ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN
Câu 1 . Văn học Việt Nam từ nam 1945- 1975 có những đặc điểm cơ bản là :
1. Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu:
- Văn học trước hết là một vũ khí cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn học.
- Văn học theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: ca ngợi cách mạng, cổ vũ kháng chiến, nêu cao những tấm gương chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc
- Những phương diện chủ yếu quan trọng nhất của con người được văn học đề cập là ở tư cách công dân, ở phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng. Con người trong văn học chủ yếu là con người của lịch sử, của sự nghiệp chung, của đời sống cộng đồng.
TRƯỜNG THPT HỮU LŨNG Nhóm 8: Lâm Mỹ Hạnh Nguyễn Mai Hương Trịnh Hồng Nhung Lê Kim Truyền Naêm hoïc 2009 - 2010 ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN Câu 1 . Văn học Việt Nam từ nam 1945- 1975 có những đặc điểm cơ bản là : 1. Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu: - Văn học trước hết là một vũ khí cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn học. - Văn học theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: ca ngợi cách mạng, cổ vũ kháng chiến, nêu cao những tấm gương chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc - Những phương diện chủ yếu quan trọng nhất của con người được văn học đề cập là ở tư cách công dân, ở phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng. Con người trong văn học chủ yếu là con người của lịch sử, của sự nghiệp chung, của đời sống cộng đồng. 2. Nền văn học hướng về đại chúng: - Đại chúng vừa là đối tượng thể hiện vừa là công chúng của văn học vừa là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho văn học. VD: + Đôi mắt (Nam Cao) – Tuyên ngôn nghệ thuật cho các nhà văn trong buổi đầu đi theo CM và xác định đối tượng mới của VH là nhân dân lao động + Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) – Ca ngợi sự đổi đời nhờ cách mạng - Văn học phải tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc trong truyền thống, trong dân gian, ngôn ngữ phải bình dị, trong sáng, dễ hiểu. 3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: - Hướng đến khuynh hướng sử thi là hướng đến tiếng nói chung của cả cộng đồng, là văn học của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật trung tâm cũng như người cầm bút phải đại diện cho cộng đồng, cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại. Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ trang trọng, tráng lệ, ngợi ca - Văn học mang cảm hứng lãng mạn luôn hướng về lí tưởng, về tương lai, những thành tựu được nhân lên nhiều lần với kích thước tương lai, hướng vận động của tư tưởng cảm xúc luôn đi từ bóng tối ra ánh sáng, “Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”(Chế Lan Viên). Văn học là nguồn sức mạnh to lớn khiến con người thời kỳ này có thể vượt mọi gian lao thử thách để vươn lên. Những buổi vui sao cả nước lên đường. (Chính Hữu) Đường ra trận mùa nay đẹp lắm! (Phạm Tiến Duật) Có những cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ. Tươi như cánh nhạn lai hồng. (Nguyễn Mỹ) Cảm hứng lãng mạn bao trùm trên mọi thể loại, là nét cơ bản bao trùm giai đoạn này. Đây là những nét cơ bản nhất của diện mạo văn học giai đoạn này. Câu 2: Thành tựu VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỷ XX. Luận điểm Luận cứ Luận chứng - Thơ ca: Tuy không tạo được sự lôi cuốn hấp dãn như giai đoạn trước nhưng vẫn có những tác phẩm tạo được sự chú ý. - Chế Lan Viên vẫn âm thầm đổi mới thơ ca. - Những cây bút thuộc thế hệ chống Mĩ vẫn tiếp tục sáng tác: Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu . - Khuynh hướng chung: tổng kết, khái quátvề chiến tranh qua sự trải nghiệm riêng của mỗi nhà thơ trong suốt những năm trực tiếp chiến đấu. Qua tập “Di cảo thơ”. Những đường đi tới biển (Thanh Thảo) Đường tới thành phố (Hữu ThỉnhH) Trường ca sư đoàn (Nguyễn Đức Mậu) - Văn xuôi: có nhiều khởi sắc. ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, về cách tiếp cận hiện thực đời sống. - Phóng sự điều tra phát triển mạnh mẽ. - Kịch nói phát triển mạnh mẽ. - Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học cũng có nhiều đổi mới. - Nhiều tiểu thuyết chống tiêu cực ra đời: Cù lao tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Thời xa vắng (Lê HựuL). Truyện ngắn đặc sắc: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê của Nguyễn Minh Châu. - Đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào hiện thực, thu hút người đọc. - Nhiều vở kịch gây được tiếng vang trong đời sống: Hồn Trương Ba, da hàng thịt và Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ), Mùa hè ở biển (Xuân TrìnhX) - ý thức đổi mới phương pháp tiếp cận đối tượng. - Giá trị nhân bản nhân văn, chức năng thẩm mĩ của văn học được đặc biệt chú ý. Câu 3. Những hạn chế cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX Mở bài: -Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX gắn liền với các sự kiện lịch sử -Văn học Việt Nam thời kì này đạt được những thành tựu to lớn tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế Thân bài:-Thể hiện con người và cuộc sống một cách đơn giản, phiến diện +Viết nhiều về thuận lợi, niềm vui chiến thắng. Né tránh thất bại, hi sinh +Thể hiện, đánh giá con người ở tư cách công dân, thái độ chính trị +Nhận thức ấu trĩ: người anh hùng không thể có tâm lí phức tạp -Chất lượng chưa tốt +Yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật bị hạ thấp +Nhà văn không có cái tôi, ít khả năng sáng tạo +Đề tài hẹp -Nguyên nhân: +Ảnh hưởng của tiêu chuẩn chính trị +Ảnh hưởng tiêu cực của khuynh hướng xã hội học dung tục du nhập từ bên ngoài Kết bài: -Hạn chế của văn học thời kì này là điều không thể phủ nhận -Những hạn chế này là bài học kinh nghiệm cho các giai đoạn phát triển sau này Câu 4. Những nét chính về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh : 1 Quan điểm sáng tác - Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa- tư tưởng. - Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người căn dặn nhà văn phải “ miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” hiện thực đời sống, và phải “ giữ tình cảm chân thật” ; “ nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Tuy nhiên, người nghệ sĩ phải có sự sáng tạo. Người nhắc nhở “ chớ có gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo” - Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi : “ Viết cho ai ?” , “ Viết để làm gì ?” , sau đó mới quyết định “ Viết cái gì ?” và “ Viết như thế nào ?”. Do vậy, tính hiện thực và khả năng thích ứng văn chương của Người với cuộc sống rất là sao. - Sự nghiệp văn học của Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh có tầm vóc lớn lao, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Người đã sáng tác được nhiều tác phẩm văn chương có giá trị. Trong đó có những áng văn chính luận gìau sức sống thực tế, sắc sảo về chình kiến và ý tưởng những truyện ngắn độc đáo và hiện đại, hàng trăm bài thơ giàu tình người, tình đời, chứa chan thi vị được viết ra bằng những tài năng và tâm huyết. Do điều kiện hoạt động cách mạng nhiều năm ở nước ngoài nên các tác phẩm của Người được viết bằng tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Việt 2 . Di sản văn học a) Văn chính luận - Những tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh được viết ra chủ yếu với mục đích đấu tranh chính trị nhằm tiến công trược diệt kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua những chặng đường lịch sử. - Từ những năm 20 của thể kỉ, các bài văn chính luận với bút danh Nguyễn Ái Quốc đăng trên các tờ báo: Người cùng khổ , Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền đã tác động và ảnh hưởng lớn đến công chung Pháp và nhân dân nhiều nước thuộc địa. Nổi bật là Bản án chế độ thực dân Pháp, áng văn chính lụân sắc sảo nói lên một cách thống thiết nỗi đau khổ của người dân bản xứ và tố cáo trực diện chế độ thực dân Pháp, thức tỉnh, kêu gọi những người nô lệ đứng lên chống áp bức, bóc lột - Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, phản ánh khát vọng độc lập, tự do và cuộc đấu trang kiên cường, bền bỉ của nhân dân đã giành được thắng lợi, tuyên bố hùng hồn quyền độc lập của dân tộc Việt Nam trước nhân dân trong nước và thế giới. Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm chính luận có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, nhân bản và nghệ thuật cao. - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966) là những áng văn chính luận hào hùng, tha thiết làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước. Những tác phẩm ấy nói lên những vấn đề thời sự cấp bách của dân tộc, thể hiện sâu sắc tiếng gọi của non sông đất nước trong những giờ phút thử thách đặc biệt. Trong những năm tháng cuối đời, Người viết bản Di chúc thiêng liêng mà chan chứa tình cảm. Bản di chúc là lời căn dặn thiết tha, chân tình với đồng bào, đồng chí, vừa mang tính chiến lược trong hướng phát triển, vừa thấm đượm tình yêu thương con người. b) Truyện và kí - Khoảng từ năm 1922 đến 1925, Nguyến ái Quốc đã viết một số truyện ngắn và kí bằng tiếng Pháp rất đặc sắc sắng tạo và hiện đại. Tiêu biểu là các truyện ngắn: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925), Con rùa (1925) Truyện ngắn của Hồ Chí Minh cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo. Mối truyện đều có tư tưởng riêng hấp dẫn, sáng tỏ ý tưởng thâm thuý, kín đáo, chất trí tuệ toả sáng trong hình tượng và phong cách. c) Thơ ca Thơ ca là lĩnh vực nổi bật nhất trong giai đoạn sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh. Với trên dưới 250 bài thơ có giá trị được tuyển chọn và in trong các tập Nhật ký trong tù (133 bài), Thơ Hồ Chí Minh (86 bài), Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài). Hồ Chí Minh đã có những đóng góp quan trọng trong nền thơ hiện đại. - Nhật kí trong tù là tập thơ tiêu biểu nhất trong di sản thơ ca của Hồ Chí Minh. Tập thơ Nhật kí trong tù trước hết là cuốn nhật kí bằng thơ phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh nặng nề và khắc nghiệt nhất. Tập thơ chan chứa tình cảm nhân đạo, luôn hướng về những người lao động. Nhiều bài thơ biéu hiện lòng yêu nước thiết tha của người chiến sĩ cộng sản, chứa đựng nhữung bài học về nhân sinh, đạo lí, thể hiện ý chí, nghi lực vượt khó khăn gian khổ để vươn tới tự do. Đồng thời, Nhật lí trong tù là một tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật, Nhiều tứ thơ được thể hiện rất sáng tạo, nhiều hình ảnh gợi cảm, thể thơ tứ tuyệt của nhiều bài thơ được sử dụng thành thực Tạo nên vẻ đẹp hàm xũc, ling hoạt, tài hoa, vừa cổ điển vừa hiện đại trong tập thơ. - Ngoài ra, Hồ Chi Minh còn viết nhiều bài thơ trữ tình độc đáo, và nhữung bài thơ mộc mạc, giản di đẻ tuyen truyền đường lối cách mạng (Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó) Đặc biệt, trong thời kì chống thực dân Pháp, Người đã bộc lộ những lo láng về vận mệnh non sông và tình cảm tha thiết gắn bó với cảnh sắc thiên nhiên đất nước (Cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh rừng Việt Bắc) Người ca ngợi sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến và niềm vui thắng lợi (Rằm tháng Giêng, Tin thắng trận). - Những tác phẩm của Hồ Chí Minh có phong cách đa dạng và thống nhất, kết hợp sâu sắc mà nhuần nhị mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thụât, giữa truyền thống và hịên đại. Dù sáng tác bằng thể loại nào thì tác phẩm của Người đều có phong cách riêng, độc đáo, hấp dận, có giá trị bền vững. +Trong Truyện và kí, ngòi bút Hồ Chí Minh rất chủ động và sáng tạo, khi tì lối kể chân thực tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu châm biếm sắc sảom thâm thuý, tinh tế. Chất trí tuệ và tính hịên đại là những nét đặc sắc trong truyện ngắn của Nguyễn ái Quốc. + Văn chính luận của Hồ Chi Minh bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu trí thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biếu hiện. + Thơ ca Hồ Chí Minh cũng có phong cách đa dạng: Nhiều bài cổ thi hàm xúc, uyên t ... mặt trận. Đó là mùa thu Hà Nội đầy lưu luyến : “Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác heo may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”. ( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi ) Hay một làng quê Kinh Bắc trù phú, tươi đẹp, nay đã chìm trong máu lửa của quân thù : “Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”. ( Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm ) - Quê hương càng tươi đẹp thì lòng người càng xót xa nhớ tiếc và quyết ra đi để dẹp tan kẻ thù giày xéo quê hương. Cảm hứng lãng mạn với khí khái “tráng sĩ” là cảm hứng chủ đạo về hình tượng người lính những ngày đầu cách mạng. Người chiến sĩ mang dáng dấp của chàng Kinh Kha năm xưa khi bước chân vào mặt trận : - Thôi hãy lên đường tráng sĩ ơi ? Quê hương mong đợi đã bao đời Biên thùy nghe dậy niềm ai oán Gươm hận mài chưa ? Khát máu rồi. ( Biết gửi đưa ai – báo Vệ Quốc ) => Đó là tâm trạng của những ngày đầu xung trận còn vương lại chút mơ mộng của thời thanh bình đã mất: “Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa Mái đầu xanh thề mãi đến khi già Phơi nắng gió hoa ngàn cỏ dại.” ( Ngày về – Chính Hữu ) - Họ đi vào chiến trường với những hình ảnh đẹp nhất, anh dũng nhất và cũng đầy chất lãng mạn nhất : “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.” ( Tây Tiến – Quang Dũng ) - Đó là hình ảnh người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân đầy gian khổ : ăn đói, mặc rét, sốt rét đến xanh da trụi tóc. Người chiến sĩ vô danh ấy vẫn tiếp bước trên đường với lòng yêu nước khôn nguôi, cho dù có phải nằm lại nơi chiến trường : “Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành.” ( Tây Tiến – Quang Dũng ) - Nhưng rồi bom đạn, chết chóc, chiến tranh ngày càng ác liệt hơn. Hiện thực cuộc sống đã khiến cho họ không còn những mơ mộng của ngày đầu nhập ngũ. Hình tượng thơ có sự vận động đi từ lãng mạn đến hiện thực. Điều đó cũng là điều phù hợp với những vận động biến đổi trong tâm hồn người chiến sĩ. - Như chính Chính Hữu tâm sự : “ Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, là chính trị viên, hằng ngày tôi phải chăm nom chôn cất những đồng đội của tôi đã hy sinh và tôi có nhận xét : bạn tôi, không có người nào chết trong động tác nằm ngủ, trong tư thế nghỉ ngơi. Họ đều hy sinh trong khi đang bắn, hoặc ôm bộc phá xông lên. Nhận xét này đã trở thành sự day dứt, âm ỉ, nó trở thành một vấn đề trách nhiệm. - Và một lúc nào đó, từ trong kỷ niệm, một cách bất ngờ nhất, nó đã hiện lên thành những câu trọn vẹn : “Bạn ta đó chết trên dây thép ba từng Một bàn tay chưa rời báng súng Chân lưng chừng nửa bước xung phong” - Oai những con người mỗi khi nằm xuống vẫn nằm trong tư thế tiến công. Đó là hình ảnh đeo đuổi suốt đời tôi về những cái chết, chỉ có tác dụng thôi thúc chúng ta đứng lên”. - Có lẽ vì vậy mà hình ảnh người chiến sĩ không còn gắn với “bụi trường chinh” và “áo hào hoa” nữa, mà đã trở thành người Vệ quốc quân trong tình đồng chí, đồng đội, cùng chiến đấu vì lòng yêu tổ quốc: “Anh với tôi, đôi người xa lạ Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỷ Đồng chí ! ( Đồng chí – Chính Hữu ) - Từ khắp mọi miền đất nước, những con người yêu nước tụ hội với nhau trong cuộc kháng chiến gian khổ. Họ là những thanh niên trí thức Hà thành, lên đường theo tiếng gọi nhập ngũ : “ Kháng chiến bùng lên biệt thủ đô Lên đường dẻo bước khoác ba lô” ( Tự thuật – Tú Mỡ ) Hay những người nông dân chân chất, “chưa biết chữ”, “súng bắn chưa quen”, “quân sự mươi bài”. Tất cả người con đất Việt đã đến và chiến đấu vì đất mẹ yêu thương : “Lũ chúng tôi Bọn người tứ xứ Gặp nhau hồi chưa biết chữ Quen nhau từ buổi “một hai” Súng bắn chưa quen, Quân sự mươi bài, Lòng vẫn cười vui kháng chiến.” ( Nhớ – Hồng Nguyên ) Phần lớn họ ra đi từ những làng quê nghèo khó : “Quê hương anh đất mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” ( Đồng chí – Chính Hữu ) - Họ bỏ lại đó là cả quãng đời chìm trong đói khổ, là cuộc sống nông thôn đầu tắt mặt tối mà không đủ no :“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” ( Đồng chí – Chính Hữu ) Hay : “Mái lều gianh, Tiếng mõ đêm trường, Luống cày đất đỏ Ít nhiều người vợ trẻ Mòn chân bên cối gạo canh khuya” ( Nhớ – Hồng Nguyên ) - Bản thân họ thì thiếu thốn, cực khổ trăm bề, bệnh tật khổ sở : “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán đẫm mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt già Chân không giày” ( Đồng chí – Chính Hữu ) - Ngay cả đến trang bị họ cũng phải “ Lột sắt đường tàu, Rèn thêm đao kiếm”. Từ chỗ nghèo khó họ trở thành những người tri kỷ, cùng chung chí hướng “cùng nhau chung sống căm thù giết Tây”. Họ chia nhau từng hơi ấm đôi bàn tay ( Thương nhau tay nắm lấy bàn tay ) rồi lại : “Kỳ hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa” ( Nhớ – Hồng Nguyên ) - Những mất mát của họ thật là to lớn. Không biết bao nhiêu đồng đội của họ đã lần lượt hy sinh, vĩnh viễn nằm lại chiến trường : “Hôm qua còn theo anh Đi ra đường quốc lộ Hôm nay đã chặt cành Đắp cho người dưới mộ” ( Viếng bạn – Hoàng Lộc ) - Kể sao cho hết nỗi đau của người chiến sĩ khi hay tin những người thân yêu của mình đã mất dưới bom đạn của kẻ thù. Tuy có bi thảm, đau thương, nhưng chính điều đó lại càng tố cáo mạnh mẽ hơn tội ác của kẻ thù, càng nung nấu mãnh liệt hơn ý chí “căm thù giặc” nơi người Vệ quốc quân. Hình ảnh của những người em gái, những người yêu mãi mãi nằm xuống đi vào thơ ca như những hình ảnh xúc động nhất. Đó là người vợ trẻ nơi hậu phương ngã xuống : “Nhưng không chết người trai khói lửa Mà chết người em nhỏ hậu phương Tôi về không gặp nàng Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối Chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hươngtàn lạnh vây quanh.” ( Màu tím hoa sim – Hữu Loan ) - Hay người em gái chết anh dũng nơi quê nhà : “Mới đến đầu ao, tin sét đánh Giặt giết em rồi, dưới gốc thông Giữa đêm bộ đội vây đồn Thứa Em sống trung thành, chết thủy chung” . ( Núi đôi – Vũ Cao ) - Đó là nỗi căm hận họ đành chôn kín vào lòng : “Ai biến tên em thành liệt sĩ Bên những hàng bia trắng giữa đồng Nhớ nhau anh gọi : em, đồng chí Một tấm lòng trong vạn tấm lòng” . ( Núi đôi – Vũ Cao ) Những đau thương mất mát đó như tiếp thêm sức mạnh cho họ nơi chiến tuyến để tìm câu trả lời cho những đau thương của họ và cả dân tộc. Họ lao vào chiến dịch với thế tiến công như nước vỡ bờ như Nguyễn Đình Thi kể lại : “Hình ảnh những đoàn dân công tới tấp đến chiến trường, bộ đội ào ào đi vào chiến dịch gợi lên một cái gì rất mạnh mẽ của không khí tức nước tràn bờ “Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ” ( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi ) Tôi viết : “Người lên như nước vỡ bờ!” chính là nói đến sức mạnh ấy của quân đội ta, của quần chúng cách mạng”. Đó là khí thế hừng hực đấu tranh của những ngày khói lửa : - “Những đồng chí, thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão, Những đồng chí chè lưng cứu pháo Nát chân nhắm mắt còn ôm Những bàn tay xẻ núi, lăn bom.” - Nhất định, mở đường, cho xe ta lên chiến trường tiếp viện. ( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu ) Những ngày chiến đấu anh dũng đã bộc lộ một cách rực rỡ hình ảnh cao đẹp của người chiến sĩ cụ Hồ: kiên trì vượt qua mọi nguy hiểm, anh dũng quên mình vì nhiệm vụ. Càng gian khổ, đau thương càng thắp sáng trong họ ngọn lửa nhiệt tình cách mạng, họ vẫn tiếp tục chiến đấu với tâm thế lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi trước mắt của dân tộc. Hình tượng người lính càng về giai đoạn sau càng tỏa sáng vẻ đẹp của một quân đội trưởng thành về việc quân cũng như càng thể hiện tinh thần “vì nước quên thân” của anh bộ đội. Đó là cuộc sống người lính chịu cực khổ nơi chốn rừng sâu vẫn bám trụ với làng bản, với dân, giữ vững tinh thần của người dân sau khi sự tàn phá của giặc đã đi qua : “Có đêm gió bấc lạnh lùng Áo quần rách nát lá dùng che thân ................................................. Kiến thiết lại bản xóm Bị giặc đốt tan tành.” ( Lên Cấm Sơn – Thôi Hữu ) - Sống kham khổ, bệnh tật nhưng họ vẫn vui, vẫn đem lại nhịp sống mới cho làng bản. Và họ vẫn lạc quan trên đường hành quân : “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng Lên đường chân lại nối theo chân Đêm qua đầu chụm, run bên đá Nay lại cùng mây sưởi nắng hừng”. ( Từ đêm 19 – Khương Hữu Dụng ) - Họ vẫn cùng nhau vui cười rộn rã khi kể chuyện riêng tư. Sự lạc quan trở thành bản lĩnh Cách mạng giúp người chiến sĩ vượt lên trên tất cả để chiến thắng : “Đằng nớ vợ chưa ! Đằng nớ ? Tớ còn chờ độc lập Cả lũ cười vang bên ruộng bắp Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.” ( Nhớ – Hồng Nguyên ) - Bên cạnh tình đồng chí, đồng đội thì tình quân dân chính là nguồn nghị lực khiến họ thêm vững bước chiến đấu với quân thù. Hình ảnh người lính trở nên gần gũi với đời sống qua tình quân dân, hoàn thành chiến lược của quân đội ta trong công tác dân vận “đi dân nhớ, ở dân thương”. Người dân đón tiếp Vệ quốc quân như những người thân đi xa trở về “Bóng tre che mát đường làng Một hàng quân bước hai hàng người vui” ( Quân về – Nguyễn Ngọc Tấn ) - Dân làng đón tiếp họ với tấm lòng của người dân nghèo, với “bát nước chè xanh”, đạm bạc, đơn sơ mà thắm đượm nghĩa tình : - Từ tấm lòng bà mẹ chở che cho bộ đội : “Bầm yêu con, bầm yêu đồng chí Bầm quý con, bầm quý anh em.” ( Bầm ơi – Tố Hữu ) - Đến sự yêu quý của cô gái : “Nếu không nhận hết bánh này Các anh cũng nhận một hai cái dùm.” ( Xếp bánh phồng – Nguyễn Hiêm ) Kết bài : - Tất cả tình cảm máu thịt gắn bó đó đã theo các anh trong suốt đường ra mặt trận. Hình tượng người lính trong thơ kháng chiến thể hiện được vẻ đẹp của cuộc sống Cách mạng đang chuyển biến đi lên. - Hình tượng người lính trong thơ kháng chiến chống Pháp là một hình tượng đẹp trong văn học Việt Nam, đó là bước tiếp nối với hình tượng sĩ phu yêu nước trong quá khứ, và là hình tượng mở đầu cho hình tượng chiến sĩ giải phóng quân kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này. Đó là những tượng đài bất hủ của lòng yêu nước và tự hào dân tộc của nhân dân ta. Cũng xin mượn hình tượng người lính mà Nguyễn Đình Thi miêu tả làm lời kết cho hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy hào hùng của dân tộc : “Những người lính trẻ với gương mặt rất tươi sáng nhiều khi cũng lấm lem bùn đất. Họ đi lại với tinh thần xông pha hăng hái, thỉnh thoảng trên gương mặt lại nhoẻn ra một nụ cười. Tôi liên tưởng hình ảnh đẹp đó với hình ảnh đất nước. Đất nước đang trải qua những cơn thử thách và hình ảnh của đất nước vượt lên từ than bụi lấy bùn và rạng rỡ ánh sáng mới : Nước Việt Nam từ trong máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa. “ ( Đất Nước – Nguyễn Đình ¤¯`°•.¸¯`°•.¸♥**♥¸.•°´¯¸.• °´¯¤ *¯`______________¯`*
Tài liệu đính kèm: