Đề bài luyện tập cho truyện ngắn “vợ chồng a phủ” của Tô Hoài

Đề bài luyện tập cho truyện ngắn “vợ chồng a phủ” của Tô Hoài

ĐỀ 1: Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy nên lên giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

A – Yêu cầu chung

 Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, nêu giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

 Các ý lớn cần có:

 1 Giá trị hiện thực của tác phẩm

 a) Tố cáo, lên án mạnh mẽ tội ác thực dân, phong kiến.

 b) Cuộc sống thống khổ cay cực của đồng bào miền núi dưới ách thống trị đó.

 c) Chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng. Quá trình đến với cách mạng của nhân dân miền núi: phản ánh qua qua trình đấu tranh từ tự phát đến tự giác.

 2 Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện

 a) Tác giả đã phát hện ra vẻ đẹp tâm hồn của họ.

 b) Niềm tin ở khả năng cách mạng của đồng bào. Chỉ ra cho đồng bào con đường đến với hạnh phúc thực sự: Theo cách mạng, theo Đảng đứng lên giành lại tự do, đánh đổ thực dân, phong kiến. Từ nô lệ đứng lên làm chủ vận mệnh của mình.

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3967Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài luyện tập cho truyện ngắn “vợ chồng a phủ” của Tô Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài luyện tập cho truyện ngắn “VỢ CHỒNG A PHỦ” của Tô Hoài  
ĐỀ 1: Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy nên lên giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
A – Yêu cầu chung
           Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, nêu giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
           Các ý lớn cần có:
           1 Giá trị hiện thực của tác phẩm
           a) Tố cáo, lên án mạnh mẽ tội ác thực dân, phong kiến.
           b) Cuộc sống thống khổ cay cực của đồng bào miền núi dưới ách thống trị đó.
           c) Chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng. Quá trình đến với cách mạng của nhân dân miền núi: phản ánh qua qua trình đấu tranh từ tự phát đến tự giác.
           2 Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện 
           a) Tác giả đã phát hện ra vẻ đẹp tâm hồn của họ.
           b) Niềm tin ở khả năng cách mạng của đồng bào. Chỉ ra cho đồng bào con đường đến với hạnh phúc thực sự: Theo cách mạng, theo Đảng đứng lên giành lại tự do, đánh đổ thực dân, phong kiến. Từ nô lệ đứng lên làm chủ vận mệnh của mình.
B – Bài làm
           Nếu như tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài mang một giọng hồn nhiên trong sáng thì tác phẩm Vợ chồng A Phủ  của ông mang lại màu sắc dân tộc đậm đà, chất thơ chất trữ tình thấm đượm. Qua tác phẩm, nhà văn đã dựng nên một bức tranh hiện thực của hai cuộc đời: Mị và A Phủ, những bức tranh đó cũng chứa chan một tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài.
           Mị, một cô gái xinh đẹp trẻ trung, nhưng lại mang một kiếp sống nghèo của kẻ “thấp cổ bé họng”. Cha mẹ cô không thể trả nổi món nợ nhà thống lí thế là món nợ ấy truyền sang Mị. Tên thống lí tàn bạo ấy lại muốn bắt Mị làm “con dâu gạt nợ”. Mà quan đã muốn là trời muốn, cô Mị về làm dâu nhà quan mà trong lòng mang một mối uất ức không thể giãi bày. Tiếng làm dâu nhưng lại là một thứ nô lệ không hơn không kém, cô mất tất cả quyền sống, quyền được xem là một con người. Ngày trước dẫu nghèo nhưng được tự do, yêu đời, giờ đây vẫn nghèo vẫn cực nhọc lại nhục nhã chịu kiếp sống nô lệ. Qua kiếp sống của Mị, nhà văn bộc lộ một tấm lòng thương người, chua xót cho số phận con người, và cũng qua đó Tô Hoài đã vạch trần cái bản chất bóc lột của giai cấp thống trị. Người ta dùng cái thế lực và tiền bạc “cướp người đàn bà đem về trình ma”, thế là người đàn bà cũng bị cái “ma” vô hình trói cả cuộc đời trong nhà ấy, “ chỉ còn biết chờ ngày rũ xương ở đây thôi”
           Mị đã khổ nhiều rồi, trong cái địa ngục trần gian ấy, lại càng khổ hơn khi phải chấp nhận mình là kiếp trâu kiếp ngựa. Cả những con người cứng rắn, có lẽ không khỏi động lòng khi đọc đến câu “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa” Khổ mà đến “quen” rồi quả thật ý thức con người đã bị tê liệt, đã mất đi cái “yếu tố xã hội” để được xem là con người. Chuỗi ngày cực nhục đã cướp đi của Mị sức sống tài năng , cướp đi những thất vọng tuổi trẻ những “lúc hồi hộp chờ đợi người yêu”. Lúc nào và bao giờ cũng thế, công việc cứ nối tiếp nhau vẽ ra trước mặt Mị, cứ những công việc quen thuộc làm đi làm lại “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế”. Khổ quá, cái khổ cứ chực bóp nát cuộc đời Mị, thế sao Mị không tự tử chết đi cho rồi? Không được bởi “Mị chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ. Mị đành trở lại nhà thống lí”.
           Cuộc sống trong cái địa ngục khủng khiếp đã bào mòn đi trái tim yêu đời của Mị, giờ đây nó đã trở nên trơ lì, chai sạn. Mị chỉ còn biết vùi đầu vào công việc : “Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa” “ càng ngày mị càng không nói, cứlùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa”. Thế giới của Mị thu vào một “ cái buồng kín mít, chỉ có chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Ý thức đã hoàn toàn biến dạng, Mị nhìn ra cuộc đời bằng ô cửa sổ, mà lại chẳng biết gì ngoài ấy thì có phải Mị đã quên mình là con người! Rõ ràng Tô Hoài đã tuân thủ nguyên tắc biện chứng của chủ nghĩa hiện thực một cách nghiêm ngặt: hoàn cảnh đã tác động vào tính cách Mị. Vợ chồng A Phủ chính là một bản cáo trạng đanh thép kết án những bọn cường hào thống lí và Tô Hoài đã mở rộng tấm lòng mình để bao bọc, che chở, bênh vực cho những người phụ nữ miền núi chịu hai tầng bóc lột.
           Bức tranh hiện thực được hoàn chỉnh hơn với sự xuất hiện của A Phủ, một chàng trai khỏe mạnh cường tráng, trung thực. Chỉ vì những cuộc ẩu đả thường tình mà A Phủ bị đưa ra xử kiện thật là vô lí. Nhưng vấn đề ở chỗ: Người đúng là con dân còn kẻ sai là con quan, hơn nữa, quan lại là người xử kiện. Như thế chẳng biết “công lí” có còn ngự trị nơi quan đường? Chỉ biết rằng A Phủ đang là một con chim xoãi cánh trong bầu trời tự do bỗng chốc bị nhốt trong lồng, bị trở thành nô lệ. Dường như cuộc đời A Phủ có lặp lại ít nhiều những biến thái của cuộc đời Mị. Đó là số phận chung cho những người miền núi thời bấy giờ.
           Nhắc đến tác phẩm, người ta nhắc đến tính hiện thực và giá trị nhân đạo. Hiện thực mà chỉ bằng tố cáo phê phán thì còn khiếm khuyết, “nhân đạo” mà chỉ có yêu và ghét thì chưa phải là nhân đạo. Nhà văn cần phải hiểu nhân vật và tìm ra con đường tất yếu mà nhân vật phải đi. Tính cách nhân vật phát triển theo hoàn cảnh và được Tô Hoài phân tích theo con đường phát triển của tâm lí nhân vật. Thiết nghĩ đây mới là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo độc đáo của tác phẩm. Nhân cách Mị bị chon vùi trong cái địa ngục trần gian là hợp lí, sống cho ra người thì không sống được muốn chết cũng không chết được. Có phải Mị đã ở cái trạng thái “sống dở chết dở”. Rồi Mị phải quen, phải chịu đựng, và trở nên chai lì như một cỗ máy. Liệu Mị có còn lối thoát? Nếu như có một hoàn cảnh đã làm tê liệt ý thức con người thì sẽ có một hoàn cảnh để vực dậy trong lòng họ một sức sống. Nghe như mơ hồ nhưng đó là sự thực. Khi chứng kiến APhủ bị trói, lúc đầu “Mị thản nhiên thổi lửa hơ tay nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Nhưng “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ"chính là “hoàn cảnh” đã giúp Mị sống dậy. “Lúc ấy đã khuya.Trong nhà đã ngủ yên Mị trở dậy thổi lửa.Ngọn lửa bập bùng sáng lóe Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở.Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Mị bắt gặp dòng nước mắt ấy và nhớ về mình, Mị cũng phải trói đứng thế kia và Mị cũng khóc “nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không biết lau đi được”. Dòng nước mắt là sự đồng cảm giữa hai con người. Dòng nước mắt của A Phủ đã làm bỏng rát vết thương trong lòng Mị. Tất cả thôi thúc Mị cởi trói cho A Phủ và cả hai người “lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi”. Họ đến lập nghiệp ở Phiềng Sa. Thế rồi chẳng bao lâu sau, cái đồn Tây, lại lù lù xuất hiện, cha con thống lí lại vào ở đó. Trước mắt hai người chỉ còn một sự lựa chọn: trở về kiếp sống nô lệ hoặc chống kẻ thù. Cách mạng rồi sẽ đến với họ và họ sẽ trở thành người của cách mạng.
           Muốn phân biệt giữa giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo là điều không phải dễ. Thực ra, cả hai hòa quyện vào nhau, đan xen vào nhau. Có ghét nhà văn mới tố cáo bọn thống lí Pá Tra, có thương cảm nhà văn mới viết được những câu văn đầy xúc động, có hiểu nhà văn mới đi sâu vào cuộc sống tâm lí con người. Và Tô Hoài có thông cảm với nhân vật lắm mới có thể xét đoán tinh tế cuộc sống tinh thần của Mị. Những ngày tháng đầu tiên ở nhà thống lí Mị cứ khóc có đến hàng mấy tháng, thế rồi định ăn lá ngón để tự tử vì không chịu nhục. Nhưng vẫn cố sống, sống một cách gượng gạo vì chữ hiếu. Mị nghèo vật chất nhưng không nghèo tình thương, lòng Mị vẫn âm ỉ một khao khát sống khao khát được tự do. Nếu như nhà văn lạnh lùng theo chủ nghĩa hiện thực khách quan thì làm sao nhà văn nắm bắt được cái khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng vẫn “tồn tại đời đời” ấy. Rõ ràng nhà văn Tô Hoài tuân theo chủ nghĩa hiện thực nhưng ông tin rằng hoàn cảnh dẫu có khắc nghịêt vẫn không thể vùi dập hoàn toàn nhân tính. Hoàn cảnh tác động tính cách nhưng không giết chết tính cách. Trải qua hơn nửa thế kỉ, tác phẩm vẫn còn còn nguyên giá trị hiện thực và nhân đạo cao cả của nó. Vì vậy truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” mới mãi mãi đọng lại trong lòng người đọc.
ĐỀ 2 : Đề bài :Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ 
Mị là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" mà nhà văn Tô Hoài đã giành nhiều tài năng và tâm huyết để xây dựng. Truyện được trích từ tập "truyện Tây Bắc" (1953) của Tô Hoài. Trong chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng miền Tây Bắc (1952), Tô Hoài đã có dịp sống, cùng ăn, cùng ở với đồng bào các dân tộc miền núi, chính điều đó đã giúp Tô Hoài tìm được cảm hứng để viết truyện này. Tô Hoài thành công trong "Vợ chồng A Phủ" không chỉ do vốn sống, tình cảm sống của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật cùa một cây bút tài hoa. Trong "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, trong đó nổi bật và đáng chú ý nhất là biện pháp phân tích tâm lý và hành động của Mị trong từng chặng đường đời. Điểm nghệ thuật ấy thật sự phát sáng và thăng hoa trong đoạn văn miêu tả tâm lý và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ. Qua đó ta thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Trong tác phẩm này, điều gây cho bạn đọc ấn tượng nhất đó chính là hình ảnh của cô gái "dù làm bất cứ việc gì, cô ta cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Đó là nét tâm lý của một con người cam chịu, buông xuôi trước số phận, hoàn cảnh sống đen tối đầy bi kịch. Sở dĩ Mị có nét tính cách ấy là do cuộc sống hôn nhân cưỡng bức giữa Mị và A Sử. Mị không được lấy người mình yêu mà phải ăn đời ở kiếp với một người mà mình sợ hãi, lạnh lùng. Một nguyên nhân nữa chính là do uy quyền, thần quyền, đồng tiền của nhà thống lý Pá Tra đã biến Mị thành một đứa con dâu gạt nợ. Mang tiếng là con dâu của một người giàu có nhất vùng, nhưng thật sự Mị chỉ là một kẻ nô lệ không hơn không kém. Điều đó làm Mị đau khổ, Mị khóc ròng rã mấy tháng trời và từng có ý định ăn nắm lá ngón kết thúc cuộc đời mình. Thế nhưng "sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi". Chính vì thế Mị đã buông xuôi trước số phận đen tối của mình, trái tim của Mị dần chai sạn và mất đi nhịp đập tự nhiên của nó. 
Song song với nét tính cách đó lại là tâm trạng của một người yêu đời, yêu cuộc sống, mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh sống đen tối, đầy bi kịch. Điều đó đã được thể hiện trong đêm mùa xuân. 
Trong đêm mùa xuân ấy, tâm trạng của Mị phát triển theo những cung bậc tình cảm khác nhau, cung bậc sau cao hơn cung bậc trước. Ban đầu, Mị nghe tiếng sáo Mèo quen thuộc, Mị nhẩm thầm bài hát người đang thổi rồi Mị uống rượu và nhớ lại kỷ niệm đẹp thời xa xưa... Mị ý thức được về bản thân và về cuộc đời rồi Mị muốn đi chơi. Nhưng sợi dây thô bạo của A Sử đã trói đứng Mị vào cột. Thế nhưng sợi dây ấy chỉ có thể "trói" được thân xác Mị chứ không thể "trói" được tâm hồn của một cô gái đang hòa nhập với mùa xuân, với cuộc đời. Đêm ấy thật là một đêm có ý nghĩa với Mị. Đó là đêm cô thực sự sống cho riêng mình sau hàng ngàn đêm cô sống vật vờ như một cái xác không hồn. Đó ...  đến cảnh A Phủ bỏ trốn và chính Mị sẽ là người chết thay cho A Phủ trên cái cột tưởng tượng đó. Thế nhưng, Mị vẫn không thấy sợ, sự suy tưởng của Mị là có cơ sở của nó. Cha con Pá Tra đã biến Mị từ một con người yêu đời, yêu cuộc sống, tài hoa chăm chỉ, hiếu thảo, tha thiết với tình yêu thành một con dâu gạt nợ, một kẻ nô lệ đúng nghĩa, chúng đã tàn ác khi trói một người đàn bà ngày trước đến chết thì chẳng lẽ chúng lại không đối xử với Mị như thế ư? Như vậy, chứng kiến “dòng nước mắt lấp lánh” của A Phủ, tâm trạng của Mị diễn biến phức tạp. Mị thông cảm với người cùng cảnh ngộ, Mị nhớ đến chuyện người đàn bà ngày trước, lí trí giúp Mị nhận ra bọn lãnh chúa phong kiến thật độc ác, Mị xót xa trước số phận của mình rồi Mị lại nghĩ đến A Phủ; sau đó Mị lại tưởng tượng đến cái cảnh mình bị trói đứng Một loạt nét tâm lí ấy thúc đẩy Mị đến với hành động: dùng dao cắt lúa rút dây mây cởi trói cho A Phủ. Đó là một việc làm táo bạo và hết sức nguy hiểm nhưng nó phù hợp với nét tâm lí của Mị trong đêm mùa đông này. Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị cũng không ngờ mình dám làm một chuyện động trời đến vậy. Mị thì thào lên một tiếng “đi ngay” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ vùng chạy đi còn Mị vẫn đứng lặng trong bóng tối. Ta có thể hình dung được nét tâm lí ngổn ngang trăm mối của Mị lúc này. Lòng Mị rối bời với trăm câu hỏi: Vụt chạy theo A Phủ hay ở đây chờ chết?. Thế là cuối cùng sức sống tiềm tàng đã thôi thúc Mị phải sống và Mị vụt chạy theo A Phủ. Trời tối lắm nhưng Mị vẫn băng đi. Bước chân của Mị như đạp đổ uy quyền, thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến đương thời đã đè nặng tâm hồn Mị suốt bao nhiêu năm qua. Mị đuổi kịp A Phủ và nói lời đầu tiên. Mị nói với A Phủ sau bao nhiêu năm câm nín: “A Phủ. Cho tôi đi! Ở đây thì chết mất”. Đó là lời nói khao khát sống và khát khao tự do của nhân vật Mị. Câu nói ấy chứa đựng biết bao tình cảm và làm quặn đau trái tim bạn đọc. Đó chính là nguyên nhân - hệ quả của việc Mị cắt đứt sợi dây vô hình ràng buộc cuộc đời của mình. Thế là Mị và A Phủ dìu nhau chạy xuống dốc núi. Hai người đã rời bỏ Hồng Ngài - một nơi mà những kỉ niệm đẹp đối với họ quá ít, còn nỗi buồn đau, tủi nhục thì chồng chất không sao kể xiết. Hai người rời bỏ Hồng Ngài và đến Phiềng Sa, nhưng những ngày phía trước ra sao họ cũng chưa biết đến
Rõ ràng, trong đêm mùa đông này, sức sống tiềm tàng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chính nó đã giúp Mị vượt lên trên số phận đen tối của mình. Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc Mị tự cứu lấy bản thân mình. Qua đoạn trích trên, Tô Hoài đã ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng và những người phụ nự Việt Nam nói chung. Tô Hoài đã rất cảm thông và xót thương cho số phận hẩm hiu, không lối thoát của Mị. Thế nhưng bằng một trái tim nhạy cảm và chan chứa yêu thương, Tô Hoài đã phát hiện và ngợi ca đốm lửa còn sót lại trong trái tim Mị. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn sáng lên ở đó. Đồng thời qua tác phẩm, Tô Hoài cũng đã khẳng định được chân lí muôn đời: ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh để chống lại nó dù đó là sự vùng lên một cách tự phát như Mị. Quả thật qua đó tác phẩm này giúp ta hiểu được nhiều điều trong cuộc sống.
Với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nói riêng và tập “Truyện Tây Bắc” nói chung, ta hiểu vì sao Tô Hoài lại thành công trong thể loại truyện ngắn đến như vậy. Nét phong cách nghệ thuật: màu sắc dân tộc đậm đà chất thơ chất trữ tình thấm đượm, ]. Tác phẩm “Truyện Tây Bắc” xứng đáng với giải nhất truyện ngắn - giải thưởng do Hội nghệ sĩ Việt Nam trao tặng năm 1954 - 1955. Và “Vợ chồng A Phủ” thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc bởi những giá trị nghệ thuật, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của nó. Truyện ngắn này quả là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Tô Hoài.
Đối với riêng em, truyện “Vợ chồng A Phủ” giúp em cảm thông sâu sắc trước nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến miền núi, từ đó giúp em ngày càng trân trọng khát vọng của họ hơn. Đây quả là một tác phẩm văn chương đích thực bởi nó đã góp phần nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc như Nam Cao đã quan niệm trong truyện ngắn “Đời thừa”. 
Đề 3:Mùa xuân ở thiên nhiên và trong lòng Mị
Hình tượng 2 bức tranh mùa xuân trong truyện vợ chồng A Phủ 
Là một cây bút văn xuôi đương đại khá thành công, Tố Hữu là nhà văn có một lượng tác phẩm khá đồ sộ và phong phú trong các nhà văn hiện đại. Với một khả năng phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật một cách tài hoa, khéo léo, độc đáo, Tố Hữu đã đem lại cho văn học Việt Nam những nhân vật truyện ngắn đa sắc, đa hình. Trong đó, ta không thể kể đến hình tượng một cô gái người Mèo là Mị trong “Vợ Chồng A Phủ” của Tô Hoài với hình ảnh hai hình ảnh mùa xuân đặc sắc. 
Tô Hoài (1920) là một nhà văn có sức sáng tạo dồi dào với trên 160 đầu sách qua hơn 60 năm cầm bút với rất nhiều thể loại khác nhau. Truyện “Vợ Chồng A Phủ” là một truyện ngắn đặc sắc được trích từ tập Truyện Tây Bắc cùng với 2 truyện ngắn khác là Cứu đất cứu Mường và Chuyện Mường giơn. Đó là một câu chuyện kể về cuộc đời gian lao, khổ cực của 2 con người lao động miền núi A Phủ và Mị qua 2 quãng đời – tương ứng với 2 phần truyện - ở Hồng Ngài và ở Phiềng Sa. 
Mị là một cô con dâu gạt nợ sống ở nhà thống lí Pá Tra để trả món nợ truyền đời – truyền kiếp là 20 đồng bạc trắng mà bố mẹ Mị vay bố Pá Tra để đến với nhau. Quãng đời của MỊ ở Hồng Ngài thật sự là một chuỗi ngày đen tối nhất của một người đàn bà ở giữa chốn đia ngục trần gian. Tuy là mang tiếng con dâu của vua xứ Mèo mà lại phải làm việc quần quật, thời gian sống lại tính bằng những công việc liên tiếp “mùa nào việc nấ”. Cố thật sự đã bị cướp đoạt quyền sống, quyền được hạnh phúc. Lẽ nhiên, khi bị dồn vào đường cùng, con người tất yếu sẽ tìm đến cái chết. Nhưng vì là một cô con gái có hiếu, Mị đã ném đi nắm lá ngón, cùng với ý định tự tử để trả món nợ hạnh phúc cho cha mẹ. Chính vì thế “sống lâu trong cái khổ, quen với cái khổ, Mị nghĩ mình là thân trâu thân ngựa”. Mị đã tự giam lỏng cả thể xác, tinh thần của mình vào cái chốn địa ngục trần gian với cái phòng tối chỉ có một ô cửa số mà lúc nào nhìn ra cũng “mờ mờ trăng trắng” không rõ là ngày hay là đêm. Và sự chịu đựng nhẫn nhục ấy đã dẫn Mị rơi vào bi kịch đánh mất sức sống bản năng hay là “tê liệt tinh thần phản kháng”. 
Tưởng đâu đấy sẽ là một dấu chấm hết cho cuộc đời của người đàn bà Mèo ấy, nhưng đằng sau cái đống tro tàn của lòng Mị, vẫn còn thấp thoáng đâu đó những tia lửa nhỏ của khát vọng sống. Và chỉ cần một cơn gió tác động, nó sẽ bừng lên thành lửa ngọn – ngọn lửa của sự khát khao mãnh liệt được sống – chứ không chấp nhận tồn tại với thân phận nô lệ như vậy. Và cũng vì thế, người ta khó có thể nào quên cái mùa xuân muộn năm ấy ở Hồng Ngài. Khi những dấu hiệu của Tết đang đến gần: ngọn khói, tấm váy hoa xòe được đem phơi, lũ trẽ ầm ĩ chơi quay trong sân, tiếng sáo gọi bạn tình văng vẳng đến trước ngõ mỗi nhà thì tất cả mọi người dân đã sẵn sàng cho một cái Tết thật sôi nổi, đầm ấm. 
Cái không khí mùa xuân sặc sỡ đa thanh đa sắc ấy đã phần nào tác động đến tâm hồn giá lạnh nơi Mị. Cùng với men rượu ngà ngà của buổi cúng ma của nhà Thống Lý, Mị như lịm đi bên mâm rượu thầm nhớ về ngày xưa – cái ngày Mị còn nghe văng vẳng tiếng sáo gọi bạn tình, ngày mà Mị còn được tự do với tình yêu của mình. Càng nghĩ về ngày xưa, Mị lại càng thấm thía được nỗi đau thân phận nô lệ nhục nhã, tủi hổ như đang len lỏi vào từng suy nghĩ của mình. Càng nghĩ, càng tủi, Mị lại muốn tìm một sự giải thoát nơi chén rượu ấy với từng bát “ực” như một sự phản kháng của riêng mình. Và như nhận thức được bản thân, Mị lại tìm đến căn buồng tối ấy – như một sự tìm kiếm đến một không gian riêng. Mị nhận ra cái cuộc hôn nhân không tình yêu đó đã đày đọa đời Mị biết bao lâu. Cái cảm giác muốn được chết đã quay lại nơi Mị cùng với sự thấp thoáng của tiếng sao văng vẳng đâu đây: “Anh ném pao, em không bắt – Em không yêu, quả pao rơi rồi”. Ngày xưa, Mị cũng là một cô gái trẻ, tràn đầy sức sống, cũng là con người tài hoa với việc thổi kèn lá, kèn môi rất giỏi. Vì thế, ta không ngạc nhiên gì khi tiếng sáo văng vẳng nơi xa kia, cùng với hơi rượu nồng nàn đã khơi dậy nơi Mị những bổi hổi, bồi hồi về những ngày trước kia. Mị cảm thấy phơi phới, cảm thấy mình còn trẻ lắm, còn rất trẻ và muốn đi chơi,cũng muốn hòa nhập bản thân mình vào lễ hội tưng bừng ấy. Nghĩ là làm, Mị đến góc nhà, “lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Hành động nhỏ ấy nhưng đã cho ta thấy được biết bao nhiêu điều: Mị đã dần nhận thức được không gian mình đang sống, đang cần một chút ánh sáng – dù chỉ heo hắt – để soi sáng con đường, soi sáng cả cuộc sống tối tăm mù mịt của mình nơi địa ngục trần gian ấy. Ngay sau đó là những hành động liên tiếp nhau: “mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cáo váy hoa vắt ở trong vách”. Mị làm tất cả một cách nhanh chóng, không mở một lời như một sự quyết liệt, bình thản, khi mà trong đầu cô chỉ còn “rập rờn tiếng sao”. Bây giờ, Mị chỉ còn biết đi theo một con đường- nơi có tiếng gọi của sự sống, của tình yêu đang vẫy gọi ngoài kia. 
Vậy mà ý định giải thoát ấy đã không thành khi có sự xuất hiện của A Sử. Nó biết rằng Mị muốn đi chơi khi phát hiện ra những hành động ấy. Với một bản tính ác độc, độc đoán, vô tình, vô nghĩa, nó đã thẳng tay trói cô lại, lại còn quấn mái tóc lên cái cột làm MỊ không cúi, không nghiêng được nữa. Thế nhưng, nó đâu biết rằng, nó chỉ có thể trói được thể xác của người đàn bà kia mà không hề biết rằng Mị vẫn đang mơ màng, hướng tới cái sự sống ngoài kia: Mị như không biết mình đang bị trói, vẫn đưa mình theo tiếng sáo, theo những cuộc chơi, đám chơi. Và cứ như thế - một mình – trói buộc nơi cái cột đó với hơi rượu tỏa – tiếng sáo – tiếng chó sủa xa xa 
Thành công của Tố Hữu chính là việc khắc họa nội tâm nhân vật của yếu bằng tâm trạng. Chỉ bằng một sự khai thác tinh tế nơi sự thay đổi cảnh sắc mùa xuân đất trời, mùa xuân nơi bản làng, người đọc như thấy được nó đã tác động như thế nào đến tâm hồn nguội lạnh của người đàn bà kia. Cả trong đêm ấy, hành động của Mị được tác giả miêu tả rất ít, ngắn gọn, những nó đã thật sự gây hứng thú cho người đọc khi dõi theo từng cử chỉ, từng kí ức, từng việc làm của Mị trong đêm mùa xuân ấy. Có thể nói, Tô Hoài đã đặt cả tấm lòng của mình vào nơi Mị mới có thể gây cho người đọc một sự đồng cảm sâu sắc đến vậy. 
Với sự trỗi dậy – dù chỉ trong khoảnh khắc – của khát khao sống, ta nhận ra rằng cô Mị “lùi lũi như con rùa nuôi nơi xó cửa”, đã không còn nữa; mà thay vào đó là một cô gái luôn âm ỉ trong mình một ngọn lửa được sống – chứ không phải tồn tại như một cái xác không hồn như trước kia. Qua đó, ta cũng thấy được giá trị hiện thực được tác giả tô đậm như một bản tố khổ về một hình ảnh chốn địa ngục trần gian đã đày đọa một người con gái đang tuổi thanh xuân vào thân phận nô lệ chờ ngày chết. Hay đó cũng là một sự khám phá và khẳng định về sức sống mãnh liệt của người dân miền núi hết sức quyết liệt và mạnh mẽ để tìm ra cho mình một con đường sống. Và dù cái ý định giải thoát ấy có bị dập tắt đi chăng nữa, thì nó chăng đã trở thành một ngọn sóng ngầm luôn thường trực trong tâm hồn người đàn bà ấy, sẵn sàng tuôn trào ra, mãnh liệt hơn lúc nào hết! 

Tài liệu đính kèm:

  • docCac de luyen tap cho truyen ngan Vo chong A Phu.doc