Chuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần văn) - Đề 8

Chuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần văn) - Đề 8

Đề 8: Phân tích nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.

* Gợi ý chi tiết:

1. Xã hội thực dân phong kiến đến thời Vũ Trọng Phụng đã phơi bày đầy đủ bản chất

xấu xa, thối nát của nó. Cuộc sống giả dối, bịp bợm với đủ trò cải cách, đó là môi trường

thuận lợi cho “ký sinh trùng” Xuân Tóc Đỏ hoạt động. Xuân Tóc Đỏ đã phát triển trọn

vẹn tính cách của nó: từ một tên lưu manh, đại bịp đã trở thành một “anh hùng cứu

quốc”, một “vĩ nhân”.

pdf 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần văn) - Đề 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chuyên đề: Văn học lãng mạn và 
hiện thực phê phán 1930-1945 (phần văn) 
Đề 8: Phân tích nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong Số đỏ của Vũ Trọng 
Phụng. 
* Gợi ý chi tiết: 
1. Xã hội thực dân phong kiến đến thời Vũ Trọng Phụng đã phơi bày đầy đủ bản chất 
xấu xa, thối nát của nó. Cuộc sống giả dối, bịp bợm với đủ trò cải cách, đó là môi trường 
thuận lợi cho “ký sinh trùng” Xuân Tóc Đỏ hoạt động. Xuân Tóc Đỏ đã phát triển trọn 
vẹn tính cách của nó: từ một tên lưu manh, đại bịp đã trở thành một “anh hùng cứu 
quốc”, một “vĩ nhân”. 
2. a. Xuân Tóc Đỏ là loại bụi đời trong môi trường thành thị. Tác giả đã theo dõi tính 
cách nhân vật từ bé. Xuân Tóc Đỏ là một đứa bé mồ côi, lên 9 tuổi được ông bác họ nuôi. 
Nó nhìn trộm bác gái tắm và bị đuổi. Từ đó, Xuân lấy đầu hè xó chợ làm nhà, lấy sấu ở 
các phố, lấy cá Hồ Hoàn Kiếm làm cơm. Tóc hắn đỏ như lông gà vì phơi nắng, trèo me, 
trèo sấu. Rồi hắn len lỏi vào nhặt banh sân quần vợt. Bị đánh, bị đuổi vì hắn nhìn trộm 
một con đầm thay quần áo. Vài nét biếm họa khá chân thật đó, Xuân Tóc Đỏ hiện lên rõ 
nét là một tên vô giáo dục. 
b. Từ môi trường vô giáo dục, lang thang kiếm sống với nhiều nghề phứt tạp, Xuân Tóc 
Đỏ trong một hoàn cảnh đặc biệt, được nhập vào môi trường của những kẻ giàu có, 
những con người đang ôm ấp mộng Âu hóa và cải cách xã hội như bà Phó Đoan, ông bà 
Văn Minh, ông TYPN. 
Mụ Phó Đoan thèm khát thể xác của Xuân Tóc Đỏ nên đã xin cho hắn ra tù và tạo điều 
kiện cho hắn gia nhập vào xã hội thượng lưu. Mụ giới thiệu hắn đến tiệm may Âu Hóa 
của Văn Minh. Hắn dốt nát, đến những chữ trên bảng mồ côivật từ bé. ường thành thị. 
tên lưu manh, đại bịp đã trở thành một "nhất: suhiệu cũng không xem được. Trong tiệm 
Âu Hóa của Văn Minh, hắn chỉ biết học thuộc lòng như hắn đã từng học thuộc lòng 
những bài rao thuốc lậu trước đây. “Hở cánh tay và hở cổ là dậy thì”, “Hở đến nách và 
hở nửa vú là ngây thơ”. Hắn cũng nhớ lời của chủ: “Từ đi trở đi, xã hội văn minh hay dã 
man là trách nhiệm của anh!”. Hắn đã rơi vào môi trường của các nhân vật toàn là quái 
thai của xã hội như mụ Phó Đoan dâm đãng được bằng “Tiết hạnh khả phong”, như ông 
bà Văn Minh, ông TYPN đang chạy theo phong trào Âu Hóa chơi bời hưởng lạc thời bấy 
giờ. Xuân Tóc Đỏ đã lợi dụng họ để tiến thân. 
c. Hội nhập với xã hội thượng lưu, Xuân Tóc Đỏ gặp nhiều vận may và với bản tính lém 
lỉnh, láu cá, hắn nhanh chóng tạo cho mình một chỗ đứng trong gia đình ông bà Văn 
Minh. Tính cách lưu manh, bịp bợm, dâm đãng của Xuân Tóc Đỏ cứ bành trướng trong 
môi trường thuận lợi đó. Với một số hiểu biết về bệnh tật thu được trong nghề rao thuốc 
dạo, hắn chữa khỏi bệnh cho cụ cố và được tâng bốc là sinh viên trường thuốc rồi quan 
“đốc-tờ”. Biết Xuân Tóc Đỏ là sinh viên trường thuốc, Tuyết, em gái Văn Minh tìm cách 
làm thân. Xuân Tóc Đỏ lại được phen bộc lộ tính cách lưu manh, dâm đãng của hắn. Hắn 
trò chuyện với Tuyết theo kiểu triết lý rởm: “Thời buổi này biết làm sao được. Giả dối 
hết thảy! Yêu cũng yêu giả dối! Tầm thường cũng tầm thường giả dối! Hủ lậu cũng hủ 
lậu giả dối!”. Rồi bất ngờ Xuân sờ ngực Tuyết và nói: “Chỉ có một mình quý nương là 
không giả dối như đời mà thôi”. 
Con đường tiến thân của Xuân Tóc Đỏ thuận lợi. Y biết cách luồn lách, dùng mưu mẹo 
thủ đoạn để làm lợi cho mình. Từ một đứa nhặt banh quần vợt, Xuân Tóc Đỏ trở thành 
một danh thủ, một cây hy vọng của giới quần vợt Bắc Kỳ. Hắn cũng biết chấp nhận thua 
theo đề nghị của quan trên trước nhà vô địch quần vợt Xiêm La để được trở thành “Anh 
hùng cứu quốc”, bậc “Vĩ nhân”. 
Trong xã hội mà thủ đoạn bịp bợm, gian xảo lan tràn thì bản chất lưu manh, bịp bợm của 
Xuân Tóc Đỏ không thể nhận ra. “Sự ngu độn của nó người ta cho là nhũn nhặn, là sự 
khiêm tốn nên nó càng được yêu mến hơn”. Bà Phó Đoan xem Xuân là người có học 
thức. Ông phán mọc sừng cũng cho Xuân là người đứng đắn. Giữa lúc cụ bà, mẹ Văn 
Minh nguyền rủa Xuân Tóc Đỏ là đồ xỏ lá, đồ ba que, mặt chó chứ không phải mặt người 
thì cố Hồng phẫn nộ “Con Tuyết mà chửa với thằng Xuân thì thật phúc bảy mươi đời cho 
nhà này. Bà câm đi. Bà ngu lắm”.Một chi tiết nữa cũng cười ra nước mắt: cụ cố, ông nội 
của Văn Minh ngã bệnh. Cả gia đình cầu cứu đốc-tờ Xuân. Hắn được dịp trả thù vì cụ cố 
đã đòi nhổ vào mặt hắn khi hắn quan hệ bất chính với Tuyết. Hắn nói xẵng: “Thưa cụ, 
quả con vô học, nhặt banh quần, hạ lưu, không biết thuốc ạ!” rồi bỏ chạy. Mà đốc-tờ 
Xuân bỏ chạy thì các ông lang nổi danh khác bó tay. Thế là cụ cố chết. Lúc hắn thành 
thật nhất thì người đời lại cho là giả dối. Vũ Trọng Phụng sâu sắc biết bao! 
d. Xuân Tóc Đỏ là một nhân vật được xây dựng trong quá trình phát triển, tính cách của 
Xuân Tóc Đỏ được miêu tả trong quá trình vận động. Một mặt tính cách Xuân Tóc Đỏ 
gần như không đổi. Vốn được giáo dục, đào luyện trong nền văn hóa vỉa hè nên bản chất 
của Xuân vẫn giữ nguyên chất lưu manh của kẻ lang thang đầu đường xó chợ. Từ ngôn 
ngữ cho đến cử chỉ, hắn luôn luôn văng tục, không chịu học hành mà chỉ dùng thủ thuật 
bắt chước, che đậy, giả dối để đối phó trong mọi tình huống. Có thể nói, tính cách lưu 
manh xuyên suốt con người Xuân Tóc Đỏ từ khi là một cậu bé lang thang ở đầu đường 
xó chợ cho đến lúc trở thành “anh hùng cứu quốc”. 
Tuy nhiên, tính cách của Xuân cũng có những thay đổi nhất định. Y nhanh chóng thích 
hợp với hoàn cảnh mới và hoàn cảnh cũng làm cho y thay đổi. Khi còn là kẻ hạ lưu, hắn 
bộc lộ tính ti tiện, yếu đuối. Nhưng khi đã có vị trí trong xã hội, Xuân bắt đầu xem 
thường mọi người, “Xuân Tóc Đỏ càng kiêu ngạo làm bộ làm tịch bao nhiêu thì lại được 
thiên hạ kính trọng bấy nhiêu”, Xuân Tóc Đỏ có lúc như kết hợp giữa tính cách của một 
kẻ hạ lưu pha lẫn với lối sống thượng lưu, ngôn từ hạ đẳng lại xen với kiểu cách học đòi 
của bọn người thượng lưu. Và đến lúc kết thúc tác phẩm, tính khinh người của Xuân Tóc 
Đỏ càng lộ rõ và càng trở nên lố bịch. Hắn đã nói trước quần chúng: “Hỡi quần chúng, 
mi không hiểu gì, mi oán ta, ta vẫn yêu quí mi mặc lòng mi chẳng rõ lòng ta. Thôi giải 
tán đi”. Mọi người hô ”Xuân Tóc Đỏ vạn tuế! Sự đại bại vạn tuế!”. 
e. Xuân Tóc Đỏ là một nhân vật được xây dựng chủ yếu trên sự tổng hợp nhiều nét của 
những người cùng loại. Tác giả đã xây dựng Xuân Tóc Đỏ theo phương pháp điển hình 
hóa. Tác giả kết hợp lối miêu tả chân thật và phóng đại, phóng đại để biếm họa. Nhiều 
tình tiết đã được hư cấu rất hấp dẫn như hành động của Tuyết với Xuân Tóc Đỏ, quan hệ 
giữa Phó Đoan với Xuân hay là Xuân Tóc Đỏ chịu thua tài tử quần vợt Xiêm La, bà Phó 
Đoan được phong “Tiết hạnh khả phong Xiêm La”, tất cả đều là những tình huống phóng 
đại đầy tính châm biếm, đả kích. 
3. Thế là Xuân Tóc Đỏ từ một tên đầu đường xó chợ, nhặt banh quần, bán thuốc lậu đã 
trở thành sinh viên trường thuốc, đốc-tờ Xuân, giáo sư quần vợt, nhà cải cách xã hội, nhà 
cải cách Phật giáo, cố vấn cho báo Gõ Mõ rồi đến tột đỉnh vinh quang “anh hùng cứu 
quốc”, “bậc vĩ nhân”, thật là “Số đỏ”. Qua nhân vật trung tâm này, Vũ Trọng Phụng đả 
kích, châm biếm bản chất xấu xa, thối nát của xã hội thực dân phong kiến. Có thể nói 
Xuân Tóc Đỏ là một bức tranh biếm hoạ cỡ lớn phơi bày sự thối nát của cả một xã hội. 
Bao giờ xã hội còn giả dối, còn bịp bợm, còn xảo trá, lừa lọc thì bức tranh biếm họa Xuân 
Tóc Đỏ vẫn còn ý nghĩa răn đời. 
Bài giảng của: Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa 
và Luyện thi đại học Vĩnh Viễn 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfVanhochienthucphephan8.pdf