Chuyên đề 1: Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài

Chuyên đề 1: Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài

Bài 1 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

Câu 1: Nêu những chặng đường chính của quá trình phát triển văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?

- Chặng đường từ năm 1945 đến 1954

- Chặng đường từ năm 1955 đến 1964

- Chặng đường từ năm 1965 đến 1975

 

doc 11 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2564Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề 1: Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 1
Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài
Bài 1 Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 
đến hết thế kỷ XX
Câu 1: Nêu những chặng đường chính của quá trình phát triển văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?
- Chặng đường từ năm 1945 đến 1954
- Chặng đường từ năm 1955 đến 1964
- Chặng đường từ năm 1965 đến 1975
Câu 2: Nên ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975?
- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh của đất nước
- Nền văn học hướng về đại chúng
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Bài 2 Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
- Phần I: Tác giả Hồ Chí Minh.
Câu 1: Nêu quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh? 
- Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sỹ ngoài mặt trận 
- Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học
- Khi cầm bút bao giờ cũng xuất phát từ mục đích đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. 
Câu 2: Nêu những nét khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh?
- Văn chính luận: Viết ra nhằm mục đích lên án những chính sách bạo tàn của chế độ thực dân đối với các nước thuộc địa, kêu gọi những người nô lệ bị áp bức đoàn kết đấu tranh. Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 
- Truyện và ký: viết ra nhằm tố cáo tội ác, bản chất xảo trá của bọn thực dân phong kiến đối với các nước thuộc địa. Tác phẩm tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Pari...
- Thơ ca: Nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của tác giả trong mọi hoàn cảnh. Tác phẩm tiêu biểu: Nhật ký trong tù...
Câu 3: Những đặc điểm cơ bản, phong cách nghệ thuật thơ văn Hồ Chí Minh?
- Văn chính luận: Ngắn gọn súc tích, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục giàu tính luận chiến.
- Truyện và ký: Rất hiện đại thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ, mang tính trào phúng vừa sắc bén thâm thúy của phương Đông, vừa hài hước hóm hỉnh của phương Tây. 
- Thơ ca: Lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, có sự hài hoà độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại.
- Phần II: Tác phẩm tuyên ngôn độc lập của hồ chí minh.
Câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh?
a) Hoàn cảnh ra đời
- Thế giới: Ra đời khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc.
- Trong nước: 
+ Ngày 19/8/1945 cách mạng tháng Tám thành công mở ra cho dân tộc ta một kỷ nguyên mới độc lập - tự do.
+ Ngày 26/8/1945 Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà 48 phố Hàng Ngang Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.
+ Bản Tuyên ngôn độc lập được tuyên bố trước quốc dân đồng bào ngày 2/9/1945 để khai sinh ra nước Việt Nam mới.
- Tuyên ngôn độc lập ra đời khi nền độc lập của nước ta đang bị đe doạ bởi nạn ngoại xâm của thực dân đế quốc.
b) Mục đích sáng tác
- Tuyên bố nền độc lập của dân tộc.
- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
- Bác bỏ mọi luận điệu sai trái, ngăn chặn âm mưu xâm lược trở lại của các thế lực thù địch.
Bài 3 Nguyễn đình chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Câu hỏi: Nêu những luận điểm chính trong bài: "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" của Phạm Văn Đồng?
- Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu Nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước ta
- Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng chiến oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời.
- Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam. Phải hiểu đúng Lục Vân Tiên thì mới thấy hết giá trị của bản trường ca này.
Bài 4: Tây Tiến - Quang Dũng
Câu hỏi: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập từ đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để vệ biên giới Việt - Lào. 
- Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, miền tây Thanh Hoá và cả Sầm Nưa (Lào)
- Chiến sỹ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật hoành hành nhưng vẫn lạc quan dũng cảm.
- Quang Dũng là đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948 ông chuyển sang đơn vị khác. Nhớ đơn vị cũ nên viết bài thơ này.
Bài 5: Việt Bắc - Tố Hữu
Phần I: Tác giả
Câu 1: Tóm tắt các chặng đường thơ Tố Hữu từ năm 1937 đến 1977?
1) Từ ấy (1937-1946)
- Nội dung: Là niềm hân hoan của một tâm hồn trẻ đang "băn khoăn đi tìm kiếm lẽ yêu đời" đã gặp được ánh sáng lý tưởng tìm thấy lẽ sống. Tập thơ được chia làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.
- Tác phẩm tiêu biểu: Từ ấy, Tâm tư trong tù..
2) Việt Bắc (1946-1954)
- Nội dung: Là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống pháp với những chặng đường gian lao anh dũng của dân tộc. Tập thơ tập trung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, những người Phụ nữ...
- Tác phẩm tiêu biểu: Cá nước, Hoan hô chiến sỹ Điện Biên, Việt Bắc...
3) Gió Lộng (1955-1961)
- Nội dung: Ca ngợi công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, hướng tình cảm đến miền Nam ruột thịt với ý chí thống nhất Đất nước. 
- Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca xuân 61, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan...
4) Ra Trận (1962-1971); Máu và Hoa (1972-1977)
- Nội dung: Ca ngợi, cổ vũ cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ, tập thơ mang đậm tính chính luận - thời sự, chất sử thi. 
- Tác phẩm tiêu biểu: Bác ơi!, Kính gửi cụ Nguyễn Du, Mẹ Suốt...
Câu 2: Nêu ngắn gọn phong cách thơ Tố Hữu?
- Về nội dung, thơ Tố Hữu mang tính trữ tình chính trị sâu sắc.
	+ Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, nềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
	+ Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi. 
	+ Thơ Tố Hữu mang giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết.
- Về nghệ thuật, thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà
	+ Về thể thơ, Tố Hữu có tiếp thu những tinh hoa của phong trào thơ mới, thơ ca cổ điển và hiện đại, nhưng ông đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc.
	+ Về ngôn ngữ: Không chú ý sáng tạo những từ mới, cách dĩên đạt mới mà sử dụng những từ ngữ, những cách nói quen thuộc của dân tộc
Phần II: Bài thơ Việt Bắc 
Câu hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
- Ra đời khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi (7/1954), miền Bắc nước ta được giải phóng.
- Tháng 10/1954 những người kháng chiến từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Nhân sự kiện có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ này để tái hiện những kỷ niệm cách mạng và kháng chiến.
Bài 6: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)
Câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về Lor-ca?
- Tên đầy đủ: Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a-Lor-ca (1898-1936) là một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha, có tài năng trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật: Thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu...
- Là người khởi xướng những cách tân nghệ thuật
- Hoảng sợ trước sự ảnh hưởng to lớn của Lor-ca năm 1936 bọn phát xít đã bắn chết ông, cái chết của Lor-ca đã làm phẫn nộ nhiều tầng lớp nhân dân trên thế giới chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít bảo vệ văn hoá dân tộc và văn minh nhân loại.
 Bài 7: Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân
Câu hỏi: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân?
- Xuất xứ: In trong tập tuỳ bút Sông Đà (1960) 
- Hoàn cảnh sáng tác: Là kết quả chuyến đi thực tế T	ây Bắc của tác giả vào những năm 1958-1960 vừa để tìm kiếm vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa để khám phá vẻ đẹp tâm hồn của người lao động vùng Tây Bắc.
Bài 8: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường
Câu hỏi: ý nghĩa nhan đề tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường?
- Thu hút sự chú ý đối với người đọc, muốn tìm hiểu khám phá vẻ đẹp của dòng sông Hương.
- Thể hiện tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên và quê hương xứ Huế.
Bài 9: Vợ Nhặt- Kim Lân
Câu hỏi: Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện Vợ Nhặt- Kim Lân?
- Gợi nên tình huống truyện độc đáo. 
- Thể hiện tình cảm nhân đạo của nhà văn trước thân phận rẻ rúng của con người trong nạn đói.
Bài 10: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
Câu hỏi: Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài?
- Mị- một cô gái con nhà nghèo xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do hạnh phúc bị A Sử "cướp" về làm vợ, làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra.
- Lúc đầu Mị phản kháng nhưng lâu dần trở nên tê liệt, chỉ lùi lũi như "con rùa nuôi trong xó cửa" 
- Trong một đêm mùa xuân, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà
- A Sử đi chơi tết, cậy thế con nhà quan bị A Phủ đánh. A Phủ bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lí.
- Vì không may bị hổ vồ mất một con bò, A Phủ bị trói đứng vào cọc đến gần chết
- Mị cắt dây trói cho A Phủ, hai người chạy trốn khỏi Hồng Ngài.
- Mị và A Phủ được giác ngộ cách mạng và trở thành du kích.
Bài 11: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
Câu hỏi: Giải thích ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành?
- Rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm, cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ cảm hứng này.
- Cây xà nu gắn bó mât thiết với đời sống và tinh thần của dân làng Xô Man.
- Cây xà nu là biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp của con người Tây Nguyên kiên cường, bất khuất.
Bài 12: Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi
Câu hỏi: Truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau trong tác phẩm: Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi?
- Yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm.
- Giàu tinh nghĩa.
Bài 13: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
Câu hỏi: ý nghĩa nhan đề tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu?
- Biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về Biển và cũng là biểu tượng về cuộc sống sinh hoạt của người dân hàng chài. 
- Là hình ảnh gợi cảm có sức ám ảnh về sự bấp bênh của những thân phận, những cuộc đời trôi nổi
- Là biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.
 Bài 14: Thuốc - Lỗ Tấn
Câu 1: Giải thích nhan đề truyện ngắn Thuốc - Lỗ Tấn?
- Thuốc: dùng để chữa bệnh lao bằng bánh bao chấm máu ngườicach mạng thể hiện sự mê muội của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ.
- Tìm Thuốc để chữa căn bệnh đớn hèn của quần chúng, căn bệnh xa rời những người làm cách mạng. 
- Nhan đề thể hiện nét đặc sắc của bút pháp nghệ thuật nội tâm: Bình dị, hàm súc, trầm lắng mang tính triết luận sâu sắc.
Câu 2: Tóm tắt ngắn gọn truyện Thuốc - Lỗ Tấn?
- Sáng sớm mùa thu lão Hoa Thuyên chủ quán trà đến pháp trường mua thuốc để chữa bệnh lao cho con. Thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sỹ cách mạng Hạ Du. 
- Bà Hoa cho con ăn bánh bao với niềm tin chắc chắn con sẽ khỏi bệnh
- Những người khách trong quán trà bàn về Thuốc, về Hạ Du .
- Bà Hoa và bà mẹ Hạ Du cùng đến thăm con ngoài nghĩa địa trong sự đau khổ tột cùng .
Câu 3: Hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn?
* Cuộc đời: Lỗ Tấn ( 1881 - 1936 ), tên khai sinh là Chu Thụ Nhân, quê ở Chiết Giang- Trung Quốc.
- Ôm ấp nguyệt vọng học nghề thuốc từ khi còn nhỏ tuổi và đựoc học bổng sang Nhật, nhưng khi thấy chữa bệnh thể xác không quan trọng băng chữa bệnh tinh thần ông đã chuyển sang làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào.
- Ông là nhà văn cách mạng cóa ảnh ghưởng lớn trên văn đàn Trung Quốc thế kỷ XX.
* Sự nghiệp văn chương: 
 Chủ đề bao trùm các sáng tác của ông : Phê phán ( quốc dân tính)- căn bệnh tinh thần, kìm hãm sự phát triển của đát nước Trung Quốc lúc bấy giờ, từ đó thôi thúc đòng bào mình kiếm tìm phương thuốc để cứu dân tộc.
 Một số tác phẩm tiêu biểu: Truyện ngắn Gào thét; Bàng hoàng. Tạp văn: Nấm mồ, Cỏ dại , Gió nóng...
 Bài 15 số phận con người - Sôlôkhốp
Câu hỏi 1: Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn " số phận con người " của Sôlôkhốp?
-Người kể chuyện ( tác giả ) tình cờ gặp anh lái xe An-đrây và cậu bé Va- ni- a trên vùng sông Đông. An-đrây đã kể lại cho tác giả nghe về cuộc đời của mình.
- Năm 1922, cả nhà chết đói, chỉ mình anh đi làm thuê nên sống sót, sau đó anh đã có được một tổ ấm gia đình. Khi chiến tranh bùng nổ, anh lên đường ra mặt trận chiến đấu được một năm thì bị giặc bắt làm tù binh.
- Sau hai năm bị đày đọa trong các trại tù binh của phát xít Đức, anh vượt trại tù trở với Hồng quân và tiếo tục chiến đấu. Thời gian sau anh nhận được tin vợ và hai con gái của mình bị quân Đức giết hại. Vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, bất hạnh lại ập đến với Xô-cô-lốp khi anh nhận được tin con trai mình đã hy sinh.
- Chíên tranh kết thúc vượt lên trên nỗi bất hạnh, Xô-cô-lốp đã nhận nuôi cậu bé mồ côi Va-nia với hy vọng hai tâm hồn cô đơn sẽ nương tựa vào nhau, sưởi ấm cho nhau để chiến thắng số phận.
Câu hỏi 2: Hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của tác giả Sôlôkhốp?
- Tham gia cách mạng sớm. 1922, ông chuyển lên Mat-xitcơva và vừa lao động vừa học. 
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông tham gia chiến đấu chống phát xít với tư cách là phóng viên mặt trận có mặt ở nhiều chiến trường.
 - Sau chiến tranh tiếp tục hoạt động xã hội, được nhà nước phong tặng anh hùng Liên Xô.
Sự nghiệp: Năm 1924, bắt đầu viết truyện ngắn.
1825 bắt đầu viết tiểu thuyết " sông Đông êm đềm" và "thảo nguyên xanh". Ngoài ra còn những tác phẩm " Đất vỡ hoang" " Họ chiến đấu vì tổ quốc".
- Sứ mệnh cao cả nhất của văn học: Ca ngợi nhân dân- người lao động - người xây dựng, nhân dân - người anh hùng.
- Nổi bật trong phong cách nghệ thuật là tôn trọng nghệ thuật.
Bài 16 Ông già và biển cả 
 hê-ming-uê 
Câu hỏi :Hãy nêu những nét chính về cuộc đời Hê-ming-uê? Kể tên hai tác phẩm tiêu biểu?
- Sinh năm 1899 - 1961, là nhà văn Mỹ nổi tiếng thế giới.
- Ông yêu thiên nhiên hoang dại, từng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau đó cùng với một số trí thức, nghệ sĩ, ông tự xưng là "thế hệ vứt đi".
- Chiến trnh thế giới thứ hai, tham gia quân đội quốc tế, chống phát xít ở Tây ban Nha, làm phóng viên mặt trận, sáng tác văn chương..
- Được giải Nô- ben về văn học 1954.
- Tác pẩm chính: Ông già và biển cả, gĩa từ vũ khí

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de 1..doc