Chuyên đề: Thơ Tố Hữu - Phần 1: Một đời người – Một đời thơ

Chuyên đề: Thơ Tố Hữu - Phần 1: Một đời người – Một đời thơ

* TỐ HỮU – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Ở Tố Hữu có sự thống nhất chặt chẽ giữa nhà cách mạng, nhà chính trị và nhà thơ. Quá

trình sáng tác của Tố Hữu gắn bó làm một với quá trình hoạt động cách mạng của ông và các

nhiệm vụ của Đảng qua các giai đoạn lịch sử.

1/ Từ ấy (1937-1946)

a. Có ba phần:

* “Máu lửa” là những vần thơ ngợi ca lí tưởng, khẳng định niềm tin và tương lai của

cách mạng (“Từ ấy”, “Tiếng hát sông Hương”).

pdf 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1623Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Thơ Tố Hữu - Phần 1: Một đời người – Một đời thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 2: THƠ TỐ HỮU 
Phần 1: Một đời người – Một đời thơ 
“Dù ai thay ngựa giữa dòng 
Đời ta vẫn ngọn cờ hồng cứ đi 
Vẫn là ta đó những khi 
Đầu voi ra trận cứu nguy giống nòi” 
* TỐ HỮU – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC 
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
I. Ở Tố Hữu có sự thống nhất chặt chẽ giữa nhà cách mạng, nhà chính trị và nhà thơ. Quá 
trình sáng tác của Tố Hữu gắn bó làm một với quá trình hoạt động cách mạng của ông và các 
nhiệm vụ của Đảng qua các giai đoạn lịch sử. 
 1/ Từ ấy (1937-1946) 
 a. Có ba phần: 
 * “Máu lửa” là những vần thơ ngợi ca lí tưởng, khẳng định niềm tin và tương lai của 
cách mạng (“Từ ấy”, “Tiếng hát sông Hương”). 
 - Nó tố cáo những cảnh bất công trong xã hội, (“Hai đứa bé”, “Vú em”), kêu gọi 
đứng dậy đấu tranh (“Đi đi em”, “Hồn chiến sĩ”....) 
 * “Xiềng xích” là những sáng tác ở trong tù. 
 - Nó là tiếng nói của người chiến sĩ nguyện trung thành với lí tưởng, bất chấp “cái 
chết đã kề bên” (“Con cá chột nưa”) 
 - Sự gắn bó thuỷ chung với đất nước, đồng bào, đồng chí (“Nhớ đồng”, “Nhớ 
người”) 
 * “Giải phóng” - Nói lên niềm vui của người tù cách mạng được trở về hoạt động. 
 - Nó ca ngợi thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945. 
 b. Đánh giá: 
 * “Từ ấy” được viết do sự thôi thúc của hồn thơ sôi nổi Tố Hữu. 
 * Nó tiếp nối truyền thống thơ ca phục vụ chiến đấu, cổ động cách mạng. 
 * Nó không tách rời “Thơ mới”. Đó là cái tôi từ chối hạnh phúc cá nhân để lao vào 
bão táp cách mạng, cái tôi chân thật, có phần non nớt với những tâm tư sầu muộn trên con 
đường lột xác đến với cách mạng. 
 2/ Việt Bắc (1947-1954) 
 * Cái tôi của nhà thơ được ẩn mình sau những nhân vật là quần chúng nhân dân. 
 * Hình tượng Tổ quốc, Đất nước, Chiến khu được miêu tả thật là quần chúng nhân 
dân. 
 * Hướng về nhân dân, tập thơ mang đậm màu sắc dân tộc (vận dụng ca dao, tục ngữ, 
cách nói của nhân dân). Phần cuối mang cảm hứng sử thi-trữ tình đầy âm vang thời đại (Ta đi 
tới, Việt Bắc) 
 3/ Gió lộng (1955-1961) 
 * Niềm vui trước quan hệ của chủ nghĩa tập thể XHCN hứa hẹn một đời sống ấm no 
hạnh phúc và “người yêu người sống để yêu nhau”. 
 * Cảm hứng lãng mạn với cái tôi đại diện cho dân tộc, cho Đảng và cho thời đại được 
xuất hiện. 
 * Có “những vần thơ tươi xanh” viết về miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và có 
“những vần thơ lửa cháy” bày tỏ tình cảm Bắc – Nam và ý chí đấu tranh thống nhất nước 
nhà. 
 4/ “Ra trận” (1962-1972) và “Máu và hoa” (1972-1977) ra đời trong tình hình cả 
nước chống Mỹ. 
 * Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn anh hùng đã đặt ra những câu hỏi đầy tự 
hào: Dân tộc Việt Nam là ai? Sức mạnh Việt Nam bắt đầu từ đâu? 
 * Giọng tâm tình chuyển sang nhu cầu chính luận. 
 * Khuynh hướng khái quát, tổng kết lịch sử vang dội. 
 * Cho ra hai thiên trường ca về Bác (Theo chân Bác) và về Đất nước nhân dân (Nước 
non ngàn dặm). 
II. Những nét phong cách cơ bản của thơ Tố Hữu: 
 1/ Là thơ trữ tình chính trị, đối tượng của văn học là con người được nhìn ở những 
quan hệ chính trị. Các vấn đề và sự kiện chính trị đã thành nguồn tình cảm lớn lao và khơi dậy 
cảm hứng nghệ thuật. 
 2/ Nội dung chính trị trong thơ Tố Hữu là lí tưởng dân tộc, dân chủ và xã hội chủ 
nghĩa. 
 Tố Hữu mượn giọng điệu tâm tình để diễn đạt những tình cảm chính trị. Ông cũng 
dùng bút pháp tượng trưng ước lệ để thể hiện lí tưởng và ước mơ của mình (Bài “Tiếng chổi 
tre”, “Việt Nam – máu và hoa”). 
 Vì thế cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là thơ lãng mạn chủ nghĩa. 
 3/ Về nghệ thuật: Có tính dân tộc rất cao. 
 * Thơ tuyên truyền nhưng có phẩm chất của thơ ca truyền thống (ca dao, dân ca, 
truyện Kiều - thể thơ lục bát khá nhuần nhuyễn) 
 * Linh hồn quê hương trong những hình ảnh rất quen thuộc nhưng có sức lay động sâu 
xa (Bóng tre, bà mẹ, rặng dừa, ghe thuyền, bến nước) 
 * Tính nhạc trong thơ Tố Hữu là nét phong cách đặc sắc nhất. 
III. Những nét phong cách của thơ Tố Hữu nó đều chứa đựng hai mặt: mạnh và yếu. 
 1/ Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách 
mạng và thời đại cách mạng. Trong những năm chiến tranh nó thật sự lôi cuốn công chúng 
bởi nhà thơ đã nói được lí tưởng chính trị của người công dân. 
 - Nhưng có trường hợp chính trị chưa phù hợp với chân lý đời sống, nhiều lúc cảm 
hứng nghệ thuật chưa đủ độ nên các bài thơ rơi vào minh họa giản đơn. Phần lớn các bài thơ 
là đại diện cho tiếng nói của dân tộc, của Đảng nên con người đời thường với rất nhiều các 
quan hệ xã hội bị lược bỏ. 
 2/ Nhà thơ rất say mê lí tưởng cho nên thường hiện thực hoá lí tưởng gây được hứng 
khởi và niềm tin vào hiện thực cách mạng cho mọi người. 
 - Nhưng có lúc nó đã thoát li khỏi những vất vả, cần lao và những bất công vốn là một 
mảng hiện thực thứ hai không thể tránh khỏi trong hòan cảnh lịch sử bấy giờ. 
 3/ Thơ Tố Hữu có thế mạnh là nói với người ta bằng giọng điệu tâm tình. 
 - Nhưng không ít những câu khô khan, giáo huấn. 
 4/ Tính truyền thống và tính dân tộc đã hạn chế sự cách tân táo bạo và hiện đại hóa thơ 
Tố Hữu. 
* Lời bình về thơ Tố Hữu
* Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Đó chính là đặc sắc và cũng là bí 
quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca. 
 Thơ, với Tố Hữu, là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng của sự sống. Thơ 
Tố Hữu, trong thời kì đầu này, cốt yếu thuộc về dòng Lãng mạn cách mạng. Danh từ này, 
theo định nghĩa của Goóc-ki, là “chữ nghĩa lãng mạn tích cực , nó nhằm tăng cường cái ý chí 
sống của con người, thức tỉnh trong tâm hồn con người cái quyết tâm phản kháng với hiện 
thực, với mọi áp bức của hiện thực”. 
Thơ Tố Hữu là lời tâm huyết của một chiến sĩ đang sống can đảm nêu cao lí tưởng phục 
vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa. 
Thơ Tố Hữu là “bó hoa lửa” lộng lẫy, nồng nàn. 
 Sau mười năm đó, khi cách mạng Việt Nam chuyển vào một giai đoạn mới, tập thơ 
Việt Bắc sẽ đánh dấu một gia đoạn mới trong sự nghiệp thơ ca của thi sĩ. Anh sẽ càng tắm 
mình vào đời sống chiến đấu lao động hàng ngày của quần chúng, và tiếng nói của anh sẽ 
càng đượm hơi ấm của quần chúng. 
(Đặng Thai Mai) 
* Tố Hữu đã làm khá tốt phương tiện làm sử, bằng hồn thơ xúc cảm mãnh liệt và suy 
nghĩ sâu của mình. Anh cũng đã phản ánh được những mặt chủ yếu của cuộc sống cách mạng 
chúng ta. Trước cách mạng, đấy là cuộc đời hoạt động và cuộc đời ở tù. Trong kháng chiến: 
Những cảnh chiến đấu, những cảnh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh với địch 
ở miền Nam, mối tình hữu nghị máu thịt của chúng ta với các nước trong phe xã hội chủ 
nghĩa. 
 Mỗi đề tài trên đều được ghi lại bằng những bài thơ có giá trị của anh. 
  Cũng nên nói rằng: Cái chất chiến đấu thường làm cho thơ anh khoẻ ra, rắn lại, linh 
hoạt, nhưng có đôi lúc đã làm thơ anh khô đi. Đấy là khi anh diễn đạt nó mà không vùi nó sâu 
hơn trong cảm xúc, trong tình thương là cái điều chính của tâm hồn anh. 
 Cái gì làm cho Tố Hữu trong khi có những tìm tòi hiện đại vẫn giữ được màu sắc dân 
tộc ấy?... Đấy là nhờ nội dung, nhờ cách cảm xúc, nhờ phương pháp tạo hình, nhờ chữ nghĩa. 
Nhưng đấy cũng là nhờ ở cái man mác, mơ hồ (nhưng rất rõ rệt này), là cái âm nhạc của thơ 
anh. 
 Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ toàn bài 
làm chính Anh là con chim vụ ở đường bay hơn là ở bộ lông bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh 
đẹp. 
(Chế Lan Viên) 
 * Tự bạch của nhà thơ Tố Hữu: Thơ tôi thuộc loại “trần trụi”, nghĩ sao nói thế, 
không có gì “bay bướm”. Cũng không có gì “bí hiểm”. Tuy vậy cũng không phải là không có 
gì đằng sau những câu chữ Tôi muốn thơ phải đọng lại một cái gì, phải thật là gan ruột của 
mình, thật là một “lời nhắn gửi”. 
 Thể thơ lục bát truyền thống của Việt Nam ta có nhiều ưu thế về cấu trúc, về âm 
thanh, vừa có sức gợi cảm, vừa dễ nghe, dễ nhớ, dễ thuộc, lại thích hợp với cả trí thức lẫn 
người ít học nên tôi hay dùng Thể lục bát tưởng như dễ làm, thật ra lại dễ rơi vào tầm 
thường, vô duyên. Phải biết “chuyển hóa” thế nào cho phong phú, luôn luôn mới về mọi mặt 
giống như dùng hai cánh tay có vẻ đơn giản ấy thế nào để thành những điệu múa đẹp không 
bao giờ chán. Người làm thơ lại cần biết sử dụng nhiều thể thơ và cần kết hợp hoặc sáng tạo 
hoàn toàn mới. 
 Thơ có ưu thế dễ nhớ vì thơ có tiết tấu, có vần điệu. Vần là một sáng tạo tuyệt vời của 
nghệ thuật thơ Theo tôi, vần chính là một điểm huyệt nhạy cảm, nếu biết “bấm” đúng thì có 
hiệu quả lớn cho sự truyền cảm. Cứ đọc Truyện Kiều thì thấy Nguyễn Du gieo vần đắt thế 
nào. 
------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvantap2-tieusuToHuu.pdf