Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 12

Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 12

Bài 1

TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH

I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH

1. Hoàn cảnh lịch sử:

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:

+ Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Việc phân chia thành quả chiến thắng.

- Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Mỹ, Anh, Liên Xô họp hội nghị quốc tế ở I-an-ta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới.

 

doc 74 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1737Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
BỐI CẢNH QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Bài 1 
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH
I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH
1. Hoàn cảnh lịch sử: 
- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:
+ Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Việc phân chia thành quả chiến thắng.
- Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Mỹ, Anh, Liên Xô họp hội nghị quốc tế ở I-an-ta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới.
2. Nội dung của hội nghị :
 - Xác định mục tiêu quan trọng là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới 
- Thỏa thuận việc đóng quân, giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á 
+ Ở châu Âu: Liên Xô chiếm Đông Đức, Đông Âu; Mỹ, Anh, Pháp chiếm Tây Đức, Tây Âu.
+ Ở châu Á: 
* Vùng ảnh hưởng của Liên Xô: Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Nam Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin; 
* Vùng ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây: Nhật Bản, Nam Triều Tiên; Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á 
3. Ảnh hưởng với thế giới: Những quyết định của hội nghị Yalta (I-an-ta) đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là "Trật tự hai cực Ianta".
II. SỰ THÀNH LẬP LIÊN HIỆP QUỐC
1. Hoàn cảnh lịch sử: Từ 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại San Francisco (Mỹ), thông qua Hiến chương thành lập tổ chức Liên hiệp quốc.
2. Mục đích :
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.	
3. Nguyên tắc hoạt động: 
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
- Không can thiệp vào nội bộ các nước.
- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
4. Các cơ quan chính: Có 6 cơ quan chính
- Đại hội đồng: Gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần. 
- Hội đồng bảo an: Là cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, hoạt động theo nguyên tắc nhất trí cao của 5 ủy viên thường trực là Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.
- Ban thư ký: Cơ quan hành chính – tổ chức của Liên hiệp quốc, đứng đầu là Tổng thư ký có nhiệm kỳ 5 năm.
- Các tổ chức chuyên môn khác: Hội đồng kinh tế và xã hội, Tòa án quốc tế, Hội đồng quản thác. 
5. Vai trò: 
- Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực.
- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế giữa các quốc gia thành viên. 
Hiện nay, Liên hiệp quốc có 192 thành viên, Việt Nam gia nhập Liên hiệp quốc tháng 9/1977.
III. SỰ HÌNH THÀNH HAI HỆ THỐNG – XHCN và TBCN.
 	Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới đã hình thành hai hệ thống – XHCN và TBCN.
1. Về địa lý - chính trị. 
- Trái với thỏa thuận tại Hội nghị Potsdam, tháng 9/1949, Mỹ, Anh, Pháp đã hợp nhất các vùng chiếm đóng thành lập nước CHLB Đức. Để đối phó, tháng 10/1949 Liên Xô giúp các lực lượng dân chủ tiến bộ ở Đông Đức thành lập nước CHDC Đức. 
- Từ 1945 – 1947, Liên Xô giúp nhân dân Đông Âu đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thiết lập liên minh chặt chẽ với Liên Xô, hình thành hệ thống các nước dân chủ nhân dân – XHCN Đông Âu.
2. Về kinh tế:
 	- Liên Xô thiết lập quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nước Đông Âu thông qua tổ chức SEV (thành lập 1.1949). 
- Ở Tây Âu, Mỹ giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế qua “Kế hoạch phục hưng châu Âu”, các nhà nước dân chủ tư sản được củng cố.
Như vậy, sau CTTG II, ở châu Âu đã hình thành thế đối lập cả về địa lý chính trị lẫn kinh tế giữa hai khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa và Tây Âu tư bản chủ nghĩa.
CHƯƠNG II - Bài 2 
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991)
LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)
I. LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU TỪ 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70
1. Liên Xô từ 1945 đến giữa những năm 70
a. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950)
* Bối cảnh: 1. Liên Xô từ 1945 đến giữa những năm 70
a. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950)
* Bối cảnh: 
- Bị tổn thất nặng do Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Các nước tư bản bao vây kinh tế, cô lập chính trị.
- Phải tự lực tự cường khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng.
* Thành tựu: 
- Kinh tế: Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế trong 4 năm 3 tháng. Năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.
- Khoa học kỹ thuật: Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ.
b. Liên Xô từ 1950 đến giữa những năm 70
- Công nghiệp: Giữa những năm 1970, là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân)
- Nông nghiệp: sản lượng tăng trung bình hàng năm 16%.
- Khoa học kỹ thuật: 
+ Năm 1957 phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất. 
+ Năm 1961, phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài ngoài.
- Xã hội: chính trị ổn định, trình độ học vấn của người dân được nâng cao (3/4 số dân có trình độ trung học và đại học).
2. Các nước Đông Âu từ 1945 – 1975
a. Việc thành lập nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
- Trong những năm 1944 - 1945, Hồng quân Liên Xô giúp nhân dân các nước Đông Âu giành chính quyền, thành lập các Nhà nước dân chủ nhân dân: Ba Lan, Rumani, Hungari, Bulgari, Tiệp Khắc, Nam Tư, Anbani, riêng CHDC Đức ra đời tháng 10/1949.
- Nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu là chính quyền liên hiệp nhiều giai cấp, đảng phái, từ 1945 – 1949 tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản trong và ngoài nước, ban hành các quyền tự do dân chủ, nâng cao đời sống của nhân dân.
- Các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của các nước Đông Âu nhưng đều thất bại.
b. Các nước Đông Âu xây dựng CNXH
- Khó khăn: xuất phát từ trình độ phát triển thấp, bị bao vây kinh tế, các thế lực phản động chống phá.
- Thuận lợi: sự giúp đỡ của Liên Xô và sự nỗ lực của nhân dân Đông Âu.
- Thành tựu: đến 1975, các nước dân chủ nhân dân đông Âu đã trở thành các quốc gia công – nông nghiệp, trình độ khoa học kỹ thuật nâng cao rõ rệt.
3. Quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN ở châu Âu.
a. Quan hệ kinh tế, văn hóa, KHKT: Qua tổ chức SEV thành lập ngày 08.01.1949
b. Quan hệ chính trị – quân sự: Qua Tổ chức phòng thủ Varsava thành lập ngày 14.05.1955.
II. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN NĂM 1991.
1. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô.
a. Hoàn cảnh lịch sử
- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị thế giới. 
- Do chậm sửa đổi để thích ứng với tình hình mới, cuối những năm 70 đến đầu những năm 80, kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, suy thoái.
b. Công cuộc cải tổ và hậu quả
- Tháng 3/1985, M.Gorbachev tiến hành cải tổ đất nước theo đường lối “cải cách kinh tế triệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng. Do sai lầm trong quá trình cải tổ, đất nước Xô Viết khủng hoảng toàn diện:
+ Kinh tế hỗn loạn, thu nhập giảm sút nghiêm trọng.
 + Chính trị và xã hội: mất ổn định (xung đột sắc tộc, ly khai liên bang..), tư tưởng rối loạn (đa nguyên, đa đảng)
 	- Tháng 08/1991, sau cuộc đảo chính lật đổ Gorbachev thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
- Ngày 21/12/1991, 11 nước cộng hòa trong Liên bang ký hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG): Liên bang Xô viết tan rã. 
- Ngày 25/12/1991, lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống,ï chế độ XHCN ở Liên Xô chấm dứt.
2. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu 
- Cuối thập niên 70 – đầu thập niên 80, nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ, đời sống sa sút về mọi mặt.
- Chính trị: Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở các nước Đông Âu chậm cải cách, sai lầm về đường lối, quan liêu, tham nhũng, thiếu dân chủ  , lòng tin của nhân dân ngày càng giảm. Các thế lực chống CNXH hoạt động mạnh. Các nước Đông Âu lần lượt rời bỏ chủ nghĩa xã hội, tuyên bố là các nước cộng hòa
3. Nguyên nhân sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.
- Đã xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp với quy luật khách quan, đường lối chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp không theo quy luật của cơ chế thị trường làm sản xuất đình trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Về xã hội thì thiếu dân chủ, thiếu công bằng, tham nhũng làm nhân dân bất mãn.
- Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến, dẫn đến khủng hoảng kinh tế – xã hội.
- Phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ làm khủng hoảng thêm trầm trọng.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
 	Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học, chưa nhân văn và là một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội.
III. LIÊN BANG NGA TRONG THẬP NIÊN 90 (1991 – 2000).
Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
- Về kinh tế: từ 1990 – 1995, tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP là số âm. Giai đoạn 1996 – 2000 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi (năm 1990 là -3,6%, năm 200 ... khai th¸c, c«ng tr×nh thủ ®iƯn S«ng §µ, thủ ®iƯn TrÞ An ®­ỵc khÈn tr­¬ng x©y dùng, chuÈn bÞ ®i vµo ho¹t ®éng.
- C¸c ho¹t ®éng khoa häc - kÜ thuËt ®­ỵc triĨn khai, gãp phÇn thĩc ®Èy s¶n xuÊt ph¸t triĨn.
II. ĐẤU TRANH BẢO VỆ TOÀN VẸN LÃNH THỔ 
1. Bảo vệ biên giới Tây Nam 
 - Tập đoàn Polpot - Iieng Xary - Khiêu Xamphon thực hiện chính sách thù địch với Việt Nam
 + 22/12/1978 : lực lượng Polpot gồm 19 sư đoàn với bộ binh, xa tăng... tấn công quy mô lớn đánh chiếm thị xã Tây Ninh, tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam.
 - Lực lượng Việt Nam phản công và tấn công mạnh :
 + Tiêu diệt toàn bộ cánh quân xâm lược biên giới Tây Nam.
 + Tấn công làm tan rã đại bộ phận chủ lực địch, giải phóng Phnôm-Pênh (7/1/1979), lập nước Cộng hòa nhân dân Campuchia và Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia.
 - Ý nghĩa : đem lại hòa bình cho biên giới Tây Nam.
2. Bảo vệ biên giới phía Bắc
 - Hành động xâm lược của Trung Quốc :
 + Ủng hộ Polpot chống Việt Nam, khiêu khích dọc biên giới phía Bắc, cắtviện trợ, rút chuyên gia.
 + Tấn công biên giới phía Bắc ngày 17/2/1979 từ Móng Cái đến Phong Thổ (Lai Châu).
 	- Việt Nam chiến đấu : nhân dân 6 tỉnh phía Bắc đấu tranh cộng với sự phản đối của nhân dân trong nước và thế giới. Trung Quốc rút quân từ 18/3/1979 .
	- Ý nghĩa : 
 + Giữ gìn hòa bình, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
 + Khôi phục tình đoàn kết, hữu nghị hợp tác giữa VN - Trung Quốc - Campuchia với tinh thần "khép lại quá khứ, mở rộng tương lai".
Bài 26
ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
(1986 – 2000)
I. ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC CỦA ĐẢNG 
1. Nguyên nhân đổi mới
	a. Chủ quan
	Sau 10 năm thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), cách mạng XHCN ở nước ta đạt nhiều thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước kết là về kinh tế – xã hội.
	- Nguyên nhân cơ bản: do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”
	- Để khắc phục sai lầm, đưa đất nướcvượt qua khủng hoảng, Đảng và nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
	b. Khách quan
 - Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng KHKT.
 - Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác
	=> Đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới.	
2. Nội dung đường lối đổi mới 
	- Đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12.1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (1991), VIII (1996), IX (2001).
	- Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
	Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế và chính trị gắn bó mật thiết, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
	* Về kinh tế: 
- Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường
- Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ
 - Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
 * Về chính trị :
	- Xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
	- Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
	- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
II. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TỪ 1986 – 2000
1. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990)
	a. Đại hội VI (12/1986) mở đầu công cuộc đổi mới.
	- Khẳng định tiếp tục đường lối chung cách mạng XHCN và đường lối xây dựng kinh tế – xã hội chủ nghĩa.
	- Nhận thức đặc điểm thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là thời kỷ lịch sử lâu dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng và hiện đang ở chặng đầu tiên.
	- Nhiệm vụ, mục tiêu: Tâïp trung sức người, sức của thực hiện Ba chương trình kinh tế về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Muốn vậy thì nông-lâm-ngư nghiệp phải được đặt đúng vị trí hàng đầu. Nông nghiệp được xem là mặt trận hàng đầu và được ưu tiên về vốn đầu tư, về năng lực, vật tư, lao động kỹ thuật.
	b. Thành tựu 
	* Kinh tế:
	- Về lương thực thực phẩm: Đạt 21,4 triệu tấn, từ thiếu ăn, phải nhập lương thực, năm 1990 chúng ta đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.
	- Hàng hóa trên thị trường dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó hàng trong nước tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.
	- Kinh tế đối ngoại mở rộng về quy mô vàhình thức. Từ 1986 – 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, nhiều mặt hàng có giá trị lớn như gạo (1,5 triệu tấn – 1989), dầu thô, tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập khẩu.
	- Kiềm chế được một bước lạm phát, từ 20% (1986) còn 4,4% (1990)
	- Ý nghĩa: Hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản liù của Nhà nước. đây là chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất và dịch vụ, tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội.
	* Chính trị: Thực hiện dân chủ hóa xã hội theo quan điểm "lấy dân làm gốc".
	=> Chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.
2. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1991 – 1995)
	a. Đại hội VII (6/1991) : tiếp tục đổi mới, đề ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu; khắc phục các khó khăn, yếu kém và điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới.
	- Thông qua “ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH” và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000”
	- Nhiệm vụ, mục tiêu: 
	+ Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát. Ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân. Bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
	+ Phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế, đẩy mạnh Ba chương trình kinh tế với nội dung cao hơn và từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóa.
	b. Thành tựu và hạn chế
	* Thành tựu 
	- Kinh tế tăng trưởng nhanh, GDP tăng bình quân 8,2%/năm, công nghiệp tăng 13,3%/năm, nông nghiệp là 4,5%/năm.
	- Tài chính, tiền tệ: lạm phát giảm còn 12,7% (1995). Tỷ lệ thiếu hụt ngân sách được kiềm chế.
	- Trong 5 năm xuất khẩu đạt 17 tiû USD, nhập khẩu 21 tỉ USD. Quan hệ mậu dịch mở rộng với hơn 100 nước.
	- Vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, bình quân 50%/năm. Cuối 1995, vốn đăng kí cho các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 19 tỉ USD.
	- Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. công tác giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới.	
 	- Thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện
 	- Chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được củng cố.
 	- Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, tham gia tích cực vào hoạt động của cộng đồng quốc tế, quan hệ với hơn 160 nước. Ngày 11.07.1995, Việt Nam và Hoa Kì thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 28.07.1995, Việt Nam gia nhập ASEAN.
3. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1996 – 2000)
	a. Đại hội VIII (6/1996) đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
	- Đại hội khẳng định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, nhấn mạnh: “Nước ta đã chuyển sang thời kì phát triển mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
- Nhiệm vụ, mục tiêu: Đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần., phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội. Cải thiện đời sống nhân dân. Nâng cao tích lũy nội bộ từ nền kinh tế.
	b. Thành tựu:
	- GDP tăng bình quân 7%/năm, công nghiệp 13,5%/năm, nông nghiệp là 5,7%.
	- Nông nghiệp: phát triển liên tục, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế – xã hội (lương thực bình quân đầu người năm 2000 là 444 kg)
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
	- Xuất khẩu tăng bình quân 21%/năm với ba mặt hàng chủ lực là gạo (thứ hai thế giới), cà phê (thứ ba thếù giới) và thủy sản; nhập khẩu tăng 13,3%/năm; vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,5 lần so với 5 năm trước.
	- Doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đến năm 2000 có trên 40 dự án đầu tư vào 12 nước và vùng lãnh thổ.
- Năm 2000, có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài
	- Giáo dục: năm 2000 phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, tiếp tục phổ cập THCS
	- Số người có việc làm tăng 1,2 triệu người/năm.
	- Tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.
	* Khó khăn và hạn chế
	- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất, chất lượng thấp, giá cao. Hiệu quả sức cạnh tranh thấp.
	- Kinh tế Nhà nước chưa tương xứng với vai trò chủ đạo, kinh tế tập thế chưa mạnh.
	- Hoạt động khoa học công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới.
	- Tỉ lệ thất nghiệp cao, đời sống nhân dân, nhất là nông dân, ở một số vùng còn thấp.
=> Đảng và nhân dân ta phải tiếp tục phấn đấu vươn tới đỉnh cao mới theo con đường XHCN vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_lich_su_lop_12.doc