Cuộc đời và sự nghiệp Tôn Đức Thắng

Cuộc đời và sự nghiệp Tôn Đức Thắng

TÔN ĐỨC THẮNG

Chủ tịch nước (1969-1981)

Truyền thống quật cường của quê hương đất nước đã sớm hun đúc lòng căm thù giặc và tinh thần yêu nước của người thanh niên Tôn Đức Thắng, cuộc sống và ý thức giai cấp công nhân đã tiếp bước rèn luyện người thanh niên ấy trở thành một chiến sĩ cách mạng kiên cường và lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam.

Bác Tôn sinh ra trên mảnh đất Long Xuyên của Nam Bộ bất khuất và đau thương bị thực dân Pháp xâm chiếm hơn 20 năm. Những năm tuổi thơ, Bác Tôn sống ở quê nhà và đi học trường trong tỉnh. Học xong bậc tiểu học, Bác tạm biệt gia đình đi lên Sài Gòn – mở đầu cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi vì Tổ quốc, vì nhân dân của Bác.

 

doc 19 trang Người đăng hien301 Lượt xem 6374Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cuộc đời và sự nghiệp Tôn Đức Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÔN ĐỨC THẮNG
Chủ tịch nước (1969-1981)
Truyền thống quật cường của quê hương đất nước đã sớm hun đúc lòng căm thù giặc và tinh thần yêu nước của người thanh niên Tôn Đức Thắng, cuộc sống và ý thức giai cấp công nhân đã tiếp bước rèn luyện người thanh niên ấy trở thành một chiến sĩ cách mạng kiên cường và lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam.
Bác Tôn sinh ra trên mảnh đất Long Xuyên của Nam Bộ bất khuất và đau thương bị thực dân Pháp xâm chiếm hơn 20 năm. Những năm tuổi thơ, Bác Tôn sống ở quê nhà và đi học trường trong tỉnh. Học xong bậc tiểu học, Bác tạm biệt gia đình đi lên Sài Gòn – mở đầu cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi vì Tổ quốc, vì nhân dân của Bác.
Năm 1906, Sài Gòn đón nhận người thanh niên mười tám tuổi đầy tâm huyết Tôn Đức Thắng. Hạt giống cách mạng giờ đây được ươm giữa lòng đô thành Sài Gòn đầy bóng quân xâm lược. Bác Tôn không chọn con đường tiến thân nào khác, mà quyết định đến ngay với giai cấp công nhân.
Tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp
Diễn tiến việc kéo cờ đỏ trên chiến hạm France
Công hội bí mật và cuộc bãi công của 1000 công nhân Ba Son
Những danh hiệu cao quý được trao tặng
Trích dẫn một số câu nói dàng tặng Bác Tôn
Một số giai thoại về Bác Tôn
Tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng
Bác Tôn – Người cộng sản mẫu mực biểu tượng của đại đoàn kết
Về thăm quê Bác Tôn
Xí nghiệp Ba Son
Bảo tàng Tôn Đức Thắng
Đường Tôn Đức Thắng
Thư của Chủ tịch Tôn Đức Thắng gửi các chiến sĩ nhân ngày 30/4/1975
Công Đoàn Việt Nam qua 9 kỳ Đại hội
Một số sách báo tham khảo
TÓM TẮT CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
Bí danh: Thoại Sơn
Ngày sinh: 20/8/1888
Ngày mất: 30/3/1980 
Quê quán: Xã Mỹ Hoà Hưng, TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang
Thành phần gia đình xuất thân: Nông dân
Ngày vào Đảng: 1930
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Từ 1906-1909: Học Trường Kĩ nghệ Viễn Đông, làm công nhân Nhà máy Ba Son của Hải quân Pháp ở Sài Gòn;
Năm 1912: Tổ chức cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son
Từ 1914 đến 1918: Tham gia hoạt động cách mạng từ chiến tranh thế giới, làm công nhân quân giới ở quân cảng Toulon (miền Nam nước Pháp) và làm thợ máy trên chiến hạm France.
20/4/1919: Dưới sự lãnh đạo của Công hội Pháp đã tham gia phản chiến và treo cờ đỏ trên chiến hạm để ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga, tham gia cuộc binh biến của binh sĩ Pháp ở mặt bể Hắc Hải, sau đó bị trục xuất khỏi nước Pháp.
Năm 1920: Lập Công hội bí mật ở Sài Gòn, đây là tổ chức Công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam.
Năm 1927, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và trực tiếp lãnh đạo phong trào công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn.
Tháng 12/1928: Bị địch bắt ở Sài Gòn.
Ngày 26/7/1929: Bị kết án 20 năm khổ sai.
Đêm ngày 2 rạng sáng ngày 3/7/1930, con tàu Armand Roussean của thực dân Pháp lặng lẽ rời Sài gòn đưa Tôn Đức Thắng và một số cán bộ, quần chúng yêu nước đày ra Côn Đảo. Kể từ đó cho ngày ngày 18/8/1945, khi Côn Đảo được giải phóng, người tù mang số tù 5289-TF cùng với lời ghi chú trong phiếu quản lý “Phần tử nguy hiểm” đã chứng tỏ nghị lực phi thường, ý chí kiên cường và lòng trung thành vô hạn với CM. 15 năm ở địa ngục trần gian Côn Đảo là quãng thời gian thử thách lớn nhất trong cuộc đời hoạt động CM của Tôn Đức Thắng nhưng đó cũng là quãng đời đầy vinh quanh khi Bác thực sự biến nhà tù đế quốc thành trường học CM.
 Năm 1930: Lập chi bộ nhà tù lãnh đạo anh em trong tù đấu tranh, được Xứ ủy Nam Kỳ thừa nhận là chi bộ đặc biệt và là đảng viên từ đó. Bằng những kinh nghiệm đã có trong tổ chức Công hội bí mật ở Sài Gòn, Tôn Đức Thắng đã bàn với những người cộng sản thành lập Hội những người tù đỏ làm hạt nhân lãnh đạo, tập hợp tù nhân, tạo sức mạnh đoàn kết chống lại chế độ lao tù.
Nhiều Đảng viên cộng sản trong đó có Tôn Đức Thắng bị kết án khổ sai cũng bị giam chung với tù thường phạm ở Banh I, nơi chuyên giam giữ tù lưu manh, trộm cắp, đã nhiều lần mang án. Đây là thủ đoạn thâm độc của thực dân Pháp mượn bàn tay của những tên tù anh chị nhằm tiêu diệt những người cộng sản.
Là một người đã có kinh nghiệm trong tổ chức Công hội bí mật ở Sài Gòn, Tôn Đức Thắng đã bàn và cùng với những người cộng sản thành lập Hội những người tù đỏ làm hạt nhân lãnh đạo, tập hợp tù nhân, tạo nên sức mạnh đoàn kết chống lại chế độ lao tù.
Trong một lần liên lạc của Hội, bọn gác ngục đã phát hiện được Tôn Đức Thắng và phạt giam ở Hầm xay lúa. Hầm là địa ngục của địa ngục, một hình thức cực hình đối với tù nhân, địch gọi là “Khu trừng giời”. Với âm mưu thâm độc của địch muốn dùng tay anh chị để hành hạ và giết Tôn Đức Thắng, hiểu được ý đồ này, Tôn Đức Thắng đã tập hợp một số đồng chí cộng sản cũng bị đày ở Hầm xay lúa bàn cách nắm lấy quyền lực để cải thiện đời sống và điều kiện làm việc cho những bạn tù ở Hầm: bỏ lối cai quản người tù bằng roi vọt, sắp xếp, phân công để tất cả mọi người làm việc theo điều kiện sức khỏe, người yếu thì sàng gạo, đóng bao, người khỏe thì xay và khuân vác thóc, kíp đứng cối thì bố trí thêm người, thay nhau người làm, người nghỉ.
Năm 1934, sau khi rời khỏi Hầm xay lúa, Tôn Đức Thắng làm việc tại Sở Lưới, vừa sửa máy vừa lái canô. Sở lưới, với vai trò của Tôn Đức Thắng trở thành trung tâm giao liên quan trọng của tổ chức Đảng ở Côn Đảo và là đầu mối để tổ chức cho cán bộ, đảng viên bị tù ở Côn Đảo trốn về hoạt động trong đất liền.
Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật, nhanh chóng đánh bại đạo quân Quan Đông hơn một triêu lính tinh nhuệ của Nhật. Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật chính thức đầu hàng Liên Xô và các nước đồng minh không điều kiện. Đảng ta kịp thời chớp thời cơ lãnh đạo nhân dân cả nước vùng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Sau khi nghe lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập do một đài nước ngoài phát lại, toản đảo vui mừng không xiết. Sáng 23/9/1945, tàu Phú Quốc cùng 25 chiếc thuyền bầu đã nhổ neo đưa 1800 tù chính trị trở về đất liền. Chiếc canô vừa được sửa lại mang tên Giải phóng do chính Tôn Đức Thắng lái đưa một số đồng chí trong Ban lãnh đạo trở về. Tuy gian nan, vất vả nhưng chiều ngày 2/3/9/1945 mọi người đã cập bến Đại Ngãi, tỉnh Sóc Trăng trong sự đón tiếp nồng nhiệt của Đảng bộ và nhân dân địa phương.
Từ 8/1945: Ở Côn Đảo trở về Nam Bộ làm Uỷ viên Uỷ ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ phụ trách về vấn đề lương thực và vũ khí.
Ngày 6/1/1946: Trúng cử là đại biểu Quốc hội khóa đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tham gia phái đoàn Quốc hội sang  Pháp.
Ngày 1/5/1948, Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua yêu nước, và đến ngày 11/6/1948 chính thức phát động cuộc vận động thi đua yêu nước. Đây là thời kỳ Tôn Đức Thắng có nhiều cố gắng và đạt kết quả tốt trong việc làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng về thi đua yêu nước trở thành động lực của cuộc kháng chiến kiến quốc.
Nhân dịp đồng chí Khu trưởng khu VIII Nam Bộ ra báo cáo với Trung ương và Bác Hồ về tình hình cuộc kháng chiến, Tôn Đức Thắng đã đến thăm Đoàn và trao đổi thân tình: “Mặc dầu tham gia vào cuộc lãnh đão chung ở ngoài này – một nhiệm vụ rất lớn, nhưng lúc nào tôi cũng nghĩ tới đồng bào Nam Bộ, lúc nào cung nghĩ tới chiến trường Nam Bộ là nơi đồng chí, đồng bào đương kháng chiến gian lao. Tôi đã nhiều lần đề nghị với Bác Hồ, với Trung ương cho trở về chiến trường để cùng với đồng chí, đồng bào Nam Bộ tham gia kháng chiến nhưng Bác Hồ chưa đồng ý (). Đề nghị đồng chí, đề nghị đoàn về báo cáo lại với Xử ủy và với đồng báo Nam Bộ rằng, Tôn Đức Thắng là người con của nhân dân Nam Bộ, lúc nào cũng nghĩ tới đồng bào Nam Bộ, nghĩ tới xứ sở mà mình đã sinh ra và đã từng hoạt động”. Trong thời gian này, Ban Thường trực Quốc hội đã phân công các ủy viên đi các địa phương ở Liên khu III và liên khu Việt Bắc động viên nhân dân kháng chiến, Tôn Đức Thắng được giữ chức Quyền trưởng Ban.
Từ 1951: Quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Tại Đại hội Đảng lần thứ II được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Ông là Đại biểu Quốc hội liên tục các khóa I-VI.
Tháng 9/1955: Được bầu làm Trưởng ban Thường vụ Quốc hội.
Từ 1960: Được giữ các chức vụ: Phó trưởng Ban thường trực Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tổng Thanh tra toàn quốc, Trưởng Ban thường trực Quốc hội, Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (tháng 7/1960). Tại Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960) được bầu làm Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ngày 23/9/1969 đến 1981: Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12-1976) của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. 
30/3/1980: Qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.
Tuy không có nền tảng giáo dục hoàn hảo nhưng ông được coi là một trong những hình tượng của Cách mạng và Nhà nước Việt Nam. Tuy là Ủy viên Trung ương từ năm 1951 cho tới khi mất nhưng ông chưa bao giờ được bầu vào Bộ Chính trị.
DIỄN TIẾN VIỆC ĐỒNG CHÍ TÔN ĐỨC THẮNG KÉO CỜ ĐỎ TRÊN CHIẾN HẠM FRANCE
Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) bùng nổ, nhiều người Việt Nam phải vào phục vụ quân đội Pháp. Là người thợ máy giỏi, ngày 9/10/1916, đồng chí Tôn Đức Thắng nhận lệnh xuống phục vụ tại chiến hạm France và là người Việt Nam duy nhất trên chiến hạm đó. Đến ngày 16/4/1919, mặc dù chiến tranh thế giới đã kết thúc, chính phủ Pháp điều động một hạm đội gồm 5 chiến hạm (trong đó có chiến hạm France) vào Hắc Hải để cùng với các đế quốc khác chống lại nước Nga Xô Viết trẻ tuổi. Các chiến hạm được lệnh vượt qua eo biển Đác-đa-nen tiến vào biển Đen và bắn phá hải cảng Xê-vat-tô-pôn.
Anh em binh lính trên hạm đội bất bình vì phải tiếp tục đổ máu, dù chiến tranh đã kết thúc. Biết được âm mưu ấy, thợ máy Tôn Đức Thắng đã cùng anh em binh lính Pháp quyết định phản chiến.
8 giờ sáng ngày 20/4/1919, cuộc binh biến nổ ra trên chiến hạm France và Jean Bart. Lá cờ đỏ được kéo lên trên chiến hạm France trước cửa thành Xê-vat-tô-pôn, do đồng chí Tôn Đức Thắng thực hiện, đã được anh em binh lính, công nhân trên tàu chuẩn bị trước. 
Bằng hành động đó, đồng chí Tôn Đức Thắng là một trong những người Việt nam đầu tiên đã tham gia đấu tranh bảo vệ Cách mạng tháng Mười và xây đắp tình hữu nghị Việt – Xô, đồng thời, biểu thị tình cảm của nhân dân Việt Nam lúc đó còn là thuộc địa của Pháp, chào mừng nhà nước Công nông đầu tiên trên thế giới.
CÔNG HỘI BÍ MẬT VÀ CUỘC BÃI CÔNG CỦA CÔNG NHÂN BA SON
Sau một thời gian làm việc tại Pháp, đồng chí Tôn Đức Thắng trở về Sài Gòn. Chịu ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga và với những kinh nghiệm hoạt động trong phong trào Công đoàn Pháp, đồng chí Tôn Đức Thắng đã đi vào hoạt động trong tầng lớp công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn và trực tiếp vận động thành lập Công hội Đỏ đầu tiên ở Việt Nam. Sau một thời gian vận động chuẩn bị, vào đầu 1921, Công hội Đỏ đã ra đời tại Cảng Sài Gòn, trường Bá Nghệ Cao Thắng, nhà đèn Chợ Quán và xưởng Ba Son, nhà máy đèn Sài Gòn. sau dần dần phát triển đến hãng Faci và nhiều nơi khác. Hội trưởng của Công hội lúc đó là Tôn Đức Thắng – thợ máy nhà đèn Chợ Quán.
Công hội đỏ là một tổ chức bí mật, lúc này hoạt động bất hợp hợp, gồm những công nhân tiên tiến ở nhiều xí nghiệp trong thành phố. Hội hoạt động không có điều lệ viết ra thành văn bản. Ngay khi ra đời, với mục đích hành động là tương trợ và đấu tranh bênh vực quyền lợi ch ...  phát triển trong công nhân xưởng Ba Son, hãng Faci, nhà đèn Chợ Quán... Từ năm 1920 đến 1925 số hội viên đã lên đến 300 người do bác Tôn làm hội trưởng. Đây là tổ chức Công hội đầu tiên của Việt Nam có mục đích tương trợ và đấu tranh bênh vực quyền lợi của công nhân, chống đế quốc tư bản. 
Dưới sự lãnh đạo của Công hội đỏ, phong trào đấu tranh của công nhân thành phố trong thời kỳ này bùng nổ mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc bãi công đòi tăng lương, đòi nghỉ nửa ngày vào ngày lãnh lương của công nhân Thủy xưởng Ba Son nổ ra ngày 4/8/1925 kéo dài đến ngày 12/8/1925. Cuộc bãi công thắng lợi, nhưng để ủng hộ phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Trung Quốc bằng cách "kìm chân" chiến hạm J. Mi-Sơ-Lê theo lệnh chính phủ Pháp cần sửa chữa gấp để đưa sang Trung Quốc đàn áp phong trào cách mạng. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son tiếp tục bằng hình thức lãn công, kéo dài việc sửa chữa chiến hạm đến 4 tháng. Như vậy ở cuộc đấu tranh này ngoài việc đòi quyền lợi kinh tế và cải thiện điều kiện làm việc, còn mang tính chất chính trị, đặc biệt là khởi động ý thức đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân Việt Nam.
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son dưới sự lãnh đạo của tổ chức Công hội đỏ đã mở đầu cho giai đoạn đấu tranh mới của giai cấp công nhân Việt Nam. Giai đoạn đấu tranh có tổ chức, có lãnh đạo và được sự ủng hộ của toàn thể công nhân và nhân dân lao động. Phong trào đấu tranh đã đi từ tự phát sang trình độ tự giác là cơ sở tốt để tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin.
Ngày 19/11/1975 trên cương vị Chủ tịch nước, bác Tôn đã về thăm lại xưởng Ba Son và ghi lại trong sổ lưu niệm của nhà máy "Sau nửa thế kỷ xa cách, hôm nay có dịp về thăm xưởng Ba Son, nơi trước đây làm thợ và hoạt động cách mạng, tôi rất sung sướng và cảm thấy như mình trẻ lại...". Sau khi gặp các đồng chí phụ trách, Bác Tôn đi thẳng xuống phân xưởng cơ khí, xưởng trung tâm của nhà máy với hơn 300 công nhân. Bước đi của Bác nhanh nhẹn, quen thuộc như một người thợ vừa rời nhà máy năm nào. Bác kể lại cho anh em nghe những cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son thưở trước và động viên anh chị em cố gắng phấn đấu thi đua lao động sản xuất, mãi mãi xứng đáng với truyền thống anh hùng của Ba son. Ngày 12/8/1993 Bộ Văn hóa đã ra quyết định số 1034 QĐ/BT công nhận Ba Son là di tích lịch sử. 
BẢO TÀNG TÔN ĐỨC THẮNG
Bảo tàng Tôn Đức Thắng được thành lập nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/1988), với tên gọi ban đầu là "Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng". Đến tháng 8/1980, được chính thức đổi tên thành Bảo tàng Tôn Đức Thắng.
Bảo tàng có hệ thống trưng bày với khoảng 1000 hiện vật, tài liệu, hình ảnh giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Như: ngôi nhà thời niên thiếu tại cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng - An Giang), hình ảnh người thanh niên Tôn Đức Thắng nǎm 18 tuổi lên Sài Gòn học việc và làm thợ, chiếc rương gỗ dùng thời gian là học sinh trường Cơ khí á Châu. Những sự kiện kéo cờ phản chiến ở Biển Đen, sáng lập Công hội và lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn những nǎm 1920, hình ảnh "Hầm xay lúa" - nơi người "cặp-rằng" Hai Thắng thể hiện khí phách và đạo đức của người cộng sản... Và các chuyên đề mở rộng có liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Tôn Đức Thắng như: Viên ngọc Côn Sơn, Bác Hồ và Bác Tôn, Cuộc sống đời thường của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Bác Tôn trong lòng nhân dân thế giới. Riêng công trình trưng bày tái hiện không gian làm việc và nghỉ ngơi của Bác Tôn cùng với việc trưng bày sưu tập hiện vật gốc "Cuộc sống đời thường của Chủ tịch Tôn Đức Thắng" đã khắc họa đậm nét đức tính giản dị, khiêm tốn, cuộc sống thanh đạm của một vị Chủ tịch nước.
Từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng đã đón và phục vụ gần 1.500.000 lượt khách tham quan trong và ngoài nước. Trong thời gian qua, Bảo tàng đã triển lãm trưng bày các chuyên đề: Quê hương Bác Tôn ngày nay, Bác Tôn trong lòng miền Nam, Bác Tôn với thiếu nhi, Bác Tôn của chúng ta, 50 nǎm Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Công nhân Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh tiếp bước người thợ Tôn Đức Thắng, Công Đoàn Việt Nam. Thực hiện và phát hành các chương trình ca nhạc, phim tài liệu, phim truyện về Bác Tôn; tổ chức các buổi nói chuyện, tìm hiểu và học tập gương sáng của Bác Tôn cho các em học sinh... Bảo tàng đã trở thành một địa điểm vǎn hóa - là nơi gặp gỡ, sinh hoạt của các đồng chí lão thành cách mạng, của thanh thiếu niên và các tầng lớp nhân dân.
Với những kết quả đã được, nǎm 1995 Bảo tàng Tôn Đức Thắng được trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đến nǎm 2001, đơn vị lại vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba - phần thưởng cao quý của Nhà nước. Bảo tàng luôn cố gắng đổi mới và nâng cao các hoạt động để ngày càng đạt hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu giáo dục truyền thống cách mạng thông qua cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
* Bảo tàng mở cửa phục vụ hằng ngày trong tuần, kể cả chủ nhật, lễ, Tết, nghỉ thứ hai và chiều thứ sáu:
Sáng: từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30
Chiều: từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00
* Địa chỉ: số 5 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 8.297542 	Fax: 8.294651
CON ĐƯỜNG MANG TÊN TÔN ĐỨC THẮNG
Để tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng – người thợ máy Ba Son, người chiến sĩ cách mạng kiên cường suốt đời đấu tranh cho độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đoàn kết quốc ế, người bạn chiến đấu gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minhg vĩ đại – và để ghi nhớ những kỷ niệm nơi Bác Tôn đã từng sống, làm việc và đấu tranh, sáng chủ nhật ngày 5/7/1981, nhân dân thành phố đã long trọng cử hành lễ đặt tên “Đường Tôn Đức Thắng”. 
Đồng chí Lê Quang Chánh, thay mặt Thành Ủy và Ủy ban nhân dân thành phố, đã đọc diễn văn: “Để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn Cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng, người chiến sĩ cách mạng kiên cường suốt đời đấu tranh cho độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đoàn kết quốc tế, người bạn chiến đấu gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, hôm nay Thành Ủy, Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân thành phố long trọng cử hành lễ đặt tên đường Tôn Đức Thắng cho con đường lớn ở trung tâm thành phố nối đường Nguyễn Tất Thành ở quận 4 với đường 30-4 quận 1”
Đồng chí Võ Văn Kiệt, Bí thư Thành ủy đã tự tay gắn bảng “Đường Tôn Đức Thắng” và cắt băng đặt tên đường giữa niềm vui và xúc động vô hạn của nhân dân thành phố mang tên Hồ Chí Minh.
THƯ CỦA CHỦ TỊCH TÔN ĐỨC THẮNG
gửi các đồng chí thương binh,bệnh binh, các gia đình liệt sĩ, gia đình bộ đội
nhân lễ mừng chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 nǎm 1975
Thân ái gửi các đồng chí thương binh, bệnh binh, các gia đình liệt sĩ, gia đình bộ đội.
Sài Gòn đã giải phóng. Toàn miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc Việt Nam đã hoàn toàn độc lập, tự do.
Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Đây là thắng lợi vĩ đại nhất, oanh liệt nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Quân và dân ta hết sức phấn khởi, tự hào đã thực hiện một điều thiết tha mong muốn của Bác Hồ: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào", hoàn toàn giải phóng miền Nam, giải phóng Tổ quốc.
Thắng lợi này đã mở ra một thời kỳ mới để dân tộc ta vững bước tiến lên, thực hiện thống nhất nước nhà, "Xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".
Trước giờ phút trọng đại này, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, tôi thân ái gửi lời thǎm hỏi ân cần nhất, thắm thiết nhất đến các đồng chí thương binh, bệnh binh, các gia đình liệt sĩ, gia đình bộ đội.
Thắng lợi của dân tộc ta là thắng lợi rực rỡ của đường lối đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ của Đảng và Hồ Chủ tịch; của tinh thần đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quân và dân; của tinh thần chiến đấu anh dũng, mưu trí của các lực lượng vũ trang nhân dân ta; của sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của anh em bầu bạn trên khắp thế giới.
Các đồng chí thương binh, bệnh binh, các gia đình liệt sĩ, gia đình bộ đội đã có vinh dự lớn góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại chung của dân tộc. Tổ quốc ghi công, nhân dân đời đời biết ơn các anh hùng liệt sĩ, những người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Tổ quốc và nhân dân luôn luôn ghi nhớ công lao của  các đồng chí thương binh, bệnh binh, các gia đình liệt sĩ, gia đình bộ đội.
Trước tình hình và nhiệm vụ mới, tôi mong rằng các đồng chí thương binh, bệnh binh ở các chiến trường không ngừng phát huy bản chất và truyền thống cách mạng tốt đẹp của quân đội ta, nêu cao ý thức tổ chức và kỷ luật, đoàn kết, khiêm tốn, yên tâm điều trị, phục hồi nhanh chóng sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Các đồng chí thương binh, bệnh binh cần phấn đấu để luôn luôn là những chiến sĩ, những công dân gương mẫu.
Tôi mong rằng các gia đình liệt sĩ, gia đình bộ đội không ngừng phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc, truyền thống gia đình vẻ vang, hǎng hái thi đua lập nhiều thành tích mới trong sản xuất và xây dựng đất nước.
Tôi gửi đến các cháu thanh niên, thiếu niên và nhi đồng con em các liệt sĩ, con em thương binh, con em bộ đội những cái hôn âu yếm nhất. Các cháu hãy xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ.
Chào thân ái và quyết thắng.
                                                                                                                     Tôn Đức Thắng
CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM QUA 9 THỜI KỲ
Mục tiêu của Công đoàn Việt Nam đặt ra qua 9 kỳ đại hội luôn phù hợp với sự phát triển của từng giai đoạn cách mạng Việt Nam: 
- Đại hội I CĐVN  (năm 1950): “Động viên CNVC phục vụ kháng chiến chống Pháp”
- Đại hội II CĐVN  (năm 1961): “Thi đua xây dựng CNXH ở miền Bắc với tinh thần “ mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, 
- Đại hội III CĐVN  (năm 1974): “Động viên sức người, sức của chi viện cho miền Nam, thống nhất đất nước”,
- Đại hội IV CĐVN (năm 1978): “Động viên CNVC thi đua lao động sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa”; 
- Đại hội V CĐVN  (năm 1983): “Động viên CNVC thực hiện 3 chương trình lớn của Đảng (phát triển nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”;
- Đại hội VI CĐVN (năm 1988): “Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”;
- Đại hội VII CĐVN (năm 1993): “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo bảo vệ lợi ích của CNLĐ”; 
- Đại hội VIII CĐVN (năm 1998): “Vì sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh”;
- Đại hội IX CĐVN  (năm 2003): “Xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”. 
MỘT SỐ SÁCH BÁO THAM KHẢO
Hỏi và đáp về Chủ tịch Tôn Đức Thắng và lược sử phong trào công nhân Việt Nam (NXB Trẻ, 2004)
Tôn Đức Thắng – tiểu sử (NXB Chính trị quốc gia, 2007)
Tài liệu tham khảo Hội thi “Chủ tịch Tôn Đức Thắng – Một nhân cách lớn” (Liên đoàn Lao động TP.HCM, 2003, lưu hành nội bộ)

Tài liệu đính kèm:

  • docCUOC DOI VA SU NGHIEP BAC TON.doc