Chuyên đề: Thơ 1954 đến 1975 - Vấn đề 2: Tiếng hát con tàu

Chuyên đề: Thơ 1954 đến 1975 - Vấn đề 2: Tiếng hát con tàu

Vấn đề 2: TIẾNG HÁT CON TÀU

“Không ai có thể ngủ yên trong đời chật

Buổi thuỷ triều vẫy gọi những vầng trăng ”

Chế Lan Viên

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Bài thơ này có liên quan đến sự kiện kinh tế, xã hội vào năm 1958 – 1960, đó là

phong trào vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi ở Tây Bắc. Mặc dù

bài thơ cũng “phục vụ chính trị” nhưng không phải chỉ là minh hoạ. Mà ở đây sự kiện chỉ là

một gợi ý để nhà thơ thể hiện khát vọng về nhân dân, đất nước với những kỉ niệm sâu nặng

nghĩa tình của nhân dân trong kháng chiến đã qua. Tác giả muốn tìm về ngọn nguồn của hồn thơ.

pdf 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1146Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Thơ 1954 đến 1975 - Vấn đề 2: Tiếng hát con tàu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 5: Thơ 1954 – 1975 
Vấn đề 2: TIẾNG HÁT CON TÀU 
“Không ai có thể ngủ yên trong đời chật 
Buổi thuỷ triều vẫy gọi những vầng trăng” 
Chế Lan Viên 
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
 Bài thơ này có liên quan đến sự kiện kinh tế, xã hội vào năm 1958 – 1960, đó là 
phong trào vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi ở Tây Bắc. Mặc dù 
bài thơ cũng “phục vụ chính trị” nhưng không phải chỉ là minh hoạ. Mà ở đây sự kiện chỉ là 
một gợi ý để nhà thơ thể hiện khát vọng về nhân dân, đất nước với những kỉ niệm sâu nặng 
nghĩa tình của nhân dân trong kháng chiến đã qua. Tác giả muốn tìm về ngọn nguồn của 
hồn thơ. 
 Bài thơ luôn mới bởi những tình cảm và khát vọng sôi nổi, lắng đọng, những suy 
ngẫm và cảm nhận về đời sống được kết tinh làm người đọc rung động và thích thú. 
 Bài thơ nói đến sự trở lại Tây Bắc của trái tim đã gắn bó nhịp đập với vùng đất nuôi 
dưỡng mình trong kháng chiến. Cho nên cảm xúc rất chân thành. Điệp từ “mười năm” 
(Mười năm Tây Bắc, kháng chiến mười năm, mười năm tròn, mười năm chiến tranh) cùng 
với điệp từ “nhớ” (9 lần) được lặp rất nhiều lần khiến cho bài thơ giàu chất suy tưởng khi 
ôn lại kỉ niệm và bộc lộ thái độ chân thành khi trở về với Tây Bắc. 
 Nhưng muốn cảm nhận đúng bài thơ có lẽ phải chú ý đến những từ ngữ, hình ảnh 
mang tính biểu tượng. Xác đáng nhất có lẽ là “con tàu” và “Tây Bắc”. 
 Chúng ta biết trong thực tế thì chưa có một đường tàu và con tàu nào lên Tây Bắc 
cả. Cho nên hiện tượng trong bài là do tác giả sáng tạo nên và nó có tính biểu tượng. 
 “Con tàu” chính là khát vọng ra đi, đến với những miền xa xôi đến với nhân dân, 
đất nước và cũng còn là đến với mơ ước và những ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật. 
Vầng trăng chính là biểu tượng của cái đẹp, cái thơ và nghệ thuật. Nếu hiểu như trên ta mới 
không bỡ ngỡ với những câu thơ “Tàu đợi những vầng trăng” “Tàu gọi anh đi, sao chưa 
ra đi? Chẳng có thơ đâu giữa dòng đóng khép, tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”. 
 Còn “Tây Bắc” ngoài ý nghĩa là vùng đất cụ thể, nó còn gợi đến những miền đất xa 
xôi của đất nước, nơi có những kỉ niệm không thể quên của tình người trong kháng chiến, 
nơi mà cuộc sống nhân dân rất gian lao nhưng nặng nghĩa tình. Nơi ấy đang vẫy gọi ta. Ta 
có thể hiểu hình ảnh biểu tượng này thông qua bốn câu thơ làm đề từ. Thực tế “Tây Bắc” và 
“Con tàu” nó có tính khái quát và vượt lên tính cụ thể. 
 Tuy nhiên để cho hai hình tượng có tính biểu tượng trên được nhất quán, tác giả còn 
dùng nhiều hình ảnh có tính ẩn dụ khác nữa tạo nên hệ thống cho bài thơ (vầng trăng, trái 
chín, mặt hồng em..) 
B. LUYỆN TẬP 
 I. Đề bài: 
 1/ Bình giảng đoạn thơ: 
 “Nhớ bản sương giăng () quê hương” 
 2/ Bình giảng khổ thơ đề từ để từ đó phân tích bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế 
Lan Viên. 
 II. Bài làm: 
BÀI LÀM 1 
 Nếu Huy Cận là nhà thơ của triết lí. Tố Hữu mượt mà với âm hưởng của những làn 
điệu trữ tình mà sâu sắc thì Chế Lan Viên lại là một chất giọng lạ táo bạo và đầy trí tuệ. Nhà 
phê bình văn học Nguyễn Đăng Hạnh đã có lần nhận xét “Thơ Chế Lan Viên vốn dĩ là một 
người phụ nữ đẹp. Thế nhưng ông ta đeo quá nhiều trang sức vào khiến người ta khó gần, 
người ta không thấy hết được vẻ đẹp vốn có của nó, chỉ có một ít cá nhân mới tiếp xúc 
được, thơ ông thường thiên về trí tuệ và giàu chất triết lí, suy tưởng”. 
 Có thể nói Tiếng hát con tàu là khúc hát yêu thương của một tấm lòng hướng về 
nguồn cội khi đã hóa thân “tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”. Đặc biệt là đoạn thơ: 
“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ 
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” 
 Trong giai đoạn 1955 – 1964 cùng với Nguyễn Khải, Nguyễn Tuân, Tô Hoài Chế 
Lan Viên thức tỉnh khỏi kiếp “sống hờ”, “thoát tục”, “vui cùng trăng gió, ngủ cùng sao”, 
hòa mình vào nhịp sống chung của dân tộc trong những ngày đầu sơ sinh của đất nước. Nhà 
thơ ý thức rõ nhiệm vụ của người cầm bút và hướng tới cuộc sống mới bằng một tâm hồn 
khát khao mãnh liệt qua Tiếng hát con tàu. 
 Cùng với nỗi nhớ nỗi khát khao về Tây Bắc: “Xứ thiêng liêng rừng núi hóa anh 
hùng”, những kỉ niệm ngày nào về tình nghĩa dân quân cả nước lại được sống dậy trong tâm 
tư tác giả. Nhà thơ nhớ “thằng em liên lạc”, “người anh du kích”, nhớ mế: “Năm con đau 
mế thức một mùa dài”. Nhân dân được hiện ra trong quầng sáng ấp ám của nghĩa tình ruột 
thịt, đấy là những người anh với “chiếc áo nâu suốt một đời vá rách”, những người mẹ “lửa 
hồng soi tóc bạc” đã hết lòng cưu mang đùm bọc chở che tác giả trong những ngày đầu của 
cuộc kháng chiến. Những người mẹ, người anh không là “núm ruột rứt ra”, nhưng tấm lòng 
của nhân dân đáng quý đáng trọng đến dường nào! 
 Có thể ta mới thấy được tình cảm tha thiết mà nhà thơ dành cho nhân dân đúng hơn 
là dành cho Tây Bắc. 
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ 
Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương 
 Vẫn những giọng điệu rất quen đầy gợi cảm và của suy tưởng, câu thơ ngỡ như rất lạ 
mà vẫn đậm đà nỗi nhớ về Tây Bắc. Phải rồi chỉ ở Tây Bắc mới có “bản sương giăng”, có 
“đèo mây phủ”. Nỗi nhớ từ những hình ảnh cụ thể từ những người mẹ, người anh, những 
đứa em xa lạ mà gắn bó tựa ruột rà được khái quát và bất ngờ nhân lên thành một chân lí: 
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở 
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn 
 Có lẽ trong những chân lí của đời thường, đây đúng là một chân lí dung dị và sâu 
sắc nhất. Nhẹ như không “hình tượng thơ trong đoạn thơ trên đã vận động từ cảm xúc đến 
suy tưởng. Từ những tình cảm nhớ thương mảnh đất con người, tác giả đã nâng cảm xúc lên 
thành một suy nghĩ. Ranh giới giữa cảm xúc và suy nghĩ đã bị vượt qua nhẹ nhàng làm cho 
câu thơ vừa rung động về cảm xúc vừa lắng sâu suy nghĩ ”. (Hà Minh Đức) 
 Thật vậy đoạn thơ trên có cái gì đó thật mông lung, mơ hồ như một thứ trái chín đỏ 
lấp ló giữa vườn xanh gợi cho ta biết bao háo hức, suy tưởng. Người đọc như cùng chung 
dòng tâm tưởng của nhà thơ nhớ về những miền đất đã qua và đã sống, nhớ về những con 
người tuy “không phải hòn máu cắt” nhưng “trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”. Phải chăng 
chính sợi dây nghĩa tình ấy đã làm sống lại mảnh đất ngỡ như vô tri mà: 
“Khi ta ở đất chỉ là nơi đất ở” 
 Chính nghĩa tình sâu nặng dân quân đã hóa thân vào mảnh đất khiến cho nó cũng có 
tâm hồn. 
“Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” 
 Viết về nỗi nhớ không chỉ có Chế Lan Viên, Tố Hữu cũng đã từng hướng về Việt 
Bắc với tấm lòng của đứa con xa: 
“Nhớ gì như nhớ người yêu 
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương 
Nhớ từng bản khói cùng sương 
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về 
Nhớ từng rừng nứa bờ tre 
Ngòi Thia, Sông Đáy, suối Lê vơi đầy” 
(Việt Bắc) 
 Phong cách quen thuộc của Tố Hữu là hay tả cảnh để gợi tình. Ông tả cảnh núi rừng 
Việt Bắc như muốn khơi lại những tình cảm lưu luyến ngày xưa với vùng rừng núi chiến 
khu. Còn với Chế Lan Viên thì từ những hoài niệm về Tây Bắc, nhà thơ của trí tuệ đã đúc 
kết, chiêm nghiệm được cho mình một chân lí rất riêng: 
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở 
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” 
 Mạch thơ đang vận động một cách đều đặn theo dòng suy tưởng đột nhiên bị chặn 
đứng lại bởi nỗi nhớ “bỗng” tràn về. Nhà thơ dành hẳn một đoạn thơ để viết cho “em”: 
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét 
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng 
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc 
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương” 
 Đoạn thơ như một nốt đệm rất lạ sang ngang dòng tâm tưởng. Vâng, lạ ngay từ câu 
đầu: 
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét” 
Người ta hay dùng từ “bỗng” để chỉ những gì xảy ra đột ngột và bất ngờ. Thế mà ở 
đây “anh” chỉ vừa “bỗng nhớ em” mà nỗi nhớ đã được định hình khá sâu sắc: “đông về nhớ 
rét”. Câu thơ dường như có cái gì đó phi logic nhưng vẫn rất đúng với logic của tình yêu. 
Ai đó đã nói “tình yêu biến thiên như một hàm số” có lẽ đúng! Nhà thơ đưa ra một loạt so 
sánh về tình yêu giữa anh và em như “đông về nhớ rét” như “cánh kiến hoa vàng” như 
“xuân đến chim rừng lông trở biếc”. Giữa muôn vàn định nghĩa về tình yêu phải chăng Chế 
Lan Viên đang tìm cho mình một định nghĩa mới về tình yêu? Tình yêu là thế đó phải chăng 
nhà thơ đang định nghĩa tình yêu thông qua những so sánh táo bạo đầy bất ngờ. Và cũng 
chính sự so sánh linh động ấy đã tạo nên một giá trị mới trong vô vàn cách nghĩ về tình yêu. 
Với câu thơ tưởng chừng như rất ngô nghê: 
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét” 
Nhưng rõ ràng câu thơ có một sự so sánh đầy gợi cảm về bản chất của mùa đông là 
giá rét. Có rét mướt mới là tiết đông, nhất là mùa đông Tây Bắc. Do đó, nếu anh có em, anh 
mới tìm được chính mình. Và nếu không có em, anh không phải là anh. 
Hơn nữa cái giá rét còn gợi đến nhu cầu cần có nhau: 
“Cái rét đầu mùa anh rét xa em 
Đêm nay lạnh chăn chia làm hai nửa 
Nửa đắp cho em ở vùng biển lạnh 
Nửa đắp cho mình ở phía không em” 
Tình yêu đến bất ngờ đã trở nên sâu thẳm chỉ “bỗng” nhớ thôi mà nỗi nhớ đã thiết 
tha như thật. Và cái giây phút “bỗng” ấy đã giúp họ tìm thấy nhau và tìm thấy chính mình. 
Dưới mắt ta, tình yêu bỗng hiện ra lung linh sắc màu, giản dị mà thiêng liêng đến nhường 
nào. Theo nỗi nhớ của tình yêu, Chế Lan Viên triết lí lúc nào ta chẳng hay: 
“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” 
Thật giản dị mà cũng thật sâu sắc, thì ra trong tình yêu riêng dành cho em còn có cả 
tình yêu đối với quê hương đất nước.Và chúng ta cũng chợt nhận ra rằng càng biết yêu 
thương những điều riêng tư, ta càng yêu quê hương tha thiết hơn. 
Đến đây ta chợt nhận ra mạch vận động của bài thơ thật đặc biệt; như trăm sông đổ 
về biển cả, mạch cảm hứng luôn luôn vẫn hướng về nhân dân và đất nước. 
Những vần thơ đẹp nhất là những vần thơ viết về tình yêu, về quê hương đất nước. 
Riêng bài “Tiếng hát con tàu” có thể nói Chế Lan Viên đã rất thành công với tình cảm trong 
sáng, chân thành, tha thiết được thể hiện qua trí tưởng tượng phong phú và khả năng liên 
kết, sáng tạo táo bạo, bất ngờ. 
BÀI LÀM 2: 
“Tu oaTuoa”. Một tiếng còi tàu ngân dài trong sương sớm. Thôi thúc. Giục 
giã. Một chuyến tàu nữa lại ra đi Ô hay ! những con tàu, những “Tiếng hát con tàu”. Đâu 
đây trong không gian tĩnh mịch bỗng vang lên những vần thơ tự tình. 
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc 
Khi lòng ta đã hóa những con tàu 
Khi Tổ Quốc bốn bề lên tiếng hát 
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu” 
 Tây Bắc, một địa danh có lẽ không mấy xa lạ đối với mỗi chúng ta. Nó là miền Tây 
của Tổ quốc, nơi có địa danh chiến trường Điện Biên Phủ nổi tiếng. Nơi đây còn là khát 
vọng của những ai muốn “cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu” với nhân dân cần lao. 
“Tây Bắc ư ? Có riêng gì Tây Bắc” 
 “Thật là Tây Bắc đấy ư? Không ! Đâu chỉ riêng gì Tây Bắc. Lạ lùng thay ! Một sự 
thật lại thoáng chút nghi ngờ? Tại sao vậy? Có gì khó hiểu đâu! Vẫn là Tây Bắc đấy thôi 
nhưng bây giờ không phải là một “Tây Bắc chìm trong biển máu” như thuở nào. Tây Bắc 
ngày nay đang cuồn cuộn nhịp sống mới dựng xây Tây Bắc, Tây Bắc nơi đang treo lơ lửng 
những mùa trăng, những trái trăng chín vàng. Tây Bắc chính là Nhân Dân, là Đất Nước, là 
suối nguồn của sự sáng tạo nghệ thuật. Tây Bắc là nơi ẩn chứa những đề tài bao la. Tây Bắc, 
nơi ấy có biết bao kỉ niệm và tình người trong kháng chiến. Tây Bắc, muôn ngàn sợi nhớ sợi 
thương vấn vương lòng người Tây Bắc có tất cả những gì anh cần. Vậy thì tại sao anh 
không đến với Tây Bắc đi? Những con tàu kia đang ngược luồng tìm về Tây Bắc, tại sao 
anh lại chẳng “hóa những con tàu”. “Khi lòng ta đã hóa những con tàu”? Vâng. Khi ấy sẽ 
chẳng có gì cản nổi bước chân anh. Khi ấy đối với anh đâu đâu cũng là Tây Bắc. Và kia 
“khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát” thì tâm hồn anh đó, tâm hồn anh chính là Tây Bắc “chứ 
còn đâu”. Anh hãy đến với Tây Bắc đi, đến với người mẹ lớn của dân tộc. Chắc chắn nơi ấy 
anh sẽ gặp lại chính mình, một con tàu xuôi ngược với những chuyến ra đi. Lòng anh là con 
tàu, lòng anh cũng muốn ra đi, muốn vượt ga này, qua ga khác để lao vào biển lớn cuộc đời. 
Tây Bắc đó, hồn anh đó. Lên Tây Bắc thật ra là anh đang trở về với hồn mình đấy thôi! 
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc 
Khi lòng ta đã hóa những con tàu” 
 Câu hỏi không lời đáp ấy phải chăng là một lời tự chất vấn chính mình? Tựa như khi 
nhắc đến sóng là nhắc đến muôn vàn gợn sóng lấp lánh, nhắc đến trăng là nhắc đến triệu sao 
óng ánh trên trời, thì đây, nhắc đến con tàu là nhắc đến một chuyến đi xa. Đi để khám phá 
những khung trời mới. 
“Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát” 
Tổ quốc lên tiếng hát hay chính lòng anh đang ca khúc hân hoan? Đất nước giờ đã 
“thay áo mới”, mọi người náo nức bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, quê hương. Lẽ 
nào anh lại ngây người ra đó. Đọc đoạn thơ ta vừa vui sướng vừa ngỡ ngàng. Không còn 
đâu nữa bóng dáng một thi sĩ lãng mạn than khóc dước tháp Chàm đổ nát, trước những bức 
tượng vũ nữ người Chàm đã hoen ố rêu phong. Đã qua rồi một thanh niên mười bảy tuổi 
với mắt nhìn oán hận “Mang chi xuân đến gợi thêm sầu”. Rũ bỏ lớp vỏ uỷ mị yếu mềm, 
Chế Lan Viên đã thực sự sống với chính mình: 
“Con tàu lên Tây Bắc anh đi chăng 
Bạn bè anh đi anh giữ trời Hà Nội 
Anh có nghe gió ngàn đang rũ gọi 
Ngoài cửa ô? Tàu đói những vầng trăng” 
 Nếu bạn có dịp nào đó đến với “lâu đài thơ” Chế Lan Viên trong giai đoạn đổi đời 
sau này bạn sẽ bắt gặp hình ảnh đất nước – một Tây Bắc thu nhỏ hết sức thú vị – Khái niệm 
Tây Bắc ở đây bao gồm cả quá khứ, hiện tại. Tây Bắc còn là Tổ quốc, giang sơn, là “Mùa 
nhân dân giăng lúa chín rì rào”. Tây Bắc đang mời gọi con người đến với nó, chiếm lĩnh 
nó Hình như văng vẳng đâu đây lời một nghệ sĩ “có một con tàu lên Tây Bắc, anh đi 
chăng con tàu của tôi đang “đói những vầng trăng” và tôi đã ra đi rồi. Còn anh, tâm hồn của 
chính anh gọi anh đi, anh có đi không? Có những tâm hồn họ đang muốn mở rộng để đến 
với Tây Bắc, riêng anh thì sao? Bạn bè của những nhà văn, họ đã lên đó rồi. Thế mà anh, 
anh lại chỉ giữ một góc trời nhỏ bé, anh cứ khư khư ôm lấy Hà Nội “hào hoa”. Anh có biết 
đâu ngoài cửa ô anh ở ;những cái đẹp, cái thi tứ, cái đề tài mà anh không có đang vẫy gọi 
anh. Anh là người sáng tạo nghệ thuật, anh ý thức được rằng “không có thơ giữa lòng đóng 
khép” thế thì đất nước mênh mông chờ đợi trên kia sao anh chưa ra đi? Lời trách móc cứ 
mãi thì thầm, nhẹ nhàng rồi đột ngột chuyển sang một lời mời gọi hay đúng hơn là một lời 
khuyên. 
“Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp 
Tàu gọi anh đi sao chửa ra đi 
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép 
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”. 
 Như vậy, vẫn có một cái nút giúp chúng ta hiểu về chủ thể trữ tình. Tâm hồn anh 
cũng muốn ra đi, muốn về với Tây Bắc. Khao khát được về Tây Bắc để nghe Tổ quốc “bốn 
bề lên tiếng hát”, để được nghe “mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào” Rồi nhận được lời 
mời thống thiết, anh đã quyết định trở về. 
“Ôi kháng chiến! Mười năm qua như ngọc 
Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường 
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa 
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương” 
 Vậy là cuối cùng anh cũng đã được về với quê xưa, được tận hưởng cái hạnh phúc 
ngọt ngào khi trìu mến gọi hai tiếng “Tây Bắc”. “Mười năm qua như ngọn lửa” hòa mình 
và nhỏ máu trên mảnh đất quê hương, họ Chế đã gửi ở nơi ấy bao niềm thương, nỗi nhớ. Xa 
Tây Bắc, giờ lại lên với Tây Bắc, phải chăng đó là hạnh phúc tuyệt vời nhất. Hạnh phúc đó 
đã hơn một lần được họ Chế nhắc đến trong một bài thơ khác: 
“Ôi cái thuở lòng ta yêu Tổ quốc 
Hạnh phúc nào không hạnh phúc đầu tiên” 
 Hạnh phúc đầu tiên khi được khoác lên người màu áo thư sinh nho nhã đã được 
Thanh Tịnh miêu tả xuất thần trong một “ngày đi học”. Hạnh phúc đáng nhớ của tình yêu 
trong: 
“Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy 
Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên” 
 Khuấy động không ít trong thơ Thế Lữ, Xuân Diệu Hạnh phúc vĩnh hằng ngày 
Chúa sáng thế, nỗi niềm khao khát của con người mong gặp Chúa đã được nhắc nhiều trong 
“Thánh vịnh” hạnh phúc buổi đầu gặp lại Nhân Dân được họ Chế vẽ lại bằng những nét bút 
kì ảo tuyệt vời: 
“Con gặp lại nhân dân như nai suối cũ 
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa 
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa 
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” 
“Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi? 
Tình em đang mong, tình mẹ đang chờ 
Tàu hãy vỗ dùm ta đôi cánh vội 
Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga”. 
 Độc đáo thay! Mở đầu bằng một câu hỏi và kết thúc lại là một khúc thắc mắc hay 
đúng hơn là một sự băn khoăn: Đất nước đang gọi ta hay chính lòng ta đang gọi ta? Câu trả 
lời là không cần thiết. Vì tất cả chúng ta đều biết rằng đất nước, nhân dân và tác giả đã hòa 
làm một; tuôn chảy thành bản tình ca yêu thương, khát vọng và đầy mộng tưởng. 
“Ai dám bảo con tàu không mộng tưởng, 
Mỗi đêm khuya tàu không uống một vầng trăng”. 
 Bài thơ ngân lên giai điệu của bản giao hưởng, cuốn con người về với kỉ niệm, về 
với tình người và kết thúc với một lời thôi thúc, một khúc hát lên đường 
C. TƯ LIỆU 
 Trước cách mạng chúng tôi có đi nhưng thực tế không vào. Thấy phong cảnh, núi 
sông, trăng gió, phố phường, nhưng cái thực tế là nhân dân thì không thấy “Nhân dân ở 
quanh ta mà ta chẳng thấy”,hay thấy rất mơ hồ, có khi sai lệch. 
 Nhưng bây giờ đi vào thực tế, chính là đi vào Tổ quốc, đi vào nhân dân, và thấy rõ 
nhân dân đang làm ra lịch sử. Thấy rõ nhân dân đang cứu sống cả sinh mạng của chính 
mình. 
 “Chúng tôi yêu trang giấy, nhưng còn yêu hơn nữa cái ở đằng sau trang giấy, yêu 
những con người”. 
(Chế Lan Viên) 
* * * 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvantap5-TiengHatConTau.pdf