Đề bài: Phân tích hình tượng tiếng đàn và hình tượng Lorca trong “ Đàn ghi ta của Lorca” của Thanh Thảo

Đề bài: Phân tích hình tượng tiếng đàn và hình tượng Lorca trong “ Đàn ghi ta của Lorca” của Thanh Thảo

· Mở bài:

· Thân bài:

· Khái quát: (Dương Tâm)

· Hình tượng tiếng đàn:

· Tiếng đàn bọt nước (Mộng Kha)

· Sự biến hóa tiếng đàn (Thanh Ngôn)

· Hình tượng Lorca:

-Lorca và cuộc hành trình đơn độc (Bảo Ngọc)

-Lorca và cái chết bi thảm (Hồng Phúc)

-Lorca và sự bất tử (Hồng Đào)

-Lorca và sự giải thoát (Hương Thảo)

 

doc 16 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3612Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài: Phân tích hình tượng tiếng đàn và hình tượng Lorca trong “ Đàn ghi ta của Lorca” của Thanh Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI VIẾT NHÓM 4: Lớp 12a3 THPT DL Ngôi Sao
Đề bài : Phân tích hình tượng tiếng đàn và hình tượng Lorca trong “ Đàn ghi ta của Lorca” của Thanh Thảo
Bảng phân công
DÀN BÀI
Mở bài:
Thân bài:
Khái quát: (Dương Tâm)
Hình tượng tiếng đàn:
Tiếng đàn bọt nước (Mộng Kha)
Sự biến hóa tiếng đàn (Thanh Ngôn)
Hình tượng Lorca:
-Lorca và cuộc hành trình đơn độc (Bảo Ngọc)
-Lorca và cái chết bi thảm (Hồng Phúc)
-Lorca và sự bất tử (Hồng Đào)
-Lorca và sự giải thoát (Hương Thảo)
 4. Nghệ thuật bài thơ: (Lê Thị Thiên Trang)
c. Kết bài:
Còn lại : Thiên Kim, Hoài Lê sưu tầm tài liệu
Danh Sách Nhóm 4
Huỳnh Nguyễn Phương Thảo
Nguyễn Xuân Bảo Ngọc
Nguyễn Hồng Phúc
Nguyễn Thanh Ngôn
Trần Thị Thiên Trang
Phạm Ngọc Hồng Đào
Dương Ngọc Hương Thảo
Đoàn Thị Mộng Kha
Dương Thị Thanh Tâm
Nguyễn Hoài Lê
Ngụy Đào Thiên Kim 
Bài viết
 Thanh Thảo (1946) là một nhà thơ luôn thể hiện những suy tư, trăn trở về xã hội và thời đại trong các tác phẩm thơ ca của mình. Ngoài ra, ông còn là một cây bút luôn nỗ lực cách tân thơ Việt với mong muốn mở ra một không gian phóng khoáng, giàu liên tưởng để tạo ra cho thơ một mĩ cảm hiện đại và ánh nhìn đa chiều thông qua hệ thống hình ảnh và ngôn từ mới mẻ. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” nằm trong tập “ Khối vuông ru bích” do Thanh Thảo sáng tác năm 1979 là một sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy giàu suy tư, phóng túng trong xúc cảm và nhuốm đầy màu sắc tượng trưng siêu thực. Bài thơ đã tái hiện được vẻ đẹp hình tượng Gacia Lorca nhà thơ vĩ đại của Tây Ban Nha thế kỉ 20 trong sự ngưỡng mộ , đồng tình và tiếc thương sâu sắc của tác giả. Xuyên suốt bài thơ, hình tượng Lorca luôn song hành với hình tượng tiếng đàn, chúng hòa quyện vào nhau tạo nên những sắc thái đa dạng như môt khối vuông rubich muôn màu, muôn vẻ... Tiếng đàn cất lên tiếng lòng của Lorca trước cuộc sống và thời đại. Nó là linh hồn, và cũng là số phận của nhà thơ vĩ đại này. 
Lorca không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng, ông còn có tài năng về âm nhạc và hội họa và được mệnh danh là con chim họa mi xứ Espagna. Những tư tưởng cách tân cùng những vần thơ hùng hồn và tài năng phi thường của Lorca đã khiến bọn độc tài phát xít hoang mang, lo sợ. Thế nên, bọn chúng đã giết chết Lorca và vùi xác ông nơi đáy giếng Granada. 
Đàn ghi ta là một nhạc cụ truyền thống tiêu biểu nhất của đất nước và nền âm nhạc Tây Ban Nha. Bên cạnh đó, đàn ghi ta còn là thứ gắn bó máu thịt suốt đời của Lorca. Có lẽ vì thế mà nhà thơ Thanh Thảo đã dùng hình tượng tiếng ghi ta làm hình tượng biểu trưng cho nhân vật trữ tình-Lorca trong bài thơ “ Đàn ghi ta của Lorca” . 
Mở đầu bài thơ, Thanh Thảo đã làm hiện lên hình tượng trung tâm của tác phẩm-thi hào Lorca cùng sự gắn bó máu thịt của ông với chiếc ghi ta qua lời đề từ:
	“Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
	(Federico Garcia Lorca)
Lời đề từ cho ta cảm nhận được tình yêu nghệ thuật, yêu quê hương xứ sở của Lorca cùng những triết lí thật xâu xa. Lorca yêu cây đàn truyền thống của nền âm nhạc và của đất nước mình, yêu nét độc đáo trong bản sắc văn hóa của con người và đất nước Tây Ban Nha cũng chính là Lorca yêu thiết tha, sâu sắc quê hương, Tổ quốc. Tình yêu nghệ thuật nồng nàn và tình yêu đất nước nồng thắm đó sẽ mãi mãi sánh bước cùng Lorca đi đến bất cứ nơi đâu, kể cả khi Lorca sang bên kia thế giới. Qua mong muốn chôn vùi chiếc đàn, Lorca như vẫn luyến tiếc nghệ thuật, vẫn muốn được tiếp tục cống hiến cho đời, và mang theo chiếc ghi ta đến bên kia thế giới tiếp tục hát lên những lời ca tranh đấu, khát khao đổi mới và tự do . Và dường như còn muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng : Hãy quên nghệ thuật của ông. Hãy để nó ngủ yên nơi lòng đất, ngủ yên ở một góc trái tim của mỗi chúng ta. Và hãy tìm ra hướng đi mới để tiếp tục sự nghiệp cách tân vĩ đại vẫn còn đang dang dở, của ông. Sử dụng câu nói này làm lời đề từ, Thanh Thảo như muốn nói lên những khát khao của hình tượng trung tâm-nhà thơ Lorca, và làm cho ông trở nên bất tử bên tiếng đàn ghi ta du dương, ngân dài...
Khi nói về tiếng đàn, Xuân Diệu đã dùng phép so sánh:
 “Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
 Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân”
(Nguyệt Cầm)
Thế mà với Thanh Thảo khi nói về tiếng đàn không hề miêu tả âm thanh, mà chỉ tập trung thể hiện cả thế giới cảm xúc, liên tưởng mà tiếng đàn gợi nên. Thế giới ấy gắn với Lorca, một người nghệ sĩ chân chính. Dường như, Thanh Thảo muốn mượn hình ảnh tiếng đàn để làm nên cung bậc cho tiếng lòng của Lorca, dạo nên những âm điệu về cuộc đời và tâm hồn tràn đầy xúc cảm của một chiến sĩ đấu tranh cho tự do và một nghệ sĩ hết mình vì nghệ thuật. Hình ảnh tiếng đàn biến tấu liên tục, được Thanh Thảo thể hiện bằng hệ thống hình ảnh có sức gợi mở và ám ảnh.
“những tiếng đàn bọt nước”
Nhịp điệu bài thơ bắt đầu vang lên qua làn điệu ghita du dương, Thanh Thảo đã gợi tả tiếng đàn bằng hình ảnh “bọt nước” thật độc đáo. Tiếng đàn là âm thanh được cảm nhận bằng thính giác còn bọt nước là hình ảnh cảm nhận bằng thị giác, việc sóng đôi hai hình ảnh cho thấy Thanh Thảo rất tâm huyết với bài thơ, ông đã vận dụng nhiều giác quan để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tiếng đàn. Nhưng “bọt nước” thật mong manh, dễ vỡ cũng như số phận của tiếng đàn vang lên trong một khoảng hữu hạn của thời gian rồi vụt tắt, cũng như Lorca, hiện diện rồi tan biến, cuộc đời thật ngắn ngủi và đau thương. Ngoài ra, Thanh Thảo cũng mang đến những liên tưởng ngoài thơ :” tiếng đàn bọt nước”, cũng có nét tương đồng với ca dao:”Trời mưa bong bóng phập phồng” ...Trong cơn mưa, bọt nước hiện ra dường như phập phồng và thổn thức, bọt nước vỡ òa ra như có một dự cảm về định mệnh, số phận của tiếng đàn thật phũ phàng, chông gai đang đón chờ phía trước, một dự cảm không hề may mắn. 
Tiếp theo đó, Thanh Thảo lại liên tục biến hóa tiếng ghi ta, liên tục chuyển đổi kênh cảm giác, tạo những dòng suy nghĩ, cảm nhận đa chiều cho người đọc:
“tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”
Tiếng đàn ghi ta lại được Thanh Thảo dùng thị giác cảm nhận với nhiều màu sắc tinh tế. “tiếng ghi ta nâu”, màu nâu của vỏ đàn hay màu nâu của đất đai quê hương, hoặc có phải chăng là màu nâu của làn da cô gái Digan mà Lorca yêu ? Song khi giao thoa với “bầu trời cô gái ấy”, tiếng ghi ta trở thành một bầu trời “nâu” u ám, từ nay sẽ phủ kín đời cô gái khi chàng Lorca đã mãi mãi lìa xa cô. “tiếng ghi ta nâu” trở thành một khúc nhạc nhớ thương, một phần trong miền kí ức về người yêu của cô gái. Rồi sau đó là “tiếng ghi ta lá anh biết mấy”, màu xanh là màu của thiên nhiên tươi tắn, là màu của hoa cỏ tràn trề nhựa sống. Nếu chỉ là “tiếng ghi ta lá xanh” thì thật hạnh phúc biết bao, tiếng ghi ta sẽ mang màu xanh của niềm khát khao, khắc khoải cuộc sống. Nhưng màu xanh lại sóng đôi với “biết mấy”, tạo sự thản thốt, nhợt nhạt, xanh xao. Đó là sự tiếc nuối cho sự tan biến của một sự sống, của một con người tài hoa. Rồi tiếp theo là “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”, tiếng ghi ta thật “tròn”, thật hoàn hảo nhưng số phận cũng giống như là bọt nước nên nếu quá tròn, quá căng sẽ dễ vỡ tan ra. Đó là kết thúc của sự mong manh, khi tiếng ghi ta vang lên đến những âm cao độ, thánh thót nhất của bản nhạc bỗng đột ngột vụt tắt đi. Cũng giống như Lorca, ở tuổi 38 với bao khát khao chưa hoàn tất bỗng nhiên bị bọn độc tài phát xít giết chết và đem quẳng xác nơi đáy giếng sâu. Cuối cùng “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” . Sau những hình ảnh đầy ám ảnh, những dự cảm về số phận của tiếng đàn nay đã được chứng minh. Tiếng ghi ta đang ở trạng thái đau đớn, bi thảm nhất. Tiếng ghi ta là những giai điệu, là sự hóa thân của người nghệ sĩ, là tâm hồn của Lorca nay đang “ròng ròng máu chảy”, nó đang bị hủy diệt một cách tàn bạo nhất. Đây là một cách liên tưởng thật táo bạo, khác hẳn với các nhà thơ khác, chẳng hạn như kiểu liên tưởng trong thơ của nhà thơ Nguyễn Du:
“Bốn dây nhỏ máu hai đầu ngón tay”
Câu thơ gợi nên hình ảnh ngón tay bật máu khi dạo đến khúc cao trào của bản nhạc cũng như nỗi đau ứa máu của người chơi đàn. Trong liên tưởng của Nguyễn Du, tiếng đàn là phương tiện biểu hiện nỗi lòng con người, còn đối với Thanh Thảo, tiếng đàn và con người hài hòa thành một nên tiếng đàn cũng là một cơ thể sống, cũng bị tổn thương, chảy máu và đau đớn. Câu thơ như mang đến một triết lý, khi nghệ thuật hài hòa với người nghệ sĩ và hấp thụ được cái phong phú của sự sống thì nó trở thành một cơ thể sống, biết đớn đau, biết chảy máu và có linh hồn.
Khi tiếng đàn đã đi sang bên kia thế giới, chỉ còn là những dư âm nơi trần thế:
“không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang”
Câu thơ mở ra nhiều suy nghĩ, tiếng ghita là một giá trị tinh thần, sự tồn tại của tiếng ghi ta vượt qua ngoài mọi giới hạn vật chất thế nên không ai có thể chôn vùi được tiếng đàn. Tiếng đàn có sức sống hoang dại mãnh liệt như “cỏ mọc hoang”, sức lan tỏa của tiếng đàn không ai có thể ngăn cản được. Tiếng đàn là hiện thân của Lorca, của nghệ thuật cũng như khát vọng của Lorca và cũng là chứng nhân, tri âm cũa người lãng tử trong khúc du ca. Dù cho cây đàn của Lorca có thể chôn cất, thể xác Lorca bị vùi lấp nơi đáy giếng sâu song tiếng ghita vẫn du dương, trong trẻo mãi ngân lên những giai điệu làm sống lại tâm hồn Lorca bởi nó mang một sức sống vẫy gọi khát khao tự do và khát vọng sáng tạo. Đây là quy luật bất hoại của nghệ thuật chân chính, nghệ thuật sẽ nằm ngoài mọi sự hủy diệt, không bao giờ thừa nhận cái chết.
Hệ thống hình ảnh đầy màu sắc và giàu sức gợi như mở ra một bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ của người nghệ sĩ, vừa thể hiện sự biến chuyển của tiếng đàn từ hình ảnh “bọt nước” man ... i, tạo nên một miền Lorca riêng biệt. Danh từ “Tây Ban Nha” gợi nên hình tượng Lorca trong sự hòa nhập với quê hương, xứ sở. Hình ảnh “ áo choàng đỏ gắt” vó thể là sự ám chỉ người đấu sĩ Lorca trên đấu trường chính trị-nghệ thuật gây go, khốc liệt, trên đấu trường thời đại. Sự kết hợp”Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” đã nâng Lorca lên thành một biểu trưng tráng lệ, mang tính chất biểu trưng của thời đại, của đất nước Tây Ban Nha và của khát vọng tự do, khát khao đổi mới và sáng tạo. Những từ láy “lang thang”, “đơn độc”, “chếnh choáng”, “mỏi mòn” rất giàu giá trị tạo hình, đã làm nên một hiệp sĩ : “đi lang thang” nay đây mai đó không bó buộc trong không gian nào, không dừng lại ở bất cứ nơi đâu, bước đi với cây đàn để hát lên khúc du ca, giãi bày khát vọng và buồn đau, bước chân ấy đi về “miền đơn độc” không sao tìm thấy ai đi cùng để sẻ chia, để đỡ phần mỏi mệt và tìm thấy chút ấm áp, đó là cuộc hành trình đơn độc, nó gợi nên hình tượng Lorca trong cuộc tranh đấu của mình, một hiệp sĩ với những lí tưởng đẹp đẽ nhưng chẳng ai có thể hiểu thấu và ủng hộ. Bên cạnh người hiệp sĩ chỉ có “ vầng trăng chếnh choáng”, một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ của thiên nhiên làm cho bao người say đắm, nay lại bị “chếnh choáng” , bị quyến rũ bởi vẻ thánh thiện, vĩ đại của những khát vọng và xúc cảm của Lorca. Thế mới thấy được, đó là những khát vọng mãnh liệt, những cảm xúc chân thành và cao cả. Và người hiệp sĩ cũng đang say, nhưng không phải say đắm vẻ đẹp vầng trang mà đang say trong lí tưởng cuả mình, dù lí tưởng ấy vẫn chưa được thực tại đón nhận và trân trọng. Và trong cuộc hành trình ấy, hiệp sĩ đi “ trên yên ngựa mỏi mòn”. Những bước chân ngựa mệt mỏi cũng giống như dáng vẻ của người trên lưng ngựa đang mệt mỏi vì phải đi một chặng đường dài mà cái đích vẫn còn xa vời, vô định với một mình đơn độc. Hệ thống hình ảnh một hiệp sĩ lang thang, một mình một ngựa với vầng trăng chênh vênh thường được thấy trong các tác phẩm của Lorca, nay lại được Thanh Thảo sử dụng để mở ra không gian Lorca với hành trình đi về miền xa thẳm, đi tìm sự đổi mới trong thế giới. tàn bạo, cô đơn vì khao khát không một ai thấu hiểu.
Sốù phận Lorca thật phũ phàng, đau thương, sau khi hình tượng Lorca được dựng nên thật cô đơn, lạc lõng với hành trình nghệ thuật , Thanh Thảo đã tái hiện lại cái chết bi thảm của Lorca qua đoạn thơ:
“Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du”
Cái chết của Lorca được gợi ra qua một tương phản:
“Tây Ban Nha
hát nghêu ngao”
“Tây Ban Nha
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ”
Người nghệ sĩ Lorca vẫn đang hát nghêu ngao bên cây đàn, vẫn tràn đầy sức sống, vẫn chưa nhận thức được thảm họa đang đến bên mình. Bỗng nhiên, cả dân tộc Tây Ban Nha choáng váng, bàng hoàng khi Lorca- hiện thân của khát khao tự do, đổi mới bị bắn chết một cách tàn bạo trong bàn tay của bọn người vô nhân đạo, vùi dập khát vọng con người. Nếu khi gợi mở hình tượng Lorca, Thanh Thảo sử dụng hình ảnh “ áo choàng đỏ gắt” gợi nên cốt cách anh hùng-nghệ sĩ, tính cách dữ dội, cá tính mạnh mẽ như một đấu sĩ của Lorca thì khi nói về cái chết thảm khốc, Thanh Thảo lại sử dụng hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ” để gợi nên thảm kịch của con người mang khát vọng tự do, một hình ảnh đầy ám ảnh, nhuốm đầy tội ác của bọn độc tài phát xít. Lúc bị điệu về bãi bắn, chàng Lorca “đi như người mộng du”, chàng vẫn còn đang sống trong giấc mơ nghệ thuật của mình. Khi nói về cái chết bi thảm của Lorca, Thanh Thảo không hề gợi tả sự rùng rợn của cảnh tượng Lorca bị giết mà chỉ gợi một ấn tượng thật dữ dội với những từ “áo choàng đỏ gắt”, “đi như người mộng du” để thể hiện nỗi đớn đau của chính mình và khơi gợi sự đồng cảm trong lòng người đọc. Song đó không phải là mục đích cuối cùng của Thanh Thảo, mà cái đọng lại cuối cùng là niềm tin vào một sự tiếp nối con đường nghệ thuật còn dang dở, niềm tin vào sự bất tử của Lorca.
Sự bất tử ấy được gợi mở bằng so sánh đặc biệt: “ chàng đi như người mộng du”. Bước đi là bước chuyển đột ngột từ sự sống bên ngoài vào sự sống bên trong, từ hành trình đi đến bãi bắn đến sự kết thúc của vật chất mở đầu của sự bất tử của tinh thần. Chàng đang “ mộng du’ nghĩa là chàng đã thaot1 khòi thực tại và bay bổng trong thế giới của một sự sống mạnh mẽ, tươi tắn mà lãng đãng, mãi mãi không thể nào hủy diệt được.
“đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc"
Thanh Thảo đã làm nên một sự hóa thân, hòa nhập tuyệt đỉnh giữa Lorca và hình tượng tiếng đàn: khi điệu về bãi bắn là lúc “tiếng ghi ta nâu”, “tiếng ghi ta lá xanh” ngân lên và khi Lorca bị bắn “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”, “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” đột ngột vang lên, ám ảnh rồi tắt lịm. Khi xác Lorca bị vùi nơi đáy giếng sâu là lúc sức sống của ting61 đàn trỗi dậy như “ cỏ mọc hoang” và trong giây phút đó Lorca trở nên bất tử với chiếc đàn ghi ta : “Lorca bơi sang ngang /trên chiếc ghi ta màu bạc”. Sức tưởng tượng mạnh mẽ “ đường chỉ tay đã đứt” là kết thúc của một sự sống con người, “dòng sông rộng vô cùng” là một tâm hồn, một thứ gì đó không thể ngừng nghỉ, nó vẫn tiếp tục chảy trôi. Một cảm giác bi thảm: sự tồn tại hữu hạn, mong manh của đời người ngắn ngủi đứt gãy giữa chừng bị chảy theo dòng và dìm tận đáy sông, sẽ trở nên vô nghĩa trước cái vô cùng của sóng nước. Thế nhưng Thanh Thảo đã làm cho hình tượng Lorca trở nên hoàn toàn ngược lại:
“Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc”
Hành động “ bơi” sang ngang khẳng định sự tồn tại của Lorca trên dòng sông. Lorca không bị cuốn đi theo dòng nước, theo dòng chảy của thời gian. Chàng đã chống chọi với sự băng cuốn của sóng nước, chàng bơi bằng “chiếc ghi ta màu bạc”, dùng chiếc đàn để chở sự sống của chính mình vượt lên mọi sự băng hoại, vượt qua giới hạn ngắn ngủi củ đời người đến cái cõi vô cùng của sự sống. Đó là niềm tin tuyệ đối vào sự bất tử của Lorca. “Chiếc ghi ta màu bạc” là biến ảnh của “chiếc ghi ta nâu” trong cõi hư vô, nó là hình tượng của con đường nghệ thuật Lorca, sự cống hiến của Lorca cho nghệ thuật. Qua đó Thanh Thảo đã khẳng định một quan niệm nghệ thuật: sự sống vật chất của người nghệ sĩ chỉ là hữu hạn song những sản phẩm nghệ thuật của người nghệ sĩ tạo ra sẽ đưa người nghệ sĩ vào cõi bất tử. 
Dù đã ra đi và bất tử nhưng Lorca đã để lại một nỗi đau lớn cho nhân loại vì sự ra đi của mình:
“giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng”
Hình ảnh “vầng trăng” xuất hiện hai lần, lần thứ nhất “vầng trăng xuất hiện trong cái “chếnh choáng” rất nghệ sĩ, còn lần này trăng được gợi ra trong một nỗi đau rất con người mà cũng sâu thẳm như chính vũ trụ nơi mà “vầng trăng” hiện diện. “vầng trăng” ở đây thuộc về vũ trụ bao la bát ngát với ánh sáng dịu dàng lan tỏa và mang một vẻ đẹp mĩ lệ, kiều diễm đối lập với “đáy giếng” sâu nơi kẻ thù ném xác Lorca hòng xóa dấu vết tội ác, nơi lưu giữ hiện thân của đau thương và sự tàn bạo, xấu xa, “đáy giếng” ấy thật tăm tối, mù mịt. Hai hình ảnh này hoàn toàn tương phản, thế mà Thanh Thảo cũng có thể phát hiện ra mối liên hệ giữa chúng bằng một liên tưởng độc đáo. “giọt nước mắt vầng trăng” là giọt nước mắt của vũ trụ khóc cho người nghệ sĩ vì đã cảm hết nỗi đau khôn cùng của con người, và ánh sáng của vầng trăng, của giọt nước mắt đã soi sáng cho đáy giếng, cho một sự thật đã bị chôn vùi.
Dòng tư tưởng tiếp tục dâng trào mạnh mẽ về sự sống bất diệt và sự giải thoát của Lorca :
“chàng ném lá bùa cô gái Digan
vào trong xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt”
“lá bùa cô gái Digan” là minh chứng cho tình yêu của Lorca, chàng đã ra di vào miền xa thẳm nên chàng đã hành động đầy quyết đoán để rũ bọi mọi bi lụy trần thế. Sau đó “ chàng ném trái tim mình” để dâng hiến trọn vẹn trong thanh thản và vô tư trong những rung cảm trong sáng, chân thành. Chàng đã hành động thật cao thượng trong tình cảm để từ nay bầu trời màu nâu u ám hy vọng sẽ không phủ kín đời cô gái ấy-cô gái Digan. Tiếng đàn “lila” lại vang lên là những dư âm không dứt về sự bất biến của người nghệ sĩ.
Sự gắn kết giữa hình tượng Lorca và hình tượng tiếng đàn thật hài hòa . Bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca mang đậm chất nghệ thuật, bài thơ là kết quả của sự hòa nhập giữa nhạc điệu thơ Lorca và hồn thơ Thanh Thảo. Những câu thơ không có dấu hiệu mở đầu-kết thúc tạo mạch thơ liên tục, xâu chuỗi mang nhiều liên tưởng xâu xa, đa chiều, kết nối được nhiều hình ảnh đầy ám ảnh vả rời rạc nhau. Những liên tưởng trong thơ thật dồi dào, phóng khoáng gợi mở nhiều nét độc đáo về hình tượng Lorca và hình tượng tiếng đàn ghi ta. Nhạc điệu bài thơ không gợi nên bằng âm thanh mà nó được mang đến bằng sự đồng điệu trong lí tưởng và khát vọng, là giai điệu của tâm hồn, của sự ngưỡng mộ, thương tiếc sâu sắc. Đây là sự tiếp nối mạch thơ, tiếp nối lí tưởng được khơi gợi từ dòng trường ca “Những người đi tới biển”
“Chúng tôi đi không tiếc đời mình
Tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Những ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi cho Tổ quốc”
“Đàn ghi ta của Lorca” chứa đựng nhiều triế lý sâu xa về nghệ thuật theo quan niệm của Thanh Thảo đó là: triết lí về mối quan hệ giữa nghệ thuật và sự sống, của nghệ thuật và sức sống nghệ thuật, về cống hiến nghệ thuật với sự tồn tại và bất tử của người làm nên nghệ thuật. Đó là cơ sở để khẳng định những cống hiến của Lorca và niềm tin vào sự bất tử của Lorca với những cống hiến ấy.
 Bằng việc dựng nên hình tượng tiếng đàn để làm nên hình tượng Lorca, Thah Thào đã viết nên một bài thơ mang giá trị nghệ thuật cao và mãi mãi là những dòng thơ tuyệt vời luôn thấm sâu trong tâm hồn đọc giả.

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan tich dan ghi ta cua Lor ca.doc