Bộ đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ văn

Bộ đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ văn

Đề 1:

Câu 3a : chương trình chuẩn (5 điểm)

Một nét độc đáo của truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” là dựng lên một tình huống có nhiều yếu tố bất ngờ,

mang ý nghĩa khám phá về cuộc sống với những triết lí sâu sắc.

Gîi ý lµm bµi.

pdf 44 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 1 
Môn ngữ văn 
Thời gian làm bài:150 phút, không kể thòi gian giao đề. 
Đề 1: 
Câu 3a : chương trình chuẩn (5 điểm) 
 Một nét độc đáo của truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” là dựng lên một tình huống có nhiều yếu tố bất ngờ, 
mang ý nghĩa khám phá về cuộc sống với những triết lí sâu sắc. 
Gîi ý lµm bµi. 
II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5 điểm) 
 Câu 3a : chương trình chuẩn (5 điểm) 
YÊU CẦU 
 1/- Về kiến thức: thể hiện được những kiến thức chính xác, cụ thể về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. 
 2/- Về kĩ năng: vận dụng thích hợp kiến thức đọc – hiểu về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và các thao tác lập 
luận cần thiết để xây dựng một bài nghị luận có kết cấu chặt chẽ về luận điểm, luận cứ, có tính minh xác về hành 
văn. 
 3/- Về nội dung:Bài làm cần trình bày một số y cơ bản sau 
 a)- Một nghệ sĩ nhiếp ảnh đi săn tìm cái đẹp lại phát hiện ra cái không đẹp đằng sau cái vẻ bề ngoài tưởng 
là đẹp. 
 ý nghĩa: 
 - Cái đẹp có sẵn trong cuộc sống. Nhưng phải biết kiên trì tìm kiếm mới có được. 
 - Có những cái chỉ đẹp khi được chiêm ngưỡng từ xa. 
 - Giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong không phải bao giờ cũng thống nhất. Đừng nhầm lẫn 
hiện tượng cới bản chất. 
 - Cái đẹp có thể đem dến cho người nghệ sĩ nhiều xúc cảm tích cực, nhưng không thể vì nó mà làm ngơ 
trước những sự thật tàn nhẫn của cưộc đời. 
 b)-Những người đàn ông tốt bụng nhiệt tình giúp đỡ người đàn bà giải thoát nỗi bất hạnh nhưng lại bị từ 
chối. 
 Ý nghĩa: 
 - Phải biết đặt đối tượng vào hoàn cảnh cụ thể mới hiểu đúng được nó. 
 - Không nên nhìn cuộc sống hời hợt, một chiều. 
 - Giải quyết những đau khổ và bất công đâu thể chỉ dựa trên lòng tốt và luật pháp. 
Đề 2: 
 Câu 3a: Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm) 
 Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. 
 Câu 3b: Theo chương trình nâng cao (5.0 điểm) 
 Qua đoạn trích trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài ở sách giáo khoa Ngữ văn 12 nâng 
cao, tập 2; anh (chị) hãy phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài. 
Gîi ý lµm bµi. 
Câu 3a: Theo chưong trình chuẩn (5.0 điểm) 
a. Yêu cầu về kĩ năng 
Thí sinh biết vận dụng khả năng đọc - hiểu để làm bài văn nghị luận văn học phân tích nhân vật trong tác 
phẩm văn xuôi; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức 
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, nghệ thuật xây dựng nhân vật, thí sinh có thể 
triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được các nội dung cơ bản sau: 
- Sự kiện bất ngờ “nhặt” được vợ đã làm thay đổi cuộc đời, số phận của Tràng. Có được vợ, Tràng như 
đã thành một con người khác với những biểu hiện tâm trạng như: Lo lắng, vui mừng, hạnh phúc và ý thức về bổn 
phận trách nhiệm đối với gia đình trong Tràng trỗi dậy. 
- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật chân thực, sinh đọng, tinh tế. 
- Qua sự biến đổi tâm trạng của nhân vật Tràng, thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tính cách nhân vật (tình 
thương, niềm khao khát hạnh phúc, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai), tình cảm nhân đạo của nhà văn dành 
cho người lao động nghèo khổ. 
Đề 3: 
 2
Câu 3a: ( 5 điểm ) 
( Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn ) 
Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau đây trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu: 
Ta về, mình có nhớ ta 
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. 
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi 
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. 
Ngày xuân mơ nở trắng rừng 
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. 
Ve kêu rừng phách đổ vàng 
Nhớ cô em gái hái măng một mình. 
Rừng thu trăng rọi hòa bình 
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. 
Câu 3a: (Dành cho thí sinh học theo chương trình chuẩn) 
* Yêu cầu về kĩ năng: 
Biết cách làm bài văn nghị luận và vận dụng khả năng đọc hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình. Kết 
cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 
* Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, thí sinh trình bày những cảm nhận của mình 
về đoạn thơ mà đề ra 
- Về nội dung: 
+ Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc với vẻ đẹp đa dạng trong thời gian, không gian khác nhau. 
+ Con người Việt Bắc gắn bó hài hòa với thiên nhiên thơ mộng. 
- Về nghệ thuật: 
+ Hình ảnh đối xứng, đan cài, hòa hợp. 
+ Giọng điệu ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha, 
Đề 4: 
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) 
Nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. 
Gîi ý lµm bµi. 
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) 
a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận, kiểu bài phân tích nhân vật văn học. Kết cấu bài viết 
chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt 
b) Yêu cầu về kiến thức: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài, thí sinh cần làm rõ những ý cơ bản 
sau: 
- Sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bà hàng chài lại có ngoại hình xấu. Cuộc sống lam 
lũ, vất vả, lo toan khiến những nét thô kệch càng trở nên đậm nét. 
- Tâm hồn cao đẹp của người đàn bà hàng chài: có sức chịu đựng, nhân hậu, bao dung, giàu đức hy sinh và 
lòng vị tha. 
+ Khi bị chồng đánh, chị nhẫn nhục chịu đựng, không kêu rên, không chống trả, nhưng cũng không chạy 
trốn. Chị coi đó là lẽ đương nhiên vì trong cuộc mưu sinh ở biển cần có người đàn ông biết nghề, khoẻ mạnh. 
+ Chị là người rất tự trọng, không muốn bất cứ ai chứng kiến, thương xót cho mình. 
+ Khi ở toà án huyện, người đàn bà đã đem đến cho Đẩu và Phùng những xúc cảm mới: 
* Chị chấp nhận đau khổ, sống cho các con chứ không phải cho mình. 
* Cách ứng xử nhân bản: bị chồng đánh, chỉ xin chồng đánh ở trên bờ, đừng để các con nhìn thấy. Chị đã 
cảm nhận và san sẻ nỗi đau với chồng, cảm thông và tha thứ cho chồng. Trong khổ đau, người đàn bà vẫn chắc 
lọc được niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. 
- Câu chuyện của người đàn bà giúp ta thấu hiểu: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận sự việc, 
hiện tượng của cuộc sống. 
Đề 5: 
Câu 3a (Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn) : (5 điểm) 
 Phân tích giá trị nhân đạo của truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. 
Gîi ý lµm bµi. 
Câu 3a : (Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn) 
a). Yêu cầu kĩ năng 
- Viết đúng thao tác phân tích và đúng kiểu bài văn nghị luận văn học. 
 3
- Chỉ ra và phân tích được những đặc điểm thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô 
Hoài. 
b). Yêu cầu về nội dung 
 Thí sinh cần phải phân tích làm rõ các nội dung thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm như sau : 
- Trước hết, Vợ chồng A Phủ tập trung tố cáo tội ác bọn thống trị chúa đất phong kiến và thực dân pháp 
vùng Tây Bắc đang chà đạp lên quyền sống của con người. 
- Thông qua Vợ Chồng A Phủ, Tô Hoài thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức 
và khốn khổ. 
- Một phương diện khác, Vợ Chồng A Phủ là bản ca ca ngợi, đề cao khát vọng sống của con người ( Mị và 
A Phủ ). 
- Con đường giải phóng con người ra khỏi gông cùm nô lệ - làm cách mạng - được tìm thấy trong Vợ 
Chồng A Phủ. 
Đề 6: 
Câu IIIa.Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm) 
 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: 
 Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc 
 Quân xanh màu lá dữ oai hùm 
 Mặt trừng gửi mộng qua biên giới 
 Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm 
 Rải rác biên cương mồ viễn xứ 
 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh 
 Áo bào thay chiếu anh về đất 
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành 
 (Ngữ văn 12,tập một,NXB Giáo dục,2008,tr.89) 
Gîi ý lµm bµi. 
A.Yêu cầu về kĩ năng 
 Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích tác phẩm trữ tình;bài làm có kết cấu chặt 
chẽ,diễn đạt lưu loát,không mắc lỗi về chính tả,dùng từ và ngữ pháp. 
 B.Yêu cầu về kiến thức: 
 Thí sinh dựa trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng,phát hiện và phân tích 
những đặc sắc về nghệ thuật (cách dùng từ Hán Việt,xây dựng hình ảnh,)để làm nổi bật giá trị của đoạn thơ.Thí 
sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau: 
 -Hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến:là những anh hùng trận mạc nhưng cũng là 
những tâm hồn lãng mạn,những trái tim khao khát,rạo rực yêu thương,đầy mơ mộng. 
 -Hình ảnh người lính Tây Tiến chói ngời vẻ đẹp lí tưởng,coi cái chết nhẹ tựa long hồng.Lời thơ 
nói về hi sinh,mất mát nhưng không bi lụy mà mang đậm chất bi tráng. 
 -Nghệ thuật dùng từ Hán Việt,bút pháp lãng mạn. 
 Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn ( 5,0 điểm) 
 Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau đây sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: 
 Ta về mình có nhớ ta 
 Ta về , ta nhớ những hoa cùng người. 
 Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi 
 Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. 
 Ngày xuân mơ nở trắng rừng 
 Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. 
 Ve kêu rừng phách đổ vàng 
 Nhớ cô em gái hái măng một mình 
 Rừng thu trăng rọi hoà bình 
 Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung  
 (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, trang109) 
Đề 7: 
 Câu 3a: Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm) 
 a.Yêu cầu về kĩ năng: 
 Biết cách làm bài văn nghị luận và vận dụng khả năng đọc-hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ 
tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. 
 b.Yêu cầu về kiến thức: 
 4
 Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, thí sinh cần trình bày được những 
cảm xúc, ấn tượng về cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ. 
 - Về nội dung: 
 + Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc với vẻ đẹp đa dạng trong thời gian, không gian khác nhau. 
 + Con người Việt Bắc luôn gắn bó hài hòa với thiên nhiên thơ mộng. 
 - Về nghệ thuật: 
 + Hình ảnh đối xứng, đan cài, hòa hợp. 
 + Thể thơ lục bát đậm đà màu sắc dân tộc. 
 + Giọng điệu ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha  
Câu 3a (dành cho thí sinh theo học chương trình chuẩn) : (5 điểm) 
 Phân tích câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện trong tác phẩm “chiếc thuyền ngoài xa” của 
Nguyễn Minh Châu. 
Gîi ý lµm bµi. 
Câu 3a (dành cho thí sinh theo chương trình chuẩn) 
1. Yêu cầu chung : 
 - Viết đúng thao tác phân tích thuộc kiểu văn bản nghị luận. 
 - Chỉ ra và phân tích được những đặc điểm tính cách của người đàn bà, chánh án Đẩu và nhiếp ảnh 
Phùng 
2. Yêu cầu cụ thể : 
 - Biết được việc làm và tâm trạng của người đàn bà (cam chịu, hy sinh vì con, sợ sệt vì phải bỏ chồng 
 Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam). 
 - Chánh án Đẩu đã nhận ra không thể nhìn nhận sự việc hiện tượng của đời sống một cách dễ dãi, đơn 
giản. 
 - Nhiếp ảnh Phùng đã khám phá hiện thực ở phương diện đa chiều. 
 (Khi phân tích phối hợp với thao tác chứng minh, phải trích dẫn nguyên văn hoặc bình luận phải chuẩn 
xác) 
Đề 8: 
Câu 3a: (5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn 
 Phân tích nhân vật Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi. 
Gîi ý lµm bµi. 
Câu 3a: (5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn 
 - Yêu cầu về hình thức: Viết được một bài văn nghị luận về phân tích nhân vật, linh hoạt t ...  sống và tình 
yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa những người lao động nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết 
***************************************************************** 
Toå Ngöõ vaên-Gv Trần Công Hân THPT Yersin Đà Lạt 
PHAÀN II 
KIẾN THỨC CÂU HỎI 2 TRONG ĐỀ THI TỐT NGHIỆP 
Caâu 37:Neâu coát truyeän vaø noäi dung taùc phaåm ‘’Vợ chồng A Phủ”cuûa Tô Hoài 
 42
(Gồm: Viết bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí –HOẶC- Viết bài 
văn nghị luận về một hiện tượng đời sống) 
A.BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ 
Để viết bài văn Nghị luận về một tư tưởng đạo lí cần có 2 yêu cầu: 
-Kiến thức để viết: Thu thập và hệ thống Luận cứ từ đời sống bằng cách:Quan sát trực tiếp,nghe 
đài,xem ti vi,đọc sách báo và Internet 
-Kĩ năng để viết: 
Kĩ năng viết bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí 
I.Dàn ý bài văn Nghị luận về một tư tưởng đạo lí 
1.Mở bài: -Giới thiệu chung 
 - Nêu tư tưởng,đạo lí cần nghị luận 
Ví dụ: Đạo lí và tư tưởng là cái gốc của con người và xã hội.Chính đạo lí đã làm nẩy nở những mối 
quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.Chính tư tưởng đã chắp cánh cho con người vươn đến 
một cuộc sống công bằng,dân chủ và văn minh.Trong kho tàng tri thức của nhân loại có những tư tưởng 
đạo lí ra đời cách đây hàng trăm năm nhưng vẫn còn nhiều ý nghĩa ở xã hội hôm nay.Đặc biệt là câu 
nói: “Tiên học lễ,hậu học văn”. 
2.Thân bài 
-Luận điểm 1:Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí(Bằng cách giải thích các từ ngữ,các khái 
niệm..trong câu nói chứa đựng đạo lí tư tưởng)(Dùng thao tác lập luận:nêu câu hỏi –sau đó trả 
lời) 
Ví dụ: Câu nói“Tiên học lễ,hậu học văn” có nghĩa là gì?“Tiên” là trước tiên,đầu tiên; “hậu” là sau đó; 
“lễ” là lễ nghĩa,đạo đức,nhân cách,cái tâm của con người; “văn” là văn hóa,kiến thức,kĩ năng .Vì vậy 
câu nói “Tiên học lễ,hậu học văn” có nghĩa là nhấn mạnh việc trước tiên là học đạo đức lễ nghĩa làm 
người sau đó mới học kiến thức,kĩ năng làm việc và lao động trong cuộc sống. 
-Luận điểm 2:Phân tích các mặt đúng của nội dung tư tưởng đạo lí(Dùng luận cứ từ cuộc sống và 
xã hội để chứng minh) Câu nói trên rất đúng,nếu con người có đạo đức,biết sống có lễ nghĩa thì xã hội 
sẽ ngày tốt đẹp.Những tấm lòng từ thiện từ chương trình “Trái tim cho em” trên truyền hình đã đem lại 
cuộc sống cho các em nhỏ,lòng hiếu thảo của người thanh niên nghèo Nguyễn Hữu Ân ở Đông Hà 
Quảng Trị vừa học vừa nuôi hai người mẹ nơi bệnh viện tại Sài Gòn.Trong cuộc sống có rất nhiều bạn 
trẻ biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân bằng những hành động dũng cảm và hào hiệp;lúc chiến 
tranh xông pha lửa đạn để bảo vệ tính mạng tài sản của đồng bào,lúc bình thường cứu giúp trẻ em,người 
già bị tai nạn-như vụ đắm đò ngày 30 tết Kỉ Sửu tại tỉnh Quảng Bình.Tất cả đã làm cho mọi người cảm 
động 
Ví dụ: 
-Luận điểm 3:Bác bỏ những biểu hiện chưa đúng,hoặc cách hiểu sai lệch có liên quan đến nội dung tư 
tưởng đạo lí(Dùng luận cứ từ cuộc sống và xã hội để bác bỏ) 
Ví dụ: Có phải câu nói “Tiên học lễ,hậu học văn” đã xem nhẹ vấn đề học kiến thức,học kĩ năng làm 
việc hay không?Không phải vậy,học chữ “lễ” là đâu phải không coi trọng chữ “văn”,có được nhân cách 
thì con người thì người học sẽ chiếm lĩnh được vốn tri thức sâu sắc nhất.Đúng như lời nhà văn Nga đã 
nói: “Cái tài nhờ cái tâm mà cháy lên,cái tâm nhờ cái tài mà tỏa sáng.Cháy lên mà tỏa sáng”. Bác Hồ 
của chúng ta cũng đã nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó,có tài mà không có đức là 
người vô dụng”. 
-Luận điểm 4:Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí đã nghị luận đối với đời sống và con người(Đặt 
biệt trong xã hội hiện nay) 
Ví dụ: Những ý kiến cho rằng:tư tưởng “Tiên học lễ,hậu học văn” là của ông Khổng Tử bên nước Tàu-
cách đây hàng ngàn năm là không còn có giá trị đối với xã hội hôm nay là không đúng.Thời đại nào 
cũng luôn coi trọng nhân cách,coi trọng cái tâm.Đặt biệt,thời kinh tế thị trường hôm nay,đạo đức của 
con người đang bị thử thách bỡi những cám dỗ của đồng tiền,của quyền lực không chân chính.Nếu 
chúng ta không chú trọng học chữ “lễ” thì chúng ta dễ rơi vào lối sống như “Hồn Trương Ba,da hàng 
 43
thịt”.Cái tâm hồn cao quý,trong sạch của con gười sẽ bị cái ác,cái thấp hèn lấn át và tàn phá,hủy hoại 
con người(như vị giám đốc PMU18 mà báo chí đã nêu) 
3.Kết bài:-Tóm lại tư tưởng đạo lí -Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức và hành động của bản 
thân từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận 
Ví dụ: Tóm lại, “Tiên học lễ,hậu học văn” là một tư tưởng đạo lí rất sâu sắc.Hãy biết học cái lễ,rèn 
luyện cái tâm,bên cạnh học để lĩnh hội tri thức.Có như vậy,mỗi chúng ta sẽ ngày càng trưởng thành và 
hoàn thiện về nhân cách.Một xã hội thật sự tốt đẹp đang chờ đón chúng ta ở phía trước. 
II.Đề bài tham khảo 
Đề 1: 
Ý kiến của anh chị về câu:Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?(Tố Hữu) 
Đề 2: 
 “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được:,thời gian,lời nói và cơ 
hội”.Nêu suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên. 
Đề 3: 
Cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 
Đề 4: 
Để định hướng và thúc đẩy việc học tập nhằm đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện đại,UNESCO đã 
nêu lên khẩu hiệu: “Học để biết,học để làm,học để chung sống,học để tự khẳng định mình”. 
Anh,chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về nội dung khẩu hiệu đó. 
Đề 5: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở hành động”. Anh,chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về 
câu nói đó. 
~~~~~~~~~~~~~~ 
B.BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG 
Để viết bài văn Nghị luận về một hiện tượng đời sống cần có 2 yêu cầu: 
-Kiến thức để viết: Thu thập và hệ thống Luận cứ từ đời sống bằng cách:Quan sát trực tiếp,nghe 
đài,xem ti vi,đọc sách báo và Internet 
-Kĩ năng để viết: Kiểu bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống 
I.Dàn ý bài nghị luận về một hiện tượng đời sống 
1.Mở bài: -Giới thiệu 
 - Nêu hiện tượng đời sống cần nghị luận 
Ví dụ: Ngày nay,cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật,đời sống kinh tế của con người ngày đi 
lên,chất lượng cuộc sống nâng lên rõ rệt.Bên cạnh những thành tựu to lớn đó,nhân loại chúng ta đang 
phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn.Chiến tranh vẫn diễn ra khốc liệt trên những vùng đất của địa 
cầu,ô nhiễm môi trường đang báo động đỏ.Đặc biệt là đại dịch HIV/AIDS. 
2.Thân bài 
-Luận điểm 1:Nêu rõ hiện tượng đời sống sẽ nghị luận(Những hiểu biết của bản thân về hiện 
tượng đời sống) 
Ví dụ:HIV-AIDS là một loại vi rút làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể con người.Khi vi rút HIV 
xâm nhập vào cơ thể con người ,nó sẽ tấn công phá vỡ sức đề kháng,làm cho con người dễ mắc phải các 
loại bệnh:lao,tiêu chảycơ thể con người ngày càng suy kiệt và dẫn đến tử vong.Đại dịch AIDS lây 
nhiễm qua ba con đường:Đường máu,đường tình dục và từ mẹ sang con.Đại dịch đang lan rộng đang 
lan rộng trên toàn cầu.Ở Việt Nam chúng ta,hầu như tất cả các tỉnh thành đều có người nhiễm 
HIV/AIDS. 
-Luận điểm 2: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống trên(Nguyên nhân từ cá nhân,gia 
đình,xã hội-Dùng luận cứ từ cuộc sống để chứng minh,hoăc bác bỏ) 
Ví dụ:Trong thời buổi toàn cầu hóa,đặc biệt là nền kinh tế thị trường đã làm cho xã hội có những thay 
đổi lớn về lối sống.Thế hệ trẻ ngày nay vừa có nhiều cơ hội vừa có nhiều cám dỗ vật chất dễ sa ngã.Chỉ 
một phút nông nổi,bản thân ta bị lôi kéo vào nghiện hút,tiêm chích,mại dâm và rồi mắc phải HIV-
AIDS.Nguyên nhân thứ hai là từ phía gia đình: cha mẹ li dị hoặc chỉ lo kinh doanh kiếm tiền bỏ bê con 
cái.Xã hội không tuyên truyền giáo dục về phòng chống AIDS.Có lẽ chúng ta đã xót xa khi xem một 
phóng sự của VTV1 về một gia đình ở Lạng Sơn cả 4 người con trai đều mắc phải AIDS 
 44
-Luận điểm 3: Phân tích các tác hại(lợi ích) của hiện tượng đời sống đang nghị luận (tác hại của 
kiện tượng tiêu cực-lợi ích của hiện tượng tích cực đối với cá nhân,gia đình,xã hội về kinh tế-về 
tinh thần(Dùng luận cứ từ cuộc sống để viết) 
Ví dụ:Theo bài viết của Tổng thư kí Liên Hợp Quốc-Cô phi An nan: “đại dịch HIV-AIDS vẫn hoành 
hành,gây tỉ lệ tử vong cao trên tòan thế giới và ít có dấu hiệu suy giảm.Mỗi phút đồng hồ của một ngày 
trôi đi có khoảng 10 người bị nhiễm HIV,tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng”.Tương lai 
của người bị AIDS có thể như đã chấm hết.Nỗi đau tinh thần và sự kiệt quệ về kinh tế của những gia 
đình có người nhiễm AIDS vô cùng to lớn.Nhân loại đứng trước một thảm họa khôn lường nếu tốc độ 
lây nhiễm HIV không được chặn đứng 
-Luận điểm 4:Nêu những biện pháp(của cá nhân,gia đình,xã hội) hạn chế hiện tượng đời sống tiêu 
cực- nêu những biện pháp để phát huy hơn hiện tượng đời sống tích cực 
Ví dụ: Mỗi chúng ta,trước hết hãy tự bảo vệ mình.Hãy sống một cách lành mạnh “đừng thử ma túy,dù 
chỉ một lần”.Đồng thời mọi người,mọi gia đình,mọi quốc gia hãy chung tay vì cộng đồng.Chính phủ các 
nước cần manh tay trong việc triệt phá các tụ điểm mại dâm,các tổ chức buôn bán ma túy.Đẩy mạnh 
tuyên truyền,giáo dục phòng chống AIDS.Nói như vậy không phải chúng ta xa lánh những người nhiễm 
HIV AIDS, “Hãy đừng để một ai đó ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách 
dựng lên những bức rào ngăn cách giữa chúng ta và họ.Trong thế giới khôc liệt của AIDS,không có 
khái niệm chúng ta và họ.Trong thế giới đó,im lặng đồng nghĩa với cái chết”( Cô phi An nan) 
3.Kết bài:-Tóm lại hiện tượng đời sống đã nghị luận,ý nghĩa của hiện tượng đối với giới trẻ hiện 
nay -Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận 
Ví dụ:Tóm lại,HIV/AIDS là một hiện tượng đáng báo động của toàn nhân loại,một hiểm họa của toàn 
thế giới.Hãy có hiểu biết và có trách nhiệm phòng chống AIDS.Tất cả chúng ta cùng lên tiếng,chiến đấu 
với đại dịch để xây dựng một thế giới tốt đẹp,hòa bình,thân thiện. 
II.Đề bài tham khảo 
Đề 1: Anh,chị suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” In-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay? 
Đề 2: “Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta”.Từ thông điệp này và thực trạng môi trường hiện 
nay (đặc biệt ở khu vực nơi anh chị đang sống),hãy trình bày những suy nghĩ của mình về vấn đề môi 
trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với vấn đề bảo vệ môi trường. 
Đề 3: “Trong năm qua,mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi,có khoảng 10 người bị nhiễm 
HIV()Hãy đừng để một ai đó có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách 
dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”.Trong thế giới khốc liệt của AIDS,không 
có khái niệm chúng ta và họ.Trong thế giới đó,im lặng đồng nghĩa với cái chết..”(Cô-phi An-nan). Từ 
thông điệp này ,hãy trình bày những suy nghĩ của anh chị về vấn đề HIV-AIDS hiện nay. 
Đề 4: Hãy trình bày quan điểm của mình về cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và 
bệnh thành tích trong giáo dục.Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp” 
Đề 5: Vấn đề tai nạn giao thông Đề 6:Vấn đề “Hiến máu nhân đạo” 
*Lưu ý: 
-Câu hỏi 2 trong đề thi Tốt nghiệp cần viết từ 1,25 đến 1,5 mặt tờ giấy thi và viết trong thời gian 
từ 25 đến 30 phút-Hãy hiểu thứ tự các luận điểm,cách triển khai làm rõ luận điểm và dùng các 
luận cứ trong đời sống thì bài thi sẽ thành công. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfBo de thi van 12.pdf