Chuyên đề: Đổi mới công tác giáo dục học sinh cá biệt lớp chủ nhiệm

Chuyên đề: Đổi mới công tác giáo dục học sinh cá biệt lớp chủ nhiệm

I. Mô tả ý tưởng

 a. Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng:

 Trước những bạo lực học đường liên tiếp xảy ra gần đây đã đặt giáo viên và các nhà quản lí giáo dục trước thực tế: làm thế nào để cảm hóa và giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả? Phần lớn những học sinh cá biệt vừa yếu kém về học lực vừa sa sút về hạnh kiểm đạo đức. Do đó trong công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn phải đối diện với những khó khăn cái lo nhất của GVCN là sự thay đổi tính cách, đạo đức của các em: từ nói dối, bỏ học, đến gây gổ đánh nhau.

 Việc giáo dục học sinh cá biệt khó thành công trong một thời gian ngắn, nó đòi hỏi một quá trình lâu dài, có sự gắn kết thực sự của GVCN lớp.Cùng sự quan tâm chia sẻ thường xuyên từ phía nhà trường- gia đình- xã hội.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Đổi mới công tác giáo dục học sinh cá biệt lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề : ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT 
 LỚP CHỦ NHIỆM
 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Bích Ngọc
 Đơn vị công tác : Tổ Văn –Sử -GDCD
I. Mô tả ý tưởng
 a. Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng:
 Trước những bạo lực học đường liên tiếp xảy ra gần đây đã đặt giáo viên và các nhà quản lí giáo dục trước thực tế: làm thế nào để cảm hóa và giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả? Phần lớn những học sinh cá biệt vừa yếu kém về học lực vừa sa sút về hạnh kiểm đạo đức. Do đó trong công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn phải đối diện với những khó khăncái lo nhất của GVCN là sự thay đổi tính cách, đạo đức của các em: từ nói dối, bỏ học, đến gây gổ đánh nhau....
 Việc giáo dục học sinh cá biệt khó thành công trong một thời gian ngắn, nó đòi hỏi một quá trình lâu dài, có sự gắn kết thực sự của GVCN lớp.Cùng sự quan tâm chia sẻ thường xuyên từ phía nhà trường- gia đình- xã hội.
 b. Ý tưởng: Việc hoàn thành công tác chủ nhiệm là một nguồn vui lớn, song để đạt được điều đó không phải là việc dễ dàng. Với tôi mặc dù có thời gian làm công tác chủ nhiệm chưa nhiều nhưng cũng thấy rằng: việc kết hợp chặt chẽ giũa GVCN với phụ huynh dể xác định ý thức tự rèn luyện của các em trong học tập và rèn luyện tu dưỡng là hết sức cần thiết. chính vì lí do trên mà tôi đã áp dụng để giúp các em học sinh cá biệt có một hành trang cơ bản trong những thời gian cuối của tuổi học sinh THPT để các em đi tiếp con đường đời mà các em đã lựa chọn. Mặc dù ý tưởng trên tôi đã thực hiện và đã có kết quả khả quan trong việc giáo dục học sinh cá biệt của lớp chủ nhiệm, nhưng trong năm học này 2010-2011 tôi vẫn tiếp tục phương pháp giáo dục đó để trau dồi thêm kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm cho những năm học tiếp theo.
 Muốn giáo dục học sinh cá biệt đòi hỏi GVCN phải xác định:
 -Bản thân người GVCN phải có tấm gương sáng biết tự hoàn thiện phẩm chất nhân cách của mình sống mẫu mực tự trọng và giữ chữ tín.
 -Hiểu biết tâm lí lứa tuổi học sinh của mình, phải có trách nhiệm tinh thần cao yêu nghề, yêu thương học sinh và luôn xác định phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”
 -Biết kiềm chế bình tĩnh trong mọi tình huống. không nên cô lập học sinh cá biệt đối với tập thể, không xúc phạm và làm tổn thương danh dự của học sinh trước tập thể, không khắt khe xử lí mạnh tay bằng những hình thức kỷ luật nặng nề, đe dọa, thành kiến. Không bỏ mặc những chuyển biến, những thay đổi theo chiều hướng tích cực- dù nhỏ cũng đáng trân trọng và phải ghi nhận.
II.Nội dung công việc:
 - Đối với học sinh cá biệt, người GVCN phải biết nhìn bằng con mắt của tình thương, và sự thông cảm thật sự xem các em như người thân của mình nên có cái nhìn bao dung của người mẹ gần gũi thân thiết.
 - Có điều kiện tâm tình, gặp gỡ, trao đổi với các em, với gia đình, người thân của các em.
 - Nhẹ nhàng phân tích những mặt ưu, khuyết điểm đúng sai trong nhận thức,suy nghĩ của các em-> nhận biết những ưu điểm của mình và biết phát huy.
III.Triển khai thực hiện:
 Một lời khen học sinh cá biệt sẽ có tác dụng hơn là một bản tự kiểm điểm. Với những phương pháp như trên tôi sẽ nhằm áp dụng vào việc giáo dục học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm đó là lớp 12C5 năm học 2010-2011cụ thể đối với em Đặng Ngọc Hoàng ở xã Chân Sơn con ông Đặng Minh Tuấn và bà Duy Thanh Thụy. Em là học sinh lớn tuổi nhất lớp do mải chơi , đua đòi nên đã bỏ học từ năm 2006 và đã có thời gian em sống trôi nổi ngoài xã hội ngoài vòng kiểm soát của gia đình. Nhưng đến năm 2008 em đã xin quay trở lại tiếp tục học tập và cho đến thời gian này, trong quá trình học tập Hoàng đã mắc rất nhiều khuyết điểm và luôn có biểu hiện tiêu cực, điều đó khiến tôi lo lắng vì kết quả của lớp cứ theo đó mà thấp xuống. Để có kết quả giáo dục học sinh cá biệt như đã trình bày trong ý tưởng tôi đã phải cố gắng trong quá trình giáo dục ý thức, rèn luyện cho các em học sinh cá biệt trong đó có em Đặng Ngọc Hoàng :
 Khoảng giữa học kì I năm học 2010-2011 em Hoàng đã có tư tưởng chán học bởi vì em cho rằng: mình lớn tuổi không thể theo học cùng các bạn, ngay sau đó tôi đã vào nhà em cùng kết hợp gặp phụ huynh để động viên, chia sẻ, đưa ra những phương pháp học tích cực để em nhận ra vấn đề và sau đó em Hoàng đã tiếp tục đi học trở lại. Từ thời gian đó trở lại đây thì Hoàng luôn luôn nhận được lời động viên từ phía các thầy cô bộ môn và đặc biệt là sự giúp đỡ động viên chân thành của GVCN. Qua cách giáo dục của tôi thì tôi thấy Hoàng có sự tiến bộ rõ ràng, tôi thiết nghĩ chỉ còn một thời gian không lâu nữa thôi Hoàng sẽ ra trường và tiếp tục trên con đường thử thách mới cho nên tôi vẫn tiếp tục giúp đỡ em về mặt tinh thần để em tự tin hơn trong cuộc sống, học tập và rèn luyện.
 Cũng với hình thức như cách giáo dục trên tôi còn áp dụng với một số em khác trong lớp như các em: Lê Mỹ linh em là một học sinh cá biệt đặc biệt vì là một học sinh nữ nhưng lại có những biểu hiện hành động, suy nghĩ rất cá tính, thích mạo hiểm và rất mạnh mẽ, em có sự nhận thức rất nhanh, có khả năng giao tiếp khéo léo.....nhưng em lại đua đòi, bị bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê nên học tập của em ngày càng xa sút, em hay trốn học bỏ nhà đi chơi điện tử, xa lánh bạn bè, kết quả là em đã bị thầy cô, bạn bè, và ngay cả gia đình người thân của em cũng cho rằng em là người khó có thể thay đổi. Nhưng qua tìm hiểu xung quanh ở ngoài xã hội và những người thân, bạn bè...thì tôi thấy Linh vẫn có thể quay đầu lại với con đường mà một người chân chính vươn tới. Tôi thưòng xuyên quan tâm, chia sẻ với em như những người bạn, những người thân trong gia đình, tôi gặp gỡ mẹ em, thậm trí cả người bạn thân thiết nhất của em..bằng những tình cảm, sự ân cần, thông cảm chia sẻ của một cô giáo chủ nhiệm thì dần dần em cũng đã nhận ra và có sự tiến bộ rõ rệt nhất là vào thời gian hết học kì I và cho đến những ngày của cuối tháng năm này, thì sự tiến bộ của em vẫn được ghi nhận, nhân dịp nhà trường tổ chức lễ tri ân và trưởng thành cho học sinh lớp 12 em đã đạt giải nhất lá thư tri ân thầy cô. Bên cạnh những Linh, Hoàng thì còn có em Nông Anh Hùng, em Hoàng Đức Lương hai em đều có chung một biểu hiện là thường xuyên nói dối gia đình và cô giáo chủ nhiệm để nghỉ học nghỉ lao động để đi chơi điện tử. vì mải chơi cho nên cả hai em đều xin tiền của gia đình nói dối là để nộp học....và bằng tất cả sự chân thành tận tâm, tôi đã dần từng bước có biện pháp phù hợp: gặp gỡ gia đình, tâm tình như bạn bè, người thân, bằng cả sự tha thứ cho những hành vi không tốt của các em cho nên các em đã nhận ra khuyết điểm và có tiến bộ rõ rệt, các em dần dần nghiêm túc hơn trong việc thực hiện nề nếp, rền kỹ năng sống, học tập.
 IV. Kết quả đạt được
 Như vậy để giáo dục một học sinh cá biệt đối với GVCN thì quả là gian nan và đầy rẫy những phức tạp, nhưng với tôi qua năm học này với việc giáo dục học sinh cá biệt như các em Hoàng, Linh, Hùng, Lương được như bây giờ thì thật đó là một niềm vinh hạnh lớn đối với tôi. Tôi thấy các em trưởng thành hơn trong ý thức trong cách nghĩ và việc làm, vui vẻ phấn khởi, mở rộng lòng mình để trò chuyện, cởi mở hoà đồng cùng các bạn trong lớp, nhất là nhân dịp nhà trường sắp tới tổ chức lễ Tri ân cho khối 12 thì sự trưởng thành và tiến bộ của các em càng rõ nét hơn: tôi thấy các em đã hoà mình nhiệt tình trong công việc và cùng các bạn bắt tay vào làm những công việc của lớp cùng tập thể. Tin rằng trong kì thi TNPT sắp tới các em sẽ tự tin và đạt được diều mà em hằng mong muốn: Đỗ tốt nghiệp và học một nghề nào đó để cho tương lai sau này. Chắc chắn rằng bằng lòng nhiệt tình, có tấm lòng yêu thương, bao dung độ lượng của người GVCN thì những học sinh cá biệt sẽ có tinh thần phấn đấu, lạc quan tin tưởng trên con đường đời sau này.
V. Khả năng tiếp tục phát huy, mở rộng nội dung, sáng kiến kinh nghiệm đã thực hiện.
 Góp phần hình thành nhân cách học sinh đặc biệt là học sinh cá biệt là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên không chỉ là nhiệm vụ trong một năm học, một cấp học, mà là thiên chức của nhà giáo đối với một đời người- một thế hệ.
 Những hình thức, kinh nghiệm mà tôi đã vận dụng trong phương pháp giáo dục học sinh cá biệt đối với lớp chủ nhiệm nói trên tôi thấy rất có hiệu quả và sẽ luôn luôn áp dụng trong những năm chủ nhiệm tiếp theo.
VI. Kết luận
 Để một năm học đi qua, một thế hệ học sinh( trong đó có học sinh cá biệt) được chúng ta giảng dạy và chủ nhiệm thì cái cuối cùng nhất còn đọng lại trong tâm hồn các em chính là hình ảnh của Thầy Cô kính yêu dưới mái trường. Hình ảnh ấy sẽ đi suốt cùng các em trên những chặng đường sắp tới. Vượt qua mọi hoàn cảnh người GVCN phải có trái tim chan chứa yêu thương, hãy là chiếc cầu nối góp phần hình thành nhân cách học sinh. Đặc biệt là học sinh cá biệt. 
 Rất mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp.
 Xuân Huy ngày 20 tháng 05 năm 2011
 Người viết 
 Nguyễn Bích Ngọc

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de.doc