1___ Giải thích hai câu thơ:“ Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong” để thấy rõ quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh.
* Giải thích:
+ Chất thép trong thơ chính là tư tưởng tiến bộ, tinh thần cách mạng, là tính chiến đấu, là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của thơ ca.
+ Nhà thơ, nhà văn có tinh thần xung phong như người chiến sĩ trên mặt trận, tiên phong trong công cuộc cách mạng, dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu
* Hai câu thơ thể hiện rõ quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh:
+ Văn học là vũ khí đấu tranh cách mạng, Người xác định vị trí và vai trò to lớn của người nghệ sĩ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Thơ văn phục vụ cách mạng đòi hỏi phải có tính chân thật và dân tộc. Người chú ý đến đặc trưng quan trọng này.
+ Khi cầm bút, Người luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng để quyết định nội dung và hình thức.
Sở GD – ĐT Phú Yên ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Trường PT Cấp 2-3 Võ Thị sáu KIỂM TRA HỌC KÌ 1, Năm học 2009-2010 -----&----- Môn: Ngữ Văn - lớp 12 -----&&&----- ( Đáp án bao gồm 3 trang ) Câu I Phần chung Nội dung Điểm 1___ Giải thích hai câu thơ:“ Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong” để thấy rõ quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh. 2 điểm * Giải thích: + Chất thép trong thơ chính là tư tưởng tiến bộ, tinh thần cách mạng, là tính chiến đấu, là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của thơ ca. + Nhà thơ, nhà văn có tinh thần xung phong như người chiến sĩ trên mặt trận, tiên phong trong công cuộc cách mạng, dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu * Hai câu thơ thể hiện rõ quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh: + Văn học là vũ khí đấu tranh cách mạng, Người xác định vị trí và vai trò to lớn của người nghệ sĩ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. + Thơ văn phục vụ cách mạng đòi hỏi phải có tính chân thật và dân tộc. Người chú ý đến đặc trưng quan trọng này. + Khi cầm bút, Người luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng để quyết định nội dung và hình thức. 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.25đ 0.25đ 2 Ý kiến về nhận định: Phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” 3a. a.Yêu cầu kĩ năng: -Biết viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề về một ý kiến, một tư tưởng, đạo lí; - Biết kết hợp các thao tác nghị luận. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp . b.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận a. Giải thích - Một tâm hồn tàn lụi là tâm hồn như thế nào? ( Trái tim khô cứng, thiếu nhạy cảm, tinh thần nghèo nàn, ) - Tại sao khi đang sống mà để tâm hồn tàn lụi là mất mát lớn nhất? ( hơn cả cái chết) Sống mà tâm hồn tàn lụi, sống chỉ là sự tồn tại sinh vật b. Biểu hiện của người có tâm hồn tàn lụi - Thiếu nhạy cảm trước những gì xãy ra xung quanh cuộc sống.( Trái tim lạnh giá, sơ cứng về tình cảm) - Không biết run động trước cái đẹp, không biết cảm thông trước những thân phận của cuộc đời. - Kiến thức nghèo nàn, sống cô lập với thế giới bên ngoài; Đời sống tinh thần nghèo nàn không có sự say mê, yêu thích các lĩnh vực nghệ thuật, cuộc đời - Không có khát vọng, chỉ nghĩ đến đời sống vật chất, không chăm lo vun đắp đời sống tinh thần, - Nêu các dẫn chứng làm rõ luận điểm c. Bình luận - Khẳng định quan niệm sống: phải có ý nghĩa, phải vun đắp tâm hồn phong phú - Sống không phải là tồn tại, cuộc sống có ý nghĩa khi thế giới tinh thần của con người phong phú; Chết không phải là điều mất mát lớn của cuộc đời. Có những cái chết vẫn mãi lưu danh muôn đời. - Phê phán lối sống chạy theo vật chất, không chăm lo về đời sống tinh thần, - Bài học rút ra cho bản thân từ ý kiến trên, 0.25điểm 0,50điểm 0.50điểm 0.25điểm 0.25điểm 0.25điểm 0.25điểm 0.50điểm 0,25điểm II. Phần riêng: ( thí sinh chỉ chọn một trong hai đề ) * Cảm nhận về đoạn thơ Việt Bắc-Tố Hữu . Từ đó nêu Tính dân tộc được thể hiện qua đoạn thơ . 5 điểm a, Yêu cầu về kỹ năng: -HS biết làm một bài văn nghị luận văn học: Kĩ năng sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, trong việc cảm nhận đoạn thơ, bố cục bài văn rõ ràng, diễn đạt mạch lạc , lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. Yêu cầu chữ viết cẩn thận rõ ràng. b, Yêu cầu về kiến thức: - Trên cơ sở nắm chắc tác phẩm Việt Bắc của Tố Hữu và vị trí đoạn trích, HS biết phát hiện, phân tích, cảm nhận đoạn thơ để thấy vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc qua nổi nhớ của người cách mạng về xuôi trong hình thức thơ mang đạm tính dân tộc.. 0.50đ 1.75đ 1.25đ 1.0đ 0.50đ - Giới thiệu về Tác giả, tác phẩm Việt Bắc và vị trí đoạn trích * Về nội dung: - Nỗi nhớ cảnh và người được diễn tả sâu sắc. Cảnh và người ở đây hoà quyện với nhau tạo nên cảnh sắc hữu tình + Cảnh thiên nhiên bốn mùa đủ màu sắc, âm thanh, ánh sáng -vẻ đẹp bức tranh tứ bình. + Vẻ đẹp con người:đó là những con người lao động bình dị, cần cù, giàu tình nghĩa ( người đi nương, cô gái đan nón, cô gái hái măng, tiếng hát ) à Thiên nhiên và con người trong nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi bao giờ cũng đẹp. * Về nghệ thuật: - Sử dụng thành công, nhuần nhuyễn thể lục bát, dùng đại từ xưng hô “mình- ta” ; Điệp từ nhớ được lặp lại nhiều lần, mỗi lần sắc thái khác nhau, từ ngữ giàu hình ảnh, âm thanh, màu sắc. * Đoạn thơ thể hiện phong cách thơ Tố Hữu mang đậm tính dân tộc: tư tưởng, tình cảm truyền thống dân tộc(hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc), sử dụng nhuần nhuyễn thơ dân tộc, chất liệu lấy từ đời sống nhân dân , Câu thơ lúc dung dị dân dã gần với ca dao, giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha ân tình - Đánh giá nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ mang đậm tính dân tộc. Lưu ý. Bài đạt điểm tối đa, phải là bài đạt được các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỉ năng đề ra, tuy mắc vài lỗi không đáng kể. 3b. - Anh/ chị hãy phân tích hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ, liên hệ với một số bài thơ trong chương trình văn học lớp 12 để thấy rõ đất nước luôn là nguồn cảm hứng dồi dào của thơ ca 5 điểm 0,5 điểm 1.75 điểm a.Yêu cầu kĩ năng: HS biết làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học-phân tích đoạn thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, dùng từ và viết câu. Văn viết có cảm xúc. Chữ viết cẩn thận b.Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm chắc những hiểu biết về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, vị trí đoạn trích, HS biết phát hiện, phân tích, cảm nhận hình tượng Đất Nước. - Giới thiệu tác giả, về trường ca Mặt đường khát vọng và đoạn thơ trích. - Cảm nhận và sự thể hiện mới mẻ về đất nước :Đất nước không phải cái gì trừu tượng, trang trọng, kì vĩ mà được cảm nhận rất cụ thể. Đất nước có từ lâu đời, rất gần gũi, gắn bó đối với cuộc sống mỗi con người. + Đất nước hiện lên từ những huyền thoại, cổ tích + Đất nước hình thành từ lâu đời, Đất nước gắn liền với mĩ tục thuần phong, Đất nước gắn liền với lối sống tình nghĩa, gắn liền với truyền thống yêu nước, lao động cần cù của người dân. +Đất nướcở ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong mỗi căn nhà, trong những vật dụng quen thuộc... - Sự khái quát đất nước trong cảm nhận của tác giả bằng các mệnh đề: + Đất nước có trong../ Đất nước bắt đầu/ Đất nước lớn lên/ Đất nước có từ.. - Về nghệ thuật: + Lời thơ giàu chất liệu văn hóa dân gian, nhiều hình ảnh, ý thơ lấy từ ca dao, truyền thuyết một cách linh hoạt và sáng tạo, tạo một không gian vừa gần gũi thân quen vừa bay bổng sâu xa, làm nổi bậc tư tưởng Đất nước là của nhân dân + Lối thơ tự do, giọng thơ suy tư thường vẫn đặt ra các câu hỏi và tự trả lời, mang chất trữ tình chính luận sâu lắng - Liên hệ một số tác phẩm thơ: Việt Bắc-Tố Hữu, Bên kia sông Đuống-Hoàng Cầm, Đất nước - Nguyễn Đình Thi..Đất nước trở thành nguồn cảm hứng vô tận của thơ ca. Mỗi nhà thơ có cách cảm nhận và thể hiện riêng về đất nước.. 1.50điểm 0.75điểm 0,50 điểm - Đoạn thơ là sự kết tinh đặc sắc giữa chất liệu văn hóa dân gian với hình thức thơ trữ tình-chính luận. - Lối định nghĩa riêng về Đất nước. Đất nước không siêu hình, trừu tượng mà gắn bó, thân thuộc với mỗi người, Đất nước của nhân dân. Lưu ý. Bài đạt điểm tối đa, phải là bài đạt được các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỉ năng đề ra, tuy mắc vài lỗi không đáng kể. ----------- Hết----------
Tài liệu đính kèm: