Chuyên đề: Ngục trung nhật kí - Đề 1: Phân tích “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh

Chuyên đề: Ngục trung nhật kí - Đề 1: Phân tích “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh

Tựa nhan đề bài thơ đã nói lên thái độ thẩm mỹ trước cuộc sống: “vọng nguyệt”. Sao nhà

thơ đã không chọn cho mình một đối tượng khác để hướng tới, để tưởng vọng, mà lại chọn vầng

trăng? Sao giữa chốn tù ngục này, nơi ngự trị của bóng tối, quyền lực và tội ác này, chính vầng

trăng chứ không phải cái gì khác, đã trở thành một cứu cánh cho nhà thơ tìm đến để gửi gắm sự

đồng cảm và niềm say mê? Hướng tới vầng trăng là hướng về ánh sáng, sự trong trẻo, sự cao

thượng, sự tĩnh lặng, sự thanh thản và tự do. Thái độ thẩm mỹ này còn đồng thời nói lên một cách

sống: cho dù cuộc đời có ra sao, con người vẫn có thể vượt lên trên hoàn cảnh để sống, sống thanh

thản, lạc quan, sống bằng cái đẹp của cuộc sống và với ý nghĩa tốt đẹp của từ “sống”.Có một câu

danh ngôn nào đó cũng nói đến tinh thần lạc quan này: “ Trong một nhà tù, có hai người tù cùng

đứng vịn tay vào song sắt; một người chỉ thấy bốn bức tường trơ trọi , còn một người ngửa mặt lên

trờ ngắm những vì sao.”

pdf 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2814Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Ngục trung nhật kí - Đề 1: Phân tích “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chuyên đề 9: NGỤC TRUNG NHẬT KÍ 
Đề 1: Phân tích “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh 
 Phiên âm chữ Hán: VỌNG NGUYỆT 
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, 
Đối thử lương tiêu nại nhược hà; 
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, 
Nguyệt tòng song khích khán thi ca. 
 Dịch: NGẮM TRĂNG 
Trong tù không rượu cũng không hoa, 
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; 
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, 
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 
 Tựa nhan đề bài thơ đã nói lên thái độ thẩm mỹ trước cuộc sống: “vọng nguyệt”. Sao nhà 
thơ đã không chọn cho mình một đối tượng khác để hướng tới, để tưởng vọng, mà lại chọn vầng 
trăng? Sao giữa chốn tù ngục này, nơi ngự trị của bóng tối, quyền lực và tội ác này, chính vầng 
trăng chứ không phải cái gì khác, đã trở thành một cứu cánh cho nhà thơ tìm đến để gửi gắm sự 
đồng cảm và niềm say mê? Hướng tới vầng trăng là hướng về ánh sáng, sự trong trẻo, sự cao 
thượng, sự tĩnh lặng, sự thanh thản và tự do. Thái độ thẩm mỹ này còn đồng thời nói lên một cách 
sống: cho dù cuộc đời có ra sao, con người vẫn có thể vượt lên trên hoàn cảnh để sống, sống thanh 
thản, lạc quan, sống bằng cái đẹp của cuộc sống và với ý nghĩa tốt đẹp của từ “sống”.Có một câu 
danh ngôn nào đó cũng nói đến tinh thần lạc quan này: “ Trong một nhà tù, có hai người tù cùng 
đứng vịn tay vào song sắt; một người chỉ thấy bốn bức tường trơ trọi , còn một người ngửa mặt lên 
trờ ngắm những vì sao.” 
 Nói như thế không có nghĩa là thoát ly hoàn cảnh. Người tù rất có ý thức về hoàn cảnh của 
mình, nhất là khi hoàn cảnh ấy đã trở nên rất nghiệt ngã: 
Trong tù không rượu cũng không hoa. 
 Mở đầu bài thơ bằng hai tiếng “trong tù” (ngục trung) nhà thơ đã ý thức một cách đầy đủ về 
sự nghiệt ngã của hoàn cảnh ấy. “Trong tù”, ấy là nơi mà người ta bị tước đoạt hết mọi tài sản, mọi 
quyền sống, kể cả quyền giữ tính mạng của mình. Trong tù, ấy là nơi mà người ta phải chịu mọi thứ 
đoạ đày, mọi thứ khổ ải, nơi người ta phải sống trong một kiểu sinh hoạt hoàn toàn xa lạ với con 
người (nguyên văn: “phi nhân loại sinh hoạt”, từ ngữ mà chính nhà thơ đã dùng trong một bài thơ 
đầu tập Nhật ký trong tù). Ấy thế mà giữa bao nhiêu nỗi khổ ấy, bao nhiêu thiếu thốn ghê gớm ấy 
của nhà tù, trong bài thơ này, nhà thơ lại chỉ nhắc đến một nỗi khổ: Không rượu cũng không hoa. 
Tại sao thế? Thì ra, đối với người tù này, mọi thiếu thốn và đày ải kia không có gì là đáng kể. Đã 
dám làm cách mạng tức là đã chấp nhận có những lúc gian lao đọa đày như thể rồi! Nhưng lúc này, 
người tù không còn là người tù nữa, mà là một nhà thơ và nhà thơ ấy đang đối diện với vầng trăng 
ngoài kia. Cái thiếu ấy là cái thiếu cho một nhà thơ, chứ không là cái thiếu cho một người tù. Xưa 
nay, có nhà thơ nào ngắm trăng mà lại không cần đến rượu, chí ít cũng có hoa. Có rượu để thêm 
một chút men nồng, đã có thể cất chén cùng trăng đối ẩm. Có hoa để nhận ra ánh trăng sáng tỏ, lung 
linh. Chả thế mà thi hào Lí Bạch đã từng: 
Cất chén mời trăng sáng. 
 Còn Nguyễn Du thì ca ngợi: 
Khi chén rượu, khi cuộc cờ 
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên. 
 Chính tác giả Nhật kí trong tù, mấy năm sau, trong hoàn cảnh tự do, đã thấm thía hết sức cái 
đẹp của cảnh: 
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. 
 Nhưng nói “không rượu cũng không hoa” là để nói cho hết cái không thuận lợi của hoàn 
cảnh, chứ không phải để vịn vào hoàn cảnh mà đổ lỗi cho nó. Hoàn cảnh khách quan thì vậy song 
chủ quan nhà thơ thì lại khác: 
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ 
 Nguyên văn: Đối thử lương tiêu nại nhược hà, dịch nghĩa là: Trước đêm lành như đêm nay, 
biết làm sao được? Về hình thức, câu thơ này hình như chỉ ca ngợi đêm trăng đẹp. Trăng đẹp quá, 
đẹp đến nỗi, dẫu trong hoàn cảnh khó khăn đến thế, bị tù đày như thế, thiếu thốn như thế, con người 
cũng không thể nào không nhận ra vẻ đẹp ấy, không thể nào không yêu, không say mê vẻ đẹp ấy. 
Thật ra đó chỉ là một cách nói. Trong đời, thiếu gì lắm kẻ đứng trước những vẻ đẹp tuyệt vời của 
trời đất mà lòng vẫn dửng dưng như không. Cảnh muốn đẹp phải có lòng người biết nhận vẻ đẹp. 
Cho nên câu thơ trên chính là cung đàn ngân vang lên từ cõi tâm hồn sâu thẳm của nhà thơ khi ánh 
trăng kia vừa chạm tới. Tâm hồn ấy nghệ sĩ biết bao, rộng mở với vẻ đẹp của đất trời biết bao, tinh 
tế và nhạy cảm biết bao. Tâm hồn ấy cũng mạnh mẽ, bất khuất biết bao! Nhà tù, xiềng xích, có thể 
giam cầm cùm trói được ai kia, chứ làm sao có thể cùm trói, giam hãm được tâm hồn của người 
nghệ sĩ tuyệt vời này? Cửa sắt của nhà tù tự nó phải mở ra, xiềng xích tự nó phải đứt tung. Tâm hồn 
con người này đồng điệu với vầng trăng kia biết bao, cho nên tìm đến trăng là phải. 
 Giờ đây, còn lại một nhà thơ đối diện với một vầng trăng: 
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ 
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 
 Người ngắm trăng và trăng ngắm người: bởi không chỉ người nhìn thấy trăng là bạn mà 
trăng cũng tìm ra người bạn ở người. Câu thơ, trong nguyên văn chữ Hán, đã tạo nên một bức tranh 
đẹp kỳ lạ: 
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, 
Nguyệt tòng song khích khán thi gia. 
 Giữa nhân và nguyệt hình như có một vật cản là “song” (cửa sổ) nhưng ở đây cái vật cản ấy 
lại trở thành một phụ họa, kẻ dẫn đường cho “nhân” và ”nguyệt” tìm đến với nhau, đồng cảm với 
nhau, trong cùng một hành động: khán (nhìn). Phép đối của thơ Đường luật gò bó ở đâu không biết, 
chứ ở hai câu thơ này thì đã tỏ ra đầy hiệu quả thẩm mỹ. Không còn ranh giới giữa người với trăng 
nữa, hồn người vút lên trăng, ánh trăng tỏa xuống người, người là trăng mà trăng cũng là người, 
trăng cũng mê say như người và người cũng tỏa sáng như trăng: ở hai phía cửa sổ là hai con người; 
ở hai phía cửa sổ cũng là hai vầng trăng. 
 Yêu thiên nhiên đến độ đồng cảm với thiên nhiên, ấy đã là một tình yêu lớn. Nhưng yêu 
trăng đến độ hòa nhập với trăng như thế, ấy là đã vượt ra khỏi độ thường tình của tình yêu, ấy là 
tình yêu chỉ những nhân cách thực sự thanh cao mới có. 
 Bài thơ mở bằng “trong tù” nhưng đóng lại bằng “thi gia”. Trong ngục mà không có người 
tù, lại chỉ có nhà thơ. Cách đóng lại thật bất ngờ và thú vị. Bất ngờ nhưng hợp lẽ và hợp tình. Bởi 
với một tình cảm như thế, một tâm hồn như thế, quả không nhà tù nào còn có nghĩa nữa. 
 Tình cảm ấy, nhân cách ấy thật là một thứ thép quý mà không một thứ độc tố nào, một thứ 
bùn nhơ nào trong cuộc đời có thể làm mờ đục được, hoen rỉ được. “Vọng nguyệt” chính là một 
trong những bài thơ “mang chất thép, mà không lên giọng thép” vậy. 
* * * 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvantap9-de1.pdf