Chủ đề: Nỗi nhớ của tác giả về đoàn quân Tây tiến ẩn dưới niềm tự hào (Thi phẩm mang vẻ đẹp lãng mạn – bi tráng, bay bổng - Trầm hùng)

Chủ đề: Nỗi nhớ của tác giả về đoàn quân Tây tiến ẩn dưới niềm tự hào (Thi phẩm mang vẻ đẹp lãng mạn – bi tráng, bay bổng - Trầm hùng)

Tây tiến – Quang Dũng (1921-1988)

Chủ đề: Nỗi nhớ của tác giả về đoàn quân Tây tiến ẩn dưới niềm tự hào. Thi phẩm mang vẻ đẹp lãng mạn – bi tráng, bay bổng - trầm hùng.

Phân tích:

a/ Nhớ Tây Bắc hùng vỹ, hiểm trở

 - Nỗi nhớ được xác định: “Sông Mã xa rồi tây tiến ơi

 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

- Nhớ => Nhà thơ gọi: “Tây tiến ơi” - Lặp động từ “nhớ”: diễ tả nỗi nhớ khó định hình, nhớ da diết

- Hình ảnh đoàn quân Tây tiến hiện lên với 2 đặc điểm trái ngược: vất vả gian nan – hoa lá thơ mộng: “Sài Khao. Mường Lát.”

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề: Nỗi nhớ của tác giả về đoàn quân Tây tiến ẩn dưới niềm tự hào (Thi phẩm mang vẻ đẹp lãng mạn – bi tráng, bay bổng - Trầm hùng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tây tiến – Quang Dũng (1921-1988)
Chủ đề: Nỗi nhớ của tác giả về đoàn quân Tây tiến ẩn dưới niềm tự hào. Thi phẩm mang vẻ đẹp lãng mạn – bi tráng, bay bổng - trầm hùng.
Phân tích: 
a/ Nhớ Tây Bắc hùng vỹ, hiểm trở
 - Nỗi nhớ được xác định: “Sông Mã xa rồi tây tiến ơi
 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Nhớ => Nhà thơ gọi: “Tây tiến ơi” - Lặp động từ “nhớ”: diễ tả nỗi nhớ khó định hình, nhớ da diết
Hình ảnh đoàn quân Tây tiến hiện lên với 2 đặc điểm trái ngược: vất vả gian nan – hoa lá thơ mộng: “Sài Khao... Mường Lát...”
“Dốc lên.......” => Thủ pháp đối lập (đối lập trong từng câu thơ và 3 câu trên với 1 câu dưới; thanh trắc, không gian cao >< thanh bằng, không gian rộng), nhịp thơ gãy
“Súng ngửi trời”: => độ cao của núi mây, độ cao của tinh thần người chiến sỹ hay 1 cách nói tếu?
“Nhà ai....xa khơi”: ngôi nhà bồng bềnh trôi giữa biển khơi xa =>bâng khuâng nhớ nhà
“Anh bạn....” =>Tư thế người chiến sỹ với “súng – mũ”: ngang tàng
Kỷ niệm ấm lòng: “Nhớ ôi... nếp xôi”: hoài niệm về tình quân dân (đối lập trên dưới, lạnh ấm)
“Mùa em”: kỷ niệm tình người – quân dân trong những năm đầu kháng chiến
b/ Tây Bắc hiện ra duyên dáng và mỹ lệ:
Đêm liên hoan có đồng bào địa phương góp vui: “Doanh trại...”
Ánh lửa, tàn lửa bay rực rỡ: doanh trại bừng sáng, rạng ngời hoài niệm
Sự mê say trước vẻ đẹp (bí ẩn) của xứ lạ: “kìa em” => sửng sốt, vui sướng trước sự xuất hiện của các cô gái với “xiêm áo” – “tự bao giờ” => Vẻ đẹp lãng mạn của người lính tây tiến: chìm đắm trong tiếng nhạc, điệu múa
Cảnh chiều sương trên sông nước Châu Mộc: “Người đi...”
Khung cảnh, thiên nhiên, cuộc sống, con người mờ ảo, chìm trong sương khói
Cách gọi phiếm chỉ: “người”, hình ảnh nhòe mờ; “chiều sương - hồn lau”
Nỗi nhớ da diết của người đi xa: “có nhớ - có thấy” kéo dài không dứt (âm điệu quyến luyến, sự liên kết đầu cuối)
c/ Nhớ chiến sỹ Tây tiến bi tráng:
“Tây tiến đoàn binh .... dữ oai hùm”: Vẻ lẫm liệt, hào hùng
Nghệ thuật đối lập, khoa trương, lạ hóa, sử dụng từ Hán Việt => đoạn thơ mang âm hưởng trầm hùng: đoàn quân “ốm” mà không “yếu”
“không mọc tóc”: sốt rét – da xanh – tóc rụng =>vẻ ngang tàng
“oai hùm”: dữ dội, oai phong
>< “Mắt trừng... dáng kiều thơm”
Sự đối lập giữa dáng vẻ bề ngoài với tính cách bên trong
Ý thơ mênh mang nhiều khoảng trống: “mộng” gì – “qua biên giới” gửi đến đâu?: mộng chiến binh lập công gửi qua biên giới về nơi hậu phương có “dáng kiều thơm” ngóng chờ
“Mắt trừng”: bề ngoài > người lính Tây tiến đâu có dữ dằn - họ hào hoa và lãng mạn
“Rải rác...khúc độc hành”
Hình ảnh người lính trên con đường trường chinh máu lửa nhiều hy sinh mất mát
Đây đó những nấm mồ người chiến sỹ Tây tíên dã dầu cùng mưa nắng, phôi pha cùng thời gian. Cảnh có bi nhưng vẫn vút lên tinh thần người chiến sỹ: hiên ngang, dứt khoát
“Chiến trường đi”: trầm tĩnh, đĩnh đạc
“chẳng tiếc đời xanh”: anh hùng - tuổi trẻ coi cái chết như không
“Áo bào thay chiếu anh về đất”: sự ngợi ca trân trọng của tác giả - người còn sống với người đã hy sinh, vĩnh viễn ra đi
Thực tại: không có chiếu, chôn không chiếu nhưng cảm hứng lãng mạn: “áo bào thay chiếu” => “anh về đất”: 1 sự ra đi nhẹ nhàn, thanh thản, về với đất mẹ yêu thương
“Áo bào”: quý tộc, rực màu chiến trận, chiếc áo xông pha trận mạc
Họ ra đi thanh thản còn đất nước, Tổ quốc không lặng lẽ như vậy: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Sông Mã gắn bó với người lính Tây tiến 
Giờ đây: sông “gầm lên khúc độc hành”: sự tiếc thương, đau đớn, uất hận => Non sông Tổ quốc hiện hình => Non ngàn rung chuyển
Nhưng nén lại đau thương, người lính Tây tiến vãn tiến lên kiêu hãnh
d/ Lời kết đầy tự hào:
“Tây tiến... chẳng về xuôi”
“Mùa xuân” => tuổi trẻ đánh giặc
Tây tiến là “mùa xuân”: thể xác có thể về xuôi nhưng tâm hồn ở lại Sầm Nứa
Năm tháng đã qua đi, khói đã tan từ lâu trên các chiến trường cũ. Nhưng mãi còn đây lời thề Tây tiến “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” – “Tây tiến người đi không hẹn ước” – “Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy – Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

Tài liệu đính kèm:

  • docTay tien Quang Dung(2).doc