy
 tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
 tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
 tiếng ghi ta ròng ròng
 máu chảy”
+ Từ tiếng đàn nâu của cô gái da nâu, tiếng đàn ghi ta lá xanh của cuộc sống TBN, đến tiếng ghi ta tròn bọt nước tất cả nay chỉ còn một tiếng ghi ta duy nhất “tiếng ghi ta ròng ròngmáu chảy”, tiếng ghi ta từ cái chết của Lor – ca, tiếng ghi ta của TBN đau thương.
+ Câu thơ của Thanh Thảo gãy ra làm hai, tiếng đàn vỡ ra làm hai, cuộc sống cũng như bị chém đứt làm hai mảnh _ như tiếng ghi ta – ròng ròng – máu chảy
b. Tiếng đàn bất diệt của Lor – ca:
- Khổ thơ thứ tư như một lời khẳng định dứt khoát một chân lí trường cửu:
“không ai chôn cất tiếng đàn
 tiếng đàn như cỏ mọc hoang
 giọt nước mắt vầng trăng
 long lanh trong đáy giếng”
+ Nhịp điệu chậm rãi, đều đặn, chắc chắn
+ Chân lí tự nhiên: người ta có thể chôn một con người, nhưng “không ai chôn cất tiếng đàn”, tiếng đàn và tâm hồn Lor – ca sống mãi.
+ Những điều so sánh với tiếng đàn cũng chính là chân lí tự nhiên của sự sống: cỏ hoang cứ mọc mãi, xanh mãi không ngừng, vầng trăng soi vào đáy giếng long lanh như giọt nước mắt
- Khẳng định tiếng đàn Lor – ca bất diệt, Thanh Thảo như nhìn thấy Lor – ca:
“đường chỉ tay đã đứt
 dòng sông rộng vô cùng
 Lor – ca bơi sang ngang
 trên chiếc ghi ta màu bạc”
+ Hình ảnh tưởng tượng mới lạ.
+ Hình ảnh thể hiện niềm tin vào sự bất tử của Lor – ca. Lor – ca vẫn sống mãi trong tâm trí người đời, sống cho đến tận hôm nay, như một con người đã đi vào huyền thoại.
- Lor – ca đã vượt lên trên sức mạnh của cái chết để trường tồn:
“chàng ném lá bùa cô gái Di – gan
 vào xoáy nước
 chàng ném trái tim mình
 vào lặng yên bất chợt”
+ Lá bùa của cô gái Di – gan làm nghề bói toán tặng cho chàng để chàng tránh mọi hiểm nguy, thoát khỏi cái chết -> Ném lá bùa vào xoáy nước: Lor – ca đã vượt lên nỗi sợ hãi cái chết thường tình
+ Ném trái tim mình vào lặng im -> Lor – ca đã đi vào cõi tình yêu vĩnh hằng.
+ Hình ảnh cuối cùng của Lor – ca vừa như một nghệ sĩ, vừa như một thánh nhân.
- Bài thơ kết thúc bằng âm điệu ghi ta: “li – la – li – la – li – la” -> Mãi mãi tiếng đàn ghi ta vẫn còn, cái tốt đẹp của cuộc đời có thể khuất lấp chứ không mất đi, Lor – ca bất tử.
III. Kết bài:
- Là một nhà thơ xuất thân là một người lính từng vào sinh ra tử trong cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, Thanh Thảo đã yêu mến, kính phục Lor – ca trong cả hai tư cách: nhà thơ và người chiến sĩ.
- Âm điệu bài thơ như những tiếng đàn, vừa bay bổng vừa đau thương, chuyển tải được tiếng đồng vọng của những tâm hồn nghệ sĩ – chiến sĩ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP VAN 12 HK1(1).doc