Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí

Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí

MỞ BÀI Giới thiệu vấn đề cần nghị luận; đồng thời đặt vấn đề gợi dẫn sang phần tiếp theo. Viết một đoạn văn ngắn gọn để giới thiệu vấn đề cần nghị luận (trích dẫn nguyên văn nội dung câu nói) và đặt vấn đề gợi dẫn nhằm tạo sự lôi cuốn người đọc sang phần tiếp theo.

doc 2 trang Người đăng hien301 Lượt xem 10354Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG , ĐẠO LÍ
------------ // -----------
Bố cục
(Ba phần lớn)
Nội dung chính
Thao tác vận dụng chủ yếu
MỞ BÀI
 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận; đồng thời đặt vấn đề gợi dẫn sang phần tiếp theo.
 Viết một đoạn văn ngắn gọn để giới thiệu vấn đề cần nghị luận (trích dẫn nguyên văn nội dung câu nói) và đặt vấn đề gợi dẫn nhằm tạo sự lôi cuốn người đọc sang phần tiếp theo.
THÂN BÀI
 - Giải thích ngắn gọn nội dung tư tưởng cần nghị luận. 
 - Vận dụng thao tác giải thích (Có thể viết trong một đoạn văn ngắn) để giải thích các từ ngữ, khái niệm trong vấn đề nghị luận
 - Phân tích và chứng minh các mặt biểu hiện, các mặt đúng – sai, tốt – xấu, lợi – hại của vấn đề nghị luận.
 - Vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và chứng minh (nêu ví dụ về các nhà khoa học ; các danh nhân ; về việc học tập ; đặc biệt là về Bác Hồ).
 - Bàn luận đánh giá ; đồng thời bác bỏ những quan niệm, hành động sai trái.
 - Vận dụng các thao tác bình luận để nêu ý kiến, quan niệm, thái độ cá nhân đối với vấn đề nghị luận ; bác bỏ để phê phán những biểu hiện tiêu cực trong xã hội.
KẾT BÀI
 Khái quát lại vấn đề nghị luận ; đồng thời rút ra bài học liên hệ bản thân: Bài học nhận thức và hành động cần làm.
 Viết một đoạn văn ngắn khẳng định lại ý nghĩa, sự đúng – sai của vấn đề nghị luận, nêu rõ mình đã học được bài học gì từ tư tưởng, đạo lí trên ; mình sẽ làm gì từ bây giờ.
Ví dụ :
 Văn hào Nga Lép Tôn-xtôi đã nói : “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”. 
 Viết bài văn nghị luận ngắn bàn luận về câu nói trên.
Gợi ý bài làm
Mở bài :
 Giới thiệu vấn đề nghị luận : Trong cuộc sống, ai cũng cần phải có lý tưởng dù lớn dù nhỏ để phấn đấu đi lên. Xác định đúng vai trò của lí tưởng, văn hào Nga Lép Tôn-xtôi đã từng nói : “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”.
Thân bài :
 - Giải thích : Lí tưởng (mục đích, điều mơ ước cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới). Không có mục đích sống, cuộc sống của con người sẽ mất phương hướng và trở nên vô nghĩa.
 - Phân tích – chứng minh :
 + Nếu không có lí tưởng thì ta không thể xác định được cho mình một phương hướng kiên định : ta không thể biết ta sống để đạt được điều gì và sẽ làm gì ? Hướng đi chính trong cuộc đời là con đường nào ?. 
 + Nếu một khi không có phương hướng kiên định thì cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa đối với ta nữa : ta không có động lực để phấn đấu và không đạt được điều gì trong cuộc sống.
Bàn luận : 
 + Lí tưởng sống có vai trò quyết định tương lai của mỗi người ; tất yếu phải có lí tưởng để vươn lên ;
 + Cũng lưu ý suy nghĩ chính chắn mà chọn cho mình một lí tưởng “đẹp” và không ngừng vươn lên, phấn đấu cho con đường mình đã chọn. Có nhiều cách để vươn lên ;
 + Phê phán những ai sống không có lí tưởng, sống buông thả, sống dựa dẫm người khác
Kết bài :
 Khẳng định : câu nói của Lép Tôn-xtôi thể hiện quan niệm đúng đắn về vai trò quan trọng có tính quyết định của lí tưởng đối với cuộc sống con người. Bài học nhận thức : biết đặt ra lí tưởng và con đường phấn đấu trong cuộc sống. Bài học hành động : luôn không ngừng học tập và lao động.

Tài liệu đính kèm:

  • docCÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG.doc