Bộ đề VÀ gợi ý ôn thi tôt nghiệp THPT năm học 2010 - 2011

Bộ đề VÀ gợi ý ôn thi tôt nghiệp THPT năm học 2010 - 2011

Đề A:

Câu 1: (2 điểm) Trình bày nguyên lí “tảng băng trôi” trong sáng tác của Hemingway ?

Câu 2: (8 điểm) Phân tích nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu để làm sáng tỏ cảm nhận của Lãm: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé ấy, tình yêu và niền tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy , bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư ?”

Đề B:

Câu 1: (2 điểm) Hãy trình bày những quan niệm của Gorky về con người thể hiện thông qua truyện ngắn “Một con người ra đời” ?

Câu 2: (2 điểm) Nêu những hiểu biết về tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh ?

Câu 3: (6 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:

“Bên kia sông Đuống

Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong

.

Vài ba vết máu loang chiều mùa đông “

 

doc 29 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1584Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề VÀ gợi ý ôn thi tôt nghiệp THPT năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ 1
Đề A: 
Câu 1: (2 điểm) Trình bày nguyên lí “tảng băng trôi” trong sáng tác của Hemingway ?
Câu 2: (8 điểm) Phân tích nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu để làm sáng tỏ cảm nhận của Lãm: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé ấy, tình yêu và niền tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy , bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư ?” 
Đề B: 
Câu 1: (2 điểm) Hãy trình bày những quan niệm của Gorky về con người thể hiện thông qua truyện ngắn “Một con người ra đời” ?
Câu 2: (2 điểm) Nêu những hiểu biết về tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh ?
Câu 3: (6 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:
“Bên kia sông Đuống
Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
...
Vài ba vết máu loang chiều mùa đông “
( Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm )
-------------------------------------------------------
GỢI Ý LÀM BÀI BỘ ĐỀ 1
ĐỀ A:
Câu 1:Trình bày nguyên lí “tảng băng trôi” trong sáng tác của Hemingway 
	Nguyên lí “tảng băng trôi” là cách viết mà yêu cầu nhà văn phải xây dựng nhiều biểu tượng, ẩn dụ (phần nổi của tảng băng) để tạo nên mạch ngầm văn bản (phần chìm của tảng băng). Nhà văn không trực tiếp làm cái loa phát ngôn cho tư tưởng của mình mà tự người đọc phải rút ra tư tưởng, ý nghĩa của tác phẩm.
Câu 2:Phân tích nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu để làm sáng tỏ cảm nhận của Lãm: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé ấy, tình yêu và niền tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy , bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư ?” 
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Nguyệt và cảm nhận của Lãm về nhân vật.
2. Cảm nhận trên của Lãm tập trung vào vẻ đẹp tâm hồn và đề cao sức mạnh từ vẻ đẹp tâm hồn ấy.
3. Giới thiệu chung về nhân vật Nguyệt . 
	- Là nhân vật chính của tác phẩm. Nguyệt là một nữ thanh niên xung phong làm việc tại Cầu Đá Xanh ( một vị trí trọng yếu trên tuyến đường Trường Sơn)
	- Nguyệt được miêu tả có vẻ đẹp lí tưởng cả ngoại hình lẫn tâm hồn.
	- Vài nét về ngoại hình ( D/c). Nhưng quan trọng nhất là vẻ đẹp bên trong tâm hồn.
4. Vẻ đẹp trong tâm hồn: Thể hiện ở các mặt sau:
	- Có lý tưởng cao đẹp: Cô tự nguyện rời ghế nhà trường lên đường xây dựng Cầu Đá Xanh theo tiếng gọi của tổ quốc. Chấp nhận nhiều khó khăn gian khổ.
	- Có tình yêu đẹp đẽ, trong sáng, lãng mạn: Yêu một người (Lãm) chưa hề gặp mặt và rất chung thủy dù bom đạn chiến tranh rất ác liệt.
	- Có tinh thần đồng đội: thể hiện qua chi tiết giúp Lãm cứu xe. Cũng ở chi tiết này, ta nhận ra ở Nguyệt những phẩm chất của một nữ thanh niên xung phong: Nhanh nhẹn, tháo vác, bình tĩnh dầy bản lĩnh, gan dạ, dũng cảm...
	=> Nguyệt có tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Và điều đó giúp cô vượt qua những khó khăn, khốc liệt của chiến tranh. Rõ ràng Lãm cẩm nhận khá sâu sắc và chính xác về vẻ đẹp trong tâm hồn của Nguyệt.
5. Vẻ đẹp ấy của Nguyệt - sợi chỉ xanh óng ánh trong tâm hồn - cũng chính là hạt ngọc mà Nguyễn Minh Châu cần tìm.
ĐỀ B:
Câu 1:Hãy trình bày những quan niệm của Gorky về con người thể hiện thông qua truyện ngắn “Một con người ra đời” 
- Sùng bái, đề cao con người .
	- Con người phải biết tự khẳng định mình.
- Con người không lường trước được số phận.
- Khao khát con người được sống trong cảnh tự do và yên bình.
Câu 2:Nêu những hiểu biết về tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh
- Hoàn cảnh ra dời: Tháng 8 / 1942 HCM với danh nghĩa đại biểu của VN độc lập đồng minh và phân bộ quốc tế phản xâm lược của VN để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa năm trời đi bộ đến Túc Vinh – Quảng Tây TQ , Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam 13 tháng tù từ ngày 29 /8/ 1942 – 10 /9 /1943, và đày ải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây . 
- Số lượng tác phẩm: 133 bài 
- Ngôn ngữ sáng tác: Chữ Hán
- Thể loại : Nhật kí bằng thơ (Thể thơ cơ bản: Thất ngôn tứ tuyệt)
- Nội dung chính:
	+ Lên án chế độ nhà tù độc ác dã man, vô nhân đạo của chính quyền Tưởng giới Thạch.
	+ Thể hiện chân dung tự họa của người tù vĩ đại
- Nghệ thuật: Kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại.
+ Màu sắc cổ điển : đậm đà nhất trong hồn thơ HCM giàu tình cảm đối với thiên nhiên, bút pháp chấm phá như muốn ghi lấy linh hồn của tạo vật, hình tượng nhân vật trữ tình ung dung nhàn nhã, tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên vũ trụ.
+ Tinh thần hiện đại : Hình tượng thơ luôn vân động, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Trong quan hệ với thiên nhiên, con người là chủ thể, không là ẩn sĩ mà là thi sĩ .
Câu 3:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và quan trọng là giới thiệu đoạn thơ cần phân tích.
2. Đại ý: Đoạn thơ miêu tả hình ảnh người mẹ gánh chịu những hậu quả thảm khốc, nặng nề của chiến tranh
3. “Bên kia sông Đuống” là một trạng ngữ chỉ nơi chốn -> Chỉ quê hương Kinh Bắc. Đồng thời cụm từ này vừa cho ta thấy tâm thế ngóng vọng về quê hương của tác giả -> Tình yêu quê hương của tác giả. ( Lưu ý: cụm từ này lặp lại nhiều lần trong bài và thường xuất hiện ở đầu các đoạn thơ viết về Kinh Bắc )
4. Hình ảnh người mẹ: “Mẹ già ... sương sớm”
	- “Mẹ già nua ... hàng rong”: ngôn ngữ câu thơ giàu chất tạo hình và gợi cảm, giúp ta hình dung hình ảnh già nua, gầy guộc của người mẹ, đồng thời cảm nhận cái gian khổ vất vả cả một đời của mẹ. Thế nhưng tuổi già mẹ phải tư bương chải kiếm ăn “gánh hàng rong”.
	- Các số từ chỉ số ít : dăm, mấy, vài -> gánh hàng ít ỏi, gia tài của mẹ chỉ vỏn vẹn chừng đó thôi.
- Hình ảnh “đầm hoen sương sớm” là hình ảnh vừa tả thực, vừa đẫm chất thơ, có khả năng khơi gợi mạnh mẽ. Giấy hoen sương cũng chính là mẹ hoen sương!
=> Hình ảnh người mẹ vát vả, nghèo khổ đáng thương.
5. Hình ảnh và tội ác của bọn giặc:
	- “Chợt”: Sự xuất hiện bất ngờ , gây hoảng sợ cho mẹ
	- Hình ảnh bọn giặc: Lũ quỷ mắt xanh ...-. gớm ghiếc, đáng sợ.
	- Tội ác: các động từ khua, đạp, cướp bóc, cùng với nghệ thuật tương phản hình ảnh bọn giác với người mẹ, đoạn thơ cho ta nhận thức sâu sắc về tội ác dã man, vô nhân đạo của kẻ thù.
=> Tiếng nói căm thù và đau xót của tác giả.
6. Hậu quả ở phiên chợ nghèo (2 câu cuối ) 
	- Sử dụng thể thơ lục bát: chậm, trĩu nặng nỗi buồn -> tìm về cái hồn dân tộc rong thơ Hoàng Cầm.
	- Câu thơ có 4 sự kết thúc: Đời người (máu), đời lá (lác đác), một ngày (chiều), một năm (đông) => ấm hưởng buồn tẻ, khung cảnh tang thương.
	- Câu cuối: ngôn ngữ thơ vừa có tính cụ thể, vừa có khả năng khái quát “ máu loang - chiều mùa đông”
7. Đoạn thơ thể hiện niềm đau xót của tác giả trước hình ảnh người mẹ phải gánh chụi những hậu quả nặng nề của chiến tranh, đồng thời qua đó tác giả bày tỏ niềm căm thù giặc sâu sắc. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BỘ ĐỀ 2
Đề A: 
Câu 1: (2 điểm) Tại sao nói Enxa có vai trò quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp L.Aragon ?
Câu 2: (8 điểm) Dựa vào số phận các nhân vật và hình ảnh cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm “Mùa lạc” ( Nguyễn Khải ), hãy bình luận câu triết lý “ Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”. 
Đề B: 
Câu 1: (2 điểm) Nêu những nét đặc trưng về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh?
Câu 2: (2 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Các vị La hán chùa Tây Phương” của Huy Cận ? 
Câu 3: (6 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:
Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng
Nhân tình nhắm mắt chưa xong 
Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như
Mai sau dù có bao giờ
Câu thơ thuở trước đâu ngờ hôm nay ...”
( Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu )
-------------------------------------------------------
GỢI Ý LÀM BÀI BỘ ĐỀ 2
ĐỀ A:
Câu 1:Tại sao nói Enxa có vai trò quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp L.Aragon 
	- Năm 1928, Aragon gặp Enxa. Sau đó không bao lâu họ lấy nhau. Và:
	* Về cuộc đời:
- Enxa đã kéo Aragon ra khỏi tư tưởng bi quan, đưa ông thâm nhập càng sâu vào lý tưởng cách mạng tháng 10, tìm được lẽ sống, lý tưởng
	* Về sự nghiệp:
- Enxa giúp ông từ bỏ chủ nghĩa dada, siêu thực, chuyển sang chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.
- Enxa trở thành cảm hứng và là đối tượng trong phần lớn sáng tác của Aragon. Ông có cả vườn thơ Enxa ( Enxa, Anh chàng say đắm Enxa, Nát lòng...)Hình tượng Enxa trong thơ được ông tập trung khắc họa ở đôi mắt và đôi bàn tay.
Câu 2:Dựa vào số phận các nhân vật và hình ảnh cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm “Mùa lạc” ( Nguyễn Khải ), hãy bình luận câu triết lý “ Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”. 
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và câu triết lý:“ Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”.
2. Vế 1 “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết... hy sinh”.
	- Điều đó được thế hiện thông qua hình ảnh mảnh đất Điện Biên. Trong quá khứ, Điện Biên là một bãi chiến trường, một mảnh đất chết. Trong hiện tại, Điện Biên tràn ngập sự sống (màu xanh thẫm của đỗ của ngô, màu xanh non của lá mạ,... tiếng trẻ con khóc, tiếng cười nói,... bóng dáng nặng nề của những chị có mang...) 
=> Sự sống nảy sinh từ trong cái chết.Sự sống là bất diệt
- Để có được sự hồi sinh ấy, “ mấy tháng liền lưỡi xẻng đi trước, con người theo sau, phát cây, gỡ mìn...”. Đó là quá trình lao động vất vả, là những gian khổ và hy sinh. Cái giá của sự sống ấy khá đắt. Con người phải đánh đổi bàng mồ hôi, nước mắt. Có người mất đi một phần cơ thể, có người hy sinh... 
=> Sự sống, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh. 
3. Vế 2: “Ở đời này ... ranh giới ấy”
	- Thể hiện cái nhìn lạc quan, tích cực của tác giả vào cuộc đời. Không có con “đường cùng” nghĩa là không có sự bế tắc, kết thúc. “Chỉ có những ranh giới” là chỉ có những giới hạn tạm thời mà con người dễ dàng vượt qua bằng sức mạnh của chính mình và sự giúp đỡ của người khác.
	- Điều đó thể hiện rõ nét qua nhân vạt Đào. Với những đau khổ và bất hạnh trong quá khứ, có lúc Đào đã cho rằng đời mình đã vào đường cùng “ muốn chết nhưng đời còn dài nên phải sống”. Nhưng từ khi lên nông trường Điện Biên, được sống trong môi trường xã hội mới, cùng với những phẩm chất tích cực vốn có, Đào đã nhanh chóng hòa nhập vào cuốc sống mới, xóa dần đi mặc cảm quá khứ, thức dậy những khát vọng đẹp đẽ về cuộc đời và cuối cùng Đào tìm thấy hạnh phức trên nông trường. Thì ra, những đau khổ bất hạnh ấy không phải là đường cùng mà chỉ là ranh giới và Đào đã vượt qua.
4. Khẳng định tính đúng đắng và giá trị tích cực của câu triết lý. Nguyễn Khải cho ta cái nhìn lạc quan hơn về cuộc đời.
	Với câu triết lý, ta nhận ra niềm tin tưởng của tác giả vào cuộc sống mới vào tính ưu việt của chế độ xã hội mới.
ĐỀ B:
Câu 1:Nêu những nét đặc trưng về phong cách nghệ thu ... ân dân từ buổi sơ khai. Nguyễn Khoa Điềm định nghĩa Đất Nước bằng cách chọn các chất liệu của văn hóa dân gian là một ẩn ý sâu sắc. Bởi văn hóa dân gian là của nhân dân. Đất Nước hình thành từ những thuần phong mĩ tục giản dị mà thân thương vừa 
thiêng liêng vừa trìu mến:
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
 Đất Nước được tạo nên bằng thuần phong, tập quán lâu đời, tạo nên bằng tình yêu “ Muối mặn gừng cay”. của cha mẹ gợi gian khó , cần cù mà chung thủy thiêng liêng, thắm đượm hồn quê, đậm đà bản chất đạo đức nhân dân. Nhân dân đó chính là ông bà cha mẹ.. Những con người sinh ra trong Đất Nước ấy gắn liền với mỗi sự vật gần gũi thân thương “ cái kèo, cái cột thành tên”. Đất Nước bắt đầu từ hạt gạo .Nhân dân làm ra hạt gạo phải chịu bao khó khăn mới có:
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay,giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó....
 Hạt gạo có được phải đổ bao mồ hôi, nước mắt ,phải “xay, giã, giần, sàng” mới có được. Nguyễn Khoa Điềm đã có một định nghĩa thật mới mẻ về Đất Nước. Chính ông đã chạm vào những gì thiêng liêng nhất, lớn lao nhưng cũng thật gần gũi và thân thiết nhất với mỗi chúng ta. Nó gợi cho ta hiểu về quá khứ lịch sử của cha ông, gợi cho ta tự hào về nhân dân, về ông bà cha mẹ đã sinh ra đất nước này.
 Kết bài : Bằng sự chọn lọc chất liệu dân gian, văn hóa dân gian, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến cho chúng ta một định nghĩa thật dễ hiểu về Đất Nước. Đất nước có tự ngày xưa. Đất Nước của nhân dân. Cách định nghĩa ấy xuất phát từ một lòng tự hào về Đất Nước , nhân dân.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BỘ ĐỀ 10
Đề A: 
Câu 1: (2 điểm) Trình bày những nét chính về sự nghiệp văn học của Hemingway?
Câu 2: (8 điểm) Phân tích hình tượng ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. 
Đề B: 
Câu 1: (2 điểm) Những đề tài chính trong sáng tác của Nguyễn Tuân.
Câu 2: (2 điểm) Trình bày ngắn gọn tình huống độc đáo, lãng mạn trong truyện “Mảnh trăng cuối rừng” (Nguyễn Minh Châu )
Câu 3: (6 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:
“ Mỗi người một vẻ mặt con người 
Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi
Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau
Có thực trên đường tu đến phật 
Trần gian tìm cởi áo trầm luân
Bấy nhiêu quằn quại run lần chót
Các vị đau theo lòng chúng nhân “
( Các vị La hán chùa Tây Phương - Huy Cận )
-------------------------------------------------------
GỢI Ý LÀM BÀI BỘ ĐỀ 10
ĐỀ A:
Câu 1:Trình bày những nét chính về sự nghiệp văn học của Hemingway
	Sự nghiệp văn chương của ông khá đồ sộ , trong đó có những tác phẩm tiêu biểu : Giã từ vũ khí , Ông già và biển cả , Chuông nguyện hồn ai , ...
Hêminguê có một cuộc đời đầy sóng gió , một cây bút xông xáo không mệt mỏi .Ông là ngưòi đề xướng ra nguyên lí “ Tảng băng trôi” (Đại thể là nhà văn không trực tiếp phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc có thể rút ra phần ẩn ý ).
Đoạt giải Nobel về văn học năm 1954.
Câu 2:) Phân tích hình tượng ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân
 Nhân vật người lái đò được Nguyễn Tuân nhìn như là đối tượng của cái Đẹp. Theo Nguyễn Tuân, không cứ gì cứ là người hoạt động ở các ngành nghệ thuật họ mới là kẻ tài hoa nghệ sĩ. Mà những con người xung quanh chúng ta biết tôn trọng cái Đẹp đều có thể ứng xử Đẹp và tự giác sáng tạo ra cái Đẹp. 
Nghệ thuật ở đây chính là nó đã nhập thân vào người lái đò cả phương diện hình thức lẫn tính cách. “Trên thác hiên ngang một người lái đò sông Đà có tự do, vì người lái đò ấy nắm được quy luật tất yếu của dòng sông Đà. 
Hình ảnh người lái đò sông Đà được Nguyễn Tuân dựng tượng khiến cho ta như sờ mó được. Bức tượng ấy không phải là con người chung chung mà nó tạo dáng hết sức riêng biệt không thể đặt tên gì khác hơn là “người lái đò sông Đà”. Bức tượng hắt chiếu ra tính cách bên trong của con người này.
“Tay ông dài lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào nhỡn giới ông vời vợi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù”. 
- Để làm nổi bật tài nghệ của ông lái đò, Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một cuộc vượt thác của ông như là một viên tướng ngày xưa lao vào một trận đồ bát quái của Khổng Minh với biết bao nhiêu cạm bẫy, hết vòng này đến vòng khác, và mỗi vòng, đá trên thác sông Đà đều có những viên tướng ti ba chỉ huy.
Để áp đảo ông lái đi, đám “quân thác đá” còn nổi trống chiêng la hò dữ dội “Rống lên như ngàn con trâu mộng đang lồng lộn rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu cháy bùng bùng”.
Thật là một liên tưởng hết sức bất ngờ. Câu chuyện nói về “đá thác” ở đây là liên tưởng tới “đàn trâu” và “rừng bị cháy”. Nếu không có phong cách tài hoa táo bạo của Nguyễn Tuân khi xử lý những hiện tượng trên sẽ gây ra khập khiễng, phi lôgich. Đoạn văn dựng cảnh đầy giá trị tạo hình, nó như một cuốn phim quay cận cảnh và dựng lại đặc tả các chi tiết. Chính Nguyễn Tuân đã có ý định sử dụng vốn văn hóa về môn nghệ thuật thứ bảy này để dựng cảnh thạch trận thật ấn tượng. 
Ta cũng lưu ý thuật kể đầy hồi hộp, đầy kịch tính căng thẳng, vốn tri thức về quân sự và võ thuật được đưa ra ứng dụng. Quả là “ông lái đã nắm chắc được binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc qui luật phục kích của lũ đá, Ông đã “cưỡi” lên thác sông Đà: “Nắm chặt lấy cái bờm sóng”, “bám chắc lấy luồng nước” lúc “phóng nhanh” lúc “lái miết”, nhớ mặt bọn đá “đứa thì ông tránh” “đứa thì ông đè xấn lên”
Ông lái đò quả là vị tướng đầy thao lược tài ba.
Ông đang trình diễn nghệ thuật của mình với qui luật thiên nhiên khắc nghiệt. Nếu thiếu một chút bình tĩnh, thiếu một chút chính xác, ông phải trả giá bằng mạng sống của mình.
Nguyễn Tuân quả là ưa khai thác những cảm giác mạnh để tác động những ấn tượng không phai mờ trong tâm não của độc giả về vẻ đẹp của ông lái đị, Không những là vẻ đẹp của bản lĩnh vượt thác phi thường mà cịn l vẻ đẹp của sự bình dị của con người sông nước bình thường. 
Qua nhân vật người lái đò, Nguyễn Tuân cho rằng chủ nghĩa anh hùng đâu phải tìm kiếm đâu xa. Nó có trong cuộc sống tìm miếng cơm manh áo của nhân dân lao động. Những người bình dị có trí dũng tài ba họ có thể tạo hình tạc mẫu cho nghệ thuật. Họ là đối tượng của cái đẹp, của ánh sáng thẩm mĩ hiện đại. 
ĐỀ B:
Câu 1:Những đề tài chính trong sáng tác của Nguyễn Tuân.
1. Trước cách mạng tháng 8:
Chủ nghĩa xê dịch : Một chuyến đi, Thiếu quê hương,.
Vẻ đẹp của vang bóng một thời : Vang bóng một thời, Tóc chị Hoài, 
Đời sống trụy lạc :Chiếc lư đồng mắt cua, đem đến cho ông những cảm giác mới lạ, mãnh liệt “ tôi muốn mỗi ngày trong cuộc sống của tôi, phải cho tôi cái say của rượu tối tân hôn”– Một lá thư không gởi .
2. Sau cách mạng tháng 8 :
Cái đẹp của non sông gấm vóc, những phẩm chất tinh thần cao quí của nhân dân ta trong chiến đấu , lao động và xây dựng đất nước .Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950) Tùy bút kháng chiến (1955), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972).
Câu 2:Trình bày ngắn gọn tình huống độc đáo, lãng mạn trong truyện “Mảnh trăng cuối rừng”
	- Tình huống độc đáo: Đó là cuộc gặp mặt bất ngờ thú vị của hai người yêu nhau ( Nguyệt- mottj nữ thanh niên xung phong và Lãm - một chiến sĩ lái xe) nhưng chưa hề biết mặt và đến khi chia tay, họ vẫn không nhận ra nhau.
	- Đánh giá tình huống: Đó là một tình huống bất ngờ, hiếm có gợi nên tính hấp dẫn và lãng mạn cho thiên truyện. Thông qua tình huống này, Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện quan niệm, trong chiến tranh điều gì cũng có thể xảy ra kể cả những điều kì diệu nhất, đẹp đẽ và lãng mạn nhất. Từ đó nhà văn đi đến khẳng định và đề cao cái đẹp trong hiện thực tàn khốc của chiến tranh
Câu 3:
 Mở bài : 
 Bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” được Huy Cận viết vào năm 1960, được in trong tập “Bài thơ cuộc đời” (1963). Chùa Tây Phương là một chùa cổ đẹp nổi tiếng ở huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Tây. Có thuyết cho rằng chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 18. (Sách Văn 12). Lại có thuyết khẳng định: Chùa Tây Phương được xây dựng khá lâu đời. Năm 1554, chùa được trùng tu. Năm 1660, chúa Trịnh Tạc đến thăm và cho sửa sang lại, chùa càng đẹp hơn, quy mô hơn. Đến đời Tây Sơn, chùa lại được trùng tu một lần nữa và đúc chuông “Tây Phương cổ tự” (theo Nguyễn Phi Hoành).
 Thân bài :
 Ngắm nhìn các pho tượng La Hán chùa Tây Phương – công trình mĩ thuật tuyệt diệu Huy Cận lòng vấn vương về nỗi đau đời khát vọng cứu đời của người xưa. Trong niềm vui đổi đời, nhà thơ vô cùng cảm thông với ông cha những thế kỷ trước, càng tin tưởng tự hào về chế độ mới sẽ mang lại hạnh phúc cho toàn dân. Sau khổ thơ đầu nhập đề bằng những vấn vương, ám ảnh của nhân vật trữ tình về các pho tượng chùa tây Phương ,đến đoạn thơ này gồm 4 khổ thơ. Trong đó ba khổ đầu, mỗi khổ là một pho tượng hiện lên với những dáng vẻ, tư thế khác nhau tiêu biểu cho cả quần thể tượng.
 - Pho tượng La Hán thứ nhất là hiện thân của sự tích diệt đến khô gầy. Chân với tay chỉ còn lại “xương trần”. Tấm thân gầy như đã bị “thiêu đốt”. Mắt sâu thành “vòm” với cái nhìn “trầm ngêm đau khổ?”. Dáng ngồi tĩnh tọa bất động qua mấy ngàn năm:
 “Đây vị xương trần chân với tay
 Có chí thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
 Tự bấy ngồi y cho đến nay”.
 - Pho tượng La Hán thứ hai như chứa đựng biết bao vật vã, dằn vặt, đau khổ. Mắt thì “giương”, mày thì “nhíu xệch”. Trán như đang “nổi sóng biển luân hồi” vô cùng vô tận. Môi cong lên “chua chát”. Tâm hồn khô héo. Bàn tay “gân vặn”, mạch máu thì “sôi” lên. Các chi tiết nghệ thuật, những nét khắc, nét chạm bằng ngôn ngữ đã gợi tả vẻ dữ dội đầy ấn tượng: về một chân tu khổ hạnh:
“Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi”
 - Pho tượng La Hán thứ ba rất dị hình. Ngồi trong tư thế “chân tay co xếp lại” chẳng khác nào chiếc thai non “tròn xoe”. Đôi tai rất kì dị “rộng dài ngang gối”. Vị tu hành này như suốt đời “nghe đủ chuyện buồn” của chúng sinh:
 “Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn”
 Tóm lại, phần đầu bài thơ rất đặc sắc. Nghệ thuật tả các pho tượng rất biến hoá, nét vẽ, nét tạc nào cũng sống động và có hồn. Tượng La Hán là những tĩnh vật, nhưng tượng nào cũng được tả trong những tư thế và cử chỉ khác nhau, với một cõi tâm linh sâu thẳm. Các vị La Hán như đi tìm phép nhiệm màu cứu nhân độ thế, đang vật vã trong bế tắc. Nhà thơ không chỉ phản ánh một xã hội quằn quại đau khổ trong những biến động và bế tắc không tìm được lối ra mà còn thể hiện một tinh thần nhân đạo đáng quý, trân trọng và cảm thông.
 Kết bài : 
 Từ việc quan sát và miêu tả sắc sảo các pho tượng, đoạn thơ gợi lên những cảm nhận và suy tưởng sâu sắc về những khổ đau , bế tắc của cha ông trong quá khứ. Đoạn thơ bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những cuộc đời cũ khi chưa tìm được lối ra.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuyen tap bo de thi TN mon Van 2011.doc