Chủ đề tự chọn Ngữ văn 12

Chủ đề tự chọn Ngữ văn 12

Chủ đề 1

CÁC TÁC GIA: NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH,

NGUYỄN TUÂN, TỐ HỮU

NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

(1890 – 1969)

 MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

- Hiểu được những nét chính về cuộc đời Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và sự chi phối của các yếu tố tiểu sử, hoàn cảnh sống đến sự nghiệp sáng tác của Người.

- Nắm vững những điểm chính trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: quan điểm sáng tác, nội dung thơ văn qua các thể loại và phong cách nghệ thuật.

 

doc 21 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1928Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chủ đề tự chọn Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1 
CÁC TÁC GIA: NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH,
NGUYỄN TUÂN, TỐ HỮU
NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
(1890 – 1969)
 MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Hiểu được những nét chính về cuộc đời Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và sự chi phối của các yếu tố tiểu sử, hoàn cảnh sống đến sự nghiệp sáng tác của Người.
- Nắm vững những điểm chính trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: quan điểm sáng tác, nội dung thơ văn qua các thể loại và phong cách nghệ thuật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- HS đọc sgk
- Nêu tóm tắt vài nét về tiểu sử của Bác ?
- HS nêu 
- GV khái quát
I. Vài nét về tiểu sử
- Hồ Chí Minh (1890 – 1969).
- Thời niên thiếu tên Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, hoạt động CM lấy tên Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác.
- Quê : làng Kim Liên, xã Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, học chữ Hán, quốc ngữ và Pháp.
- 1910, Người dạy học ở trường Dục Thanh - trường học của tổ chức yêu nước 
(Bình Thuận).
- 1911, ra đi tìm đường cứu nước.
- 1918, tham gia Đảng Xã hội Pháp, thành lập Hội những người VN yêu nước.
- 1919, thay mặt những người VN yêu nước ở Pháp gửi Hội nghị hòa bình Véc-xay bản Yêu sách của nhân dân An Nam, kí tên Nguyễn Ái Quốc.
- 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập ĐCS Pháp.
- 1923 – 1941, Người hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
- 3 – 2- 1930, thành lập ĐCS VN ở Hương Cảng.
- 1941, Người về nước chuẩn bị lực lượng đưa CM VN đến thắng lợi.
- 1942, Người lấy tên Hồ Chí Minh.
- 2 – 9 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VN DC CH.
- Người qua đời 2 – 9 – 1969.
à Chủ tịch HCM là nhà yêu nước, nhà CM vĩ đại của dân tộc VN, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản quốc tế
- Người còn là một nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn của nhân loại.
- Nêu những quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh ? Hãy giải thích và chứng minh từng quan điểm nghệ thuật của Bác ?
II. Quan điểm sáng tác
1. Văn chương là vũ khí chiến đấu 
 2. Văn chương phải có tính chân thật và dân tộc
3. Văn chương có mục đích, có đối tượng rõ ràng 
III. Nội dung thơ văn qua các thể loại
Sự nghiệp VH phong phú, nhiều thể loại và phong cách khác nhau.
- Trình bày những nét cơ bản về văn chính luận, truyện, kí, thơ ?
- HS trả lời
- GV khái quát
1. Văn chính luận 
Chiếm số lượng lớn, mục đích tấn công trực diện với kẻ thù hoặc nêu phương hướng, đường lối, nhiệm vụ CM ở từng thời điểm lịch sử:Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước
2. Truyện và kí
Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), ‘Vi hành’(1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)
+ Nội dung : tố cáo tội ác và bản chất xảo trá của thực dân và phong kiến tay sai ; đề cao những tấm gương yêu nước,
+ Nghệ thuật : bút pháp hiện đại, tình huống độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật kể linh hoạt, vốn VH sâu rộng, trái tim nhiệt tình yêu nước và CM,
3. Thơ ca 
Nhật kí trong tù (1942 – 1943): 134 bài thơ, phần lớn là thơ tứ tuyệt, chữ Hán, ghi lại những điều mắt thấy tai nghe của chế độ nhà tù Trung Hoa dân quốc Tưởng Giới Thạch và bức chân dung tự họa về con người tinh thần của Bác, bút pháp hiện đại + cổ điển,
- Trình bày những nét cơ bản về phong cách nghệ thuật của Bác ?
- Rút ra những kết luận khi tìm hiểu phong cách nghệ thuật trong sự nghiệp sáng tác văn học nói chung.
IV. Phong cách nghệ thuật
Phong phú , độc đáo, đa dạng, thống nhất.
- Thơ : 
+ Thơ tuyên truyền : dễ nhớ, dễ thuộc, mang đậm tính dân gian.
+ Thơ nghệ thuật : viết bằng chữ Hán, vừa cổ điển, vừa hiện đại
- Truyện, kí : kết hợp chất trí tuệ và hiện đại (viết bằng tiếng Pháp, tình huống độc đáo, ngôn ngữ hóm hỉnh, hài hước,)
- Văn chính luận : lập luận chặt chẽ, tư duy sắc sảo, giàu tính chiến đấu, cảm xúc, hình ảnh, giọng văn hùng hồn, đanh thép,
+ Thơ văn HCM :
- Ngắn gọn, trong sáng, giản dị.
- Sự sáng tạo linh hoạt, chủ động trong sử dụng thể loại, ngôn ngữ, bút pháp và các thủ pháp nghệ thuật khác nhau.
- Hình tượng nghệ thuật, tư tưởng vận động tự nhiên, nhất quán hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai,
III. Củng cố
********************************************************************************
NGUYỄN TUÂN
(1910 - 1987)
 MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Nắm được những nét chính về con người, cuộc đời, sự nghiệp văn chương và đặc sắc phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
- Vận dụng những kiến thức về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân để phân tích tác phẩm của nhà văn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- HS tham khảo trước các tài liệu về Nguyễn Tuân (tiểu sử, sự nghiệp)
- GV có thể tổ chức hình thức thuyết trình
- GV định hướng, diễn giải, thuyết trình cho HS những vấn đề trọng điểm cần nắm về tác giả Nguyễn Tuân
I. Vài nét về tiểu sử và con người
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987).
- Quê: làng Nhân Mục (làng Mọc), nay thuộc Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Xuất thân gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
- 1929, bị đuổi học vì tham gia bãi khóa phản đối giáo viên Pháp nói xấu người Việt, sau đó bị bắt vì xê dịch qua biên giới không có giấy phép.
- Bắt đầu sáng tác vào những năm 30 thế kỉ XX, 1938 nổi tiếng với những tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời,
- 1941, bị bắt giam vì giao du với những người hoạt động chính trị.
- Sau CMT8, tham gia CM và kháng chiến
è Một trí thức, một nghệ sĩ có bản lĩnh, nhân cách, giàu lòng tự trọng và tinh thần dân tộc.
II. Nội dung sáng tác của Nguyễn Tuân
1. Sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám 1945
- Nhiều thể loại: thơ, bút kí, truyện ngắn hiện thực trào phúng
- Trước CMT8 – 1945 xoay quanh chủ đề: chủ nghĩa xê dịch, vẻ đẹp vang bóng một thời và đời sống trụy lạc:
+ Chủ nghĩa xê dịch: Một chuyến đi (1938), Thiếu quê hương (1940), Tùy bút I, II (1943). Tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc " tìm lối thoát trong thú giang hồ, xê dịch
+ Vang bóng một thời: Vang bóng một thời, tùy bút Tóc chị Hoài. Trong Vang bóng một thời (gồm 11 truyện ngắn), miêu tả thói quen, cung cách sinh hoạt, những kiểu ăn chơi cầu kì, của những con người tài hoa, bất đắc chí nhưng vẫn giữ thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn
+ Đời sống trụy lạc: Chiếc lư đồng mắt cua, Ngọn đèn dầu lạc, Tàn đèn dầu lạc 
2. Sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám 1945
- Hình tượng chính: nhân dân lao động và người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang: Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1- 1955, 2 - 1956), Sông Đà (1950), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972)
III. Phong cách nghệ thuật
- Người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, khám phá thiên nhiên ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ, khám phá con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. 
- Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa và uyên bác: tài hoa trong việc dựng cảnh, so sánh, liên tưởng táo bạo, bất ngờ với những hình ảnh đẹp, gợi cảm; uyên bác trong việc vận dụng những kiến thức thuộc nhiểu lĩnh vực để làm phong phú và giàu có khả năng văn chương.
- Nguyễn Tuân - một tâm hồn nghệ sĩ tha thiết yêu thiên nhiên.
- Cá tính mạnh mẽ, lối sống tự do phóng túng và sự ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân à thể tùy bút.
- Nguyễn Tuân - bậc thầy của ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật.
* Củng cố
********************************************************************************
TỐ HỮU
(1920 – 2002)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Nắm được những nét chính trong cuộc đời, sự nghiệp thơ Tố Hữu. Hiểu được sự gắn bó sâu sắc giãu con người chính trị và con người nhà thơ, giữa con đường cách mạng và con đường thơ Tố Hữu.
- Nhận thức rõ hơn những đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- Khái quát những nét cơ bản về cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu ?
- HS trả lời
- GV khái quát
I. Cuộc đời
- Tố Hữu (1920 – 2002), tên Nguyễn Kim Thành
- Sinh: Hội An (Quảng Nam), quê làng Phù Lai,huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế.
- Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu thơ, thích sưu tầm ca dao, tục ngữ; dân ca, ca dao Huế " ảnh hưởng thơ ca
- Cuộc đời :
+ 12 tuổi mồ côi mẹ, 13 tuổi xa gia đình học ở Huế.
+ 1937, kết nạp vào Đảng CS Đông Dương
+ 4/1939, bị Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên, nhiều nhà tù khác ở miền Trung, Tây nguyên.
+ 1942, vượt ngục Đắc Lay (Kon Tum)
+ CMT8 1945, Chủ tịch UB khởi nghĩa Huế.
+ Kháng chiến chống Pháp, Mĩà 1968 : Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ chính trị Đảng CS VN
à Con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất làm một, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp CM.
II. Sự nghiệp văn học
1. Con đường thơ của Tố Hữu
- Trình bày những tập thơ trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu ? Trình bày khái quát những nét lớn về những tập thơ ấy ?
- HS trả lời
- GV khái quát
- Trình bày phong cách thơ Tố Hữu? Lấy dẫn chứng chứng minh những luận điểm vừa nêu ?
- HS trả lời
- GV khái quát
Tố Hữu đến với thơ và CM gần như một lúc à tiếp nhận thành tựu nghệ thuật của thơ mới để làm giàu cho thơ CM, thơ gắn với lí tưởng CS và cuộc đấu tranh CM.
- Tập Từ ấy (1937 – 1946) : chặng đầu thơ Tố Hữu, ba phần :
+ Máu lửa : tâm hồn trẻ trung, băn khoăn đi tìm lẽ sống thì bắt gặp lí tưởng của Đảng.
 + Xiềng xích: hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong ngục tù vẫn hướng đến sự khát khao, nỗi yêu đời, tự do hành động (Khi con tu hú, Tâm tư trong tù, Nhớ đồng, Trăng trối, Con cá chột nưa).
+ Giải phóng: ca ngợi thắng lợi của CM, nhân vật trữ tình ngây ngất niềm vui (Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt)
- Tập Việt Bắc (1947 – 1954): tập trung thể hiện con người quần chúng kháng chiến: Anh vệ quốc quân hiền lành, những người phụ nữ bề bộn việc nhà vẫn tham gia kháng chiến, những người mẹ yêu nước, hình ảnh cụ Hồ
à Bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống 
- Tập Gió lộng (1955 – 1961): khai thác nguồn cảm hứng: niềm vui, niềm tự hào về CNXH miền Bắc, tình cảm với miền Namthơ mang khuynh hướng sử thi đậm nét.
- Tập Ra trận (1962 – 1971), Máu và hoa (1972 – 1977): cuộc kháng chiến chống Mĩ " là khúc ca ra trận, mệnh lệnh tấn công, cổ vũ chiến đấu (Bài ca xuân 68, Bài ca xuân 71). Đặc biệt hai bài thơ đặc sắc viết về Chủ tịch HCM khi Người qua đời: Bác ơi!, Theo chân BácThơ mang đậm tính chính luận và cảm hứng sử thi, âm hưởng anh hùng ca.
- Tập Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999): khuynh hướng trữ tình chính trị ổn định nhưng xen vào đó là những trải nghiệm cuộc đời.
2. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
- Tiêu biểu cho thơ trữ tình chính trị :
+ Lấy lí tưởng CM, quan điểm chính trị cho mọi nhận thức, xúc cảm, mọi phương diện đời sống.
– Tập trung ca ngợi Đảng, Bác, nhân dân anh hùng.
– Ca ngợi Tổ quốc và CNXH
+ Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn:
– Cái tôi trữ tình nhân danh cộng đồng. Nhân vật trữ tình thể hiện tập trung những phẩm chất giai cấp, dân tộc nâng lên thành những anh hùng xứng với tầm vóc thời đại, lịch sử.
– Cảm hứng lãng mạn : hướng về tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng, niềm say mê với CM
- Giọng tâm tình ngọt ngào, tha thiết.
- Thơ đậm đà tính dân tộc
+ Gắn bó với truyền thống, tinh thần, tình cảm, đạo lí dân tộc.
 ... liệu chủ đề tự chọn)
3.2 Liên kết hình thức
- Mối liên hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn trong văn bản cần được biểu hiện bằng các phương tiện hình thức là ngôn ngữ. Toàn thể các phương tiện ngôn ngữ dùng để liên kết trong đoạn văn, trong văn bản tạo thành phương diện liên kết hình thức.
4. Các dạng liên kết trong văn bản
4.1 Về cấp độ liên kết
- Liên kết giữa các câu trong đoạn" liên kết câu.
- Liên kết giữa các đoạn trong văn bản" liên kết đoạn.
4.2 Về hướng liên kết
- Liên kết hồi chỉ (hồi quy, chiều ngược): liên kết giữa câu đi sau, đoạn đi sau với câu, đoạn đi trước. Đơn vị đi sau dựa vào đơn vị đi trước để được rõ nghĩa.
- Liên kết khứ chỉ: đơn vị đi trước cần căn cứ vào đơn vị đi sau để được rõ nghĩa.
4.3 Về khoảng cách liên kết
- Liên kết tiếp giáp: sự liên kết giữa hai đơn vị kế cận.
- Liên kết gián cách: sự liên kết giữa hai đơn vị ở vị trí cách biệt trong văn bản, giữa chúng có một hay những đơn vị khác.
* Ví dụ (Tài liệu chủ đề tự chọn)
+ HS nhắc lại những kiến thức về các phép liên kết thường được sử dụng trong văn bản
+ GV giúp củng cố thêm bằng những ví dụ
II. Các phép liên kết thường được sử dụng trong văn bản
1. Các phép liên kết chung giữa các câu và các đoạn văn 
1.1 Phép lặp
- Lặp từ ngữ giữa các câu, các đoạn trong văn bản, phép lặp phục vụ rất tốt cho sự liên kết chủ đề.
- Lặp kết cấu ngữ pháp: các câu, các đoạn trong văn bản có thể được cấu tạo theo kết cấu giống nhau.
1.2 Phép dùng từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường nghĩa
Các từ ngữ này nằm ở các câu, các đoạn khác nhau trong văn bản, chúng là các từ ngữ khác nhau, nhưng có những nét nghĩa chung nên chúng cũng làm phương tiện liên kết các câu, các đoạn.
1.3 Phép thế
Đây là phép sử dụng từ ngữ ở câu, đoạn đi sau thay thế cho từ ngữ ở câu, đoạn đi trước. Từ ngữ thay thế là các đại từ, hoặc tổ hợp từ có đại từ.
1.4 Phép nối
Đây là phép sử dụng ở câu, đoạn đi sau những từ chuyên làm nhiệm vụ kết nối các từ ngữ hay câu, đoạn trong văn bản. Phần lớn đó là những quan hệ từ, một số là tổ hợp từ chuyên dùng để chuyển ý và liên kết các câu, đoạn.
1.5 Phép tỉnh lược
Đây là phép liên kết thể hiện ở sự lược bỏ một hay một số từ ngữ ở câu hay đoạn đi sau do chúng đã được biết rõ từ từ câu hay đoạn đi trước.
2. Những phép liên kết riêng của các đoạn văn trong văn bản
2.1 Câu hỏi để chuyển đoạn
Câu hỏi để liên kết hai đoạn văn thường đặt giữa hai đoạn hoặc ở đầu đoạn đi sau để hỏi về một vấn đề liên quan đến nọi dung của đoạn đi trước, còn phần trả lời cho câu hỏi là nội dung của đoạn đi sau.
* Ví dụ (Tài liệu chủ đề tự chọn)
2.2 Câu chuyển đoạn
Câu này thường đặt ở giữa hai đoạn, hoặc ở đầu của đoạn sau. Nó thường gồm hai phần: phần đầu tóm lược nội dung đoạn trước, phần sau mở ra nội dung đoạn sau.
* Ví dụ (Tài liệu chủ đề tự chọn)
+ HS thực hiện luyện tập
+ GV nhận xét, sửa chữa
III. Luyện tập
********************************************************************************
Chủ đề 5 
CÁC DẠNG ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN:
TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH
 MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Có được những hiểu biết chung nhất và cơ bản nhất về đề văn nghị luận: khái niệm, bản chất, chiều hướng phát triển
- Nhận diện chính xác những loại đề văn nghị luận phổ biến (được phân loại theo nội và cấu trúc).
- Biết cách phân tích đề văn nghị luậ, để có thể từ đó, nhận ra nhiệm vụ nghị luận của người làm văn và các yêu cầu mà người đó cần đạt được.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- Thế nào là văn nghị luận, đề văn nghị luận ?
+ HS trả lời
+ GV khái quát
+ GV mở rộng, cung cấp sự hiểu biết để HS nắm vững thêm những vấn đề có liên quan
I. Khái niệm đề văn nghị luận
1. Nguồn gốc
a) Đề văn nghị luận xét cho cùng đều bắt nguồn từ đời sống
- Tình huống gây tranh cãi, bàn luận:
+ Bàn luận về vấn đề chính trị, xã hội
+ Bàn luận về vấn đề văn chương
b) Văn nghị luận mà học sinh thực hiện chính là phản ánh hoạt động nghị luận mà con người thường xuyên tiến hành trong cuộc sống
- Hoạt động nghị luận ngoài đời sống và văn nghị luận trong nhà trường khác nhau: 
+ ngoài đời thực: người nghị luận tự gặp tình huống, lâm vào tình huống để tự lựa chọn chủ đề thích hợp với tình huống và và nhu cầu bản thân.
+ ở nhà trường: học sinh chỉ có thể nghị luận theo đúng tình huống nghị luận do giáo viên yêu cầu.
+ GV đưa ra những ví dụ về các dạng đề cụ thể, kết luận về sự khác biệt của các dạng đề văn nghị luận trước đây và hiện tại.
- Xác định những dạng đề nghị luận xét ở phương diện phân loại theo nội dung nghị luận ?
+ HS trả lời
+ GV khái quát
+ G V cung cấp các đề văn cụ thể, HS phân tích 
2. Chiều hướng phát triển
- Thời phong kiến: chủ yếu tái hiện kiến 
- Đầu thế XX: ảnh hưởng văn hóa phương Tây, tránh lối “học vẹt”, “học tủ”" đề văn giành nhiều không gian cho sự tìm tòi của học sinh.
* Ví dụ (Tài liệu chủ đề tự chọn)
- Những năm gần đây, đề văn nghị luận theo hướng khắc phục tình trạng: học sinh không biết trình bày quan điểm của mình, không biết luận chứng chặt chẽ quan điểm của mình.
* Ví dụ (Tài liệu chủ đề tự chọn)
II. Phân loại đề văn nghị luận
1. Phân loại theo nội dung nghị luận
a) Nghị luận văn học
 HS phải trình bày ý kiến của mình về một hiện tượng (có vấn đề) có liên quan trực tiếp đến văn chương
- Trước đây gọi là “đề văn chương” có 5 loại: 
(1) Thảo luận về một vấn đề văn chương, nghệ thuật có tính cách chung.
(2) Thảo luận về một vấn đề thuộc văn học sử.
(3) Phê bình một tác phẩm hay một điểm trong tác phẩm.
(4) Loại khảo luận về một tác giả.
(5) Bình giải một đoạn hay một bài thơ văn.
- Hiện nay đề nghị luận văn học tập trung vào đơn vị cơ bản nhất của văn học là tác phẩm
(1) Nghị luận về một tác phẩm hoặc một đoạn trích trong tác phẩm
* Ví dụ (Tài liệu chủ đề tự chọn)
(2) Nghị luận về một ý kiến, nhận xét về một tác phẩm hay đoạn trích, hoặc đòi hỏi được bàn luận thông qua một tác phẩm hay đoạn trích.
* Ví dụ (Tài liệu chủ đề tự chọn)
* Để làm tốt bài nghị luận văn học, HS cần:
- Đọc, suy nghĩ, có chủ kiến về tác phẩm.
- Luyện tập vận dụng những thao tác lập luận thích hợp.
- Tìm kiếm vẻ đẹp của tác phẩm: ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, 
- Bàn luận về cái hay, cái đẹp hay đối thoại với những ý kiến, nhận xét về tác phẩm.
b) Nghị luận xã hội
- Trước đây gọi là “đề luận lí”, “đề nghị luận chính trị xã hội”.
- Phạm vi nghị luận xã hội rộng lớn:
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
+ Những ý kiến về đời sống
* Ví dụ (Tài liệu chủ đề tự chọn)
+ GV cung cấp các đề văn cụ thể, HS phân tích 
2. Phân loại theo cách thức đặt yêu cầu
a) Loại đề có những yêu cầu bắt buộc, đòi hỏi phải trả lời đúng, thực hiện chính xác nhiệm vụ được giao.
* Ví dụ (Tài liệu chủ đề tự chọn)
b) Dạng “đề mở”: HS phải quan tâm đến cuộc sống, văn học để có thể bàn luận, phải có sự tự tin, có bản lĩnh nói lên ý kiến của bản thân.
- Trình bày cách thức phân tích một đề văn nghị luận ?
+ HS trả lời
+ GV khái quát
II. Phân tích đề văn nghị luận
1. 
a) Hiểu đúng đề bài
b) Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra
2. 
a) Câu hỏi thứ nhất: Viết cái gì ?" xác định nội dung nghị luận.
* Ví dụ (Tài liệu chủ đề tự chọn)
b) Câu hỏi thứ hai: Viết cho ai ? " đối tượng nghị luận
* Ví dụ (Tài liệu chủ đề tự chọn)
c) Câu hỏi thứ ba: Viết để làm gì ? " mục đích nghị luận
+ HS thực hiện 
+ GV nhận xét
Luyện tập
Tài liệu chủ đề tự chọn
********************************************************************************
Chủ đề 5 
NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA MỘT BÀI VĂN HAY
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Hiểu được một bài văn nghị luận không thể hay nếu người viết chưa nhận thức đúng về đề bài, chưa xay dựng được hệ thống luận điểm, luận cứ chính xác, hợp lí, chưa lựa chọn và vận dụng đúng đắn các thao tác lập luận, và chưa có những lời văn được diễn đạt một cách, rõ ràng, trong sáng.
- Tuy nhiên, muốn làm được một bài văn hay, cần thể hiện được những sáng tạo riêng, với những suy nghĩ chân thành về văn học hoặc về cuộc sống; với những ý kiến riêng, mới mẻ, với cách diễn đạt chặt chẽ, truyền cảm, có tính thuyết phục.
- Từng bước nâng cao chất lượng các của bài làm văn nghị luận, tiến tới có thể viết được những câu, những đoạn, những bài làm văn nghị luận hay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
+ GV tổ chức thảo luận về các yếu tố cơ bản tạo nên bài văn nghị luận đúng và hay dựa trên kinh nghiệm làm văn của HS.
+ HS trả lời
+ GV khái quát vấn đề, đưa ra những yêu cầu cơ bản của bài văn nghị luận đúng và hay
+ GV lựa chọn nhiều ví dụ để làm sáng tỏ những yêu cầu chung để có bài làm văn hay.
I. Một bài văn nghị luận hay trước hết là một bài văn đúng
Những dấu hiệu cơ bản của một bài văn đúng:
1.Tìm hiểu, phân tích để nhận diện chính xác yêu cầu đề bài
Xác định: viết cái gì, viết cho ai, viết để làm gì, viết như thế nào (xác định: làm sáng tỏ vấn đề gì, trong phạm vi kiến thức nào, sử dụng các thao tác lập luận nào là chính và phải diễn đạt như thế nào cho phù hợp với mục đích, tính chất của bài văn)" bài văn sẽ không đi chệch mục tiêu.
2. Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ đúng
- Cần xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ đúng
+ quan điểm, ý kiến người viết phải phù hợp với chủ đề được bàn luận.
+ phải có căn cứ từ lẽ phải, sự thật
+ phải được tổ chức rõ ràng, chặt chẽ
" thuyết phục người đọc theo đường hướng và cách thức người viết đã vận dụng để giải quyết vấn đề.
3. Lựa chọn và phối hợp các thao tác lập luận
- Cần có sự phối hợp các luận điểm, luận cứ để bài văn đạt mục đích nghị luận mà đề bài đã quy định và người viết đặt ra gọi là luận chứng, hay lập luận.
- Việc lựa chọn và vận dụng các thao tác lập luận không được phép sai lầm.
- Người viết cần khổ công rèn luyện để thực hiện thành thạo các thao tác, kết hợp các thao tác với nhau.
4. Lời văn phải chuẩn về mặt ngữ pháp, nội dung.
II. Một bài văn nghị luận hay còn phải thể hiện được những sự sáng tạo riêng độc đáo
1. Để có bài văn hay, người viết phải sống nghiêm túc và thành thực hết mình với đời sống và với văn chương, phải biết nhập thân, biết hòa trí tuệ và cảm xúc thật của mình vào từng dòng chữ
* Ví dụ: Tài liệu Chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ văn 12 – 128.
2. Viết văn hay phải có sự sáng tạo
a) Một bài văn nghị luận hay nếu trong đó chứa đựng những quan điểm, ý kiến mới mẻ, góc nhìn mới người viết đưa ra.
* Ví dụ: Tài liệu Chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ văn 12 – 130
b) Muốn tìm những ý mới, cần khổ công: “động não, mở rộng liên tưởng, để suy nghĩ về điều cần nghị luận trên nhiều góc độ, nhiều phương hướng; không ngại phải mổ xẻ, kiểm nghiệm một lần nữa những sự vật mà các ý kiến bàn luận có vể như đã ổn định rồi”
* Ví dụ: Tài liệu Chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ văn 12 – , 132.
3. Bài văn hay là bài văn có lời đạt đến mức hay.
- Ý hay " lời hay
- Người viết cần khổ công rèn luyện, trang bị một vốn liếng về từ ngữ, cách đặt câu
* Ví dụ: Tài liệu Chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ văn 12 – 133, 134.
" Viết văn thuộc về vấn đề kĩ thuật, cần có kiến thức sâu rộng, phương pháp suy nghĩ đúng đắn và chặt chẽ, có tâm hồn đẹp.
* Luyện tập
Bài tập 1,2,3,4,5 - Tài liệu Chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ văn 12 – 136 " 141.
********************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docChu de Tu chon Ngu van 12.doc