Đề bài gợi ý ôn tập Ngữ văn 12 cơ bản (1)

Đề bài gợi ý ôn tập Ngữ văn 12 cơ bản (1)

 Câu 1/ Trình bày những nét chính về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm? [2 điểm]

 Câu 2/ “Đừng chết vì thiếu hiểu biết” – Một trong những khẩu hiệu phổ biến hiện nay nhằm tuyên truyền phòng chống đại dịch AIDS trên toàn cầu!

 Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề này như thế nào? [3 điểm]

Câu 3/ Bình giảng đoạn thơ sau đây :

 Con sóng dưới lòng sâu

 Con sóng trên mặt nước

 Ôi con sóng nhớ bờ

 Ngày đêm không ngủ được

 Lòng em nhớ đến anh

 Cả trong mơ còn thức

 Dẫu xuôi về phương bắc

 Dẫu ngược về phương nam

 Nơi nào em cũng nghĩ

 Hướng về anh - một phương

 (trích SÓNG – Xuân Quỳnh). [5 điểm]

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1329Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài gợi ý ôn tập Ngữ văn 12 cơ bản (1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI THAM KHẢO - B -
ĐỀ 3:	
 Câu 1/ Trình bày những nét chính về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm? [2 điểm]
 Câu 2/ “Đừng chết vì thiếu hiểu biết” – Một trong những khẩu hiệu phổ biến hiện nay nhằm tuyên truyền phòng chống đại dịch AIDS trên toàn cầu! 
 Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề này như thế nào?	 [3 điểm] 
Câu 3/ Bình giảng đoạn thơ sau đây : 
 Con sóng dưới lòng sâu
 Con sóng trên mặt nước
 Ôi con sóng nhớ bờ
 Ngày đêm không ngủ được
 Lòng em nhớ đến anh
 Cả trong mơ còn thức
 Dẫu xuôi về phương bắc
 Dẫu ngược về phương nam
 Nơi nào em cũng nghĩ
 Hướng về anh - một phương
	 (trích SÓNG – Xuân Quỳnh). [5 điểm]
ĐỀ 4:
 Câu 1/ Nội dung của tác phẩm “Đàn ghi của Lor - ca” (Thanh Thảo)? [2 điểm]
 Câu 2/ Cuộc sống đời thường hôm nay, chúng ta vẫn bắt gặp rất nhiều hình ảnh Nguyễn Hữu Ân
 Anh (chị) hãy giới thiệu về một tấm gương sáng của tuổi trẻ Việt nam trong thời đại mới. [3 điểm]
 Câu 3/ Nhận định về ĐẤT NƯỚC (trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm), có ý kiến đánh giá:
 Hình ảnh Tổ quốc trong thơ ông vừa thiêng liêng cao trọng, vừa gần gũi thân yêu
 Anh (chị) hãy làm rõ ý kiến này thông qua khổ thơ sau đây: 
 Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
 Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.
 Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
 Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
 Tóc mẹ thì bới sau đầu
 Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
 Cái kèo, cái cột thành tên
 Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
 Đất Nước có từ ngày đó 
 [5 điểm]
* * * * * * * *
LƯU Ý KHI LÀM BÀI: Chữ viết cần rõ ràng
 Đừng “tán, bịa” lan man !
 Ngắt câu - dùng chấm, phẩy
 Giữ thẳng lối , ngay hàng.
ĐỀ BÀI THAM KHẢO - C -
ĐỀ 5:	
 Câu 1/ Tóm lược tiểu sử nhà văn Lỗ Tấn? Tác phẩm nào là sáng tác chính của ông? [2 điểm]
 Câu 2/ Cuộc đời cụ Đồ Chiểu ngày trước đã dành trọn cho dân, cho nước	 
 Trong xã hội chúng ta hôm nay, người thanh niên học sinh thực hiện phương châm sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” như thế nào? [3 điểm] 
Câu 3/ Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lái đò trong trận chiến với con sông Đà lúc nó hung dữ (Người lái đò sông Đà – trích), từ đó nhận thấy rõ hơn thái độ của nhà văn Nguyễn Tuân đối với nhân dân lao động miền Tây Bắc 
 [5 điểm]
ĐỀ 6:
 Câu 1/ Cho biết khái quát phong cách nghệ thuật văn chương Nguyễn Tuân? Các đề tài nhà văn đã chọn trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945? [2 điểm]
 Câu 2/ Sinh thời, Bác đã khuyên dạy thanh niên học sinh: Có tài mà không có đức là người vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó!
 Hòa trong phong trào Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, anh (chị) sẽ thực hiện lời Bác dạy như thế nào? [3 điểm]
 Câu 3/ Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã gieo vào lòng người đọc tình yêu và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với Tổ quốc thiêng liêng... 
 Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
 Phải biết gắn bó và san sẻ
 Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
 Làm nên Đất Nước muôn đời
 (Trích: ĐẤT NƯỚC – Nguyễn Khoa Điềm). 
 Qua đoạn thơ trên, anh (chị) hiểu và hành động như thế nào đối với lời nhắn nhủ ấy... [5 điểm]
LƯU Ý KHI LÀM BÀI: Câu 1 là lý thuyết - tái hiện kiến thức bài [tác giả, tác phẩm]
 Câu 2 có độ dài - Đề tài về xã hội [tư tưởng, giáo dục, môi trường]
 Câu 3 cần vượt trội : MỞ - THÂN – KẾT đủ đầy
 Thành kim, nhờ sắt dũa mài
 Thành công nhờ nắm vững bài : luyện - ôn!
ĐỀ BÀI THAM KHẢO - D -
ĐỀ 7:	
 Câu 1/ Kể lại một cách ngắn gọn câu chuyện về Mị và A Phủ những tháng ngày phải sống kiếp đọa đày tại nhà Thống lý Pá Tra ở miền đất Hồng Ngài? 
 [2 điểm]
 Câu 2/ Ngôi nhà chung của nhân loại đang bị đe dọa bởi nhiều hiểm họa: hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường, rừng chảy máu – biển tận thu
 Anh (chị) sẽ làm gì để góp phần cùng mọi người cứu lấy trái đất này? [3 điểm] 
Câu 3/ Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
 [5 điểm]
ĐỀ 8:
 Câu 1/ Những hiểu biết của anh (chị) về nhà văn Sô lô khôp? Kề tên 03 tác phẩm chính của ông? 
 [2 điểm] 
 Câu 2/ Một câu nói nổi tiếng mà mọi người thường nhắc đến:
“Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn — mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc” 
 [ JOHN FILZGERALD KENNEDY] 
 Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề này? [3 điểm]
 Câu 3/ ‘Đảng còn, núi nước này còn” – Lời nói của cụ Mết (già làng, linh hồn của dân làng Xôman) trong truyện ngắn RỪNG XÀ NU của nhà văn Nguyễn Trung Thành như khẳng định một niềm tin son sắt với cách mạng, một sức mạnh bất diệt của đồng bào Tây nguyên mà kẻ thù không thể nào khuất phục được
 Anh (chị) hãy lựa chọn và phân tích những hình ảnh tiêu biểu trong tác phẩm này để làm rõ nhận định trên. 
LƯU Ý KHI LÀM BÀI: Các em nhớ, vẫn còn bao thứ
 Khi làm bài đừng cứ viết liều !
 Thời gian – xem ít hay nhiều
 Mà đưa dẫn chứng, những diều nói thêm

Tài liệu đính kèm:

  • docDE BAI GOI Y ON TAP NGU VAN 12 CO BAN.doc