Các đề thi về tác phẩm Vợ nhặt

Các đề thi về tác phẩm Vợ nhặt

Đề thi Đại học 2002 Khối C

Câu II (5 điểm)

 Anh, chị hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).

Đề thi TNPT 2004

Câu 2 (2 điểm)

Theo anh hoặc chị qua truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân muốn gửi đến người đọc những ý tưởng gì ?

Thí sinh có thể diễn đạt và sắp xếp theo những cách khác nhau.

1. Trình bày đúng ý tưởng mà Kim Lân muốn gửi đến người đọc qua truyện ngắn Vợ nhặt :

- Tố cáo tội ác của bọn thống trị đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp năm 1945;

- Khẳng định “trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người nông dân (.) vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm, để mà vui, mà hi vọng” ( Kim Lân).

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 6718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Các đề thi về tác phẩm Vợ nhặt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các đề thi về tác phẩm Vợ nhặt
Đề thi Đại học 2002 Khối C
Câu II (5 điểm)
	Anh, chị hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).
Đề thi TNPT 2004
Câu 2 (2 điểm) 
Theo anh hoặc chị qua truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân muốn gửi đến người đọc những ý tưởng gì ? 
Thí sinh có thể diễn đạt và sắp xếp theo những cách khác nhau. 
1. Trình bày đúng ý tưởng mà Kim Lân muốn gửi đến người đọc qua truyện ngắn Vợ nhặt : 
- Tố cáo tội ác của bọn thống trị đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp năm 1945; 
- Khẳng định “trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người nông dân (...) vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm, để mà vui, mà hi vọng” ( Kim Lân). 
2. Diễn đạt tốt, chữ viết cẩn thận. 
* Cho 2 điểm khi trình bày đủ hai ý nêu trên, diễn đạt tốt, chữ viết cẩn thận. 
* Cho 1 điểm khi trình bày được một trong hai ý nêu trên, diễn đạt tốt, chữ viết cẩn thận hoặc đủ ý nhưng diễn đạt còn nhiều hạn chế, chữ viết chưa cẩn thận. 
Đề thi Đại học 2005 Khối D
Câu II (5 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).
5,0
1 Giới thiệu chung -0,5đ
- Kim Lân từng sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhưng chỉ sau 1945, ông mới thực sự có vị trí trong nền văn học Việt Nam. Ông viết không nhiều, nhưng đã đạt được những thành công đáng kể, đặc biệt là về đề tài nông thôn.
- Vợ nhặt của Kim Lân (in trong tập Con chó xấu xí -1962) là tác phẩm đặc sắc viết về nạn đói khủng khiếp năm ất Dậu. Trên cái nền tăm tối ấy, nhà văn đã miêu tả cảnh ngộ của những con người nghèo khổ ở xóm ngụ cư với cái nhìn nhân hậu, phát hiện ở họ vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống.0,5
2 Phân tích cụ thể -4,5đ
Vợ nhặt tái hiện một bức tranh cuộc sống rất bi thảm. Nạn đói hoành hành dữ dội. Người chết như ngả rạ. Người sống thì lay lắt bên bờ vực thẳm. Thế nhưng, qua các nhân vật chính trong tác phẩm, tác giả lại cho ta thấy rằng: ngay trong hoàn cảnh khốn cùng, những con người này vẫn không mất đi những nét đẹp vốn có của họ.
a. Tràng
- Thái độ của Tràng đối với người đàn bà xa lạ đói rách là biểu hiện của tình người đẹp đẽ trong một hoàn cảnh đói nghèo, cùng quẫn: cưu mang người cùng cảnh ngộ (chi tiết Tràng mời người đàn bà một bữa bánh đúc rồi chấp nhận việc chị ta theo mình về nhà dù cảm thấy hơi "chợn"); nảy sinh những tình cảm mới mẻ, những cảm giác lạ lùng (các chi tiết: trên đường về, Tràng đã nhận thấy tình nghĩa đối với người đàn bà đi bên, bối rối trước nỗi buồn của chị ta...).
- Sau tình huống nhặt vợ, niềm hi vọng vào cuộc sống đã thể hiện rõ rệt ở Tràng: vui sướng trước hạnh phúc bất ngờ (phân tích ý nghĩa chi tiết mua dầu để thắp, ý nghĩa những cái cười của Tràng: bật cười, cười tươi...); gắn bó hơn với gia đình, nghĩ về trách nhiệm của bản thân (thấm thía cảm động, vui sướng phấn chấn, thấy mình nên người và nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này...); nghĩ tới sự đổi thay của cuộc sống dù chưa ý thức đầy đủ (thoáng trong đầu óc Tràng hình ảnh đoàn người đói kéo nhau đi trên đê với lá cờ đỏ phấp phới...). 0,75
b. Người vợ nhặt
- Tình cảnh khốn khổ đã không làm mất đi tình người ở nhân vật này. Lúc đầu cái đói làm chị tiều tuỵ cả hình hài, không giữ được cả sự e dè vốn có của người phụ nữ. Nhưng từ khi theo Tràng, chị thay đổi hẳn: không còn "chao chát, chỏng lỏn" mà trở thành người "hiền hậu, đúng mực" (làm sáng tỏ bằng việc phân tích một số chi tiết tiêu biểu). Thiên chức, bổn phận làm vợ ở chị đã được đánh thức (vấn vương những tình cảm mới mẻ; cư xử với Tràng mộc mạc, chân tình; mắng yêu khi Tràng khoe chai dầu vừa mua...).
- Sự trỗi dậy của niềm hi vọng: nhen nhóm, vun đắp tổ ấm hạnh phúc (cùng mẹ chồng sắp xếp, dọn dẹp nhà cửa...); thoáng nghĩ tới một sự thay đổi (nhắc chuyện ở mạn Thái Nguyên, Bắc Giang, người ta không chịu đóng thuế, còn phá kho thóc của Nhật chia cho người đói...).
c. Bà cụ Tứ
- Nhân vật này cho thấy rõ nhất vẻ đẹp của tình người trong tác phẩm Vợ nhặt. Vẻ đẹp đó được thể hiện qua thái độ, tình cảm của bà cụ Tứ đối với con trai và con dâu. Với Tràng, bà cảm thấy tủi vì làm mẹ mà không giúp gì được cho con, để con phải "nhặt" vợ trong cảnh túng đói. Trong tâm trạng của bà, sự ngạc nhiên, buồn, vui, lo âu...lẫn lộn. Tất cả đều xuất phát từ lòng thương con (phân tích một số chi tiết tiêu biểu). Với người con dâu, bà không hề rẻ rúng, mà ngược lại, tỏ ra gần gũi, chân tình, xoá đi mặc cảm ở chị (chú ý những câu nói chan chứa yêu thương của bà: "ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng"; "Cốt sao chúng mày hoà thuận là u mừng rồi"; "Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá...").
- Người mẹ gần đất xa trời lại là người bộc lộ niềm hi vọng mãnh liệt vào cuộc sống. Bà động viên các con bằng kinh nghiệm sống, bằng triết lí dân gian (Ai giàu ba họ, ai khó ba đời...); hướng tới ánh sáng (vui khi thấy Tràng thắp lên ngọn đèn trong căn nhà...); thu xếp lại nhà cửa cho quang quẻ, nề nếp với ý nghĩ đời sẽ khác đi, làm ăn có cơ khấm khá lên; bàn định về tương lai, khơi dậy trong con cái một niềm tin (nghĩ tới việc kiếm tiền mua đôi gà cho nó sinh sôi nảy nở, hi vọng về đời con cháu mình rồi sẽ sáng sủa hơn...). 0,75
d. Kết luận
- Ba nhân vật trong tác phẩm Vợ nhặt được Kim Lân miêu tả rất sinh động. Ngoại hình, hành động, lời nói, nhất là diễn biến nội tâm của nhân vật dưới sự tác động của một tình huống đặc biệt được khắc hoạ rõ nét. Chính vì thế, những điều tác giả muốn khẳng định ở các nhân vật càng trở nên nổi bật.
- Miêu tả nạn đói, Kim Lân không chỉ tái hiện bức tranh thê lương của cuộc sống, mà còn phát hiện được những phẩm chất cao quí của con người trong cảnh ngộ bi thảm. Qua đó, nhà văn bộc lộ cái nhìn hiện thực sắc sảo và tình cảm nhân đạo sâu sắc. 0,5
Lưu ý câu 2: Thí sinh có thể làm bài theo trình tự phân tích các nhân vật như đáp án, hoặc nêu từng luận điểm và lần lượt phân tích các nhân vật để làm sáng tỏ, miễn sao đảm bảo được tính chỉnh thể của bài văn.
Đề thi TNPT KPB 2007
Câu2 (3 điểm)
Nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân.
a. Yêu cầu về kiến thức: 
Thí sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau, song cần đạt được các ý sau: 
-Truyện ngắn Vợ nhặt đã xây dựng được một tình huống độc đáo. Tràng – anh nông dân nghèo thô kệch, dân ngụ cư bỗng “nhặt” được vợ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. 
- Việc Tràng “nhặt vợ” đã tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên và éo le với tất cả mọi người. 
-Tình huống này làm cho tác phẩm có giá trị về nhiều phương diện. 
Đề thi TNPT 2007 Phân ban 
Câu 2 (3 điểm)
Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. 
a. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, thí sinh cần nêu được những ý cơ bản sau: 
-Nhan đề Vợ nhặt gợi lên tình huống truyện độc đáo. 
-Nhan đề Vợ nhặt thể hiện tình cảm nhân đạo của tác giả trước thân phận rẻ rúng của con người trong nạn đói. 
Đề thi TNPT 2008 Ban KHTN
Câu 3b (5 điểm)
Anh/ chị hãy phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích nhân vật; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt
lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu để phân tích
tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và nghệ thuật xây dựng
nhân vật, thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
- Những biểu hiện tâm trạng của Tràng: lo lắng, mừng vui, hạnh phúc...
mong muốn được vun đắp cho tổ ấm gia đình.
- Nghệ thuật thể hiện tâm trạng: chân thực, tinh tế.
- Qua sự biến đổi tâm trạng của Tràng, thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tính cách
nhân vật (nhân hậu, khát khao hạnh phúc, lạc quan với niềm tin ở tương lai); tình cảm nhân đạo nhà văn dành cho những người nghèo khổ.
c. Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về
diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được khoảng nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi chính
tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt quá yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Đề thi TNPT 2008 Ban KHXH
Câu 4b (5,0 điểm)
Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu để phân tích
làm nổi bật giá trị nội dung của tác phẩm tự sự. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt, thí sinh biết
phân tích các chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nội dung nhân đạo của tác phẩm; có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được những ý chính sau:
- Phản ánh hiện thực cuộc sống bi thảm của người dân lao động trong nạn đói
khủng khiếp 1945; lên án tội ác của thực dân, phát xít.
- Cảm thương thân phận rẻ rúng của con người.
- Ngợi ca nét đẹp tâm hồn người lao động nghèo: khát khao hạnh phúc, lòng
nhân hậu, niềm hy vọng vào ngày mai
c) Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt kém.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Đề thi TNPT 2008 Không phân ban
Câu 3 (5 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích nhân vật; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, thí sinh phân tích được diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ với các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nhân vật.
- Bối cảnh nảy sinh tâm trạng: giữa nạn đói thê thảm, mọi người đang đối mặt với cái chết thì Tràng (con trai bà cụ Tứ) lại lấy vợ.
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ:
+ Ngạc nhiên và lo lắng.
+ Hờn tủi và thương xót.
+ Mừng lòng và mong mỏi.
- Đánh giá: Với tình huống truyện độc đáo, lựa chọn chi tiết đặc sắc, Kim Lân đã miêu tả diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ chân thực, tinh tế, cảm động; từ đó làm toát lên tấm lòng nhân hậu, bao dung của nhân vật và trái tim nhân đạo của tác giả.

Tài liệu đính kèm:

  • docCac de thi ve tac pham Vo nhat.doc