Bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn ở THPT

Bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn ở THPT

Bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở THPT . Đồng thời là tiêu chí đánh giá công tác thi đua của ngành học .

Trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, môn ngữ văn ít nhiều bị coi nhẹ . Cuộc sống đặt con người phải đối diện với hiện thực phức tạp , bộn bề , đa dạng . Sự kiện Việt Nam ra nhập VVTO đang khẳng định vị trí đất nước trên trường quốc tế . Đi cùng với nó là sự lên ngôi của giá trị vật chất và sự hạ thấp vai trò của những giá trị tinh thần . Thực tế ấy đòi hỏi mỗi thầy , cô giáo dạy văn không chỉ có tấm lòng , sự nhạy cảm phải bằng trí tuệ, khoa học . Chuyên luận này đáp ứng yêu cầu ấy . Nội dung chuyên luận gồm:

 

doc 73 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2385Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn ở THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội DungVà Phương Pháp
Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn ở THPT
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở THPT . Đồng thời là tiêu chí đánh giá công tác thi đua của ngành học .
Trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, môn ngữ văn ít nhiều bị coi nhẹ . Cuộc sống đặt con người phải đối diện với hiện thực phức tạp , bộn bề , đa dạng . Sự kiện Việt Nam ra nhập VVTO đang khẳng định vị trí đất nước trên trường quốc tế . Đi cùng với nó là sự lên ngôi của giá trị vật chất và sự hạ thấp vai trò của những giá trị tinh thần . Thực tế ấy đòi hỏi mỗi thầy , cô giáo dạy văn không chỉ có tấm lòng , sự nhạy cảm phải bằng trí tuệ, khoa học . Chuyên luận này đáp ứng yêu cầu ấy . Nội dung chuyên luận gồm:
- Chương một: Những kiến thức cần cung cấp
	 +Tiếng Việt
	+Giai đoạn văn học
	+Tác giả , tác phẩm tiêu biểu
	+Lí luận văn học
 -Chương hai:	Những thao tác làm văn
	+Thuyết minh
	+Giải thích 
	+Chứng minh 
	+Bình giảng 
	+Bình luận
	+So sánh 
	+Phản bác
	+Tổng hợp:
	*Nghị luận về tư tưởng đạo đức
	*Nghị luận về hiện tượng đời sống
	*Nghị luận về vấn đề văn học
	*Nghị luận về thơ 
	*Nghị luận về tác phẩm văn xuôi
-Chương ba:	Rèn luyện về kĩ năng
	+Kĩ năng tìm hiểu đề bài 
	+Kĩ năng lập dàn ý 
	+Kĩ năng mở bài , thân bài , kết bài 
	+Kĩ năng điễn đạt 
	+Kĩ năng viết đoạn
-Chương bốn:	Đề và đáp án
Nội dung trên đây được bố trí dạy ở cả ba khối lớp : 10 , 11 , 12 . Cụ thể là :
Lớp 10:
	+Tiếng Việt:
	*Ngữ âm
	*Từ 
	*Câu
	+Giai doạn văn học:
	*Văn học dân gian ( chú ý truyện cổ tích , ca dao)
	*Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ X I X 
	*Tác giả , tác phẩm : Nguyễn Trãi , Nguyễn Du , Hồ Xuân Hương
	+Lí luận văn học
	*Vai trò chức năng văn học
	*Những thuật ngữ văn học
	+Thao tác làm văn
	*Thuyết minh
	*Giải thích 
	*chứng minh
	+Rèn luyện kĩ nưng
	*Kĩ năng tìm hiểu đề
	*Lập dàn ý
	*Kĩ năng diễn đạt
Lớp 11
	+Tiếng Việt
	*Giao tiếp bằng ngôn ngữ
	*Những nhân tố giao tiếp
	*áp dụng nhân tố giao tiếp trong đọc thơ, đọc hiểu văn xuôi , kịch bản văn học
	+Giai đoạn văn học
	*Văn học Việt Nam từ 1858 đến hết thế kỉ X I X 
	*Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X X đến tháng Tám năm 1945 
( Văn học thời kì Pháp xâm lược, quá trình hiện đại hoá văn học, thơ mới lãng mạn, văn xuôi Tự lực văn đoàn, văn xuôi hiện thực, văn học cách mạng )
	+Tác giả ,tác phẩm
	*Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến , Tú Xương
	*Nguyễn Tuân, Nam Cao, Xuân Diệu , Tố Hữu , Hồ Chí Minh
	+Lí luận văn học
	*Tính chất văn học( Hiện thực ,nhân đạo , dân tộc , nhân dân )
	+Thao tác làm văn
	*Bình luận, bình giảng, so sánh ,phản bác, 
	*Thành thục lí thuyết và áp dụng tốt (làm theo đề và đáp án ở chương bốn)
Lớp 12:	Những kiến thức cần cung cấp
	+Tiếng Việt
	*Thành thạo vận dụng cấc phong cách ngôn ngữ, chủ yếu là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vào viết bài văn
	+Giai đoạn văn học
	*Văn học 1945 đến 1975
	*Văn học 1975 đến năm 2000
	+Tác giả tác phẩm
	*Thơ Quang Dũng, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh và một số tác giả khác
	*Truyện của Nguyễn Trung Thành , Kim Lân , Anh Đức , Tô Hoài , Nguyễn Minh Châu và nhiều tác giả khác 
	+Lí luận văn học
	*Mối quan hệ giữa nhà văn và cuộc sống
	*Mối quan hệ giữa nhà văn và tác phẩm
	*Vòng đời của tác phẩm văn học
	+Thao tác làm văn:
	*Thao tác tổng hợp : nghị luận về tư tưởng đạo đức, nghị luận về hiện tượng đời sống, nghị luận về vấn đề văn học, nghị luận về thơ , nghị luận về văn xuôi 
	+Rèn luyện kĩ năng :
	*Tìm hiểu đề , lập dàn ý các đề bài ở chương bốn
Chú ý trong một buổi dạy( 2, 3 tiết ) chủ yếu thực hành . Đề và đáp án ở chương bốn
	Chuyên luận này không đi sâu vào kiến thức sách giáo khoa đã có mà mở rộng những vấn đề sgk chưa bàn tới hoặc còn bỏ ngỏ
	*
 Chương Một
	Kiến thức cần cung cấp 
 I-Tiếng Việt
Tiếng Việt có năm nguyên âm đơn đằng trước ( i,e, ê,u,ư ) và sáu nguyên âm đơn hàng sau ( o,ô,ơ,a,ă,â ) . Đồng thời có hai nguyên am đôi ( (ia,uô) .Nguyên âm hàng trước có độ mở hẹp không tròn môi khi phát âm. Những nguyên âm này tạo ra âm thanh trầm tối. Nguyên âm hàng sau có độ mở rộng , tròn môi khi phát âm . Những nguyên âm này tạo ra âm thanh bổng sáng . Điều này chú ý khi phân tích , bình giảng thơ . 
 Tiếng Việt có 21 phụ âm . Ta phải chú ý ba phụ âm: c,t,p . Những âm tiết nào kết thúc bằng một trong ba phụ âm này thì âm thanh bị đóng lại không vang lên được . vì đó là phụ âm tắc vô thanh . Ví dụ:
	“ Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương”. Đọc đến âm tiết “ thoắt” buộc phải duừng lại. Đây là diều cần nắm khi phân tích , bình giảng thơ . Âm tiết tiếng Việt góp phần chủ yếu vào việc tạo ra âm thanh , nhịp điệu
	Từ trong tiếng Việt có nét nghĩa rất phong phú . Ta cần nắm được cách giải nghĩa từ . Giải nghĩa từ phải dựa vao hai yếu tố . Nghĩa biểu vật và ý nghĩa tác dụng của sự vật . Ví dụ : giải nghĩa từ “nhà” .Đây là Công trình kiến trúc do người làm ra có nhiều kiểu , được cấu tạo bằng nhiều vật liệu khác nhau ( tre,tranh,nứa lá gạch ngói ,sắt thép xi măng ...” , có tác dụng để cho người sinh hoạt và học tập . Nắm được cách giải nghĩa có tác dụng trong văn giải thích , phân tích
	Câu trong tiếng Việt rất phức tạp .Ta cần phải chú ý cấu tạo từng loại câu :( câu đơn , câu ghép đẳng lập , câu ghép chính phụ , câu phức ) . Học sinh giỏi không thể viết sai câu
	II- Giai đoạn văn học
	+ Văn học dân gian
	+ Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ X I X
	+ Văn học từ đầu thế kỉ X X đến tháng Tám năm 1945
	+ Văn học từ 1945 đến năm 2000
 Mỗi giai đoạn cần đi sâu một số tác giả , tác phẩm tiêu biểu . Cụ thể là : Nguyễn Trãi , Nguyễn Du , Hồ Xuân Hương , Nguyễn Đình Chiểu , Nguyễn Khuyến , Trần Tế Xương , Nguyễn Tuân , Xuân Diệu , Nam Cao , Tố Hữu , Hồ Chí Minh
	III- Lí luận văn học 
	+ Nguồn gốc văn học
	+ Đối tượng văn học
	+Đặc trưng văn học
	+Tính chất văn học ( hiện thực , nhân đạo , nhân dân , dân tộc )
	+ Vai trò chức năng văn học
+ Thuật ngữ văn học ( Nhân vật trữ tình , cái tôi , thơ , truyện , kí , kịch ( bi kịch , hài kịch ), điểm đỉnh , kết cấu , cốt truyện , thơ điên , thi pháp , lời nửa trực tiếp , thế giới quan , nhân sinh quan của tác giả ... )
	Chương Hai
	Những thao tác làm văn 
* Thuyết minh	*Giải thích 	* Chứng minh	* Bình giảng
* Bình luận	* So sánh 	* Bac bo
* Tổng hợp : ( Nghị luận về tư tưởng đạo đức , nghị luận về hiện tượng đời sống , nghị luận về vấn đề văn học , nghị luận về thơ , nghị luận về văn xuôi ) 
	1- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
A Kiến thức trọng tâm 
* Biết cách viết một bài văn về tư tưởng đạo lí. 
* Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.
 1- Khái niệm 
 Quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời. 
- Tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời bao gồm: 
+ Lí tưởng (lẽ sống) 
+ Cách sống
+ Hoạt động sống 
+ Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). ở ngoài xã hội có các quan hệ trên, dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè...
 2-Yêu cầu 
 	 a . Hiểu được vấn đề cần nghị luận là gì 
Ví dụ: “Sống đẹp là thế nào hỡi bạn” 
- Muốn tìm thấy vấn đề cần nghị luận, ta phải qua các bước phân tích lí, giải để xác định được vấn đề, với đề trên đây ta thực hiện. 
+ Thế nào là sống đẹp? 
* Sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả phù hợp với thời đại, xác định vai trò trách nhiệm. 
* Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú và hài hoà. 
* Có hành động đúng đắn. 
- Suy ra: Sống đẹp là sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, cá nhân xác định được vai trò trách nhiệm với cuộc sống, có đời sống tình cảm hài hoà phong phú, có hành động đúng đắn. Câu thơ nêu lí tưởng và hướng con người tới hành động để nâng cao giá trị, phẩm chất con người. 
 	 b. Từ vấn đề nghị luận đã xác định, người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bác bỏ... nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận. 
 	 c. Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề
 	 d. Yêu cầu vô cùng quan trọng là người thực hiện nghị luận phải sống có lí tưởng và đạo lí.
 3- Cách làm 
 	 a. Bố cục: Bài nghị luận về tư tưởng đạo lí cũng như các bài văn nghị luận khác gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 
 	 b. Các bước tiến hành ở phần thân bài. Phần này phụ thuộc vào yêu cầu của thao tác. Những vấn đề chung nhất. 
- Giải thích khái niệm của đề bài (ví dụ đề đã dẫn trên, ta phải giải thích sống đẹp là thế nào?) 
- Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra (tại sao phải đặt ra vấn đề sống có lí tưởng, có đạo lí và nó thể hiện như thế nào. 
- Suy nghĩ (cách đặt vấn đề ấy có đúng? hay sai). Mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó - một khía cạnh. Ví dụ làm thế nào để sống có lí tưởng, có đạo lí hoặc phê phán cách sống không có lí tưởng, hoài bão, thiếu đạo lí.) phần này phải cụ thể, sâu sắc tránh chung chung. Sau cùng của suy nghĩ là nêu ý nghĩa vấn đề.
B- Câu hỏi và bài tập 
Câu hỏi :
Nghị luận vể một tư tưởng đạo lí là gì ?
Yêu cầu làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí 
Nêu khái quát cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí .
Bài tập :
 a-“Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường . không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” (Lép-Tôi-xtôi ) . Anh (chị )hiểu câu nói ấy thế nào và có suy nghĩ gì trong quá trình phấn đấu tu dưỡng lí tưởng của mình .
 b- Gốt nhận định : “Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình . Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn . Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của chính mình”
Anh (chị ) hiểu và suy nghĩ gì .
 c- Bác Hồ dạy : “Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm, xóa bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động” . Anh (chị ) hiểu và suy nghĩ gì 
C-Đề kiểm tra 
a- “Dân tộc ta chủ yếu sống bằng tìng yêu thương “ ( Tiến dưới lá cờ vẻ vang của Đảng _ Lê Duẩn )
 Anh ( chị ) hiểu và có suy nghĩ gì về lời nhận định trên.
b-“ Học để biết, học đẻ làm, học để chung sống, học đểtự khẳng định mình” ( unetsco) 
 Anh ( chị ) hiểu và có suy nghĩ gì về lời nhận định trên.
c- “ Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
 Anh ( chị ) hiểu và có suy nghĩ gì về lời nhận định trên.
D- Gợi ý trả lời câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra 
 Câu hỏi : ( a, b, c ) dựa vào kiến thức trọng tâm để trả lời.
 Bài tập :
a _ Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý
- Giả thích lí tưởng là gì ( Điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất, trở thành lẽ sống
mà người ta mong ước và phấn đấu thực hiện).
 - Tại sao không có lí tưởng thì không có phương hướng
 + Không có mục tiêu phấn đáu cụ thể
 + Thiếu ý chí vươn lên để giành điều cao cả
 + Không có lẽ sống mà người ta mơ ước
 - Tại sao không có phương hướng thì không có cuộc sống
 + Không có phương hướng phấn đấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt, sống vô vị, không có ý nghĩa , sống thừa
 + Không có phương hướng trong cuộc sống giống người lần bước trong đêm tối không nhìn thấy đường.
 + Không có phương hướng, con người có thể hành động mù quáng nhiều khi  ... a Tô Hoài góp phần nâng cao cái đẹp của cuộc đời bình dị . Nó giúp con người vượt lên tren mọi đau khổ , tăm tối . Nó làm người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của đồng bào các dân tộc nơi đây . Nó khẳng định khát vọng tự do, tình yêu và sự đồng cảm con người . Nó giúp ngưopừi đọc thêm yêu , thêm quý mảnh đất mà nhiều người chưa có điều kiện đặt chân tới . Nó ghi nhận thành tựu nghệ thuật đặc biệt là tình cảm của Tô Hoài đã dành cho người dân miền núi một thời đánh giặc . Đây đích thực là chất thơ của đời sống . 
11- Diễn đạt trong văn nghị luận
 A-Trọng tâm kiến thức 
 * Nắm được những yêu cầu về diễn đạt và một số cách diễn đạt hay văn nghị luận 
 * Nhận biết được những đặc sắc trong cách diễn đạt của một đoạn văn, bài văn nghị luận 
1- yêu cầu về diễn đạt trong văn nghị luận 
+ Diễn đạt trong văn nghị luận đòi hỏi sử dụng từ ngữ chính xác, sinh động, truyền cảm và giàu tínn thuyết phục, dùng từ đúng nghĩa dặt câu đúng ngữ pháp hành văn trong sáng phù hợp với nội dung biểu đạt 
+ Lời văn nghị luận cần đảm bảo tính chặt chẽ chuẩn xác. phải sử dụng đúng và nhất quán các thuật ngữ chuyên môn, sử dụng các kiểu câu cho hợp lí 
+ Lời văn nghị luận cần phải kết hợp giữa lí chí và tình cảm . Yêu cầu người làm bài phải có niềm tin và lập trường vững vàng . Văn viết có hình ảnh, có truyền cảm , có giọng điệu riêng 
+ Tránh lối dùng từ khjuôn sáo lối viết khoa trương khoe trữ nhận định cực đoan, sử dụng hình ảnh và từ cảm thán tràn lan không đúng chỗ .
2- Mộ số cách diễn đạt hay 
 a- Dùng từ chính xác độc đáo 
 - Từ ngữ được dùng đúng lúc đúng chỗ, lột tả đúng thần thái bản chất sự vật sự việc 
 b- Viết câu linh hoạt 
 - Biết vận dụng tất cả các kiểu câu như câu ngắn , câu dài, khẳng định phủ định, câu cảm thán câu nghi vấn 
 c- văn viết có hình ảnh 
- Hình ảnh làm tăng sức thuyết phục làm cho chân lí vừa sáng tỏ vừa thấm thía .Những tư tưởng trừu tượng , khái quát khô khan sẽ được minh họa bằng hình ảnh cụ thể tạo nên khoái cảm cho người đọc người nghe 
d- lập luận chặt chẽ sắc sảo 
 Người viết cần vận dụng và triển khai các thao tác lập luận như diễn dịch, quy nạp , tổng-phân-hợp 
 e-Giọng văn biểu cảm 
Giọng văn thể hiện ở chỗ sôi nổi hăm hở đĩnh đạc trang nghiêm thương cảm . Muốn vậy người viết phải sử dụng các từ sưng hô từ tình thái một cách linh hoạt phát huy vai trò của ngữ âm của nhịp điệu 
B- Câu Câu hỏi :
diễn đạt trong văn nghị luận đặt ra yêu cầu gì 
những yêu cầu đó quan trọng ở chỗ nào 
những lỗi mắc trong diễn đạt và cách sửa 
Bài tập : 
Viết một đoạn văn diễn đạt giàu hình ảnh
Viết một đoạn văn diễn đạt giàu cảm xúc 
c- Viết một đoạn văn kết hợp giàu hình ảnh , cảm xúc và giọng điệu 
C- Đề kiểm tra 
 Nêu những cảm nhận sâu sắc của anh ( chị ) về đoạn thơ sau
 “Những tiếng đàn bọt nước 
 Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
 Li – la li – la li – la
 Đi lang thang về miền cô độc 
 Với vầng trăng chếnh choáng
 Trên yên ngựa mỏi mòn”
 ( Đàn ghi ta của Lôr-ca _ Thanh Thảo )
a- Viết một đoạn văn giàu hình ảnh 
b- Viết một đoạn văn giàu cảm xúc
c- Viết đoạn văn giàu hình ảnh, cảm xúc và giọng điệu.
D – Gợi ý trả lời 
Câu hỏi : (a,b,c dựa vào kiến thức trọng tâm để trả lời ) 
Bài tập :
 a- Đoạn thơ diễn tả cuộc chia tay của người Chinh phụ với người Chinh phu trong tác phẩm : “Chinh phụ ngâm” : 
“ Đưa chàng lòng dặng dặc buồn
Bộ khôn bằng ngựa thủy khôn bằng thuyền
Nước có chảy lòng phiền chẳng rửa
cỏ có thơm mà da khôn khuây
Nhủ rồi nhủ lại cầm tay
Bước đi mỗi bước giây giây lại dừng”
Cụ Hoài Thanh phát hiện rất tinh tế và có lời bình chuẩn mực . “Con ngựa kia sẽ được đi bằng bên chàng . Chiến thuyền kia cũng sẽ được đi bên chàng . Còn thiếp ? Thiếp phải quay trở lại . Buồn biết bao nhiêu . Cả tác giả và dịch giả đều thấy họ nói với nhau . Nhưng nói những gì ta đều không rõ , chỉ thấy đôi bàn tay nắm lấy bàn tay và truyền cho nhau hơi ấm của trái tim nóng hổi” 
 b- Kết thúc bài “Đồng chí” Chính Hữu sáng tạo được hình ảnh rất quen thuộc , cũng rất thơ mộng :
“ Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Ta bắt gặp hai hình ảnh trong cùng một bình diện . Khẩu súng và vầng trăng . Súng là biểu tượng của tinh thần chiến đấu . Vầng trăng tươi tắn trong trẻo muôn đời nay vẫn là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống thanh bình . Hai sự vật vốn cách xa nhau được đưa về cùng một điểm để khẳng định mục đích , lí tưởng của anh bộ đội Cụ Hồ . Các anh đi chiến đấu để đem lại hòa bình cho Tổ quốc . 
 c- Chúng ta bắt gặp nỗi lòng Xuân Hương trong một bài thơ “Tự tình” 
“Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om .
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm .
Tài tử văn nhân ai đó tá ,
Thân này đâu đã chịu già tom”
 Tiếng gà từ xa vọng lại cũng đủ để Xuân Hương thức giấc . Nữ sĩ nhìn ra không gian bên ngoài . Mọi chòm, xóm , bờ tre, mái rạ, cả những hẻo lánh xa gần . Tất cả đều choáng ngập nỗi buồn đau oán hận . Oán cho thân phận và hận vì tình duyên . Tuổi tác bà như vầng trăng bóng xế , lại khuyết không tròn trĩnh và đã “mõm mòm” .
Có hai âm thanh vang lên cùng với tiếng gà gáy . Đó là mõ và chuông chùa . Mõ và chuông chùa đều từ nơi tịch diệt , hư vô lánh xa trần tục .Cả hai âm thanh ấy vừa nhắc tới đã phủ nhận “không khua” , “chẳng đánh” . Thì ra đó là âm thanh vang lên từ cõi lòng sâu thẳm mà bật lên “mõ thảm”, “chuông sầu” cả không gian chìm đắm trong âm thanh rầu rĩ phiền muộn . Cũng có thể là âm thanh của mõ của chuông . Nhưng cảm nhân nghe được bằng sầu thảm tê tái chứng tỏ Nữ sĩ đã nghe bằng cảm nhận làm cho bài thơ có chiều sâu tâm trạng .
Đè kiểm tra : 
Sáu câu thơ của Thanh Thảo mà như tạc bức chân dung của Lor-ca . Hình ảnh “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” làm nổi bật không gian văn hóa . Đó là những trận đấu bò tót, khiến Tây Ban Nha nổi tiếng toàn thế giới . Đằng sau hình ảnh ấy , người đọc liên tưởng tới cảnh đấu trường . Đấy là đấu trường quyết liệt giữa công dân Lor-ca cùng kkhát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài , giữa nền nghệ thuật già nua của Tây Ban Nha với nghệ thuật cách tân của Lor-ca . Nhưng ở góc độ nào ta cũng thấy Lor-ca đơn độc . Chàng sống mộng du với bầu trời , “Vầng trăng chếnh choáng” , “Trên yên ngựa mỏi mòn” 
Ta bát gặp sự đồng cảm mà sâu sắc giữa nhà thơ Thanh Thao và đối tượng cảm xúc – Người nghệ sĩ Lor-ca . Câu thơ giàu tính nhạc , mô phỏng âm thanh tiếng đàn “li la, li la , li la .” làm nổi bật hình tượng Lor- ca nghệ sĩ hát rong . Người đã dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân mình .
Sáu câu thơ vẽ được nhiều hình ảnh : 
 + Đi lang thang về miền đơn độc 
 +vầng trăng chếnh choáng 
 + Trên yên ngựa mỏi mòn 
 + Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt 
Có cả âm thanh 
 +Tiếng đàn bọt nước 
 + Mô phỏng cả tiếng đàn “li-la, li-la, li-la” 
Những hình ảnh và âm thanh góp phần phác thảo bức chân dung của người nghệ sĩ Lor-ca . Người mang tư tưởng dân chủ cách tân về nghệ thuật già nua Tây Ban Nha . Lor-ca là nghệ sĩ dân gian với tiếng đàn ghi ta , tiếng đàn tưởng như không bao giờ dứt , tiếng đàn giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng của nhân dân đất nước mình . Nhưng chao ôi! Lor-ca vẫn đơn độc , lang thang nhìn vầng trăng chếnh choáng , trên yên ngựa mỏi mòn . 
Thật đáng thương và cảm phục . Bởi người nghệ sĩ trong tiếng đàn đã thể hiện nhân cách nổi tiếng “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” . 
 Chương Ba
	Rèn Luyện Kĩ Năng
	+ Kĩ năng tìm hiểu đề bài
	+ Kĩ năng lập dàn ý
	+ Kĩ năng mở bài , thân bài , kết bài 
	+ Kĩ năng diễn đạt
	+ Kĩ năng viết đoạn
	Chương Bốn
	Đề Văn
	+ Văn thuyết minh:
 * Cây lúa kể chuyện mình
* Chùa Dâu cổ kính
* Chùa Bút Tháp quê tôi
* Dòng tranh dân gian làng Hồ
	+ Văn nghị luận
Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ X V là tiếng nói yêu nước chống xâm lược
Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp
Bình ngô đại cáo một thiên cổ hùng văn 
Tấm lòng Nguyễn Trãi qua “ cảnh ngày hè”
Nguyễn Du , trái tim lớn của một nghệ sĩ lớn
“Trao duyên” nỗi lòng đầm đìa nước mắt
Nỗi lòng qua tâm trạng “ thương mình”
Người anh hùng qua nhân vật Từ Hải
Tiếng khóc Nguyễn Du với nàng Tiểu Thanh 
Bi kịch cuộc đời Nguyễn Du
Nỗi lòng nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua “ Tự tình”
Hồ Xuân Hương bà chúa thơ nôm
Nỗi lòng thầy Đồ Chiểu qua “chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm”
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là tiếng khóc cao cả
“ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” tạc lên tượng đài người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang
“Lục Vân Tiên” một tác phẩm tự thuật 
Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam
Tâm sự của Nguyễn Khuyến với đời
“ Ông nghè tháng tám” , Nguyễn Khuyến tự cười mình , cười người
Khóc bạn , nhân sinh quan đáng chú ý ở Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến qua “di chúc”
Nỗi lòng Tú Xương “thương vợ”
“Vịnh khoa thi Hương” tiếng cười rơi nước mắt
Tú Xương thật đa tình
Con người Nguyễn Công Trứ qua thơ văn 
“Hương Sơn phong cảnh ca” bài hát nói nặng tình đất nước
Nguyễn Tuân một người suốt dời săn tìm cái đẹp
Hình ảnh Huấn Cao trong “ chữ người tử tù” 
Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân trong “chữ người tử tù 
Nỗi lòng Thạch Lam qua “ hai đứa trẻ”
Xã hội tư sản qua đoạn trích “hạnh phúc của một tang gia” của Vũ Trọng Phụng
Cuộc đời con người Nam Cao
Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao 
Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo
Chí Phèo đáng thương hay đáng giận
Bá Kiến điển hình cho kiểu cụ lí ở làng xã Việt Nam
Qua tác phẩm “ Chí Phèo” Nam Cao dự báo cuộc đấu tranh giai cấp đẫm máu ở nông thôn
Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao qua truyện “Chí Phèo”
Nỗi lòng của Nam Cao qua truyện “Đời thừa”
Chặng đường thơ Tố Hữu 
“Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị”
“ Tố Hữu là nhà thơ của tình thương mến” ( Xuân Diệu )
“Nhật kí trong tù” là nghị lực , tâm hồn , trí tuệ của Hồ Chí Minh
Phân tích một số bài thơ của Bác ở “ mhật kí trong tù” để thấy sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại 
Truyện ngắn của Nguyễn ái Quốc giàu trí tuệ và hiện đại
“Vợ nhặt” của Kim Lân tạo được tình huống vui mà tội nghiệp
Tình người trong truyện ngắn “Vợ nhặt” 
Nghệ thuật miêu tả trong truyện “ Vợ nhặt” 
Sức sống của nhân vật Mị
“Vợ chồng A Phủ” rất giàu chất thơ
Suy nghĩ trước hình ảnh mười đầu ngón tay T Nú bốc cháy như mười ngọn đuốc 
Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Trung Thành qua “ Rừng xà nu”
“Rừng xà nu” là bản anh hùng ca và tình ca tuyệt đẹp
Người nông dân Nam Bộ qua truyện ngắn “ Đất” của Anh Đức
Suy nghĩ về “Những đứa con trong gia đình” truyện ngắn của Nguyễn Thi
Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ
“Chiếc thuyền ngoài xa” là nhận thức chân thực của người nghệ sĩ
“Một người Hà Nội” qua nhân vật bà Hiền
Con người thời đại qua sáng tác của Nguyễn Khải
“Nếu văn học chỉ câm đi trong một phút thôi thì chẳng khác nào là cái chết của dân tộc” (Pao- tốp- xki)
Trong sổ tay văn học , Chế Lan Viên viết:
“ bài thơ anh chỉ viết một nửa thôi / Còn một nửa để mùa thu làm nốt”. Trong bài thơ”Sao chiến thắng” Chế Lan Viên lại viết: “ Cho tôi sống giữa những ngày diệt Mĩ / Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến luỹ /Bên dũng sĩ diệt xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi”.Ta hiểu như thế nào ? 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan boi duong HSG 101112.doc