Chuyên đề Thể loại kịch, ký 12

Chuyên đề Thể loại kịch, ký 12

Chuyên đề 5

THỂ LOẠI KỊCH, KÝ

 I. KỊCH" HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT" (Lưu Quang Vũ)

 Câu hỏi: Cảm nhận của anh chị về bi kịch hồn Trương Ba khi phải sống nhờ da thịt trong trích đoạn vở kịch "Hồn Trương Ba da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ.

 Các ý chính cần khai thác:

 1. Vở kịch được Lưu Quang Vũ hiện đại hóa trên một cốt truyện dân gian nhấn mạnh sự phản kháng của linh hồn nhân vật thanh cao chống lại sự lấn át và chế ngự của thể xác thô lỗ, phàm tục.

 - Trích đoạn kịch thể hiện sự mâu thuẫn giữa thể xác và linh hồn, giữa sự thanh cao nhân hậu và sự sống nhờ, sống tạm giả tạo trái tự nhiên.

 - Đó là cuộc đấu tranh của linh hồn với thể xác để bảo vệ phẩm giá cao quý của người lao động.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3666Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Thể loại kịch, ký 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 5
THỂ LOẠI KỊCH, KÝ
	I. KỊCH" HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT" (Lưu Quang Vũ)
	Câu hỏi: Cảm nhận của anh chị về bi kịch hồn Trương Ba khi phải sống nhờ da thịt trong trích đoạn vở kịch "Hồn Trương Ba da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ.
	Các ý chính cần khai thác:
	1. Vở kịch được Lưu Quang Vũ hiện đại hóa trên một cốt truyện dân gian nhấn mạnh sự phản kháng của linh hồn nhân vật thanh cao chống lại sự lấn át và chế ngự của thể xác thô lỗ, phàm tục.
	 - Trích đoạn kịch thể hiện sự mâu thuẫn giữa thể xác và linh hồn, giữa sự thanh cao nhân hậu và sự sống nhờ, sống tạm giả tạo trái tự nhiên.
	- Đó là cuộc đấu tranh của linh hồn với thể xác để bảo vệ phẩm giá cao quý của người lao động.
	 2. Những phẩm chất cao quý của Trương Ba:
 - Đam mê trò chơi đánh cờ thanh cao.
 - Thông minh, trí tuệ hơn người qua từng nước cờ.
 - Yêu thương người thân: vợ con, cháu và mọi người.
 - Sống thanh cao trong sạch
	 3. Bi kịch của Trương Ba:
 - Nam Tào Bắc Đẩu bắt chết oan.
 - Đế Thích sửa sai cho sống lại.
 -Trương Ba nhập vào xác hàng thịt, bị dụ dỗ mua chuộc.
 - Những người thân của Trương Ba nghi ngờ, xa lánh oán ghét.
 - tính cách thay đổi: uống nhiều rượu, ham bán thịt
 - Bị xác thịt điều khiển biến chất đầ dần
	 4.- Vượt lên bi kịch, Trương Ba phản kháng và dần dần tỉnh ngộ:
 - Hồn TrươngBA dằn vặt dâu khổ
 - Quyết định chống lại quan điểm sống hời hợt quan liêu của Đế Thích
 - Trương Ba từ chối nhập vào xác cu Tị và cho đó là "khổ hơn cái chết".
 - Trương Ba trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết.
	-> Tác giả khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, của cuộc sống đích thực.
	=> Tác giả gửi thông điệp về cuộc sống chúng ta hôm nay: Đó là sự đáng quý của cuộc sống nhưng phải sống sao cho đẹp, vẹn toàn. Lương tâm đạo đức chiến thắng bản năng.
	 6. Đặc sắc nghệ thuật của trích đoạn:
 - Ngôn ngữ giàu chất thơ, chất trữ tình bay bổng
 - Tính truyền thống và hiện đại
 - Tính lô gíc của hành động
	II. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ( Hồ Chí Minh)
	 1. Nội dung chủ yếu:
	* Hoàn cảnh sáng tác 
	- Ngày 26/8/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội.Tại căn nhà số 48 phố Hàng ngang Người soạn thảo TNĐL 
	- Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc TNĐL trước đông đảo nhân dân, khai sinh ra nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà.
	*Mục đích sáng tác:
	- Tuyên ngôn độc là lời tuyên bố của một dân tộc đứng lên đấu tranh xoá bỏ chế độ phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hoà nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách một nước độc lập, dân chủ và tự do.
	* Đối tượng: Đồng bào cả nước và nhân dân trên thế giới đặc biệt là bọn đế quốc, thực dân (Anh, Pháp, Mĩ)
	*Giá trị tư tưởng: là tác phẩm kết tinh lí tởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do. 
	*Giá trị nghệ thuật: là một bài văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, đanh thép, 	lời lẽ hùng hồn, mang tính chiến đấu mạnh mẽ và đầy thuyết phục.
* Nội dung cụ thể:
	+ Phần đầu, tác giả nêu nguyên lí mang tính phổ quát: Tất cả mọi người và các dân tộc đều có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc (trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791)
	+ Phần tiếp theo, triển khai luận điểm bằng thực tế lịch sử, chứng minh nguyên lí nói trên đã bị chà đạp và phản bội nh thế nào qua những chiêu bài ang màu sắc mị dân và lừa dối trong hơn 80 năm đô hộ nớc ta cuat Thực dân Pháp; đồng thời phản ánh những nỗ lực của Việt Minh và toàn dân Việt Nam trong việc đấu tranh chống lại ách áp bức thống trị của thực dân chống phát xít 
+ Phần cuối, luận điểm kết luận: Tuyên bố về quyền tự do và độc lập, tên hiệu mới của nước Việt Nam và ý chí giữ vững quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
 2. Nghệ thuật: lập luận, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn.
	Đề bài: Vì sao nói TNĐL của HCM là áng văn chính luận mẫu mực về nghệ thuật, lập luận thể hiện tư tưởng yêu nước sau sắc của Người?
	Các ý chính:
	 1. Hoàn cảnh ra đời
	 2. Giá trị nhiều mặt: Lịch sử, chính trị, văn học...
	 3. Tuyên bố sự ra đời của chính thể dân chủ cộng hòa non trẻ và khẳng định nền độc lập dân tộc, ý chí bảo vệ đến cùng.
	 4. Hệ thống luận điểm, luận cứ lô gích nhất quán
 	- Khẳng định chân lí phổ quát tiến bộ của mọi dân tộc và quyền con người thể hiện văn minh nhân loại.
	 - Dẫn chứng hai bản tuyên ngôn của hai nước lớn.
 	+ Của nước Mĩ: 1776: Quyền độc lập dân tộc
 	+ Của Pháp: 1791: Quyền con người
	 - Ý nghĩa: 
	 + Đặt bản tuyên ngôn của nước ta ngang bằng hai nước đó
 	+ Vạch trần giọng lưỡi lừa bịp của chúng
 	+ Sự phản bội truyền thống tổ tiên của chúng
 	+ Suy rộng ra: Đấu tranh cho các dân tộc bị áp bức
	 - Lên án tội ác toàn diện của thực dân Pháp
	 - Tinh thần đấu tranh của nhân dân ta
	 - Cắt đứt quan hệ với thực dân Pháp
	 - Sự sụp đổ của thực dân ,phong kiến phát xít.
 	- Tuyên bố sự ra đời của nhà nước mới và ý chí bảo vệ đến cùng.
	 - Tư tưởng yêu nước của Người: 
 	+ Kế thừa truyền thống văn tuyên ngôn của dân tộc.
 	+ Tư tưởng không có gì quý hơn độc lập tự do.
III.NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU,NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC( Phạm Văn Đồng)
	Các ý chính:
	1. Cách nhìn mới mẻ và sâu sắc của tác giả về Nguyễn Đình Chiểu
	- Nêu ra vấn đề: Ngôi sao NĐC phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc
	- Đưa ra cách nhìn nhận: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy, và càng nhìn càng thấy sáng
	- Tác giả đưa ra một số nhận định:
	+ Thơ văn yêu nước của NĐC là khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước, là những trang bất hủ ca ngợi cuộc đấu tranh oanh liệt của ND ta
	+ Là một thi sĩ mù yêu nước, những tác phẩm của ông “ngoài giá trị văn nghệ còn quý giá..... vĩ đại”
	+ Thơ văn của NĐC là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và bọn tôi tớ của chúng
	+ Đối với NĐC cầm bút là một thiên chức
	 -> Cách nhìn nhận mới mẻ, đúng đắn và có ý nghĩa phương pháp luận trong sự điều chỉnh và định hướng cho việc nghiên cứu và tiếp cận một nhà thơ như NĐC
	2. Cách phân tích, đánh giá của tác giả về thơ văn NĐC
	a. Thơ văn yêu nước chống Pháp
	- Phương pháp phân tích: khoa học
	- Tác giả đặt vào bối cảnh phong trào chống Pháp lúc bấy giờ của nhân dân Nam Bộ và dòng chảy của thơ văn thơ yêu nước chống Pháp giai đoạn này 
	Mục đích: - thấy rõ nguồn mạch phát sinh là đúng đắn và tất yếu
 	 - chỉ ra vị trí lá cờ đầu của NĐC trong thơ văn yêu nước chống P thời kì cuối thế kỉ XIX
	- Cách viết:
	+ Từ nguồn mạch chung của thơ văn yêu nước mà dẫn đến bài văn tế, với một câu, vừa là giới thiệu, vừa tóm tắt đầy đủ toàn bộ nội dung của tác phẩm
	+ Tác giả dẫn văn, so sánh với BNĐC của NT để đi đến một sự đánh giá thật mới mẻ và sâu sắc, đúng đắn về tác phẩm: “Bài văn tế ..... được trả thù kia”
	+ Một lối viết nghị luận văn học rõ ràng, trong sáng, mạch lạc, dễ tiếp cận, với những lời bình súc tích, sắc sảo, mới mẻ về thơ văn yêu nước của NĐC
	b. Tác phẩm Lục Vân Tiên
	- Những kiến giải mới mẻ và sâu sắc của tác giả về LVT
	+ Nội dung: xây dựng thành công các nhân vật chính nghiã trong tác phẩm ®Tác giả đưa ra một kết luận về nhân vật: “Họ là những tấm gương..... thích thú”
	-> Cách lí giải mới, hàm chứa ý vị sâu sắc và dễ hiểu
	+ Văn chương:
	- Nhấn mạnh đây là truyện kể, truyện nói “ tg cố ý viết một lối văn nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian”
	- Cần phải thông cảm với điều kiện, hoàn cảnh sáng tác của nhà thơ để nhận ra những giá trị đặc sắc của tác phẩm “dẫu sao đôi chỗ sơ sót về văn chương.....từ đầu đến cuối”
	Khẳng định: “người ta thích LVT, người ta say sưa nghe.......vì văn hay của LVT”
	-> Những ý kiến được trình bày một cách dung dị, rõ ràng, sáng tỏ và có cơ sở khoa học 
	3. Cách đánh giá mới mẻ và đúng đắn về NĐC
	- NĐC một người chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn . Đời sống và sự nghiệp sáng tác của ông là tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sỹ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng
	4. Nghệ thuật viết nghị luận văn học
	- Sự kết hợp : lí lẽ xác đáng và tình cảm nồng hậu 
	- Sự kết hợp giữa cuộc đời và thơ văn NDDC với công cuộc chống Pháp của nhân dân NB
	-> Nhờ vậy mà bài viết rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc tạo nên sức thuyết phục lớn.
	IV. NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ ( Nguyễn Tuân)
	Đề 1: Anh chị ) hãy phân tích hình tượng con sông Đà trong trích đoạn " Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân
	Các ý chính:
	- Hình tượng con sông Đà có 2 đặc điểm tiêu biểu:
 +Hung bạo
 +Trữ tình 
	1.Tính chất hung bạo của con sông Đà:
	 - Vẻ đẹp hùng vĩ hoang sơ, dữ dội của thiên nhiên sông Đà. Vẻ đẹp đó thể hiện ở:
	+ Cảnh hai bên bờ sông: " dựng thẳng đứng vách thành... ", vách đá chẹt lòng sông như một cái yết hầu ->tạo ấn tượng khá đậm nét về những vách đá với độ cao hun hút, gợi sự nguy hiểm và vẻ đẹp kỳ vĩ của khung cảnh thiên nhiên.
+ Thác nước: Với nghệ thuật nhân hóa, so sánh tác giả đã ví thác nước như loài thủy quái hung hăng bạo ngược... Gợi không khí ầm vang dữ dội của sóng nước sông Đà.
+ Những cái hút nước: được so sánh như những giếng bê tông thả xuống sông để làm móng cầu " Nước thở và kêu tựa như cống cái sặc nước, như người ta rót dầu sôi".Tác giả phối hợp giữa kể-tả gợi lên sự nguy hiểm của những cái hút nước, kích thích trí tưởng tượng của người đọc.
+ Những thạch trận đá: đã mai phục ở dòng sông hàng ngàn năm.
+ Sự phối hợp của sóng nước, gió, thác đá tạo thành những âm thanh ghê rợn: " Lúc thì như oán trách van xin, ...... Lúc thì như ''tiếng của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa..."
-> Với nghệ thuật nhân hoá và so sánh độc đáo, vẻ đẹp hoang sơ và sức mạnh huyền bí của sông Đà đã hiện lên ở nhiều góc độ khác nhau.
	2. Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng:
- Mang vẻ đẹp của một giai nhân: Từ trên cao nhìn xuống con sông Đà ''tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình.....". 
- Vẻ đẹp huyền ảo lung linh thơ mộng: màu sắc dòng sông biến đổi theo mùa " Mùa xuân xanh màu ngọc bích, mùa thu nước sông lừ lừ chín đỏ như da mặt của một người bầm đi vì rượu bữa" 
- Mang vẻ đẹp của một cố nhân: Con sông của đồng dao thần thoại" hoang dại như một bờ tiền sử, lặng lờ như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa ".
-> Vẻ đẹp của một con sông bền bỉ chảy qua tháng năm lịch sử, mang dấu ấn văn hoá ngàn xưa của dân tộc.Một vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng.Đó là công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá, tạo nên chất men say cho sự sống nơi đây.
	* Nghệ thuật:
- Nhân hoá 
- Nghệ thuật trùng điệp và miêu tả
- So sánh
	Đề 2: Phân tích hình tượng " Người lái đò sông Đà" trong trích đoạn tùy bút " Người lái đò sông Đà".
	Các ý chính: 
 	 - Người lái đò là một người lao động, nhưng là nghệ sĩ trong lao động, hơn nữa là một dũng tướng trong cuộc thuỷ chiến thường xuyên với sông Đà.
	- Có kiến thức am hiểu về con sông Đà " Nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những thác nước hiểm trở, nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, thuộc lòng các quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở" ->tình cảm gắn bó sâu sắc với sông Đà.
 	 - Là một nghệ sĩ tài hoa trong lĩnh vực chèo đò vượt thác. 
+ Mưu trí dũng cảm ( thể hiện qua trận thủy chiến ác liệt trên dòng sông )
+ Say mê sông nước, say mê những cảm giác mạnh
+ Bình tĩnh, ung dung đối đầu với những khó khăn nguy hiểm.
+ Ông khôn ngoan, vượt qua mọi cạm bẫy của thác ghềnh và đưa con thuyền về đích an toàn.
- Là người có tâm hồn phong phú giản dị thanh cao ( thể hiện qua đoạn trở về với cuộc sống đời thường ).
	=> Khi chở đò, ông là nhà nghệ sĩ, là dũng tướng tài ba. Kết thức công việc, ông lại là một người bình thường.Vẻ đẹp và chủ nghĩa anh hùng thể hiện trong con người bình thường, làm công việc bình thường là chở dò trên sông.
VI. AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG(Hoàng Phủ Ngọc tường)
	Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương qua bút ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông" 
Các ý chính:
- Sông Hương là thuộc về một phố duy nhất”. Nghĩa là sông Hương gắn liền với Huế. Nói đến Huế là nghĩ tới sông Hương và nghĩ về sông Hương là nói tới Huế. Điểm nhỡn nghệ thuật vẫn là sông Hương.
	1. Sông Hương ở đầu nguồn (thượng lưu): 
	- Sức sống mãnh liệt, hoang dại nhưng cũng dịu dàng say đắm:
+'' mãnh liệt qua các ghềnh thác”
+, “cuộn xoáy như cơn lốc”, 
+“là bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn''
	->Hình ảnh đầy ấn tượng.
	 + “Cũng có lúc trở nên dịu dàng và đắm say giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Tác giả kết luận: “Rừng già đã hun đúc cho nó một bản tình ca gan dạ, một tâm hồn tự do trong sáng”. 
Dòng sông đã được thổi bằng ngọn gió tâm hồn rào rạt nhạy cảm, liên tưởng tự do để càng mạnh mẽ hơn ở phận thượng nguồn .Hiểu sông Hương từ cội nguồn mới có thể hiểu hết vẻ đẹp trong phần hồn sâu thẳm của dòng sông.
	 2.Sông Hương ở đồng bằng
	Sông Hương được thay đổi về tính cách:
	* “Sông như chế ngự được bản năng của người con gái” để “mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Hiểu biết về địa lí đã giúp tác giả miêu tả tỉ mỉ về sông Hương với hình ảnh: “chuyển dòng một cách liên tục vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”, “dòng sông mềm như tấm lụa với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi.
	* Đoạn tả sông Hương khi chảy qua những địa danh khác nhau của thành phố đó được nhiều ấn tượng. 
	- Giữa cánh đòng Châu Hóa đầy hoa dại: Sông Hương mang vẻ đẹp của một cô gái ngủ mơ màng.
	- Sau khi ra khỏi vùng núi: trong sáng dịu dàng của một nàng tiên được đánh thức.
	- Sông Hương bỗng bừng lên một sức trẻ, niềm khao khát của tuổi thanh xuân trong sự chuyển dòng liên tục rồi vòng những khúc quanh đột ngột.
	- Qua Tam Thai, Vọng Cảnh, Lựu Bảo: Dịu dàng huyền ảo" mềm như một tấm lụa "....
	- Qua những dáy đồi núi phía tây nam thành phố, qua bao lăng tẩm, đền đài->mang vẻ đẹp trầm mặc kiêu hãnh.
	- Bừng sáng tươi tắn trẻ trung khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ.
	3. Sông Hương khi chảy vào thành phố.
	- Như tìm thấy chính mình: vui tươi rạng rỡ hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long.
	- Dịu dàng tình tứ e ấp: " Dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu".
	- So sánh sông Hương với sông Sen của Pa -ri, sông Đa- nuýp....
	- Vẻ đẹp của sông Hương được cảm nhận với nhiều góc độ lĩnh vực: Hội họa, âm nhạc qua cái nhìn say đắm của một trái tim đa tình, đa cảm của tác giả.
	4. Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử, với cuộc đời và thi ca: 
- Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu, bao chiến công oanh liệt của dân tộc.
	- Trong đời thường, sông Hương mang một vẻ đạp giản dị của một ngời con gái dịu dàng.
	- Sông Hương có khả năng khơi những nguồn cảm hứng mới cho các văn nghệ sỹ, đặc biệt là các nhà thơ: Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan và Tố Hữu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTai Lieu on tap Ngu van 12 bo sung.doc