Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11 học kì i - Năm học 2010 - 2011

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11 học kì i - Năm học 2010 - 2011

I. LÍ THUYẾT:

 Câu 1: Ngữ cảnh là gì? Các nhân tố của ngữ cảnh? Vai trò của ngữ cảnh?

 Câu 2: Thế nào là ngôn ngữ báo chí? Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí?

 Câu 3: Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh?

 Câu 4: Lập luận phân tích là gì? Tác dụng của lập luận phân tích trong văn nghị luận?

 Câu 5: Phỏng vấn là gì? Những yêu cầu đối với người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn?

II. TẬP LÀM VĂN:

*Nghị luận xã hội:

Câu 1: Qua bài “ Chiếu cầu hiền” em hãy phát biểu vai trò của người hiền tài đối với một đất nước ( viết thành một bài văn ngắn không quá 150 từ)

Câu 2: Từ đoạn trích “ vĩnh biệt cửu trùng đài”, theo em ta nên xử lí mối quan hệ giữa khát vọng nghệ thuật và lợi ích của nhân dân như thế nào? ( viết thành một bài văn ngắn không quá 150 từ)

Câu 3: Thanh niên với nhiệm vụ giảm thiểu ô nhiễm môi trường( viết thành một bài văn ngắn không quá 150 từ)

 

doc 8 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11 học kì i - Năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG THPT ĐẠ TÔNG
TỔ: NGỮ VĂN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11
Học kì I - Năm học 2010-2011
I. LÍ THUYẾT:
 Câu 1: Ngữ cảnh là gì? Các nhân tố của ngữ cảnh? Vai trò của ngữ cảnh?
 Câu 2: Thế nào là ngôn ngữ báo chí? Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí?
 Câu 3: Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh?
 Câu 4: Lập luận phân tích là gì? Tác dụng của lập luận phân tích trong văn nghị luận?
 Câu 5: Phỏng vấn là gì? Những yêu cầu đối với người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn?
II. TẬP LÀM VĂN:
*Nghị luận xã hội:
Câu 1: Qua bài “ Chiếu cầu hiền” em hãy phát biểu vai trò của người hiền tài đối với một đất nước ( viết thành một bài văn ngắn không quá 150 từ)
Câu 2: Từ đoạn trích “ vĩnh biệt cửu trùng đài”, theo em ta nên xử lí mối quan hệ giữa khát vọng nghệ thuật và lợi ích của nhân dân như thế nào? ( viết thành một bài văn ngắn không quá 150 từ)
Câu 3: Thanh niên với nhiệm vụ giảm thiểu ô nhiễm môi trường( viết thành một bài văn ngắn không quá 150 từ)
*Nghị luận văn học:
Câu 1: Phân tích tâm trạng của Hồ Xuân Hương qua bài: Tự tình(Bài II).
Câu 2: Nêu cảm nhận về cảnh thu và tình thu trong bài: Câu cá mùa thu(Thu điếu) của Nguyễn Khuyến. 
Câu 3: Vì sao chị em Liên ( trong truyện ngắn Hai đứa trẻ ) của Thạch Lam cố thức để đợi chuyến tàu đêm đi qua? Qua đó tác giả muốn nói điều gì?
Câu 4: Hãy phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân?
Câu 5: Phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích: “Hạnh phúc của một tang gia”(Trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng?
Câu 6: Bi kịch của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm” Chí Phèo” của Nam Cao?
-------Hết-------
ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11
Học kì I - Năm học 2010 -2011
I. LÍ THUYẾT:
 Câu 1:
- Ngữ cảnh là bối cảnh lời nói, ở đó người nói (người viết) tạo ra lời nói thích ứng, còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để hiểu đúng ý.
- Các nhân tố của ngữ cảnh:
+ Nhân vật giao tiếp.
+ Bối cảnh ngoài ngôn ngữ.
+ Văn cảnh.
- Vai trò của ngữ cảnh: tạo lập câu và lĩnh hội câu.
 Câu 2:
- Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
- Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí: có 3 đặc trưng cơ bản:
+ Tính thông tin thời sự.
 + Tính ngắn gọn.
+ Tính sinh động hấp dẫn.
Câu 3: 
 Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh:
 - Mục đích: Làm sáng tổ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
 - Yêu cầu: Khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói(viết).
Câu 4: Lập luận phân tích là thao tác chia nhỏ các đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét rồi tổng hợp nhằm phát hiện ra bản chất của đối tượng.
 - Tác dụng của lập luận trong văn nghị luận: Nhằm làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác làm cho bài nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
Câu 5:
Phỏng vấn là một cuộc hỏi đáp có mục đích nhằm thu thập thông tin hoặc cung cấp thông tin về một chủ đề quan tâm.
* Yêu cầu đối với người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn
Người phỏng vấn: từ khi chuẩn bị đến lúc tiến hành và trình bày kết quả phỏng vấn, cần tìm những tri thức hữu hiệu để khai thác được nhiều nhất các thông tin chân thực, đặc sắc về chủ đề được hỏi.
Người trả lời phỏng vấn: cần cung cấp đầy đủ những thông tin trung thực, phù hợp với chủ đề phỏng vấn. Câu trả lời phải rõ ràng và cố gắng được trình bày sao cho hấp dẫn.
II. TẬP LÀM VĂN:
*Nghị luận xã hội:
Câu 1. 
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
b. Thân bài: cần có các ý cơ bản sau
Người hiền tài có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước
Một đất nước hùng mạnh phải biết trọng dụng nhân tài. Xem người hiền tài là “ rường cột” của đất nước ( như vua Quang Trung)
Liên hệ, mở rộng: muốn cống hiến cho đất nước, mỗi học sinh cần nỗ lực học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức. Có nhu thế mới thành người hiền tài, mới giúp ích được cho đất nước.
c. Kết bài: khẳng định lại vai trò của hiền tài.
Câu 2: 
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
b. Thân bài: cần có các ý cơ bản sau
Người nghệ sĩ trước hết là một công dân, là một công dân trong cộng đồng. Vì vậy bản thân người nghệ sĩ cần có trách nhiệm với đất nước với xã hội.
Nếu như những dự định, những khát khao nghệ thuật của nghệ sĩ không đi ngược lợi ích cộng đồng thì người nghệ sĩ nên theo đuổi. Nhưng nếu dự định ước mong của người nghệ sĩ đi ngược với quyền lợi của nhân dân thì phải biết tôn trọng lợi ích của nhân dân.
Liên hệ mở rộng: bài học cảnh tỉnh mà tác giả mà Nguyễn Huy Tưởng muốn gửi gắm qua nhân vật Vũ Như Tô là bài học sâu sắc. Nghệ thuật phải gắn liền với lợi ích của nhân dân thì nghệ thuật mới có sức sống lâu bền. Nếu đất nước giàu mạnh hôm nay thì điểm tô cho đất nước là không sai trái. Nhưng nếu nhân dân đói khổ mà lại lấy công sức của nhân dân điểm tô cho đất nước là tội lỗi.
c. Kết bài: khẳng định lại việc “ cần xử lí hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích của nhân dân và quan điểm nghệ thuật thuần túy”
Câu 3: 
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
b. Thân bài: cần có các ý cơ bản sau
Ô nhiễm môi trường hiện nay đang là vấn đề nghiêm trọng đối với các nước trên thế giới nhất là các nước đang phát triển
Ô nhiễm môi trường gây nhiều tác hại cho cuộc sống con người: bệnh tật tăng lên, mùa màng thất bát, thiên tai xảy ra liên miên. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của nền văn minh nhân loại
Ô nhiễm môi trường diễn ra ở mọi nơi ảnh hưởng đến mọi nguồn lực thiên nhiên như đất, nước, không khí
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường là vấn đề bức thiết của mỗi công dân, mỗi đất nước và cả nhân loại
Để giảm ô nhiễm môi trường cần tuyên truyền tác hại của ô nhiễm môi trường với cộng đồng dân cư, không chặt phá rừng bừa bãi, hạn chế sử dụng chế phẩm có nguồn gốc nilông.
c. Kết bài: Khẳng định tác hại của ô nhiễm môi trường và nêu cao yêu cầu phải giảm thiểu nó.
*Nghị luận văn học: Dàn ý sơ lược
 Câu 1: Tâm trạng của Hồ Xuân Hương qua bài: Tự tình(Bài II). 
 a. Hai câu đề.
 “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
 Trơ cái hồng nhan với nước non”.
à Hình ảnh một con người cô đơn ngồi một mình trong đêm khuya, cộng vào đó là tiếng trống canh báo hiệu sự trôi chảy của thời gian.
à Cách dùng từ: Cụ thể hóa, đồ vật hóa, rẻ rúng hóa cuộc đời của chính mình.
à Câu thơ ngắt làm 3 như một sự chì chiết, bẽ bàng, buồn bực. Cái hồng nhan ấy không được quân tử yêu thương mà lại vô duyên, vô nghĩa, trơ lì ra với nước non.
àHai câu thơ tạc vào không gian, thời gian hình tượng một người đàn bà trầm uất, đang đối diện với chính mình.
 b. Hai câu thực.
 “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
 Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.
- Uống rượu mong giải sầu nhưng không được, Say lại tỉnh. tỉnh càng buồn hơn.
- Hình ảnh người phụ nữ uống rượu một mình giữa đêm trăng, đem chính cái hồng nhan của mình ra làm thức nhấm, để rồi sững sờ phát hiện ra rằng trong cuộc đời mình không có cái gì là viên mãn cả, đều dang dở, muộn màng.
- Hai câu đối thanh nghịch ý: Người say lại tỉnh >< trăng khuyết vẫn khuyết à tức, bởi con người muốn thay đổi mà hoàn cảnh cứ ỳ ra à vô cùng cô đơn, buồn và tuyệt vọng. 
 c. Hai câu luận.
 “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
 Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”.
- Động từ mạnh: Xiên ngang, đâm toạc-> Tả cảnh thiên nhiên kì lạ phi thường, đầy sức sống: Muốn phá phách, tung hoành - cá tính Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận.
- Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: Sự phẫn uất của thân phận rêu đá, cũng là sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình.
 d. Hai câu kết.
 “Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
 Mảnh tình san sẻ tí con con”.
- Hai câu kết khép lại lời tự tình. 
àNỗi đau về thân phận lẽ mọn, ngán ngẩm về tuổi xuân qua đi không trở lại, nhưng mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn.
à Nỗi đau của con người lâm vào cảnh phải chia sẻ cái không thể chia sẻ: 
 Mảnh tình - san sẻ - tí - con con.
à Câu thơ nát vụn ra, vật vã đến nhức nhối vì cái duyên tình hẩm hiu, lận đận của nhà thơ. Càng gắng gượng vươn lên càng rơi vào bi kịch.
=> Với cách sử dụng từ ngữ sáng tạo giàu sức biểu cảm, kết hợp với các biện pháp nghệ thuật: đảo từ, đối, động từ mạnh, xây dựng hình ảnh độc đáoBài thơ thể hiện tâm trạng, thái độ: vùa đau buồn, vừa phẫn uất cho duyên phận hẫm hiu, bẽ bàng nhưng vẫn không thôi khát vọng hạnh phúc
 Câu 2 : cảnh thu và tình thu trong bài: Câu cá mùa thu(Thu điếu) của Nguyễn Khuyến. 
 a. Cảnh thu:
- Điểm nhìn từ trên thuyền câu -> nhìn ra mặt ao nhìn lên bầu trời -> nhìn tới ngõ vắng -> trở về với ao thu( khác với Thu vịnh )
-> Cảnh thu được đón nhận từ gần -> cao xa -> gần. Cảnh sắc thu theo nhiều hướng thật sinh động.
- Mang nét riêng của cảnh sắc mùa thu của làng quê Bắc bộ: Không khí dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật:
+ Màu sắc: Trong veo, sóng biếc, xanh ngắt
+ Đường nét, chuyển động: Hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, mây lơ lửng.
-> Hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa.
"Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo" ( Xuân Diệu ).
- Không gian thu tĩnh lặng, phảng phất buồn:
+ Vắng teo
+ Trong veo Các hình ảnh được miêu tả 
+ Khẽ đưa vèo trong trạng thái ngưng 
+ Hơi gợn tí. chuyển động, hoặc chuyển 
+ Mây lơ lửng động nhẹ, khẽ.
- Đặc biệt câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: Cá đâu đớp động dưới chân bèo
 -> không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật 
 -> Thủ pháp lấy động nói tĩnh.
 b. Tình thu.
- Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng.
+ Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần
+ Một sự chờ đợi: Lâu chẳng được.
+ Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động.. 
- Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ, khiến ta cảm nhận về một nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân.
-> Nguyễn khuyến có một tâm hồn hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc.
=> Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẽ đẹp thi trung hữu họa của bức tranh phong cảnh; vận dụng tài tình nghệ thuật đối. Cảnh thu đẹp nhưng buồn và tĩnh lặng. Qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và tâm sự thời thế của tác giả.
 Câu 3 : Chị em Liên thức để đợi chuyến tàu đêm đi qua.. 
 Liên và An là hai đứa trẻ từng sống ở Hà Nội rồi gia đình thất cơ lỡ vận, phải chuyển về quê - một phố huyện hẻo lánh. Hai chị em được mẹ cho trông coi một cửa hàng tạp hoá. Ngày nào cũng giống hệt ngày nào, chúng chờ bán cho người ta những món hàng nhỏ bé, chiều chiều trong bóng tối chập choạng của hoàng hôn với tiếng ếch nhái ngoài đồng và tiếng muỗi vo ve trong nhà, hai chị em cặm cụi tính số tiền bé nhỏ bán được trong ngày. Thế giới xung quanh hai chị em Liên cũng thật tộ ...  thanh, ánh sáng, vẻ lấp lánh của cuộc đời khác hoàn toàn không giống với cuộc đời nghèo nàn và tẻ nhạt nơi đây. Có lẽ qua truyện ngắn này, Thạch Lam muốn nói với chúng ta rằng : Có những cuộc đời mới đáng thương làm sao, có những ứơc mơ mới nhỏ bé, tội nghiệp nhưng chân thành tha thiết và cảm động làm sao. Nhưng dẫu sao, sự chờ đợi của các em cũng cho chúng ta hiểu ra rằng : Trong cuộc đời, phải biết vượt lên cái tẻ nhạt, cái vô vị hàng ngày để mà hi vọng, dẫu hi vọng có nhỏ bé thì mới có thể còn gọi là sống là tồn tại. Hãy biết hy vọng, dừng chìm đắm trong bóng tối. Một chút hi vọng nhỏ bé thôi cũng sẽ là một liều thuốc tiên giúp chúng ta đứng dậy, trụ vững trong cuộc đời.
=> Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật. Bút pháp tương phản, đối lập. Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người. Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng. Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng;
 Truyện ngắn hai đứa trẻ thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ, chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước Cách mạng và sự trân trong với mong ước bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ
Câu 4 : Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao :
- Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa:
Có tài năng viết thi pháp.
Chữ của ông đẹp lắm, vuông lắm: « có được chữ của ông như có báu ật ở trên đời », « không kịp xin chữ thì ân hận suốt đời ».
Vẻ đẹp của Huấn Cao lan truyền khắp thiên hạ và trở thành niềm mong ước của nhiều người.
- Huấn Cao là một con người có khí phách ngang tàng, một bậc anh hùng nghĩa liệt :
Có những hành động chọc trời, khuấy nước chống lại triều đình nhà Nguyễn.
Dỗ gông một cách ngang ngược.
Đuổi viên quản ngục ra khỏi phòng của mình.
Xưa nay chưa bao giờ hạ mình trước uy quyền, tiền bạc.
Coi thường quyền lực, coi thường cái chết.
 - Vẻ đẹp thiên lương :
Có tâm hồn thanh cao.
 Không bao giờ vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết chữ bao giờ.
Khi biết tấm lòng thành của viên quản ngục thì ông cho chữ: “thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”.
Cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong căn buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang tô đậm nét chữ trên tấm lụa trắng tinh. 
Huấn Cao là một bức tượng tạc sừng sững giữa chốn ngục tù mạnh mẽ, uy nghi; Huấn Cao đã đã thay đổi cả tấm đời nhỏ bé của viên quản ngục- một con người yêu cái đẹp đến khổ hạnh, tận tụy với cái đẹp như tôi tớ. Cái đẹp của thiên lương, tài hoa đã gạt phăng đi mọi tì vết của chốn ngục tù. Huấn Cao ngay trong đêm cuối cùng của đời mình đã được tái sinh. Sự tái sinh của Huấn Cao đã được gửi vào viên quản ngục. Một người tận tụy khổ hạnh như viên quản ngục thì ắt cái đẹp trong Huấn Cao sẽ được nâng niu, chăm sóc.
 Lời cuối cùng của Huấn Cao là lời khẳng định duy nhất chỉ có một bức tượng tạc về thiên lương và tài hoa cũng là lời phủ định cả thời cuộc đương thời: “thầy quản nên tìm về quê nhà mà ở đã , thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ cho thiên lương lành vững và cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Xã hội này không có chỗ cho cái đẹp”. Cái đời của Huấn Cao muốn gìn giữ thiên lương phải thành kẻ tử tù. Và viên quản ngục muốn tôn thờ cái đẹp phải làm một người dân thường để không ai chạm đến. 
 => Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao con người hội tụ nhiều vẽ đẹp lí tưởng.
 Câu 5: Nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” của Vũ Trọng Phụng.
 * Cái chết của cụ cố tổ làm nhiều người hạnh phúc:
- Cụ cố Hồng: nhắm nghiền mắt lại mơ màng đến lúc mặc bộ đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa khóc mếu máo để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: “Úi kìa, con giai nhớn đã già đến kia kìa!”
- Ông phán mọc sừng đột nhiên tăng giá thêm vài nghìn đồng, không đau khổ vì vợ ngoại tình cũng không đau xót vì ông già đã mất mà chỉ lo phi vụ làm ăn với Xuân tóc đỏ.
- Ông Văn Minh: Không biết xử trí với Xuân tóc đỏ ra sao vì nhờ Xuân tóc đỏ mà ông nội chết, bản di chúc sẽ được thực hiện, của cải sẽ chia ra, hầu bao ông ta sẽ tăng thêm.
Tiệm may Âu hoá và ông Typn có thể lăng xê những mốt trang phục táo bạo nhất.
- Cô Tuyết sung sướng vì được mặc bộ đồ ngây thơ cái áo dài voan mỏng trong có coóc-sê.
- Cậu Tú Tân mừng điên người vì đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà chưa được dùng đến.
- Xuân tóc đỏ vênh vang hơn vì có Xuân tóc đỏ mà ông cụ lăn ra chết, lập công trạng cho gia đình cụ cố Hồng.
Cái cười đau xót mỉa mai của Vũ Trọng Phụng không chỉ dừng lại, tác giả còn tạo nên nhiều tình tiết hấp dẫn khác ngay cả chi tiết trì hoãn đám tang cũng là một chi tiết đắt giá. Chỉ vì đám tang của ông cụ già chưa đựoc cử hành mà cậu Tú Tân điên ngưòi lên, bà Văn Minh thì sốt ruột, ông Typn thì bực mình, họ chỉ mong ước đám tang đựơc cử hành, ngưòi chết được chôn cất sớm để bản di chúc được thực hiện, để họ đựoc hạnh phúc vì đựơc khen ngợi, vì đựơc trổ tài điện ảnh, lấy được danh dự.
Cái chết của cha, của ông nội đã tạo nên một sự tưng dửng hiếm thấy: “ Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn xe đám ma”, Nếu không có các từ cáo phó, kèn, đám ma thì có lẽ ta hiểu nhầm sang đám cưới bởi vì đây là một đám ma xưa nay hiếm .
 Bắt đầu là hai viên cảnh sát là Min Đơ và Min Toa đến đám tang với khuôn mặt mừng rỡ, hí hửng vì được thuê người giữ trật tự. Còn các vị tai to mặt lớn đến đám tang không vì nghĩa tử là nghĩa tận mà đến đây để ngắm không mất tiền làn da trắng thập thò trong làn áo mỏng của cô Tuyết.
 Hàng phố thì vui quá vì chẳng mấy khi họ được xem một đấm ma to như thế theo cà lối Ta – Tàu – Tây, có kiệu, bát cống, lợn quay đi lọng cho đến vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa, lại có cả cậu Tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội chợ .
Còn trai thanh gái lịch trong đám ma này thì chỉ bình phẩm, chê bai nhau, ghen tuông nha, hẹn hò nhau bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma .
Cảnh cậu Tú Tân bắt bẻ từng người một làm từng động tác, giữ tư thế đau buồn để cậu ta chụp ảnh.
 Ông Phán mọc sừng cứ oặt người đi và khóc trong tay Xuân bên cạnh bố vợ cũng ho khạc mếu máo và ngất đi một cách rất đúng của một người con hiếu thảo. Ông Phán đã lén lút thanh toán món tiền thuê Xuân tóc đỏ giết ông cụ già một cái giấy bạc năm đồng gấp tư .
=> Đoạn trích: “Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thuộng lưu thành thi trước Cách mạng tháng tám
Câu 6 : Bi kịch của nhân vật Chí Phèo :
 Chí Phèo không có cha mẹ, không họ hàng thân thích, không một tấc đất cắm dùi. Mới sinh ra, Chí đã bị vứt bên cạnh cái lò gạch cũ bỏ không qua tay anh bỏ thả ống lươn, người đàn bà goá mù, bác phó cối không có con. Chí bơ vơ từ nhà này sang nhà khác trong thân phận một đứa con hoang thật là thê thảm. Năm hai mươi tuổi, Chí là một thanh niên khoẻ mạnh làm canh điền cho nhà Bá Kiến, chỉ vì một cơn ghen tuông Bá Kiến đẩy Chí vào tù, chấm dứt quãng đời sống lương thiện của Chí, dập tắt luôn ước mơ cháy bòng của một chàng thanh niên về một ngôi nhà nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải, nếu có tiền thì bỏ một con lợn làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm sào ruộng làm .
 Từ một người lương thiện, có lòng tự trọng, biết khinh những cái đáng khinh, có những ước mơ thật bình dị, chỉ sau 7,8 năm ở tù Chí trở thành một tên lưu manh côn đồ . Nhà tù đã cướp đi bộ mặt lương thiện của hắn, biến Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại , cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết .
 Bá Kiến và nhà tù thực dân đã xô đẩy Chí Phèo vào con đường tội lỗi. Hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say, đập đầu, rạch mặt, chửi bới, doạ nạt trong lúc say. Chưa bao giờ hắn tỉnh táo để nhớ rằng hắn có ở trên đời. Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của nhiều người lương thiện. Tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn mỗi lần hắn đi qua.
 Trong một cơn say, dưới đêm trăng ngoài bãi vắng, tình yêu đã đến với Chí Phèo và Thị Nở. Lần đầu tiên người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn biết làm duyên, cũng là lần đầu tiên sau chuỗi ngày chìm đắm trong men say và tiếng chửi Chí đã nhận ra ánh sáng ngoài kia rực rỡ biết bao, nghe ra tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá. Có tiếng cười nói của những người đi chợ, anh thuyền chai gõ mái chèo đuổi cá. Những âm thanh ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy. Chao ôi là buồn. Trong cái phút tỉnh táo ấy Chí nhận ra tất cả bi kịch của cuộc đời mình. Tình yêu của Thị Nở, sự săn sóc chân tình của Thị Nở đã đánh thức lương tri của Chí. Chí muốn trở thành người lương thiện . Muốn được hoà nhập trong cộng đồng của xã hội loài người biết bao. Người đàn ông sau bao năm làm quỷ dữ đã biết khóc , người đàn ông sau bao nhiêu năm chỉ có rượu và tiếng chửi làm bạn đồng hành giờ đây đang được ăn bát cháo hành bốc khói mà không phải doạ nạt, cướp bóc .Bát cháo hành của Thị Nở đã đã làm thay đổi nhận thức của Chí, đã biến Chí trở thành đứa trẻ con, Chí trở nên hiền lành và Chí mơ ước về một ngôi nhà trong tương lai. Nhưng thật tội nghiệp cho Chí, người mà Chí đang hi vọng lại là người phụ nữ u mê, đần độn, không định đoạt được số phận của mình. Sau chuỗi ngày yêu đương với Chí, khi bị bà cô ngăn cản, thị Nở trút vào tất cả vào mặt Chí tất cả những lời thậm tệ của bà cô. Chí đã ngẩn người, ngẩn mặt trức những lời của Thị Nở, trong tâm trí Chí, hình ảnh Thị Nở với bát cháo hành nóng hổi vẫn ám ảnh, Chí không thể quên và lại càng không muốn mất Thị Nở, Chí đã cố gắng đuổi theo , nắm lấy tay Thị Nở nhưng mọi cố gắng của Chí dường như bất lực. Hi vọng vào tình yêu thương của Thị Nở, hi vọng vào tương lai được sống trong xã hội lương thiện không còn. Chí lâm vào tuyệt vọng. Chí đã quằn quại trong đau đớn, tuyệt vọng, Chí lại bắt đầu uống rượu, nhưng càng uống lại càng tỉnh, càng tỉnh lại càng đau đớn. Hơi rượu không còn sặc sụa. Hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. Trong giây phút tuyệt vọng, trong những đớn đau tủi nhục của số phận, Chí biết rằng con đường trở về với cuộc đời, về với xã hội lương thiện không còn , lúc say nhất cũng là lúc tỉnh nhất, Chí đã đến nhà Bá Kiến, trong tiếng kêu tuyệt vọng ai oán: Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào để làm mất những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa biết không! Chỉ có một cách  biết không! Chỉ còn một cách là cái này! Biết không! Chí đã rút dao đâm Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.
=> Chí Phèo - bi kịch của người sinh ra là người nhưng không được làm người. Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa, phong kiến tàn bạo, cướp đi cả nhân hình và nhân tính của người nông dân lương thiện, đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng như họ đã biến thành quỷ dữ. 
-------Hết-------

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoi 11.doc