Chất sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Chất sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Tác phẩm văn học vừa là sản phẩm của quá trình sáng tạo nghệ thuật ngôn từ độc đáo, đầy ấn tượng của người nghệ sĩ, nó ví như một sinh mệnh của đời sống trong mối quan hệ đa chiều, quan hệ với nhà văn, với độc giả, với thời đại, với nền văn hoá văn học. Tác phẩm văn học vừa là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng. Nó vừa chịu ảnh hưởng, tác động trực tiếp hay gián tiếp ít hay nhiều từ cơ sở hạ tầng xã hội, từ yếu tố thời đại lịch sử xã hội, nó vừa có tính độc lập tương đối, thậm chí có tính dự báo, tính vượt trước về tư tưởng so với thời đại. Tác phẩm văn học phản ánh hiện thực cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Và bất kì một tác phẩm văn học nào cũng mang trong mình nó hơi thở của thời đại.

doc 10 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 5492Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chất sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẤT SỬ THI TRONG TÁC PHẨM 
RỪNG XÀ NU CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH
Tác phẩm văn học vừa là sản phẩm của quá trình sáng tạo nghệ thuật ngôn từ độc đáo, đầy ấn tượng của người nghệ sĩ, nó ví như một sinh mệnh của đời sống trong mối quan hệ đa chiều, quan hệ với nhà văn, với độc giả, với thời đại, với nền văn hoá văn học. Tác phẩm văn học vừa là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng. Nó vừa chịu ảnh hưởng, tác động trực tiếp hay gián tiếp ít hay nhiều từ cơ sở hạ tầng xã hội, từ yếu tố thời đại lịch sử xã hội, nó vừa có tính độc lập tương đối, thậm chí có tính dự báo, tính vượt trước về tư tưởng so với thời đại. Tác phẩm văn học phản ánh hiện thực cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Và bất kì một tác phẩm văn học nào cũng mang trong mình nó hơi thở của thời đại. Nhìn vào đó, độc giả có thể biết được ít hay nhiều về thời đại về tâm hồn dân tộc, về nét văn hoá, phong tục tập quán Chính những yếu tố này đã tạo nên chất sử thi trong tác phẩm văn học. Chất sử thi dường như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình lịch sử văn học, có thể đậm hay nhạt, ít hay nhiều. Cho dù đó là tác phẩm thuộc trào lưu của chủ nghĩa cổ điển, văn học hiện thực hay văn học lãng mạn.
Tác phẩm “ Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) ra đời trong những năm đen tối của cách mạng Miền Nam (1959 – 1960 ),cũng như sự xuất hiện của nhiều tác phẩm khác, như “ Mồ anh hoa nở” ( Thanh Hải), “Bóng cây cơ nia”(Anh Ngọc), “Gieo mầm”( Nguyễn Thiên Nam) Nhưng “Rừng xà nu”(Nguyễn Trung Thành) lại là tác phẩm thành công hơn cả ở cách xây dựng nhân vật, dựng cảnhthấm đẫm chất sử thi. Mà khi đọc xong tác phẩm bức tranh cuộc kháng chiến của dân làng Xô Man ngày ấy lại cuộn tràn về như một cuốn phim tư liệu, hiện lên từ những hình tượng thẩm mĩ độc đáo đầy xúc cảm, từ bé Heng, Dit, anh Tnú, bác Blôicũng là biểu tượng cho tập thể anh hùng kiên cường bất khuất của dân làng Xôman, của đồng bào Tây Nguyên trong kháng chiến.
1. Sử thi và chất sử thi
 Sử thi là thể loại tác phẩm văn học phản ánh cuộc đời và số phận của người anh hùng hay thị tộc bộ lạc nào đó, chẳng hặn sử thi Đăm Săn, sử thi “Đẻ đất đẻ nước”(dân tộc Muờng ), sử thi Ili át và Ô đi xê của Hy lạp Hay nói rộng hơn, đó là thể loại tự sự miêu tả các sự kiện quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với đời sống tinh thần và vận mệnh của dân tộc và nhân dân. Trong tác phẩm sử thi luôn luôn đề cao tính cộng đồng. Do đó có những chuyện quá khứ đã lùi vào quá vãng nhưng trong ý thức của nhân dân và dân tộc chúng vẫn giữ mối liên hệ mật thiết với đời sống hiện tại, vẫn được xem là niềm tự hào, vẻ vang, là bài học kinh nghiệm lớn của dân tộc. Nội dung của sử thi chính là các sự kiện có ý nghĩa toàn dân, đó là cuộc đấu tranh, cách mạng, là sự thay đổi tồn vong của đất nướcđược phản ánh trong tác phẩm văn học.
 Nhân vật trong tác phẩm sử thi luôn mang tầm vóc dân tộc, lớn lao, kì vĩ. Chẳng hặn chàng Đăm Săn là , một tù trưởng giàu mạnh, đem lại hạnh phúc hoà bình, sự đoàn kết giữa các thị tộc bộ tộc thành một bộ tộc lớn giàu có, hay nhân vật Asin trong sử thi Ili át cũng là người anh hùng của thị tộc, bộ lạc trong cuộc chiến tranh thành Tơroa trong sử thi Hy lạp. Lời văn sử thi thường khoan thai trầm tĩnh, tường tận, mang sắc thái ngợi ca, phong cách cường điệu cao cả. Và nếu hiểu theo nghĩa rộng thì trong tác phẩm văn học hiện đại cũng xuất hiện hàng loạt tác phẩm mang đậm chất sử thi, như: Đất nước đứng lên, Hòn đất, Mẫn và tôi, Người mẹ cầm song, Hòn đất, Người con gái Việt Nam, Rừng xà nu
 Như vậy nếu nhìn sử thi dưới góc độ là một thể loại tác phẩm văn học thì nó có tính lịch sử; còn nếu hiểu sử thi là tính chất hay phẩm chất trong tác phẩm văn học thì dường như chất sử thi luôn thấm vào tác phẩm dù ít hay nhiều, cho dù tác phẩm đó ở thời đại nào. Bởi vì nhà văn thường sống trong một giai đoạn lịch sử xã hội nhất định, ảnh hưởng ít hay nhiều về chế độ chính trị của giai cấp của xã hội đó, cho nên ngoài việc tác phẩm văn chương phản ánh những vấn đề chung của quốc gia, dân tộc, nhưng cũng có khi nhà văn chỉ đi vào gặm nhấm cái tôi cá nhân như trong Thơ mới, nhưng khi xét một cách toàn diện thì bên trong cái riêng ấy chính là cái bế tắc chung không lối thoát của một thời đại thi ca, là nỗi buồn thế hệ.
Nhan đề tác phẩm và giọng kể truyện, không gian truyện.
 Ngay nhan đề trong tác phẩm “ Rừng xà nu” cũng đã hàm chứa chất sử thi. Bởi chính nhan đề này gợi lại cuộc hành quân lịch sử của quân đội ta vào chiến trường Miền Nam năm 1965, đầy gian nan vất vả nhưng cũng đầy kỉ niệm. Nhà văn nhiều lần nghỉ chân ở một cánh rừng xà nu đại ngàn đầy ấn tượng, trong bao nhiêu bom đạn trút xuống mà ngọn đồi xà nu vẫn xanh tốt. Thậm chí xà nu còn vượt hơn hẳn những cây trong rừng để hướng về ánh sáng mặt trời. Cái tên rừng xà nu ấy đã gắn liền với những tháng năm của một thời oanh liệt của một thời máu lửa oai hùng nơi chiến trường Miền Nam của đồng bào Tây Nguyên trong những năm chống Mỹ. Vì thế cây xà nu đã trở thành biểu tượng cho sự kiên cường bất khuất của người Strá, của dân làng Xôman nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung.
 Cách mạng Miền Nam chuyển sang giai đoạn ác liệt, cuộc chiến tranh cục bộ và cuộc hành quân càn quét bằng những cuộc hành quân lớn của Mĩ nguỵ và quân đội viễn chinh, át tơnbơ rơ và Xê đa phôn và Gian xơn xi ti trong hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, lực lượng cách mạng miền Nam phải đối đầu với những thách thức lớn nhưng vẫn kiên trì mục tiêu đấu tranh để giải phóng miền Nam. 
 Chuyện “ Rừng xà nu” là truyện ngắn về cuộc đồng khởi của dân làng Xôman, của đồng bào Tây Nguyên.
 Câu chuyện được lời của một già làng, bên bếp lửa bập bùng suet đêm, cho cả dân làng nghe; giọng kể trang trọng như truyền cho con cháu các trang lịch sử bi thương và anh hùng của cộng đồng; người già chưa quên, người chết quên rồi thì để cái nhớ lại cho người sống “Người Strá ai có cái tai, ai có cáI bụng thương núi thương nước, hãy lắng nghe, mà nhớ. Sau này tau chết rồi chúng bay phảI kể lại cho con cháu nghe”
 Cách trần thuật như vậy gợi nhớ tới cách kể “khan” (trường ca) của nhiều dân tộc ở Tây Nguyên bên bếp lửa chung của buôn làng, những trường ca đầy chất sử thi khi kể về lịch sử mang màu sắc huyền thoại bộ tộc, biểu tượng cho sức mạnh và khát vọng của cộng đồng. Câu chuyện cụ Mết kể cho buôn làng nghe cũng là một câu chuyện của thời hiện tại, nhưng đã được kể như một câu chuyện lịch sử với giọng điệu và ngôn ngữ sử thi, với một thái độ chiêm ngưỡng qua một khoảng cách sử thi những con người và sự kiện được kể lại.
Nhân vật trong tác phẩm
 Nhân vật trong tác phẩm thấm đẫm chất sử thi. Có thể nói thành công nổi bật của nhà văn trong truyện ngắn là đã xây dựng được tập thể anh hùng của thời đại sử thi, đó là sáI thời “ đi ra ngõ gặp anh hùng”, mỗi gia đình đều anh hùng, cả dân tộc đều anh hùng.
 Trước hết nhà văn đã tạo ra được không khí rất sử thi trong câu truyện đó là cuộc đụng độ giữa hai khối quyết tâm lớn nhưng lại không ngang sức. Giặc mĩ có đầy đủ song đạn có âm mưu nham hiểm và tàn bạo quyết tâm đánh phá để tiêu diệt tận gốc mầm mống cách mạng và tinh thần đấu tranh của nhân dân. Ngược lại nhân ta thiếu then trăm bề, chỉ có tấm lòng kiên trung bất khuất chiến đấu đến cùng để bảo vệ cách mạng và giữ vũng tinh thần đấu tranh. Và như vậy có đặt nhân dân làng Xôman vào không khí sử thi mới thấy được tính sử thi.
	Nét chú ý xây dựng tập thể anh hùng nhân dân làng Xôman nhà văn đã kết hợp hài hoà giữa tính chung điển hình và cá tính cho các nhân vật chính trở thành những nhân vật có ý nghĩa điển hình. Qua các nhân vật trong truyện ta thấy có một điểm giống nhau, đó là yêu buôn làng nương rẫy, tin yêu cách mạng và thuỷ chung với cách mạng. Họ chiến đấu đến cùng và khi cần hi sinh để bảo vệ cách mạng. Điều này được thể hiện ở hai ci tiết, khi giặc Mĩ cấm không cho lũ trẻ vào rừng nuôi cán bộ cách mạng, liên lạc với cán bộ cách mạng thì các người già lại thay lũ trẻ làm việc đó. Còn khi giặc Mĩ cấm cả người già đI vào rừng thì bọn trẻ con lại thay nhau lén vào rừng để nuôi cán bộ cách mạng. Mặc dù bọn giặc đã ding những thủ đoạn tàn ác như treo anh Rút lên ngọn cây vả đầu làng, chặt đầu bà nhan vắn tóc treo đầu cây song đi ve vẩy khắp làng. Trước những cái tra tấn dã man của bọn giặc đối với dân làng, với Tnú trẻ già la thét và lăn xả vào bất chấp song đạn kẻ thù. Họ chiến thắng giặc bằng những vũ khí rất thô sơ, bởi vì họ có sức mạnh của tình yêu thương và sự căm hờn. Bọn giặc dã man tàn ác phảI đền tội, thằng Dục phải chết dưới lưỡi mác của cụ Mết.
	Tuy nhiên ở mỗi nhân vật nhà văn cố gắng khắc hoạ những điểm riêng tạo thành cá tính, làm cho nhân vật sống động và có sức thuyết phục. Bắt đầu là nhân vật cụ Mết tiêu biểu cho thế hệ già dặn đứng đắn của dân làng Xôman. Đây là mẫu nhân vật ta thường gặp ở những tác phẩm văn học miền Nam thời đánh Mĩ. Đó là ông già kiên trung bất khuất luôn hậu thuẫn vững chắc cho thế hệ trẻ. Chẳng hặn ông Tám Xẻo trong “ Hòn đất” ( Anh Đức ), ông tư vườn chim trong “ Giấc mơ của ông lão vườn chim”của Anh Đức, ông tư đờn trong “ Rùng U Minh” của Trần Hứa Minh
	Nhân vật cụ mết gây ấn tượng ở người đọc, trước hết ở vóc dáng, đôi mắt xếch ngược, bộ râu dài tới ngực mà vẫn đen bang, ngực cụ Mết căng như một cây xà nu lớn, hai tay như sắt và chắc như một chiếc kìm thêm vào đó cụ có một giọng nói ồ ồ giọng vang trong lồng ngực, khi khen không nói là tốt mà chỉ nói là được, mệnh lệnh phát ra chắc nịch “ thế là bắt đầu rồi ! đốt lửa lên”, khi kể chuyện thì giọng kể trầm ấm, vang vọng. Với chừng ấy nét ta có thề hình dung ra cụ Mết là con người của sự kết tụ truyền thống từ rất xa xưa của Tây Nguyên. Cụ có cái vẻ đẹp hùng vĩ, man dại của rừng núi rừng. Cho nên cụ Mết đã hoá thân vào thiên nhiên vào đất nước và có hình dáng thời tiền sử. Thêm vào đó cụ Mết có những tính chất rất hiện đại của một người bình tĩnh quyết đoán. Đặc biệt là câu nói của cụ như là một sự đúc kết chân li “chúng đã cầm song, mình phải cầm dáo”.
	Nhân vật trung tâm trong truyện có ý nghĩa quán xuyến toàn bộ truyện góp phần tích cực nhất trong việc thể hiện tư tưởng tác phẩm là nhân vật Tnú. Theo Nguyễn Trung Thành nhân vật này được xây dựng từ mẫu người có thật, đó là anh Đề người Xê Đăng. Nhưng tác giả đổi tên thành nhân vật Tnú người làng Xôman, dân tộc Strá.
	Nhân vật Tnú có sốphận gắn bó đặc biệt với người làng Xôman , anh là đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, từ thưở bé đã được làng Xôman nuôI dưỡng chở che. Cũng từ bé Tnú gắn bó với cách mạng , anh cùng với Mai thay người lớn ra ngoài rừng nuôi cán bộ cách mạng, lại được anh Quyết dạy cho cái chữ, và dạy nhiều điều thật mới. Tnú học hay quên cái chữ nhưng đường rừng thì anh lại không bao giờ quên, Tnú làm liên lạc cho cán bộ cách mạng, và thường chỉ vượt qua dòng thác chảy xiết như một con cá kình, nên địch ít phát hiện. Khi bị bắt , bị giặc tra tấn dã man, lưng anh có biết bao nhiêu vết chém nhưng cái bụng anh cái bụng thuỷ chung với cách mạng thì có bao giờ chém được , anh đặt tay lên bụng mình và nói với giặc cộng sản ở đây này. Câu chuyện giữa Tnú và Mai cũng đầy thơ mộng và gắn bó với kháng chiến. Họ yêu nhau và trở thành vợ chồng trong những năm tháng làng Xô man đầy gian khó hi sinh. Nhưng khi tưởng rằng anh rất hạnh phúc vì có vợ có con lại là lúc anh bất hạnh nhất: người vợ hiền dịu xinh đẹp và đứa con chưa đầy tháng bị địch đem ra tra tấn hành hạ. Cuối cùng vợ và con anh bị giết, còn anh thì bị đốt cháy trụi mười đầu ngón tay. Nỗi đau của Tnú cũng gắn với nỗi đau riêng của dân làng Xôman.
	Khi xây dựng nhân vật Tnú tác giả đặc biệt chú ý đến hình ảnh mười ngón tay. “Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lòng ngực , cháy trong bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi.” Đến cuối truyện hình ảnh bàn tay lại xuất hiện một lần nữa. Hình ảnh này trở đi trở lại có ý khắc sâu tính cách của nhân vật. Đó là đôi bàn tay trung thực khi anh cầm đá đập vào đầu mình vì cái đầu hay quên, khi anh đặt tay lên bụng nói với bọn giặc cộng sản ở đây này, đó cũng là đôi bàn tay nghĩa tình khi anh cầm viên phấn để học cái chữ, khi anh thoát ngục Kontum về cũng bàn tay ấy Mai cầm và giàn dụa nước mắt và chan chứa yêu thương. Đó cũng là bàn tay chịu nhiều thương đau khi giặc tẩm giàu xà nu vào mười đầu ngón tay đề đốt, cháy rừng rực như mười bó hoa lửa. Đó cũng là bàn tay anh dùng cầm súng đánh giặc, bóp cổ tên giặc ngoan cố dưới hầm khi anh lao thẳng vào sào huyệt của chúng. Nhà văn muốn phản ánh con người của anh trung thực nghĩa tình, cũng chịu nhiều thương đau và anh hùng bất khuất.
	 Dít không phải là nhân vật trung tâm nhưng lại là nhân vật chính có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì cô tiêu biểu cho một thế hệ rất trẻ trưởng thành rất nhanh, kế tiếp xứng đáng lớp cha anh đi trước. Ngày Tnú ra đi, Dít còn là cô bé, sau ba năm trở về Dít đã trở thành cô bí thư chi bộ kiêm xã đội trưởng. Không phảI ngẫu nhiên mà nhà văn lại miêu tả Dít giống Mai như hai giọt nước, và lại đặt Dít ngồi ngay cạnh anh TnúXây dụng hình tượng Dit nhà văn muốn mưu tả đôi mắt bình thản, gan dạ nhưng chứa nhiều yêu thương. Dường như đôi mắt ấy đã lớn hơn trươc tuổi để nén cáI nỗi đau vào bên trong, chỉ còn lại sự căm hờn, cũng là đôi mắt lạnh ling đến nghiêm khắc của cô bí thư chi bộ.Từ đôi mắt ấy nhà văn muốn thể hiện tình cảm yêu thương của một cô gái Tây Nguyên thời đánh Mĩ, anh hùng bất khuất trước kẻ thù trước nỗi đau.
	 Bé Heng là nhân vật chỉ được nói đến ít nhưng có vai trò quan trong, chuẩn bị cho thế hệ tương lai tiếp nối anh chị nó. Ngày Tnú đi bé Heng còn đeo cái xà lét, nhưng chỉ ba năm sau Tnú về bé Heng đã trở thành một chàng trai vác cây song đi giữa trận địa quê hương, với niềm kiêu hãnh của một con người đang làm chủ quê hương đất nước mình. 
Hình tượng cây xà nu
Hình tượng cây xà nu là hình tượng đậm chất sử thi. Bởi hình ảnh ấy dường như gắn bó máu thịt với đồng bào Tây Nguyên, đặc biệt với người Strá ở làng Xô man này. Ngay mở đầu tác phẩm ta đã tận mắt nhìn thấy ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn xanh xanh bất tận như một tấm bia khổng lồ che chắn mưa bom bão đạn cho dân làng, lúc chạng vạng, khi trở gà gáyVà kết thúc tác phẩm trong con mắt Tnú nhìn ra xa thấy ngọn đồi xà nu xanh xanh chạy tít tắp chân trời. Như thế hình ảnh xà nu là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt cho sự quật khởi của nhân dan đồng bào Tây Nguyên ngày ấy.
Hình tượng này gắn lion với đời sống văn hoá, phong tục tập quán của dân làng Xôman. Lửa xà nu cháy rừng rực trong bếp của mọi nhà, khói xã nu, cuổi xà nunhưng cũng chính những ngọn lửa ấy đã cháy rừng rực trên tay cụ Mết soi sáng cho dân làng mài vũ khí chuẩn bị nổi dậy giết giặc suốt đêm, cũng chính ngọn lửa ấy đã soi cho dân làng đi vào rừng cất giấu vũ khí, hay đi liên lạc với cán bộ cách mạng. Lửa xà nu cháy rừng rực trên tay cụ Mết soi cho đoàn người vào rừng tìm vũ khí nổi dậy giết giặc, nhưng cũng chính lửa xà nu ấy cháy rừng rực trên mười đầu ngón tay của Tnú như mười bó hoa lửa, là sự mất mát đau thương và ngọn lửa của sự căm hờn, tất cả bật lên thành mệnh lệnh chiến đấu “ giết”, anh Tnú nói. Nhân dân buôn làng Xôman đã nổi dậy, bọn giặc đang kêu gào thất thanh dưới lưỡi kiếm, luỡi mác của dân làng. Thàng Dục – tên Việt gian đã nằm gọn dưới lưỡi dáo của cụ Mết. Nhưng Tnú nói, bọn chúng đứa nào chẳng là thằng Dục, còn giặc là còn thằng Dục; cho nên Tnú tiếp tục lên đường để giết giặc.
Hình tượng rừng xà nu mang đậm chất sử thi, bởi nó không chỉ gắn liền với đời sống đồng bào, dân làng Xô man ngày ấy mà hình ảnh xà nu còn mang ý nghĩa biểu tượng. Cây xà nu là loài cây ham ánh sáng mặt trời như dân làng Xôman luôn hướng về ánh sáng cách mạng, lí tưởng cộng sản. Cây xà nu thường vượt lên cao hơn hẳn so với những cây khác trong cánh rừng đại ngàn, mang ý nghĩa biểu tượng cho sức sống dồi dào, bất khuất của người Strá.
Cứ mỗi ngày đã thành lệ, địch dội bom vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn, có những cây xà nu đổ ào ào như một trận bão, ở chỗ vết thương dưới nắng hè gay gắt nó đỏ bầm lại thành một cục máu lớn biểu tượng cho sự căm hờn của dân làng Xô man. Hình ảnh cây xà nu là biểu tượng cho tập thể anh hùng dân làng Xôman. Những cây xà nu đại thụ giữa cánh rừng xà nu đại ngàn mà không bom đạn nào có thể tàn phá nổi, đó chính là hình ảnh cụ Mết, là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần cho cả buôn làng. Những cây xà nu còn non nớt tượng trưng cho bé Heng, Dít, thế hệ kế tiếp sự nghiệp cha anh đi trước. Ngày Tnú ra đi đánh giặc, bé Heng còn nhỏ đang đeo cái xà lét, vậy mà chỉ ba năm khi anh trở về thì bé Heng đã trở thành một anh dân quân vai khoác song trường đi hiên ngang giữa trận địa quê hương rồi. Những cây xà nu trưởng thành, không bom đạn kẻ thù nào có thể tiêu diệt nổi như Tnú, người con của buôn làng Xôman, thương yêu dân làng, trung thành vơí cách mạng. 
Cụ Mết rất tự hào mỗi khi kể về Tnú, cụ nhận xét “cái bụng hắn sạch như nước suối làng ta”. Hình ảnh rừng xà nu trở thành biểu tượng nghệ thuật, nên sự miêu tả loài cây ấy luôn trong sự chiếu ứng với con người, gợi ra những liên tưởng về đời sống số phận và phẩm cách của con người dân làng Xôman. Thủ pháp chiếu ứng giữa thiên nhiên và con người trong miêu tả tạo nên một sự chuyển hoá, hoà nhập giữa thiên nhiên và con người, một bản hợp ca, bản trường ca đầy chất thơ mộng, hào hùng nhưng cũng thấm đượm chất sử thi.
Kết luận
Tác phẩm “ Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) là tác phẩm văn học mang đậm hơi thở của một thời đại nóng bang nhất của lịch sử. Đó là thời đại chiến tranh cách mạng, thời máu lửa oanh liệt hào hùng của con người dân làng Tây Nguyên trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Và có thể nói không gì hay hơn sâu sắc hơn khi tác giả tái hiện bức tranh ấy một cách sinh động với đầy đủ đường nét, sắc màu ánh sáng, tính cách con người điển hình độc đáo trong hoàn cảnh điển hình, nhuốm màu sắc sử thi, không gian sử thi, giọng điệu sử thiChất sử thi dường như hiện lên bàng bạc khắp cả câu chuyện từ trang đầu đến cuối tác phẩm. Chất sử thi thể hiện trên nhiều phương diện, nhan đề và giọng kể, nhân vật và không gian sử thi, và hình ảnh cây xà nu tượng trưng cho tập thể anh hùng trong tác phẩm cũng mang đậm chất sử thi.
Như vậy, có thể khẳng định rằng cùng với các tác phẩm khác như “Đất nước đứng lên”, “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi, “Hòn đất” của Anh Đứcthi “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) là đóng góp có giá trị nghệ thuật lớn lao cho kho tàng văn học cách mạng, góp phần làm nên chân dung của một thời đại nhà văn chiến sĩ vừa cầm súng và cầm bút, một thời đại văn học sục sôi khí thế cách mạng. Nói như cách nhận xét đánh giá của nhiều nhà phê bình lí luận về văn học thời kì này, đó là thời kì cả dân tộc có cùng chung khuôn mặt, cùng chung tiếng nói. Thực sự đóng góp vai trò to lớn trong việc cổ vũ cho Cách mạng.
Tài liệu tham khảo
Lí luận văn học, Phương Lựu chủ biên, NXB GD 1997.
Giảng văn văn học Việt Nam hiện đại, Chu Văn Sơn, NXB ĐHQG,HN 2000
Chân dung các nhà văn hiện đại( tập 2), Nguyễn Đăng Điệp, Văn Gía, NXB GD

Tài liệu đính kèm:

  • docChat su thi trong Rung xa nu.doc