Cô Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu có thật hay không?

Cô Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu có thật hay không?

Hẳn là người đọc nào cũng ngạc nhiên hay ít nhất cũng thắc mắc tự hỏi: giữa thời chiến tranh bom đạn ác liệt lại xuất hiện một người con gái như Nguyệt. Cô xinh đẹp - đẹp một vẻ đẹp đến lại kỳ, hiếm có. Khi mà sự sống – cái chết đang “đôi co”, hiện hữu, người ta lại có thể chăm chút đến “đôi gót chân hồng hồng. đôi dép cao su hay gấu quần lụa đen chấm mắt cá.” ư?

Liệu có phải vốn tính cô Nguyệt đã ưa sạch sẽ hay cô được bao phủ trong cảm hứng trữ tình, lãng mạn, lý tưởng hóa, được “tắm rửa sạch sẽ và bao bọc trong một bầu không khí vô trùng” (Niculin – Nhà văn Nga)

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1898Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cô Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu có thật hay không?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẢO ẢNH TÂM HỒN
Cô Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu 
có thật hay không?
Hẳn là người đọc nào cũng ngạc nhiên hay ít nhất cũng thắc mắc tự hỏi: giữa thời chiến tranh bom đạn ác liệt lại xuất hiện một người con gái như Nguyệt. Cô xinh đẹp - đẹp một vẻ đẹp đến lại kỳ, hiếm có. Khi mà sự sống – cái chết đang “đôi co”, hiện hữu, người ta lại có thể chăm chút đến “đôi gót chân hồng hồng... đôi dép cao su hay gấu quần lụa đen chấm mắt cá...” ư?
Liệu có phải vốn tính cô Nguyệt đã ưa sạch sẽ hay cô được bao phủ trong cảm hứng trữ tình, lãng mạn, lý tưởng hóa, được “tắm rửa sạch sẽ và bao bọc trong một bầu không khí vô trùng” (Niculin – Nhà văn Nga)
Trên đời này khó tìm được người con gái như thế!
Trong khi chiến đấu cam go ác liệt để dành lấy sự sống, đôi khi, chúng ta quên đi hay mất dần đi đời sống tinh thần nhiều ước vọng, nhiều suy tư.
Ngọn lửa chiến tranh đâu chỉ tàn phá vật chất, tính mạng con người, nó còn kéo đi – thiêu rụi những tâm hồn tươi trẻ, dồi dào sức sống. Nó làm ta trở nên bé nhỏ hơn.
Nhưng đó chỉ là mặt trái của chiến tranh, của xã hội trước những năm 80 của thế kỷ trước.
Bằng chứng là ta thấy hình ảnh Nguyệt. Cô là hiện thân của nét đẹp trong chiến tranh. Dẫu cho bom đạn có dội xuống, cái chết đe dọa, Nguyệt vẫn giữ cho được phẩm chất cảu mình. Đó là một cô gái có vẻ đẹp kiểu “mảnh trăng cuối rừng”, ảo ảnh, xa vời mà bình dị, gần gũi.
Có thể kết luận rằng: 
Nguyệt đẹp cả về ngoại hình lẫn tâm hồn, tính cách. Cô là người con gái xinh đẹp, thông minh, dũng cảm, giàu đức hy sinh, và rất trọn tình trọn nghĩa.
Nhưng liệu rằng Nguyệt có thật hay không? Hay đó chỉ là nhân vật mà Nguyễn Minh Châu xây dựng bằng cảm hứng lãng mạn có tính chất lý tưởng để bộc lộ tâm hồn mình trước những năm 80: mơ mộng, khao khát hướng tới cái đẹp toàn mỹ tiếp cận giá trị tuyệt đối. Có thể sau này, ông đau xót nhận ra “hành trình ấy” ẩn chứa bi kịch.

Tài liệu đính kèm:

  • docNguyet Ao anh tam hon.doc