Cấu trúc đề thi tốt nghiệp bổ túc THPT

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp bổ túc THPT

Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.

 VĂN HỌC VIỆT NAM

 - Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

 - Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh

- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

 - Tây Tiến – Quang Dũng

- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu

 - Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm

 - Sóng – Xuân Quỳnh

 - Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân

 - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường

 - Vợ nhặt – Kim Lân

 - Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài

 - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

 - Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ

 VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

 - Thuốc - Lỗ Tấn

 - Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp

 - Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.

 

doc 51 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cấu trúc đề thi tốt nghiệp bổ túc THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP BỔ TÚC THPT
( Theo CV 2553 BGD &ĐT )
Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
	VĂN HỌC VIỆT NAM 
	- Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX	
	- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh	
	- Tây Tiến – Quang Dũng
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
	- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm	
	- Sóng – Xuân Quỳnh	
	- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
	- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường	
	- Vợ nhặt – Kim Lân	
	- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài	
	- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
	- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu	
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
	VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI	
	- Thuốc - Lỗ Tấn	
	- Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp	
	- Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.	
Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ).
	- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.	
Câu III.(5,0 điểm):Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.
	- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
-Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh	
	- Tây Tiến – Quang Dũng
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
	- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm	
	- Sóng – Xuân Quỳnh
	- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
	- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường	
	- Vợ nhặt – Kim Lân	
	- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài	
	- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
	- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu	
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
(Nguồn từ “CV 2553 Hướng dẫn ôn thi TN THPT
của Bộ giáo dục & Đào tạo, năm học 2008 - 2009”)
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I - Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến 1975:
 Câu 1: Vài nét về hoàn cảnh lịch sử XH văn hoá của văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến 1975:
- Nền văn học phát triển dưới chế độ mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, là một nền văn học thống nhất...
- Cuộc chiến tranh 30 năm lâu dài gian khổ (chống Pháp và chống Mĩ)...
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.
- Nền kinh tế chậm phát triển, nghèo nàn lạc hậu, sự giao lưu với nước ngoài không thuận lợi...
Câu 2: Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975:
 a) Giai đoạn (1945-1954):
- Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
 + Truyện ngắn là thể loại mở đầu: các tác phẩm của Nam Cao, Trần Đăng
 + Truyện dài, tiểu thuyết : Vùng mỏ - Võ Huy Tâm, Xung kích - Nguyễn Đình Thi, Truyện Tây Bắc -Tô Hoài
 + Thơ ca: Đạt được nhiều thành tựu lớn. Tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù giặc, ngợi ca cuộc kháng chiến và con người kháng chiến
 + Nghệ thuật sân khấu đã xuất hiện: Bắc Sơn, Những người ở lại - Nguyễn Huy Tưởng; Chị Hoà - Học Phi
 + Lí luận phê bình: Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam - Trường Chinh; Nhận đường, Mấy vấn đề nghệ thuật -Nguyễn Đình Thi
Nhận xét: Các tác phẩm từ truyện kí đến thơ ca đã đi sâu phản ánh chân thực và sinh động nhiều mặt khác nhau của cuộc sống, đều làm nổi bật hình ảnh quê hương, đất nước.... Tuy nhiên chưa đi sâu khám phá những mặt khác nhau của cuộc sống. Các tác phẩm thơ có nhiều thành công về mặt nội dung và nghệ thuật.
b) Giai đoạn (1955-1964):
 Đây là giai đoạn đất nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Văn học có hai nhiệm vụ cụ thể: Phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất miền Nam
- Văn xuôi mở rộng đề tài trên nhiều lĩnh vực cuộc sống: sự đổi đời của con người, sự biến đổi số phận trong môi trường mới, thể hiện khát vọng hạnh phúc cá nhân; Đề tài chống Pháp vẫn tiếp tục được khai thác. Hiện thực cách mạng tháng Tám vẫn được khai thác với cách nhìn mới. Đề tài HT hóa nông nghiệp, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội được khai thác nhiều  Các tác phẩm tiêu biểu (SGK)
- Thơ ca có một mùa bội thu. Tập trung thể hiện cảm hứng: sự hoà hợp giữa cái riêng với cái chung, ca ngợi chủ nghĩa xã hội, cuộc sống mới, con người mới, nỗi nhớ thương với miền Nam ruột thịtCác tác phẩm tiêu biểu Gió lộng – Tô Hữu, Ánh sáng và phù sa - Chế Lan Viên, Riêng chung – Xuân Diệu 
- Kich sân khấu cũng có những thành tựu mới với các tác phẩm Một đảng viên – Học Phi, Quẫn – Lộng Chương, Chị Nhàn, Nổi gió - Đào Hồng Cẩm.
- Văn học về đề tài miền Nam được khai thác với nhiều thành tựu các bài thơ của Thanh Hải, Giang Nam
c) Giai đoạn (1965-1975):
 Văn học giai đoạn này tập trung viết về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. 
- Văn xuôi chặng đường này phản ánh cuộc sống, chiến đấu và lao động, khắc hoạ thành công con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất ở cả hai miền Nam - BắcNgười mẹ cầm súng - Nguyễn Thi, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Hòn đất – Anh Đức ; Kí - Nguyễn Tuân, Vùng trời – Hữu Mai, Dấu chân người lính – Nguyễn Minh Châu 
- Thơ ca chống Mĩ đạt tới thành tựu xuất sắc, đánh dấu bước tiến mới của nền thơ hiện đại Việt Nam thể hiện không khí, khí thế, lí tưởng của toàn thể dân tộc, đề cập tới sứ mạng lịch sử và ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng chiến chống Mĩ Thơ đào sâu chất hiện thực bên cạnh đó là sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. Các tác giả tác phẩm chính (SGK).
- Kich sân khấu có nhiều thành tựu mới
- Về lí luận phê bình tập trung ở một số tác giả Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên..
-Văn học trong vùng tạm chiếm có sự phát triển, tuy nhiên cũng không có điều kiện gọt rũa đê đạt tới một sự thành công lớn...
Câu 3:Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975:
 a) Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước:
 Văn nghệ trở thành vũ khí sắc bén phục vụ kịp thời cho sự nghiệp “văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận” (Hồ Chí Minh), cách mạng gắn bó sâu sắc và ăn nhịp với từng chặng đường của lịch sử dân tộc Tổ quốc đã trở thành một nguồn cảm hứng trở thành đề tài lớn của văn học. Bên cạnh đó đề tài chủ nghĩa xã hội cũng là một đề tài lớn của văn học 
 b) Nền văn học hướng về đại chúng:
 + Nhân dân là những con người làm chủ là đối tượng phản ánh, là đối tượng thưởng thứcTính nhân dân trở thành cảm hứng chủ đạo, trở thành đề tài cho các tác phẩm...
 + Phản ánh về cuộc sống, khát vọng, khả năng và con đường tất yếu đi đến với cách mạng nền văn học mang tính nhân dân sâu sắc.
c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
 + Văn học đã tái hiện những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc (chống Pháp, chống Mĩ, xây dựng chủ nghĩa xã hội), những nhân vật đại diện tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc, gắn bó số phận với cả cộng đồng dân tộc ngôn ngữ trang trọng, tráng lệ hào hùng.
 + Nền văn học tràn đầy cảm hứng lãng mạn, tin vào tương lai tất thắng của cách mạng, nâng đỡ con người Việt Nam vượt lên mọi thử thách đẻ hướng tới ngày chiến thắng
II/ Khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết TK XX.
 Câu 1: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết TK XX:
- Đất nước thống nhất và mở ra một giai đoạn mới, đời sống, tư tưởng, nhu cầu có sự thay đổi. Tuy nhiên ta lại gặp khó khăn lớn về kinh tế và nhất là sự sụp đổ của các nước Đông âu có ảnh hưởng không lớn đến đời sống xã hội.
- Đại hội Đảng lần thứ VI đã quyết định đổi mới chuyển nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sự tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới Văn học cũng phát triển phù hợp vối quy luật phát triển của xã hội.
Câu 2: Những chuyển biến và một số thành quả bước đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết TK XX:
- Thơ ca: Thơ ca vẫn có sự phát triển. Những tác giả đã thành công trong kháng chiến chống Mĩ vẫn tiếp tục sáng tác như Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Thanh NhànChế Lan Viên vẫn âm thầm đổi mới thơ ca và được đánh dấu bằng tập Di cảo thơ. Bên cạnh đó sau năm 1975 có sự nở rộ của thể loại Trường ca. Ngoài những nhà thơ từ thế hệ chống Mỹ đã có sự xuất hiện nhiều nhà thơ thế hệ sau chống Mĩ: Nguyễn Thị Hồng Ngát, Đoàn Thị Lam Luyến, Trương Nam Hương..
- Văn xuôi: Từ sau năm 1975 văn xuôi có nhiều khởi sắc có ý thức đổi mới cách viết về chiến tranh. Từ sau những năm 80 văn học trở nên sôi nổi hơn với những tác phẩm tiêu biểu Đứng trước biển, Cù lao Chàm - Nguyễn Mạnh Tuấn; Cha và con và, Gặp gỡ cuối năm - Nguyễn Khải; Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng; Thời xa vắng - Lê lựuTừ sau đại hội VI của Đảng văn học đã thực sự đổi mới nhất là đổi mới tư duy tạo nên những tác phẩm có giá trị : Bến không chồng – Dương Hướng; Nỗi buồn chiến tranh _ Bảo Ninh; các tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp
- Kịch nói: từ sau chiến tranh kịch nói có sự phát triển mạnh mẽ đặc biệt các vở kịch của Lưu Quang Vũ, Xuân Trình
- Lí luận phê bình: Ngoài những tên tuổi từ trước có sự xuất hiện một số các nhà phê bình trẻ. Đã có ý thức trong đổi mới phương pháp tiếp cận đối tượng văn học
Nhận xét: Từ năm 1975 và nhất là từ năm 1986 nền văn học Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới (Từ 1975 đến 1985 và từ 1986 đến nay). Văn học vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc, đa dạng về chủ đề, đề tài, thủ pháp nghệ thuật, đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách nhìn nhận đánh giá, tiếp cận con người, con người đặt trong những mối quan hệ phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện kể cả phương diện tâm linh, văn học giai đoạn này chủ yếu hướng nội hướng tới con người số phận đời thường
 Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng đã tác động tiêu cực đến văn học không ít kẻ đã chạy theo thị hiếu tầm thường biến những sáng tác trở thành thứ hàng hoá để câu khách
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
 _ Hồ Chí Minh _
Câu 1: Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của HCM?
	Sinh thời Chủ tịch HCM không nhận mình là nhà văn,nhà thơ mà chỉ là người bạn của văn nghệ,người yêu văn nghệ. Nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ CM yêu cầu, môi trường XH và thiên nhiên gợi cảm cộng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị và đã để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Quan điểm đó được thể hiện như sau:
1. Sáng tác văn chương là một hoạt động tinh thần phong phú, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM, nhà văn phải góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. Người khẳng định 	:
	“Nay ở trong thơ nên có thép
	Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
	(Cảm tưởng đọc Thiên gia thi)
“Văn học nghệthuật cũng là một mặt trận,anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”
	(Thư gởi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ toàn quốc 1951).
2. Văn nghệ phải có tính chân thực :
	 - Người nghệ sĩ phải viết cho thực cho hay, phải  ... ghiệp sáng tác:
Tác phẩm chính:
+ Tiểu thuyết nổi tiếng của Hê-minh-uê: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940). Ông già và biển cả (1952)
+ Truyện ngắn của Hê-minh-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là "Viết một áng văn xuôi đơn giả và trung thực về con người".
+ Ông là người đề xướng nguyên lý “tảng băng trôi” (bảy phần chìm, một phần nổi) trong tác phẩm văn học: nhà văn không công khai phát ngôn ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có sức gợi để người đọc rút ra phần ẩn ý. Một trong những biểu hiện của nguyên lý trên là độc thoại nội tâm, dùng ẩn dụ, biểu tượng...
+ Hê-minh-uê được tặng Giải Pu-lit-dơ (1953)-giải thưởng văn chương cao nhất của Hoa Kì và Giải thươngtr Nô-ben về văn học (1954)
Câu 2: Nêu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời và tóm tắt tác phẩm “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê?
Năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu-ba, Hê-minh-uê cho ra đời tác phẩm “ Ông già và biển cả”. Bối cảnh của tác phẩm là ngôi làng chài yên ả bên cảng La-ha-ba-na. Phu-en-téc, một thuỷ thủ trên con tàu của ông, được xem là nguyên mẫu của Xan-ti-a-gô. Trước khi được in thành sách, truyện đã được đăng trên tạp chí Đời sống.
+ Tác phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-minh-uê được trao giải Nô-ben.
Tóm tắt tác phẩm :
Chuyện kể về ông lão đánh cá vùng nhiệt lưu tên là Xan-ti-a-gô, tám mươi bốn ngày liền không kiếm được con cá nào. Thế rồi lão một mình ra khơi và một con cá kiếm lớn mắc mồi. Sau cuộc vật lộn ba ngày hai đêm cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm, lão bị nó quẫy mạnh ngã vập cả mặt, máu chảy đầy cả má, hai bàn tay bị dây câu cứa nát ứa máu, lão cũng giết được con các kiếm. Nhưng lúc quay vào bờ, từng đàn các mập hung dữ theo rỉa thịt con cá. Lão phải đơn độc chiến đẫu đến kiệt sức với lũ cá mập. Tuy vậy, lão vẫn nghĩ “không một ai cô đơn nơi biển cả”. Khi vào đến bờ, con cá kiếm “dài hơn chiếc thuyền có tới sáu bảy tấc” chỉ còn trơ bộ xương. Ông rã rời trở về lều, nằm trên giường ông nghĩ: “chẳng là gì cả, ta đã đi quá xa”, trong giấc ngủ lại “mơ về những con sư tử”.
Câu 3: Nêu chủ đề truyện ngắn “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê?
Thông qua hình ảnh ông lão Xan-ti-a-gô quật cường, người chiến thắng con cá kiếm bằng kĩ năng nghề nghiệp điêu luyện, Hê-minh-uê gửi gắm một thông điệp: trong bất cứ hoàn cảnh nào “con người có thể bị huỷ diệt nhưng không hề bị đánh bại”.
Câu 4: Nêu vị trí xuất xứ, tóm tắt đoạn trích, Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-minh-uê Ngữ văn 12?
Xuất xứ- vị trí đoạn trích:
+ Đoạn trích nằm ở cuối truyện.
+ Đoạn trích kể về việc ông lão Xan-ti-a-gô rượt đuổi và khuất phục được con cá kiếm
+ Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách vượt qua giới hạn của chính mình để luôn vươn tới đạt được mước mơ khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lý “Tảng băng trôi “ của Hê-minh-uê.
Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-minh-uê:
+ Ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập.
+ Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình.
+ Con cá kiếm là đại diện cho tính chất kiêu hùng vĩ đại của tự nhiên. 
+ Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong 
KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
 _ 
I.Dàn ý bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí
1.Mở bài: -Giới thiệu chung
 - Nêu tư tưởng,đạo lí cần nghị luận
2.Thân bài
-Luận điểm 1:Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí(Bằng cách giải thích các từ ngữ,các khái niệm..trong câu nói chứa đựng đạo lí tư tưởng)(Dùng thao tác lập luận:nêu câu hỏi –sau đó trả lời)
-Luận điểm 2:Phân tích các mặt đúng của nội dung tư tưởng đạo lí(Dùng luận cứ từ cuộc sống và xã hội để chứng minh)
-Luận điểm 3:Bác bỏ những biểu hiện chưa đúng,hoặc cách hiểu sai lệch có liên quan đến nội dung tư tưởng đạo lí(Dùng luận cứ từ cuộc sống và xã hội để bác bỏ)
-Luận điểm 4:Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí đã nghị luận đối với đời sống và con người(Đặt biệt trong xã hội hiện nay)
3.Kết bài:-Tóm lại tư tưởng đạo lí
 -Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức và hành động của bản thân từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận
*Lưu ý: 
-Bài văn không quá 400 từ)
-Làm sao có luận cứ để viết bài văn ?
+Luận cứ là các lí lẽ(các câu nói khác có nội dung liên quan)
Ví dụ:
Luận cứ lí lẽ sử dụng đề 1: “Tốt gổ hơn tốt nước sơn”, “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” “Cái đẹp làm dẹp cái nết”
+Hoặc luận cứ là những ví dụ-dẫn chứng tiêu biểu từ cuộc sống: (ví dụ:Tấm gương Nguyễn Hữu Ân ,Con người Nguyễn Đình Chiểu,.
II.Đề bài tham khảo
Đề 1: 
Ý kiến của anh chị về câu:Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?(Tố Hữu)
Đề 2:
 “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được:,thời gian,lời nói và cơ hội”.Nêu suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên.
Đề 3:
 Phải chăng “Cái nết đánh chết cái đẹp”?
Đề 4:
Để định hướng và thúc đẩy việc học tập nhằm đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện đại,UNESCO đã nêu lên khẩu hiệu: “Học để biết,học để làm,học để chung sống,học để tự khẳng định mình”.
Anh,chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về nội dung khẩu hiệu đó.
Đề 5: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở hành động”. Anh,chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói đó.
Đề 6: “ Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”.
 (Nam Cao)
	 Suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN:
1/: Giải thích ý kiến của Nam Cao:
 Cẩu thả: làm việc thiếu trách nhiệm, vội vàng, hời hợt, không chú ý đến kết quả. Bất lương: không có lương tâm.
 Nam Cao phê phán với một thái độ mạnh mẽ, dứt khoát (dùng câu khẳng định): cẩu thả trong công việc là biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, của sự bất lương.( Vấn đề cần nghị luận)
2/ Phân tích, chứng minh, bàn luận vấn đề: Vì sao lại cho rằng cẩu thả trong công việc là biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, của sự bất lương. Vì:
 	+Trong bất cứ nghề nghiệp, công việc gì, cẩu thả, vội vàng cũng đồng nghĩa với gian dối, thiếu ý thức, 
+ Chính sự cẩu thả trong công việc sẽ dẫn đến hiệu quả thấp kém, thậm chí hư hỏng, dẫn đến những tác hại khôn lường.
 3/ Khẳng định, mở rộng vấn đề:
 	Mỗi người trên bất cứ lĩnh vực, công việc gì cũng cần cẩn trọng, có lương tâm, tinh thần trách nhiệm với công việc; coi kết quả công việc là thước đo lương tâm, phẩm giá của con người.
Thực chất, Nam Cao muốn xây dựng, khẳng định một thái độ sống có trách nhiệm, gắn bó với công việc, có lương tâm nghề nghiệp. Đó là biểu hiện của một nhân cách chân chính.
Đối với thực tế, bản thân như thế nào?
IV.Thực hành
Yêu cầu thực hành
1.Tham khảo các bài văn :sách giáo khoa (trang:21,36)(SGV:trang 18,19)
2.Viết phần mở bài của Đề 4 (Thời gian: 15 phút)(khoảng 40 từ)
3.Viết đoạn văn trình bày luận điểm 1 của Đề 3(15 phút)(khoảng 100 từ)
4. Viết đoạn văn trình bày luận điểm 2 của Đề 4(15 phút)(khoảng 100 từ)
5. Viết đoạn văn trình bày luận điểm 3 của Đề 2(15 phút)(khoảng 100 từ)
6.Viết phần kết bài của Đề 1(15 phút)(khoảng 100 từ)(Khoảng 40 từ)
*Lưu ý:
- Vận dụng kiến thức lí thuyết về dàn ý để thực hành các yêu cầu trên
-Hãy hiểu thứ tự các luận điểm và cách triển khai làm rõ luận điểm thì bài thi sẽ thành công
KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
 _ 
I.Dàn ý bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
1.Mở bài: -Giới thiệu 
 - Nêu hiện tượng đời sống cần nghị luận
2.Thân bài
-Luận điểm 1:Nêu rõ hiện tượng đời sống sẽ nghị luận 
-Luận điểm 2:Phân tích các mặt đúng-sai,lợi hại của hiện tượng đời sống đang nghị luận (Dùng luận cứ từ cuộc sống để chứng minh mặt đúng,bác bỏ mặt sai)
-Luận điểm 3:Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống trên(Dùng luận cứ từ cuộc sống để chứng minh,hoăc bác bỏ)
-Luận điểm 4:Đánh giá hiện tượng đời sống đang nghị luận(đối với cuộc sống,con người-nhất là với giới trẻ hiện tại)
3.Kết bài:-Tóm lại hiện tượng đời sống đã nghị luận
 -Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận(có thể đưa ra những giải pháp để hạn chế hiện tượng tiêu cực,phát huy hiện tượng tích cực)
II.Bài văn tham khảo
Đề 1: Anh,chị suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” In-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay?
Đề 2: “Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta”.Từ thông điệp này và thực trạng môi trường hiện nay (đặc biệt ở khu vực nơi anh chị đang sống),hãy trình bày những suy nghĩ của mình về vấn đề môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với vấn đề bảo vệ môi trường.
Đề 3: “Trong năm qua,mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi,có khoảng 10 người bị nhiễm HIV()Hãy đừng để một ai đó có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”.Trong thế giới khốc liệt của AIDS,không có khái niệm chúng ta và họ.Trong thế giới đó,im lặng đồng nghĩa với cái chết..”(Cô-phi An-nan). Từ thông điệp này ,hãy trình bày những suy nghĩ của anh chị về vấn đề HIV-AIDS hiện nay.
 Yêu cầu về kiến thức:
- Nhận thức rõ nguy cơ của đại dịch AIDS đang hoành hành trên thế giới.
	+ Mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi có khoảng 10 người bị nhiễm HIV.
	+ ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề, tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng.
	+ HIV dang lây lan báo động ở phụ nữ, chiếm một nử số người bị nhiễm trên toàn thế giới.
	+ Khu vực Đông Âu và toàn bộ Châu á.
- Làm thế nào để ngăn chặn hiểm họa này?
+ Thái độ đối với những những người bị HIV/AIDS: không nên có sự ngăn cách, sự kỳ thị phân biệt đối xử (không có khái niệm chúng ta và họ). Lấy dẫn chứng cụ thể.
+ Phải có hành động tích cực bởi im lặng là đồng nghĩa với cái chết.( tự nêu phương hướng hành động: đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự của mỗi quốc gia; Mỗi người phải tự ý thức để tránh xa căn bệnh này; không kì thị phân biệt đối xử với những người mắc bệnh AIDS; mở rộng mạng lưới tuyên truyền)
Đề 4: Hãy trình bày quan điểm của mình về cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp”
IV.Thực hành
Yêu cầu thực hành
1.Tham khảo các bài văn :sách giáo khoa (trang:67)(SGV:trang 18,19)(10 phút)
2.Viết phần mở bài của Đề 1(Thời gian: 10 phút)(khoảng 40~50 từ)
3.Viết đoạn văn trình bày luận điểm 1 của Đề 2(15 phút)(khoảng 100 từ)
4. Viết đoạn văn trình bày luận điểm 2 của Đề 3(15 phút)(khoảng 100 từ)
5. Viết đoạn văn trình bày luận điểm 3 của Đề 4(15 phút)(khoảng 100 từ)
6.Viết phần kết bài của Đề 4(10 phút)(khoảng 100 từ)(Khoảng 40~50 từ)
*Lưu ý: -Vận dụng kiến thức lí thuyết về dàn ý để thực hành các yêu cầu trên
-Hãy hiểu thứ tự các luận điểm và cách triển khai làm rõ luận điểm thì bài thi sẽ thành công

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tapk Ngu van 12 Bo tuc.doc