Đáp án & đề chính thức đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008 môn thi: Văn, khối C

Đáp án & đề chính thức đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008 môn thi: Văn, khối C

Môn thi: VĂN, khối C

Phần chung cho tất cả thí sinh

Câu I (2điểm)

Anh/ chị hảy giới thiệu ngắn gọn về hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hửu .

CâuII (5điểm)

 Cùng bộc lộ nổi nhớ về tây Bắc, trong bài Tây Tiến , Quang Dũng viết :

 Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !

 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

 Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

 Mường Lát hoa về trong đêm hơi

 (Văn học 12, Tập một,NXB Giaó dục,2005, tr.76)

 trong bài tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên viết:

 Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

 Nơi nao qua lòng lại yêu thương ?

 Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

 Kh ta đi, đất đã hoá tâm hồn !

 (Văn học 12, Tập một,NXB Giaó dục,2005, tr.121)

 Cảm nhận của anh / chị về hai đoạn thơ trên .

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án & đề chính thức đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008 môn thi: Văn, khối C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁP ÁN
& ĐỀ CHÍNH THỨC 
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008
Môn thi: VĂN, khối C 
A . ĐỀ THI :
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008
Môn thi: VĂN, khối C
Phần chung cho tất cả thí sinh
Câu I (2điểm)
Anh/ chị hảy giới thiệu ngắn gọn về hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hửu .
CâuII (5điểm)
	Cùng bộc lộ nổi nhớ về tây Bắc, trong bài Tây Tiến , Quang Dũng viết :
	Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
	Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
	Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
	Mường Lát hoa về trong đêm hơi
	(Văn học 12, Tập một,NXB Giaó dục,2005, tr.76)
	trong bài tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên viết:
	Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
	Nơi nao qua lòng lại yêu thương ?
	Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
	Kh ta đi, đất đã hoá tâm hồn !
	(Văn học 12, Tập một,NXB Giaó dục,2005, tr.121)
	Cảm nhận của anh / chị về hai đoạn thơ trên .
Phần riêng ----------thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: Câu III. a hoặc III .b ---------- 
Câu III. a (3điểm)
	Trong tác phẩm Chử người tử tù, tại sao tác giả Nguyễn Tuân lại ví tấm lòng nhân vật quản ngục như “ một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ “ ?
Câu III. b (3điểm)
	Trong tác phẩm Một người Hà Nội, vì sao tác giả nguyễn khải lại gọi nhân vật bà Hiền là “ hạt bụi vàng của Hà Nội “ ?
---------------------------Hết---------------------------
B . Đáp án - (có Thang điểm kèm theo) :
I Giới thiệu ngắn gọn về hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu 2,0
	1. Tập Từ ấy (1,0 điểm)
- Từ ấy là tập thơ đầu tay của Tố Hữu được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1937
đến 1946 tương ứng với chặng đường cách mạng từ phong trào Mặt trận Dân chủ Đông
Dương đến Tổng khởi nghĩa tháng Tám và Toàn quốc kháng chiến. Tập thơ gồm ba
phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Qua ba phần ấy, cảm hứng thơ Tố Hữu vận
động từ niềm hân hoan của tâm hồn trẻ nhiều băn khoăn về lẽ sống bỗng được gặp ánh
sáng lí tưởng; rồi qua bao gian lao, thử thách, từng bước trưởng thành trên con đường
đấu tranh cách mạng; đến niềm vui bất tuyệt, ngây ngất trước cuộc đổi đời vĩ đại của
dân tộc.
- Nổi bật lên ở tập Từ ấy là chất lãng mạn trong trẻo của một hồn thơ trẻ say men lí
tưởng; nhạy cảm với cảnh đời, tình đời; một cái tôi trữ tình mới, trong đó ý thức cá
nhân đang từng bước hoà mình với đoàn thể, nhân quần; một giọng điệu thiết tha, sôi
nổi, nồng nhiệt.
	2. Tập Việt Bắc (1,0 điểm)
- Việt Bắc là chặng đường thứ hai của thơ Tố Hữu, được sáng tác trong khoảng thời
gian từ 1947 đến 1954. Tập thơ là bản hùng ca phản ánh những chặng đường gian lao,
anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến ngày thắng
lợi. Tập thơ hướng vào thể hiện con người quần chúng kháng chiến, trước hết là công,
nông, binh; kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam mà bao trùm là tình
yêu nước.
- Ở Việt Bắc, thơ Tố Hữu bay bổng và rộng mở trong cảm hứng sử thi - trữ tình mang
hào khí thời đại; hình thức thơ giàu tính dân tộc và đại chúng.
II Cảm nhận về hai đoạn thơ ( 5,0điểm)
	1. Đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng (2,0 điểm)
- Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến. Thiên
nhiên miền Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu mà thơ mộng; con người Tây Tiến gian
khổ mà hào hoa. ç 1,0điểm.
- Hình ảnh thơ có sự hài hoà nét thực nét ảo, vừa mông lung vừa gợi cảm về cảnh và
người; nhạc điệu có sự hoà hợp giữa lời cảm thán với điệu cảm xúc (câu mở đầu như
một tiếng kêu vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần (rồi, ơi, chơi vơi,
mỏi, hơi) với điệp từ (nhớ / nhớ) và lối đối uyển chuyển (câu 3 với câu 4) đã tạo ra một
âm hưởng tha thiết, ngậm ngùi... ç 1,0điểm.
	 2. Đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên (2,0 điểm)
- Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ sâu nặng về những miền quê đã từng qua, rồi kết tinh thành
một triết lí sắc sảo. Từ nỗi nhớ thương dành cho những vùng đất mang nặng nghĩa tình,
thuộc về kỉ niệm riêng, cảm xúc thơ được đúc kết thành triết lí chung về quy luật phổ
biến của tâm hồn. ç 1,0điểm.
- Nghệ thuật có sự kết hợp tả thực với suy tưởng, bộc bạch tâm tình (câu đầu) với
chiêm nghiệm triết lí (các câu sau); phép điệp (nhớ / nhớ), phép đối xứng (khi ta ở - khi
ta đi), câu hỏi tu từ (nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương?) khiến đoạn thơ có sức
truyền cảm và súc tích như một châm ngôn. ç 1,0điểm.
	3. So sánh (1,0 điểm)
- Điểm tương đồng: hai đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ tha thiết, bồi hồi, sâu lắng về thiên
nhiên và con người Tây Bắc. ç 0,5điểm . 
- Điểm khác biệt: đoạn thơ trong bài Tây Tiến bộc lộ nỗi nhớ cụ thể của người trong
cuộc, toát lên vẻ hào hoa, lãng mạn, hình ảnh thơ nghiêng về tả thực trực quan; còn
đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu là tình cảm nhớ thương đã được nâng lên thành
quy luật của tâm hồn, hình ảnh thơ nghiêng về khái quát và tượng trưng, chứa đựng vẻ
đẹp trí tuệ. ç 0,5điểm .
III.a Vì sao tấm lòng của nhân vật quản ngục được ví như “một thanh âm trong trẻo”? 3,0
	1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời say mê và tôn vinh cái đẹp, nhất là cái đẹp của tài
hoa và nhân cách; là ngòi bút bậc thầy với phong cách sắc sảo, uyên bác, tài hoa.
- Chữ người tử tù được coi là kiệt tác của Nguyễn Tuân trong tập Vang bóng một thời.
Truyện viết về cuộc gặp gỡ lạ lùng giữa Huấn Cao và quản ngục, mỗi nhân vật là hiện
thân cho một vẻ đẹp cao quí trong đời.
0,5
	2. Về nhân vật quản ngục (1,5 điểm)
- Về vị thế, nhân vật quản ngục là đại diện cho bộ máy cai trị của triều đình mục nát,
phải sống giữa một môi trường là thế giới nhà tù ô trọc, với chức phận cai quản và
trừng phạt tù nhân. ç (0,5 điểm)
- Về phẩm chất, nhân vật quản ngục lại là “một tấm lòng trong thiên hạ”: tâm hồn thuần
khiết, tính tình ngay thẳng, biết quý trọng phẩm giá con người, có sở thích cao quý, đặc
biệt là có “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” ... (1,0 điểm)
	3. Ý nghĩa của hình ảnh so sánh (1,0 điểm)
- Là hình ảnh súc tích tạo ra sự đối lập sắc nét giữa trong với đục, thuần khiết với ô
trọc, cao quý với thấp hèn; giữa cá thể nhỏ bé, mong manh với thế giới hỗn tạp, xô bồ.
- Là hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấn tượng mạnh, thể hiện một sự khái quát
nghệ thuật sắc sảo, tinh tế giúp tác giả làm nổi bật và đề cao vẻ đẹp của tâm hồn nhân
vật. Là chi tiết nghệ thuật mang đậm dấu ấn phong cách tài hoa của Nguyễn Tuân. 
III.b Vì sao nhân vật bà Hiền được gọi là “hạt bụi vàng của Hà Nội”? 3,0
	1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Khải là nhà văn xông xáo, nhạy bén với những vấn đề thời sự, có khả năng
phân tích tâm lí sắc sảo; ở giai đoạn đổi mới, ông đặc biệt quan tâm đến số phận cá
nhân trong cuộc sống đời thường; giọng văn đôn hậu, trầm lắng, nhiều chiêm nghiệm.
- Một người Hà Nội là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải giai đoạn đổi mới, thể hiện
những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội qua nhân
vật bà Hiền.
0,5
3
	2. Về nhân vật bà Hiền (1,5 điểm)
- Không thuộc kiểu người xuất chúng, bà Hiền là một người Hà Nội bình thường
nhưng rất đậm cốt cách Hà Nội. Đó là sự nhuần nhuyễn giữa nét đẹp riêng của đất kinh
kì với phẩm chất chung của một người Việt (giản dị mà lịch lãm, thiết thực mà sang
trọng, cần mẫn mà tài hoa, chân thực mà tinh tế sâu sắc...).
- Phẩm chất bền vững thuộc về đạo lí làm người muôn đời chính là căn cốt giúp bà Hiền
có thể sống tốt, sống đẹp ở mọi thời, trong mọi mối quan hệ gia đình và xã hội, dù thời
cuộc có lúc thăng trầm (khôn ngoan mà tự trọng, thức thời mà chu đáo, linh hoạt mà
trung thực, đôn hậu mà bản lĩnh, trọn vẹn cả việc nước việc nhà...).
1,0
0,5
	3. Ý nghĩa của hình ảnh so sánh (1,0 điểm)
- Hạt bụi vàng là hình ảnh một sự vật nhỏ bé, khiêm nhường mà cao đẹp, quý báu.
Nhiều hạt bụi vàng như thế hợp lại thành áng vàng chói sáng, đó là phẩm giá đã thành
bản sắc Hà Nội, thành truyền thống của người Hà Nội nghìn năm văn hiến.
- Là hình ảnh so sánh đặc sắc thể hiện sự khái quát nghệ thuật cao, trong đó có sự đối
lập mà thống nhất giữa thân phận và giá trị, biểu hiện được mối gắn bó giữa cá nhân
với cộng đồng; chứa đựng niềm trân trọng và tự hào của tác giả. Hình ảnh ấy giúp
Nguyễn Khải cô đúc được toàn bộ phẩm chất phong phú của nhân vật vào một chi tiết
nhỏ nhưng giàu ý nghĩa biểu tượng, gây ấn tượng sâu đậm đối với người đọc.
1,0
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu cần dựa vào
bản hướng dẫn chấm kèm theo.
- Hết - 
CÓ THỂ LƯU Ý : tâm ôn thi 
Về văn xuôi: 
1. Vi hành với bức chân dung biếm họa về vua An Nam. Đặc sắc của tình huống. 
2. Đoạn đầu của Tuyên ngôn độc lập 
3. Rừng xà nu (hình tượng cây xà nu) 
4. Nhân vật Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng) qua cái nhìn của Lãm, một vẻ đẹp lý tưởng hóa. 
5. Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của Vợ nhặt. 
6. Đào trong truyện ngắn Mùa lạc 
7. Chất thép trong Nhật ký trong tù 
Về thơ: 
1. Bên kia sông Đuống 
2. Đất nước (cánh đồng thơ chảy máu) 
3. Tư tưởng đất nước trong đoạn trích của Nguyễn Khoa Điềm 
4. Bốn câu thơ trong Kính gửi cụ Nguyễn Du 
5. Tám dòng đầu và tám dòng cuối trong bài Việt Bắc 
Còn lớp 11 thì chú ý: 
- Đây thôn Vĩ Dạ 
- Thơ Duyên khổ 1,2 và khổ 4 
- Tống biệt hành, chú ý đoạn 1 và 2 
- Đoạn đầu và cuối bài Tràng Giang.

Tài liệu đính kèm:

  • docDAP AN DE thi DH CDmon VAN khoi C nam 2008.doc