Chủ đề: Ngục trung nhật ký – Đề tổng hợp - Đề 6

Chủ đề: Ngục trung nhật ký – Đề tổng hợp - Đề 6

Đề 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn, nhưng trong “Nhật ký trong tù”, Người lại viết:

“Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây;

Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,

Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do”

Anh (chị) hãy giải thích về hiện tượng trên như thế nào?

pdf 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề: Ngục trung nhật ký – Đề tổng hợp - Đề 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề 10: NGỤC TRUNG NHẬT KÝ – ĐỀ TỔNG HỢP 
Đề 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn, nhưng trong “Nhật ký trong tù”, Người lại viết: 
“Ngâm thơ ta vốn không ham 
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây; 
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây, 
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do” 
Anh (chị) hãy giải thích về hiện tượng trên như thế nào? 
GỢI Ý: 
 Bác Hồ làm thơ và thơ Bác Hồ là một hiện tượng văn học độc đáo và hấp dẫn. Từ 1941, sau ba 
mươi năm bôn ba ở nước ngoài đi tìm “hình của nước” trở về hang Pắc Bó cho đến năm 1969, khi 
Người từ biệt chúng ta “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin” Bác viết khá nhiều thơ. Theo thống kê chưa đầy 
đủ, có đến 216 bài, trong đó thơ chữ Hán chiếm hơn hai phần ba. Riêng tập “Nhật ký trong tù” đã có 
133 bài thơ chữ Hán. 
 Thơ Người có nhiều bài hay. Có những bài rất hay. Không phải vì chúng ta là con cháu nên dễ 
suy tôn thơ Người. Bè bạn bốn biển năm châu đều ca ngợi. Không dễ gì mà Quách Mạt Nhược, một 
nhà văn hóa hàng đầu của Trung Quốc khi đọc tập “Nhật ký trong tù” đã khẳng định “có những bài đặt 
cạnh Tống thi, Đường thi thì cũng khó mà phân biệt”. Hơn nữa, năm 1990 vừa qua, thế giới đã kỉ niệm 
100 năm ngày sinh của Người với tư cách là một danh nhân văn hóa của nhân loại. 
 Gần như không có lĩnh vực nào là vườn cấm đối với hồn thơ của Người. Những đề tài nên thơ 
như “mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông”, Người có thơ đã đành; ngay những đề tài ít nên thơ như 
cái gậy, cột cây số, một lần truợt suýt sa vào hố Người cũng đều có thơ mà không phải là những bài 
thơ không hay. Rồi những đề tài vốn rất kiêng kị với thơ như ghẻ lở, đau bụng Người cũng có thơ. 
 Người sử dụng thơ trong mọi lĩnh vực: tuyên truyền cách mạng, thù tạc ngoại giao, mừng các 
cụ phụ lão, khen các cháu thanh niên, nhi đồng, giải trí sau một ngày làm việc căng thẳng, thăm hỏi 
bạn bè; cảm ơn kẻ biếu cam, người tặng mứt, tặng tơ v.v Đồn rằng Người có ý định viết di chúc 
bằng thơ. 
 Vậy mà Người luôn luôn phủ định thơ mình. Mở đầu tập “Nhật ký trong tù”, Người viết: 
Ngâm thơ ta vốn chẳng ham 
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây 
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây, 
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do. 
 Khi được hỏi về tập “Nhật ký trong tù”, một tập thơ viết suốt “mười bốn trăng tê tái gông 
cùm” (Tố Hữu), Người đã chân thành trả lời là “nghêu ngao, vắn tắt ghi lại sinh hoạt của người tù 
cho khuây khỏa thế thôi, phải thơ phú gì đâu”.Trả lời kí giả Bungari, Blaga Đimitrova về tập thơ này, 
“qua nụ cười dí dỏm”, Bác nói rằng Người không phải là nhà thơ. Trong nhà tù không có việc gì làm 
nên Người cũng tập ghép thêm vần. 
 Vậy thì ở đây như có một nghịch lí: Người có thật là một nhà thơ lớn không? Tại sao Người lại 
thường phủ định thơ mình. Người không ham làm thơ thật chăng? Và không ham thì tại sao Người lại 
làm nhiều thơ đến thế? Hoàn cảnh nào cũng có thơ và đề tài nào cũng làm thơ được? 
 Muốn tìm hiểu những vấn đề trên đây, phải tìm hiểu con người của Bác, một con người “suốt 
đời chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân 
ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Chính vì 
“ham muốn tột bậc” này mà Người từ chối trở thành một nhà thơ, kể cả một nhà văn lớn, tuy Người đủ 
sức làm việc đó. 
 Đành rằng làm thơ là có việc lựa chữ, chọn câu. Nhưng hơn cả vấn đề chữ nghĩa, thơ trước hết 
là tấm lòng. “Văn chương thiên cổ sự”, thất đắc thốn tâm tư”, thơ là cuộc đời (vốn sống); thơ là năng 
lực cảm thụ (cái đẹp); thơ là vốn văn hóa; thơ là cảm hứng (văn chương hữu thần). Thơ là sự tổng hợp 
của tất cả các nhân tố nói trên. Bác Hồ có tất cả các nhân tố ấy cho nên hễ làm thơ là dễ có thơ hay. 
Người xưa nói: “cảnh không hẹn đến mà tự đến, nơi không mong hay mà tự hay”, chính là để chỉ 
những trường hợp như vậy. 
 Chính trong quá trình lăn lộn trong cuộc đấu tranh cách mạng, tự rèn luyện mình trở thành một 
chiến sĩ cách mạng kiên cường, Bác cũng đã ngoài ý muốn của mình, tạo điều kiện cho mình trở thành 
một nhà thơ. Đúng như Lục Du, một nhà thơ lớn thời xưa của Trung Quốc, sau một đời làm thơ, năm 
85 tuổi dặn con: 
“Nhữ quả dục học thi 
Công phu tại thi ngoại” 
 (Nếu như con quả muốn học làm thơ thì công phu là ở ngoài việc chữ nghĩa). 
* * * 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvantap10-de6.pdf