Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí lớp 10 THPT

Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí lớp 10 THPT

1. Phần “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng” của tài liệu này được trình bày theo từng lớp và theo các chương. Mỗi chương đều gồm hai phần là :

a) Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình : Phần này nêu lại nguyên văn các chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được quy định trong chương trình hiện hành tương ứng đối với mỗi chương.

b) Hướng dẫn thực hiện : Phần này chi tiết hoá các chuẩn kiến thức, kĩ năng đã nêu ở phần trên dưới dạng một bảng gồm có 4 cột và được sắp xếp theo các chủ đề của môn học. Các cột của bảng này gồm :

- Cột thứ nhất (STT) ghi thứ tự các đơn vị kiến thức, kĩ năng trong mỗi chủ đề.

 

doc 144 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 3855Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ HAI
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN VẬT LÍ LỚP 10 THPT
MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Phần “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng” của tài liệu này được trình bày theo từng lớp và theo các chương. Mỗi chương đều gồm hai phần là :
a) Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình : Phần này nêu lại nguyên văn các chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được quy định trong chương trình hiện hành tương ứng đối với mỗi chương.
b) Hướng dẫn thực hiện : Phần này chi tiết hoá các chuẩn kiến thức, kĩ năng đã nêu ở phần trên dưới dạng một bảng gồm có 4 cột và được sắp xếp theo các chủ đề của môn học. Các cột của bảng này gồm :
- Cột thứ nhất (STT) ghi thứ tự các đơn vị kiến thức, kĩ năng trong mỗi chủ đề.
- Cột thứ hai (Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình) nêu lại các chuẩn kiến thức, kĩ năng tương ứng với mỗi chủ đề đã được quy định trong chương trình hiện hành. 
- Cột thứ ba (Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN) trình bày nội dung chi tiết tương ứng với các chuẩn kiến thức, kĩ năng nêu trong cột thứ hai. Đây là phần trọng tâm, trình bày những kiến thức, kĩ năng tối thiểu mà HS cần phải đạt được trong quá trình học tập. Các kiến thức, kĩ năng được trình bày trong cột này ở các cấp độ khác nhau và được để trong dấu ngoặc vuông [ ]. 
Các chuẩn kiến thức, kĩ năng được chi tiết hóa trong cột này là những căn cứ cơ bản nhất để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập cấp THPT.
- Cột thứ tư (Ghi chú) trình bày những nội dung liên quan đến những chuẩn kiến thức, kĩ năng được nêu ở cột thứ ba. Đó là những kiến thức, kĩ năng cần tham khảo vì chúng được sử dụng trong SGK hiện hành khi tiếp cận những chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình, hoặc đó là những ví dụ minh hoạ, những điểm cần chú ý khi thực hiện.
2. Đối với các vùng sâu, vùng xa và những vùng nông thôn còn có những khó khăn, GV cần bám sát vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình chuẩn, không yêu cầu HS biết những nội dung về chuẩn kiến thức, kĩ năng khác liên quan có trong các tài liệu tham khảo. 
Ngược lại, đối với các vùng phát triển như thị xã, thành phố, những vùng có điều kiện về kinh tế, văn hoá xã hội, GV cần linh hoạt đưa vào những kiến thức, kĩ năng liên quan để tạo điều kiện cho HS phát triển năng lực.
Trong quá trình vận dụng, GV cần phân hoá trình độ HS để có những giải pháp tốt nhất trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS.
Trên đây là những điểm cần lưu ý khi thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường THPT tổ chức cho tổ chuyên môn rà soát chương trình, khung phân phối chương trình của Bộ, xây dựng một khung giáo án chung cho tổ chuyên môn để từ đó các GV có cơ sở soạn bài và nâng cao chất lượng dạy học.
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 
	Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
a) Phương pháp nghiên cứu chuyển động
b) Vận tốc, phương trình và đồ thị toạ độ của chuyển động thẳng đều
Kiến thức
- Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì.
- Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều. 
- Nêu được vận tốc tức thời là gì.
- Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần đều, chậm dần đều).
- Viết được công thức tính gia tốc của một chuyển động biến đổi. 
- Vận tốc là một đại lượng vectơ.
c) Chuyển động thẳng biến đổi đều. Sự rơi tự do
d) Chuyển động tròn
e) Tính tương đối của chuyển động. Cộng vận tốc
f) Sai số của phép đo vật lí
- Nêu được đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, trong chuyển động thẳng chậm dần đều.
- Viết được công thức tính vận tốc vt = v0 + at, phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều x = x0 + v0t + at2. Từ đó suy ra công thức tính quãng đường đi được.
- Nêu được sự rơi tự do là gì. Viết được các công thức tính vận tốc và đường đi của chuyển động rơi tự do. Nêu được đặc điểm về gia tốc rơi tự do.
- Phát biểu được định nghĩa của chuyển động tròn đều. Nêu được ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều.
- Viết được công thức tốc độ dài và chỉ được hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều.
- Viết được công thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều.
- Viết được hệ thức giữa tốc độ dài và tốc độ góc.
- Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm.
- Viết được công thức cộng vận tốc.
- Nêu được sai số tuyệt đối của phép đo một đại lượng vật lí là gì và phân biệt được sai số tuyệt đối với sai số tỉ đối.
Kĩ năng
- Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ quy chiếu đã cho.
- Lập được phương trình chuyển động x = x0 + vt.
- Vận dụng được phương trình x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật.
- Vẽ được đồ thị toạ độ của chuyển động thẳng đều. 
- Vận dụng được các công thức : vt = v0 + at, s = v0t + at2 ; = 2as.
- Vẽ được đồ thị vận tốc của chuyển động biến đổi đều.
- Giải được bài tập đơn giản về chuyển động tròn đều.
- Giải được bài tập đơn giản về cộng vận tốc cùng phương (cùng chiều, ngược chiều).
- Xác định được sai số tuyệt đối và sai số tỉ đối trong các phép đo.
- Xác định được gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bằng thí nghiệm.
- Nếu quy ước chọn chiều của là chiều dương của chuyển động, thì quãng đường đi được trong chuyển động biến đổi đều được tính là :
s = v0t + at2 ; = 2as.
Chỉ yêu cầu giải các bài tập đối với vật chuyển động theo một chiều, trong đó chọn chiều chuyển động là chiều dương. 
2. H­íng dÉn thùc hiÖn 
1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ
Stt
Chuẩn KT, KN quy định
trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được chuyển động cơ là gì.
Nêu được chất điểm là gì.
Nêu được hệ quy chiếu là gì.
Nêu được mốc thời gian là gì.
[Thông hiểu]
· Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
· Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).
 · Hệ quy chiếu gồm :
- Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc ;
- Một mốc thời gian và một đồng hồ.
· Mốc thời gian (gốc thời gian) là thời điểm bắt đầu đo thời gian khi mô tả chuyển động của vật. 
Chú ý phân biệt vị trí và khoảng cách.
Một hệ tọa độ gắn với vật mốc và một gốc thời gian cùng với một đồng hồ hợp thành một hệ quy chiếu.
2
Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong hệ quy chiếu đã cho.
[Vận dụng]
· Biết cách xác định được toạ độ ứng với vị trí của vật trong không gian (vật làm mốc và hệ trục toạ độ).
· Biết cách xác định được thời điểm và thời gian ứng với các vị trí trên (mốc thời gian và đồng hồ).
2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
Stt
Chuẩn KT, KN quy định
trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều.
Nêu được vận tốc là gì.
[Thông hiểu]
· Công thức tính quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều :
s = vt
trong đó, v là tốc độ của vật, không đổi trong suốt thời gian chuyển động.
· Vận tốc của chuyển động thẳng đều có độ lớn bằng tốc độ của vật, cho biết mức độ nhanh, chậm.của chuyển động :
HS đã học ở cấp THCS về tốc độ và chuyển động thẳng đều.
2
Lập được phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.
Vận dụng được phương trình x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật.
[Thông hiểu]
Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là 
x = x0 + s = x0 + vt
trong đó, x là toạ độ của chất điểm, x0 là toạ độ ban đầu của chất điểm, s là quãng đường vật đi được trong thời gian t, v là vận tốc của vật.
[Vận dụng]
Biết cách viết được phương trình và tính được các đại lượng trong phương trình chuyển động thẳng đều cho một hoặc hai vật.
3
Vẽ được đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều
[Vận dụng]
Biết cách vẽ hệ trục toạ độ - thời gian, chọn tỉ xích, lập bảng giá trị tương ứng x = x(t), biểu diễn các điểm và vẽ x(t). 
Đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng cắt trục tung (trục toạ độ) tại giá trị x0.
3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
Stt
Chuẩn KT, KN quy định
trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được vận tốc tức thời là gì.
Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần đều, chậm dần đều).
[Thông hiểu]
· Độ lớn của vận tốc tức thời tại vị trí M là đại lượng 
v =
trong đó, là đoạn đường rất ngắn vật đi được trong khoảng thời gian rất ngắn. Đơn vị của vận tốc là mét trên giây (m/s).
· Vectơ vận tốc tức thời của một vật tại một điểm là một vectơ có gốc tại vật chuyển động, có hướng của chuyển động và có độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc tức thời theo một tỉ xích nào đó.
· Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều, hoặc giảm đều theo thời gian. Chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian gọi là chuyển động thẳng nhanh dần đều. Chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian gọi là chuyển động thẳng chậm dần đều.
Tại mỗi điểm trên quỹ đạo, vận tốc tức thời của mỗi vật không những có một độ lớn nhất định, mà còn có phương và chiều xác định. Để đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh, chậm và về phương, chiều, người ta đua ra khái niệm vectơ vận tốc tức thời.
Ví dụ về chuyển động thẳng nhanh dần đều : Một vật chuyển động không ma sát xuống dốc trên mặt phẳng nghiêng hoặc chuyển động của một vật rơi tự do...
Ví dụ về chuyển động thẳng chậm dần đều : Một vật chuyển động không ma sát lên dốc trên mặt phẳng nghiêng hoặc chuyển động lúc đi lên của một vật ném lên theo phương thẳng đứng...
2
Nªu ®­îc ®Æc ®iÓm cña vect¬ gia tèc trong chuyÓn ®éng th¼ng nhanh dÇn ®Òu, trong chuyÓn ®éng th¼ng chËm dÇn ®Òu.
Viết được công thức tính gia tốc của một chuyển động biến đổi.
[Thông hiểu]
· Gia tốc của chuyển động thẳng là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc và khoảng thời gian vận tốc biến thiên.
a = 
trong đó = v - v0 là độ biến thiên vận tốc trong khoảng thời gian = t - t0.
Gia tèc lµ ®¹i l­îng vect¬ : 
Khi mét vËt chuyÓn ®éng th¼ng nhanh dÇn ®Òu, vect¬ gia tèc cã gèc ë vËt chuyÓn ®éng, cã ph­¬ng vµ chiÒu trïng víi ph­¬ng vµ chiÒu cña vect¬ vËn tèc, cã ®é dµi tØ lÖ víi ®é lín cña gia tèc theo mét tØ xÝch nµo ®ã.
Khi mét vËt chuyÓn ®éng th¼ng chËm dÇn ®Òu, vect¬ gia tèc ng­îc chiÒu víi vect¬ vËn tèc. 
· Đơn vị gia tốc là mét trên giây bình phương (m/s2).
Gia tốc a của chuyển động là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc Dv (Dv = v - v0) và khoảng thời gian vận tốc biến thiên Dt (Dt = t - t0).
Vì vận tốc là đại lượng vectơ nên gia tốc cũng là đại lượng vectơ.
3
Viết được công thức tính vận tốc
vt = v0 + at
và vËn dông ®­îc c¸c c«ng thøc này.
[Thông hiểu]
Công thức tính vận tốc của chuyển động biến đổi đều :
v = v0 + at
Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì a dương, trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì a âm.
[Vận dụng]
Biết cách lập công thức và tính được các đại lượng tron ... ểu]
Công thức tính nhiệt hoá hơi là: 
Q = Lm.
trong đó, L là nhiệt hóa hơi riêng của chất, là nhiệt lượng cần truyền cho một đơn vị khối lượng chất lỏng ở một nhiệt độ xác định để nó hóa hơi hoàn toàn. Nhiệt hoá hơi có đơn vị là J/kg.
[Vận dụng]
Biết cách tính nhiệt hoá hơi và các đại lượng trong công thức tính nhiệt hoá hơi.
Nhiệt hoá hơi cũng phụ thuộc bản chất chất lỏng và vào nhiệt độ mà ở đó khối lỏng bay hơi.
3
Phát biểu được định nghĩa về độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tỉ đối, độ ẩm cực đại của không khí.
[Nhận biết]
· Người ta gọi độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng có giá trị bằng khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1 m3 không khí. Đơn vị của độ ẩm tuyệt đối là gam trên mét khối (g/m3).
· Độ ẩm cực đại A của không khí ở một nhiệt độ nào đó là đại lượng có giá trị bằng khối lượng tính ra gam của hơi nước bão hoà chứa trong 1 m3 không khí ở nhiệt độ ấy. Đơn vị của độ ẩm cực đại là gam trên mét khối (g/m3)
· Độ ẩm tỉ đối  f  của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ :
Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao. Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các loại ẩm kế.
Độ ẩm tỉ đối còn gọi là độ ẩm tương đối.
4
Giải thích được các quá trình bay hơi và ngưng tụ dựa trên chuyển động nhiệt của phân tử.
[Vận dụng]
 · Trong quá trình bay hơi, các phân tử ở mặt thoáng của chất lỏng có động năng đủ lớn thắng được lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau và có vận tốc hướng ra phía ngoài mặt thoáng, sẽ bứt ra khỏi mặt thoáng và trở thành phân tử hơi của chất đó. Vậy sự bay hơi là sự hoá hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng.
· Trong quá trình ngưng tụ, các phân tử hơi ở phía trên mặt thoáng chuyển động hỗn loạn. Có những phân tử sau va chạm có chiều chuyển động hướng về phía mặt thoáng và trở thành phân tử ở trong khối chất lỏng.
5
Giải thích được trạng thái hơi bão hoà dựa trên sự cân bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ.
[Vận dụng]
Qua mặt thoáng khối lỏng, luôn có hai quá trình ngược nhau: quá trình phân tử bay ra (sự hoá hơi) và quá trình phân tử bay vào (sự ngưng tụ). Khi số phân tử bay ra bằng số phân tử bay vào thì ta có sự cân bằng động. Hơi bão hoà là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.
6
Nêu được ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với sức khoẻ con người, đời sống động, thực vật và chất lượng hàng hoá.
[Thông hiểu]
Những ảnh hưởng của độ ẩm là:
- Độ ẩm ảnh hưởng đến độ bền vật liệu. 
- Độ ẩm ảnh hưởng đến bảo quản thực phẩm và nông sản và hàng hoá. 
- Độ ẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật.
Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh. Độ ẩm cao quá lại giúp cho nấm mốc phát triển.
Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy và dụng cụ quang học, điện tử, cơ khí, khí tài quân sự, lương thực, thực phẩm trong các kho chứa.
Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, bôi dầu mỡ lên các chi tiết máy bằng kim loại, phủ lớp chất dẻo lên các bản mạch điện tử...
8. Thực hành: XÁC ĐỊNH HỆ SỐ CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Xác định được lực căng mặt ngoài bằng thí nghiệm
[Thông hiểu]
Hiểu được cơ sở lí thuyết:
Phương án 1
Lập được mối liên hệ giữa lực căng bề mặt với khối lượng gia trọng. Từ đó rút ra biểu thức tính hệ số căng bề mặt.
Phương án 2
Xác định được các lực tác dụng lên vòng nhôm, từ đó rút ra được biểu thức xác định hệ số căng bề mặt của nước.
[Vận dụng]
· Biết cách sử dụng các dụng cụ đo và bố trí được thí nghiệm:
Phương án 1
- Biết sử dụng cân đòn.
- Láp ráp được thí nghiệm theo sơ đồ.
Phương án 2
- Biết sử dụng thước kẹp đo đường kính ngoài và đường kính trong của vòng nhôm.
- Biết cách sử dụng lực kế.
- Lắp ráp được thí nghiệm theo sơ đồ.
· Biết cách tiến hành thí nghiệm:
Phương án 1
- Mắc thêm các gia trọng cho đến khi cân trở lại vị trí cân bằng, ghi lại khối lượng phần gia trọng mắc thêm.
- Ghi số liệu vào bảng.
Phương án 2
- Hạ thấp dần mực nước trong bình thứ 2.
- Đọc giá trị cực đại số chỉ của lực kế.
· Biết tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả:
- Tính được hệ số căng bề mặt từ số liệu đo được.
- Tính sai số .
- Nhận xét được các nguyên nhân gây ra sai số.
Chọn 1 trong 2 phương án để thực hiện.
Chương VIII : CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
a) Nội năng và sự biến đổi nội năng.
b) Các nguyên lí của Nhiệt động lực học.
Kiến thức
- Nêu được nội năng gồm động năng của các hạt (nguyên tử, phân tử) và thế năng tương tác giữa chúng.
- Nêu được nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật đó.
- Nêu được ví dụ về hai cách làm thay đổi nội năng.
- Phát biểu được nguyên lí I Nhiệt động lực học. Viết được hệ thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học. Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức này.
- Phát biểu được nguyên lí II Nhiệt động lực học.
Kĩ năng
- Vận dụng được mối quan hệ giữa nội năng với nhiệt độ và thể tích để giải thích một số hiện tượng có liên quan.
- Giải thích được sự chuyển hoá năng lượng trong động cơ nhiệt và máy lạnh.
- Giải được bài tập vận dụng nguyên lí I Nhiệt động lực học.
2. Hướng dẫn thực hiện
1. NGUYÊN LÍ I NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Stt
Chuẩn KT, KN quy định
trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được nội năng gồm động năng của các hạt (nguyên tử, phân tử) và thế năng tương tác giữa chúng.
[Thông hiểu]
Nội năng là dạng năng lượng bên trong của hệ, nó chỉ phụ thuộc vào trạng thái của hệ. Nội năng bao gồm tổng động năng chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên hệ và thế năng tương tác giữa các phân tử đó.
2
Nêu được nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật đó.
[Thông hiểu]
Nội năng phụ thuộc vào động năng của các phân tử, động năng của phân tử tăng theo vận tốc của chúng, mà vận tốc của các phân tử càng lớn thì nhiệt độ của khối chất càng lớn. Vì vậy, nội năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
Thế năng tương tác giữa các phân tử phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng. Khi thể tích của khối khí thay đổi thì khoảng cách giữa các phân tử cũng thay đổi. Như vậy nội năng của phân tử cũng phụ thuộc vào thể tích của khối khí.
3
Nêu được ví dụ về hai cách làm thay đổi nội năng.
[Thông hiểu]
Khi bơm xe đạp bằng bơm tay, ta thấy bơm bị nóng lên. Điều đó chứng tỏ không khí trong bơm đã nóng lên, nghĩa là nội năng của không khí đã biến thiên do ta thực hiện công.
Khi ta cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn (thực hiện công cơ học), miếng kim loại nóng lên. Nội năng của miếng kim loại đã thay đổi do thực hiện công.
Có thể làm cho không khí trong bơm nóng lên bằng cách hơ nóng thân bơm và làm cho miếng kim loại nóng lên bằng cách thả nó vào nước nòng. Khi đó nội năng của không khí hay miếng kim loại tăng lên không do thực hiện công mà do truyền nhiệt lượng.
4
Phát biểu được nguyên lí I của Nhiệt động lực học. 
Viết được hệ thức của nguyên lí I của Nhiệt động lực học. 
Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức này.
[Thông hiểu]
· Nguyên lí I nhiệt động lực học : Độ biến thiên nội năng DU của hệ bằng tổng đại số nhiệt lượng Q và công A mà hệ nhận được.
DU = A +Q.
· Nếu Q > 0, thì hệ nhận nhiệt lượng. Nếu Q 0, thì hệ nhận công. Nếu A < 0, thì hệ sinh công. 
· Đơn vị của các đại lượng U, A, Q là jun (J).
2. ÁP DỤNG NGUYÊN LÍ I NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC CHO KHÍ LÍ TƯỞNG 
Stt
Chuẩn KT, KN quy định
trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Vận dụng được mối quan hệ giữa nội năng với nhiệt độ và thể tích để giải thích một số hiện tượng có liên quan.
Giải được bài tập vận dụng nguyên lí I của Nhiệt động lực học.
[Vận dụng]
· Giải thích các quá trình trong chu trình của khí lí tưởng.
- Quá trình đẳng tích (A = 0) : Q =  DU.
- Quá trình đẳng áp: Q = DU + A’.
- Quá trình đẳng nhiệt (DU=0) : Q = - A = A’.
Trong các công thức trên, Q là nhiệt lượng hệ nhận được, DU là độ tăng nội năng của hệ, A’ là công mà hệ sinh ra, A là công hệ nhận vào.
- Với một chu trình vì DU = 0 nên Q = - A =A’ (công sinh ra) : Tổng đại số nhiệt lượng mà hệ nhận được trong cả chu trình chuyển hết thành công mà hệ sinh ra trong chu trình đó.
· Biết cách tính công và nhiệt lượng trong các quá trình nhiệt và cả chu trình của chất khí lí tưởng.
Chu trình là một quá trình mà trạng thái cuối trùng với trạng thái đầu.
	3. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ NHIỆT VÀ MÁY LẠNH. NGUYÊN LÍ II NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Stt
Chuẩn KT, KN quy định
trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Phát biểu được nguyên lí II của Nhiệt động lực học.
[Thông hiểu]
Nhiệt không tự nó truyền từ một vật sang vật khác nóng hơn.
Không thể thực hiện được động cơ vĩnh cửu loại hai. Nói cách khác, động cơ nhiệt không thể biến đổi toàn bộ nhiệt lượng nhận được thành ra công.
2
Giải thích được sự chuyển hoá năng lượng trong động cơ nhiệt và máy lạnh.
[Vận dụng]
· Giải thích sự chuyển hoá năng lượng trong động cơ nhiệt và máy lạnh: 
- Ở động cơ nhiệt, tác nhân nhận nhiệt Q1 từ nguồn nóng, biến một phần thành công A’ và toả phần nhiệt lượng Q2 cho nguồn lạnh.
- Ở máy lạnh, tác nhân nhận công A và nhận nhiệt Q2 từ nguồn lạnh, và truyền nhiệt Q1 cho nguồn nóng. 
Động cơ nhiệt là thiết bị biến đổi nhiệt lượng sang công.
Máy lạnh là một thiết bị dùng để lấy nhiệt từ một vật này truyền sang vật khác nóng hơn nhờ nhận công từ các vật ngoài.
Hiệu năng của máy lạnh e bằng tỉ số giữa lượng nhiệt nhận từ nguồn lạnh Q2 và công tiêu thụ A.
- Hiệu suất của động cơ nhiệt : .
	 .
Hiệu năng của máy lạnh :	 .
	 .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí. Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Vật lí 10. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Vật lí lớp 10, sách giáo viên. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
4. Vật lí 10 Nâng cao. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
5. Vật lí lớp 10 Nâng cao, sách giáo viên. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
6. Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên môn Vật lí lớp 10. Nhiều tác giả.
MỤC LỤC
Chịu trách nhiệm xuất bản :
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NGÔ TRẦN ÁI
Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập NGUYỄN QUÝ THAO
Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung :
...
...
Biên tập nội dung và sửa bản in :
PHẠM THỊ NGỌC THẮNG
Thiết kế sách và biên tập kĩ thuật :
KIỀU NGUYỆT VIÊN
Trình bày bìa :
LƯU CHÍ ĐỒNG
Chế bản :
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ VÀ PHÁT HÀNH SÁCH GIÁO DỤC
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
MÔN VẬT LÍ LỚP 10 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN VÀ NÂNG CAO)
Mã số :
In ............... cuốn, khổ 29 ´ 20,5 cm, tại ......................................... Số in : ............. 
Số xuất bản : ....................................... In xong và nộp lưu chiểu tháng ..... năm 2010.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuan KTKN VL10.doc