Chuyên đề Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) - Đề 3

Chuyên đề Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) - Đề 3

Đề 3: Trong truyện ngắn Vi hành, nhân vật chính không có mặt nhưng lại

hiện lên sinh động và đầy ấn tượng, đạt hiệu quả nghệ thuật cao, mang sức

tố cáo mạnh mẽ. Đó là nhờ sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc. Hãy

phân tích và chứng minh.

* YÊU CẦU

Phân tích và chứng minh rõ sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc trong nghệ

thuật dựng truyện và xây dựng nhân vật có nhiều biện pháp nghệ thuật nhưng chủ yếu mà

cũng tài tình, đặc sắc nhất là tạo ra một tình huống nhầm lẫn giữa Khải Định đi “Vi hành”

với tác giả khiến câu chuyện vừa thú vị, hấp dẫn lại có tác dụng châm biếm sâu cay, đả kích mạnh mẽ.

pdf 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1221Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) - Đề 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chuyên đề 7: VI HÀNH (Nguyễn Ái Quốc) 
Đề 3: Trong truyện ngắn Vi hành, nhân vật chính không có mặt nhưng lại 
hiện lên sinh động và đầy ấn tượng, đạt hiệu quả nghệ thuật cao, mang sức 
tố cáo mạnh mẽ. Đó là nhờ sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc. Hãy 
phân tích và chứng minh. 
* YÊU CẦU 
 Phân tích và chứng minh rõ sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc trong nghệ 
thuật dựng truyện và xây dựng nhân vật có nhiều biện pháp nghệ thuật nhưng chủ yếu mà 
cũng tài tình, đặc sắc nhất là tạo ra một tình huống nhầm lẫn giữa Khải Định đi “Vi hành” 
với tác giả khiến câu chuyện vừa thú vị, hấp dẫn lại có tác dụng châm biếm sâu cay, đả kích 
mạnh mẽ. 
* BÀI LÀM 
 “Ngày xửa ngày xưa có một ông vua hiền vì muốn đích thân tai nghe mắt thấy dân 
có bằng lòng mình không, nên đã vi hành bằng cách cải trang làm dân cày đi dò la khắp 
xứ” 
 Từ ngày còn thơ bé, tôi đã nâng niu trong lòng mình hình ảnh một vị vua anh minh 
cùng những chuyến vi hành từ lời kể êm êm của bà. Lớn lên đi học, đọc tên truyện ngắn “Vi 
hành” của Nguyễn Ái Quốc, cô bé hồn nhiên trong sáng ngày nào thức dậy trong tôi với 
niềm hào hứng gặp lại vị vua quen thuộc. Nhưng không ngờ, đó là một chuyện nhầm lẫn mà 
qua đó, chân dung một ông vua bù nhìn dưới thời phong kiến Việt Nam mục rỗng, ươn hèn 
hiện lên “sinh động và đầy ấn tượng” từ nhiều điểm nhìn “đạt hiệu quả nghệ thuật cao” 
nhờ sự sáng tạo độc đáo của tác giả. Chứng kiến chân dung ấy, có một chút gì vỡ ra trong 
tôi. Hóa ra, truyền thuyết cổ tích dành cho thế giới trẻ thơ là một chuyện; hiện thực lịch sử 
sau này là một chuyện hoàn toàn khác. Với Khải Định tên vua bịp bợm, hai chữ “Vi hành” 
thiêng liêng đã được “Âu hóa”, “hiện đại hóa”. Và tác giả của truyện ngắn này không nhằm 
kể cho trẻ thơ mà kể cho một cô em họ phiếm định nhằm nhiều đối tượng “với một dụng ý 
chính trị rõ rệt” (Nguyễn Đình Chú) 
 Năm 1922, vua bù nhìn Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa. Nhân dịp 
này, năm 1923, Hồ Chí Minh với bút danh Nguyễn Ái Quốc đã viết một loạt tác phẩm đăng 
trên báo công khai nhằm châm biếm Khải Định. Với “Vi hành”, tác giả đã lật tẩy chân 
tướng tên vua này từ mẽ ngoài đến bản chất xấu xa, hèn hạ của hắn bằng một nghệ thuật hết 
sức độc đáo. 
 Nếu Nguyễn Đăng Mạnh từng cho rằng “tình huống truyện như một tứ thơ Nó 
giống như một thứ nước rửa ảnh sẽ làm nổi hình nổi sắc nhân vật, làm nổi bật vấn đề, tư 
tưởng tác giả” thì ở Vi hành, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo ra tình huống “oái oăm, vừa vui 
vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay”. Đó là tình huống nhầm lẫn đơn giản mà rất hợp 
lí, lung linh nhiều ánh sáng bất ngờ, tác động mạnh vào ấn tượng người đọc. Từ sự nhầm 
lẫn của đôi trai gái người Pháp đến sự nhầm lẫn của cả quần chúng nhân dân, chính phủ 
Pháp tưởng người da vàng nào cũng là Khải Định, chân tướng Khải Định càng lúc càng 
hiện lên rõ nét 
 Trước hết là khoảnh khắc ngắn ngủi trên một toa xe điện. Người hiểu tiếng Pháp thì 
bị cho là chẳng biết gì. Người không phải là vua lại bị nhận lầm là Hoàng thượng đi “Vi 
hành”. Tác giả – người bị nhận lầm ấy đành lẳng lặng chịu đựng cặp mắt ma mảnh, tò mò, 
nhưng lại ra bộ không nhìn gì cả của họ để lắng nghe và nghĩ ngợi. Cũng chỉ tại cái mũi tẹt, 
cái nước da vàng bủng như vỏ chanh – đặc điểm chung của người Việt Nam! Thái độ kỳ thị 
chủng tộc phân biệt màu da đã khiến đôi trai gái người Pháp cũng như bao người khác trong 
xã hội Pháp lúc ấy coi Khải Định như một “hiện tượng lạ”. Thêm cái mác “Hoàng thượng”, 
thêm trang phục lố lăng. Khải Định trở thành trung tâm chú ý! Một “anh vua” mũi tẹt, mắt 
xếch, nước da vàng bũng như vỏ chanh, đeo lên người đủ cả bộ lụa là, hạt cườm, các ngón 
tay đeo đầy nhẫn, nhút nhát, lúng ta lúng túng đi giữa Paris hoa lệ. Cái nón quý giá đính đầy 
vàng ngọc của ngài lại được những người Tây văn minh ngỡ là cái chụp đèn chụp lên cái 
đầu quấn khăn. Với cách nhìn đó, hỏi rằng vị quốc vương An Nam kia có khác gì một “đồ 
cổ, một vật lạ” (Chữ dùng của Nguyễn Đăng Mạnh). Vậy mà “đồ cổ” ấy đã tới những đâu? 
Điểm qua những nơi “mặt rồng” xuất hiện, có lẽ không ít người sững sờ! Nào ở trường đua, 
nào tất cả những tụ điểm ăn chơi của các “công tử bé”! Có thể lắm, bộ dạng của ngài sẽ lạc 
lõng giữa nơi tụ họp của những kẻ phóng túng nhất Paris! Mà quả có thế thật! Hãy xem cái 
vẻ nhút nhát, lúng túng của ngài. Thảm hại thay cho cái dáng điệu vị quốc vương An Nam! 
Đã thế, sao ngài cứ dấn “bước rồng” vào ! Phải chăng “ngài muốn biết dân Pháp, dưới 
quyền ngự trị của bạn ngài là Alếchxăng đệ nhất có được sung sướng, có được nhiều rượu 
và hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài hay không?...Hay là, 
chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời các cậu công tử bé?”. 
Thật chẳng còn ra thể thống gì! Ngài “Vi hành” hay để lén lút thực hiện những hành vi ám 
muội?! Mâu thuẫn giữa danh vị và hành động, đồng nhất giữa trang phục lố lăng, vô văn 
hóa và những sở thích, lối sống quái dị. Khải Định tự lột mặt nạ của mình trơ khấc lại 
nguyên hình, hóa ra chỉ là kẻ chơi bời vô độ! Tưởng không còn gì độc đáo, ấn tượng bằng 
chân dung này! Ấy vậy mà chưa hết. Trong mắt người Pháp, hắn không chỉ là một kẻ ăn 
chơi lố bịch, không chỉ giống một mụ đàn bà “đeo lên người đủ bộ lụa là, hạt cườm” châu 
báu, ngài còn như một trò vui mắt không mất tiền, một thằng hề! Chẳng hề thậm xưng, 
chẳng hề nói dối nhằm gây ấn tượng, sự thật đấy chứ! Rành rành câu chuyện đôi trai gái 
Pháp trên chuyến xe: “thế em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở nhà hát ca vũ ấy chứ?, phải 
trả những nghìn rưỡi phơrăng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò nhào 
lộn của sư thánh xứ Công Gô; Hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem 
vua đang ngay cạnh? Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối có định ký giao kèo thuê 
đấy”Thật không còn lời báng bổ nào hơn đối với vị Hoàng đế đáng kính! Thế mà tác giả 
người đang bị tưởng lầm là Hoàng đế đã phải chịu đựng tất cả sự mỉa mai, khinh bỉ qua cái 
nhìn của đôi trai gái Pháp. 
 Nhưng đâu chỉ trên một chuyến xe và đâu chỉ tác giả được đón nhận “hân hạnh” đó, 
đâu chỉ hai người tưởng lầm mà cả quần chúng, cả chính phủ Pháp tưởng lầm “tất cả những 
ai có màu da vàng đều trở thành Hoàng đế ở Pháp”! để rồi, mỉa mai thay, ”quần chúng cứ 
là tự phát mà biểu lộ nhiệt tình khi vừa thoáng thấy đồng bào ta”.Nhiệt tình ư, kính trọng ư, 
những lời “chào mừng kín đáo hắn đấy! Xem hắn kìa! “ Vua được gọi la “hắn”, được nhìn 
với những cái nhìn ngấu nghiến, tò mò như vật lạ, như một trò hề đến giữa lúc khu giải trí 
trên đất Paris đã cạn. Phải chăng vì vua “Vi hành” nên đã được “quần chúng hóa”? Thái độ 
này gợi liên tưởng kia, tình huống lầm lẫn càng lúc càng được mở rộng. Chân tướng Khải 
Định biểu hiện nổi hình nổi sắc qua nhận xét của từng đối tượng. Ý kiến phê phán càng lúc 
càng thêm mạnh mẽ. Khải Định có gặp lại mình trong câu chuyện đó không, thực dân Pháp 
có gặp lại chính sách cai trị thuộc địa tàn ác, gặp lại hành động bỉ ổi cử mật thám theo dõi 
Việt kiều trên đất Pháp hay không – điều đó chẳng có nghĩa lí gì. Vì tác giả chỉ kể lại 
chuyện nhầm lẫn mà mình tình cờ bắt gặp. Và kể qua một bức thư gửi cô em họ! Chân dung 
độc đáo, đầy ấn tượng mang sức tố cáo mạnh mẽ, được thể hiện qua hình thức tâm tình 
riêng tư – đó quả là một sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc. Với hình thức này, tác 
giả có thể liên hệ, so sánh tạt ngang, chuyển giọng, chuyển cảnh một cách linh hoạt. Bên lời 
mỉa mai khinh bỉ tên hề Khải Định là lời tâm tình tha thiết khi nhắc về kỉ niệm ấu thơ. Lòng 
ta lắng lại sau những chuỗi cười giòn giã. Đó là những ”khoảng trống” cần thiết cho trí tuệ 
của người đọc tự vận động, tự liên tưởng để suy gẫm và tìm ra ẩn ý để giải những hàm 
ngôn. (Đỗ Kim Hồi). Chuyện “những bậc cải trang vĩ đại” trong truyền thuyết cổ tích bên 
chuyện “những ông hoàng, ông chúa, để tiện việc riêng và vì những lí do không cao thượng 
bằng”, cũng “Vi hành” vế sau nhấn xuống thật sâu để bất ngờ bật lên một tiếng nói sắc bén. 
Đáng ngờ thay những chuyến “Vi hành” của ông hoàng Khải Định! Sự thật đáng mỉa mai 
mà cũng thật chua chát. Cùng với sự biến đổi của tình huống là sự luân chuyển của giọng 
văn – là nhận xét đánh giá của nhiều đối tượng khiến chân tướng Khải Định – kẻ vắng mặt 
hiện lên sinh động như trong ống kính vạn hoa. Một chân dung đầy ấn tượng được khắc họa 
trong một sự sáng tạo độc đáo – “ấn tượng” về nhân vật được nhân lên nhiều lần và thái độ 
phê phán cũng được nhân lên gấp bội! Đó chính là sự tài tình của Nguyễn Ái Quốc. 
 Sự sáng tạo tài tình ấy đã được kết tinh trong một nghệ thuật châm biếm bậc thầy. 
Đây là một nghệ thuật quen thuộc để đả kích những đối tượng đáng phê phán. Nhưng với 
“Vi hành”, Nguyễn đã mang đến một tiếng cười mới mẻ mang chiều sâu trí tuệ. Tiếng cười 
thâm thuý được bật ra từ cách sử dụng câu chữ, xây dựng tình huống, xây dựng chân dung 
nhân vật. Sắc sảo, tỉnh táo, tác giả phát hiện ra sự trái ngược, mâu thuẫn nằm trong bản chất 
đối tượng. Không nói đến sự phê phán chính sách bảo hộ của thực dân Pháp, ta hãy bàn đến 
nhân vật chính Khải Định. Như trên đã phân tích, sự mâu thuẫn ấy thể hiện giữa nghĩa thực 
và nghĩa mờ ám của từ “Vi hành” giữa danh vị và hành động Khải Định . Trắng đen soi 
chiếu nhau cùng ánh lên hình sắc, bản chất nhân vật, đồng thời là cái nhìn sắc nhọn của tác 
giả. Trên cơ sở thực, tác giả cường điệu, phóng đại một cách rất nghệ thuật với những liên 
tưởng bất ngờ, hợp lí khiến chân dung nhân vật càng thêm sinh động. “Chụp cái chụp đèn 
lên đầu Khải Định, Bác đã biến Khải Định thành một đồ vật đứng ngơ ngác giữa Paris hoa 
lệ” (Trần Đình Sử). Khải Định “ngơ ngác” còn người đọc thì bật cười. Cười để rồi nhận 
ra rõ nét hơn sự lố bịch đến đáng ngờ của hắn! Với nghệ thuật cường điệu, lố bịch hóa nhân 
vật, Nguyễn Ái Quốc đã hạ bệ Khải Định một cách không thương tiếc! Thêm vào đó là 
nghệ thuật tạo tình huống nhầm lẫn. Bản thân sự nhầm lẫn đã gây cười. Ở đây, tình huống 
nhầm lẫn được nhân lên với nhiều đối tượng; tiếng cười càng lúc thêm giòn giã. Chân tướng 
nhân vật hiện lên “sinh động, đầy ấn tượng, mang sức tố cáo mạnh mẽ”. Khải Định – tên hề 
trong lịch sử Việt Nam thêm một lần được thể hiện mình, được ngụp lặn trong chuỗi cười 
sâu cay, trong nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc! Nghệ thuật ấy cũng rất 
phù hợp với tính thích hài hước của người Pháp. Chắc chắn, những độc giả này sẽ gặp lại 
mình trong đó. Với những liên tưởng độc đáo mà “Vi hành” gợi ra, trí tưởng tượng của họ 
sẽ còn dựng lên sống động hơn nữa chân dung Khải Định. 
 Tóm lại, khác với sự xuất hiện trực tiếp trong con rồng tre, lời than vãn của Bà 
Trưng Trắc, trong truyện ngắn Vi hành”nhân vật chính không có mặt nhưng lại hiện lên 
sinh động và đầy ấn tượng, đạt hiệu quả nghệ thuật cao, mang sức tố cáo mạnh mẽ. Đó 
chính là nhờ sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc”. Chân dung biếm họa Khải Định 
được hiện lên thật sinh động qua những chi tiết cụ thể mà khái quát. Tôi có cảm giác tác giả 
đã mạnh dạn nhấn từng mảng màu đậm nét, đầy ấn tượng như vẽ bức sơn dầu khắc họa 
chân dung lố bịch của Khải Định. Ngắn gọn cô đúc, gián tiếp, khách quan mà sinh động đầy 
ấn tượng, bản chất xấu xa ươn hèn của Khải Định được lật tẩy. Phải chăng đó là kết quả của 
sự kết hợp phong cách Châu âu hiện đại với lối vui đùa hóm hỉnh thâm trầm Á Đông? Bộ 
mặt phản động của Hoàng đế An Nam bị vạch trần qua tiếng cười bật ra từ những tình 
huống nhầm lẫn bất ngờ, hợp lí. Nhìn chân dung vua hài Khải Định, những người biết suy 
nghĩ sẽ tự đặt ra câu hỏi liệu có đáng tồn tại không một vị vua bù nhìn xấu xa như thế? Sự 
tàn tạ của Vương triều Nguyễn đã thể hiện trước khi nó vĩnh viễn không còn tồn tại qua 
thiên truyện “Vi hành”. Chức năng dự báo ấy chỉ có thể có được ở cái nhìn biện chứng của 
người chiến sĩ Cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Thêm một lần, ta cảm nhận được mối quan hệ 
chặt chẽ, qua lại giữa chính trị và nghệ thuật. Với “Vi hành” nói riêng, với thơ văn nói 
chung, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện hùng hồn quan điểm nghệ thuật của mình: “văn hóa 
nghệ thuật cũng là một mặt trận. Nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Và ngay từ thời trẻ 
người đã là một chiến sĩ dũng cảm trên con đường chiến đấu, trước hết là chiến đấu bằng 
ngòi bút. 
* * * 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvantap7-de3.pdf